Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kỹ năng lãnh đạo - Lãnh đạo và quản lý mọi người docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.75 KB, 6 trang )

Kỹ năng lãnh đạo - Lãnh đạo và quản
lý mọi người
Trong một tổ chức, chúng ta phải làm việc cùng mọi người và cho mọi
người. Để mỗi người có thể đạt được mục đích của mình, mỗi cá nhân cần
phải phối hợp với nhau một cách hiệu quả. Sau đây là những ý kiến có thể
giúp bạn làm được điều đó.

• Biết được những người đang làm việc theo đúng cách và cho họ biết là họ
đang làm đúng.

• Hãy nắm được những người trong bộ phận của bạn đang làm việc gì một
cách có trách nhiệm và chắc chắn.

• Hãy tổ chức các cuộc họp một cách thường xuyên và tập trung vào các dự
án hoặc công việc bạn đang phụ trách.

• Hãy cung cấp đầy đủ thông tin và sự hướng dẫn cho công việc. Sẽ rất phí
phạm thời gian nếu công việc bị làm sai.

• Hãy đào tạo những người khác làm việc. Bạn không thể làm tất cả mọi
công việc, và những người khác thì không làm được nếu họ không được đào
tạo.

• Hãy kỳ vọng vào sự thành công của mọi người. Sự thành công đã có một
nửa khi bạn tin tưởng rằng những người khác trung thực, cống hiến và đang
làm tốt công việc.

• Hãy chỉ cho người khác thấy những lợi ích có được khi làm tốt một công
việc. Điều này thực sự sẽ là một động lực rất tốt cho họ.

• Đừng ngại khi phải nói chuyện với những người có lối nói chuyện tẻ nhạt.


Nếu không làm như vậy, bạn sẽ làm hại đến họ, đến tổ chức và cả chính bản
thân bạn khi tình hình bị xấu đi.

• Đừng nên can thiệp sâu và điều khiển công việc của người khác. Điều đó
sẽ làm họ khó chịu và mất thời gian của chính bạn.

• Hãy để ý đến kết quả công việc chứ không phải là từng hành động hay cá
tính của mỗi người.

• Hãy khen thưởng mọi người vì những gì họ làm được.

• Bạn hãy quản lý bằng cách vào những nơi mọi người làm việc, biết họ làm
gì và lắng nghe những gì họ muốn nói.

• Hãy bỏ qua những nỗi ám ảnh, nhất là những việc nhỏ.

• Cám ơn và gửi lời nhắn cám ơn mọi người.

• Sau khi nhân viên hoàn thành các công việc được giao, hãy cởi mở, thẳng
thắn và kịp thời cho họ biết mức độ hoàn thành công việc của họ như thế nào
so với mong đợi của bạn, họ sẽ muốn làm để bù đắp thêm phần việc chưa
được hoàn thành như mong muốn.

• Hãy học cách lắng nghe với vẻ “ngây thơ”. Đừng nói gì cả, chỉ để cho mọi
người nói rằng tại sao họ lại đang làm như họ đang làm, bạn sẽ biết thêm
được nhiều điều.

• Chỉ quản lý khi có những trường hợp ngoại lệ. Khi mọi việc đang trôi
chảy, hãy để nhân viên tự làm việc. Khi có chuyện gì bất thường, can thiệp
và giúp đỡ họ.


• Đừng bao giờ tìm lỗi để phàn nàn. Hãy tập trung vào vấn đề cần giải quyết.

• Đừng bao giờ lờ đi mối quan tâm của người khác. Trong khi đối với bạn đó
là chuyện nhỏ, đó lại là chuyện lớn đối với họ và sẽ gây ảnh hưởng nhiều
đến công việc của họ.

• Hãy tạo ra một nguyên tắc và cũng là một thách thức cho bản thân: trả lời
trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu của mọi người.

• Viết ghi chú lên bảng tin một cách tối thiểu. Mọi người sẽ không dành
nhiều thời gian để đọc ở đó.

• Hãy cho nhân viên những cơ hội để bộc lộ quan điểm và đề xuất của mình
mà không sợ bị chế nhạo hoặc trả đũa.

• Khi bạn sắp sửa thực hiện những thay đổi có ảnh hưởng đến người khác,
hãy để họ cùng tham gia bàn bạc trước khi thay đổi thực sự. Điều đó giúp
đảm bảo rằng mọi thay đổi sẽ tốt sau khi được thực hiện.

• Hãy làm những Poster chứa những ý tưởng quan trọng hoặc phương châm
hoạt động và dán xung quanh văn phòng.

• Khi môi trường phù hợp và bạn cảm thấy đủ độ chân thành, hãy ôm hôn
hoặc bắt tay mọi người.

• Nhân viên là nguồn lực duy nhất trong tổ chức mà có thể tự làm tăng giá trị
của công ty khi họ được đào tạo. Tất cả mọi nguồn lực khác thường giảm giá
trị.


• Mọi người thường muốn được đóng vai trò quan trọng. Hãy giao cho họ
chịu trách nhiệm về toàn bộ một dự án hoặc một phần quan trọng trong đó.

• Hãy trả lương cho nhân viên theo đúng khả năng và mức độ hoàn thành
công việc của họ.

• Bạn có thể chia sẻ những công việc không dễ chịu cùng mọi người để giảm
cảm giác bực bội và khó chịu.

• Hãy nói: “Anh có thể làm giúp tôi việc này không” thay vì chỉ đơn giản sai
họ làm.

• Đừng giữ quá nhiều bí mật về công việc mà hãy chia sẻ khi có thể. Khi đó
bạn sẽ dễ dàng chia sẻ công việc khi công việc quá tải.

• Khi bạn đã đưa ra một chính sách cơ bản cho nhân viên, bạn sẽ không còn
bị làm phiền bởi những câu hỏi của họ.

• Nên để ý đến cả những chi tiết nhỏ, bởi các việc lớn đương nhiên là đã
được chú ý.

• Hãy cởi mở trong suy nghĩ, cởi mở trong những ý tưởng mới. Hãy làm
điều đó và bạn sẽ không còn bị giới hạn bởi các rào cản vô hình.

• Tránh đừng nhờ vả mọi người làm những việc cá nhân lặt vặt cho bạn.

• Hãy nói cám ơn với những người mà bạn hợp tác.

• Một nụ cười thân thiện và một cái bắt tay chặt sẽ xoá bỏ mọi rào cản.


• Cười. Điều đó sẽ giúp bạn thoải mái và hoà đồng hơn. Cả công ty cũng
thường giật mình và khép nép khi sếp tỏ ra cau có. Cũng như vậy, công ty sẽ
vui vẻ hơn khi sếp cười.

• Nên giữ cho mọi vấn đề thật nhẹ nhàng và vui vẻ hơn là làm cho mọi thứ
thật nghiêm trọng. Nghiêm trọng hoá mọi thứ thường làm giảm năng suất
lao động.

• Để có thể bay cùng những cánh đại bàng, bạn nên “suy nghĩ một cách nhẹ
nhàng”.

• Làm việc với từng người và thống nhất kế hoạch làm việc cho từng phần
việc của họ. Điều đó sẽ giúp giảm được các câu hỏi lặp đi lặp lại.

• Hãy để cho mọi người biết tại sao họ lại đang làm công việc đó. Sẽ có ý
nghĩa hơn khi họ biết được vai trò của họ trong một quy mô rộng hơn.

• Trong môi trường làm việc có thể có một chút nhạc nhẹ, nhưng đừng là
nhạc slow hoặc rock.

×