CHUYÊN ĐỀ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC TOÁN
1. Tình hình dạy và học bộ môn:
+Tổng số học sinh: 507, trong đó chia ra:
- Khối 6: 179
- Khối 7: 147
- Khối 8: 96
- Khối 9: 85
+ Số giáo viên tham gia dạy bộ môn toán: 08
+ Kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm học 2008-2009 của bộ môn toán
cụ thể như sau:
Khối
Số
HS
Giỏi Khá TB Yếu Kém
Ghi
chú
SL % SL % SL % SL % SL %
6 173 4 2.3 32 18.5 32 18.5 71 41 34 19.7
7 145 7 4.8 17 11.7 37 25.5 84 57.9
8 88 3 3.4 7 8.0 9 10.2 30 34.1 39 44.3
9 82 2 2.4 2 2.4 22 26.8 34 41.5 22 26.8
TC 448 9 1.8 48 9.8 80 16.4 172 35.2 179 36.7
2. Nguyên nhân và những khó khăn, yếu kém về dạy và học môn toán trong
thời gian qua và hiện nay:
2.1 Nguyên nhân:
-Hổng kiến thức cơ bản: Một bộ phận học sinh bị hổng kiến thức cơ bản
của những lớp dưới bên cạnh đó là số học sinh nghỉ học thường xuyên nhất là
trong học tự chọn và học phụ đạo chính vì lẽ đó chỗ hổng ngày càng lớn hơn và
rất khó khăn trong tiếp thu kiến thức mới.
-Không có động cơ học tập đúng đắn: Do chưa xác định được quyền và
nghĩa vụ học tập của bản thân nên số học sinh này thường đi học với hình thức
đối phó, không chuẩn bị bài ở nhà hoặc nếu có thì qua loa, đại khái cho có để
qau mặt tổ trưởng. Trong giờ học thường gây mất trật tự, làm việc riêng mà
không tập trung vào bài giảng của thầy cô giáo, không tham gia phát biểu ý kiến
xây dựng bài, thậm chí không ghi chép hoặc ghi không đúng nội dung bài học.
-Cha mẹ và người thân không quan tâm, tạo điều kiện: Một số gia đình
không để ý đến việc học hành của con em mình mà khoán trắng cho nhà trường
và thầy cô giáo vì lẽ đó nên họ không thiếu quan tâm, tạo điều kiện về thời gian,
- 1 -
cơ sở vật chất…phục vụ việc học của con cái; thiếu đôn đốc, nhắc nhở hoặc
không kịp thời động viên, khuyến khích sự tiến bộ trong học tập. Cá biệt có một
số em ngoài giờ học ở trường còn phải tham gia lao động kiếm sống nên không
có đủ thời gian và sức khoẻ cho việc học hành.
-Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học chưa thật sự phù hợp với học
sinh yếu kém: Từ năm học 2001- 2002 đến nay toàn ngành giáo dục thực hiện
việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học có rất nhiều ưu điểm như phát
huy tính tích cực, sáng tạo của người học, các em tự tìm tòi, khám phá để lĩnh
hội tri thức thông qua hoạt động nhóm… Tuy nhiên mặt trái của phương pháp
này là vô tình tạo sự ỳ cho đối tượng học sinh yếu kém và đã tạo sự cách biệt
khá rõ về lực học giữa các đối tượng học sinh nghĩa là em giỏi ngày càng
giỏi hơn còn em kém ngày càng kém hơn.
-Giáo viên chưa thật sự nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp: Bên cạnh
rất nhiều thầy cô giáo thể hiện tinh thần trách nhiệm trước công việc , tất cả vì
học sinh thân yêu đó là một vài thầy cô giáo lên lớp với hình thức đối phó,
không quan tâm đến chất lượng giờ dạy, chất lượng bộ môn vì lẽ đó họ thường
không hay để ý đến việc học hành của học sinh nhất là đối tượng học sinh yếu,
học sinh cá biệt.
-Thiếu sự quan tâm, giúp đỡ từ phía thầy: Một số thầy cô giáo thiếu tìm
hiểu, cảm thông, sẻ chia hoặc tìm giải pháp giúp đỡ, tạo điều kiện để các em yếu
kém có cơ hội vươn lên trong học tập ngược lại còn tỏ thái độ bực bội, chê bai,
thậm chí nặng lời, xúc phạm đến các em và vì thế làm cho các em hổ thẹn, tự
ti, bất mãn với thầy cô và chán học bộ môn.
2.2 Những khó khăn, yếu kém của giáo viên trong khi giảng dạy:
2.2.1 Những khó khăn:
-Không có thời gian cho việc giúp đỡ học sinh yếu kém: Trong một tiết
học thường là giáo viên thực hiện đủ các bước lên lớp theo quy định như: Ổn
định lớp, kiểm tra bài cũ, dạy bài mới, củng cố và hướng dẫn. Do bài dài, kiến
thức rộng, tổ chức thảo luận nhóm mất nhiều thời gian nhất là đối với khối 6 do
các em còn quá nhỏ, thao tác thiếu linh hoạt, số học sinh đông…nên không còn
thời gian để phụ đạo học sinh yếu.
2.2.2 Những yếu kém:
-Không kịp thời phát hiện học sinh yếu kém: Trong giảng dạy do không
quan tâm, theo dõi sát mọi đối tượng học sinh trong mỗi lớp học nên không kịp
thời phát hiện được những học sinh tiến bộ hoặc những học sinh có chiều hướng
đi xuống về lực học để kịp thời tạo điều kiện, giúp đỡ các em trong học tập.
2.3 Những khó khăn, yếu kém của học sinh trong khi học tập:
-Thiếu kiến thức, kỹ năng cơ bản để lĩnh hội kiến thức mới: Khó khăn này
thường gặp phải ở đối tượng học sinh trung bình do kiến thức kỹ năng cơ bản
mà các em có được đạt ở mức thấp hoặc nắm theo kiểu máy móc, dập khuôn nên
- 2 -
rất khó khăn trong vận dụng, làm công cụ cho việc giải quyết, tìm tòi lĩnh hội
kiến thức mới.
-Xa trường, xa bạn bè, giao thông kkó khăn: Địa xã quá rộng, dân cư
thưa thớt, đường đi lại khó khăn vì vậy khi gặp vấn đề khó khăn về kiến thức
hoặc sách vở mà bản thân học sinh không tự giải quyết được thì không biết nhờ
ai? cha mẹ, người thân không có trình độ, bạn bè ở xa.
-Một số học người dân tộc khơmer đôi khi không hiểu hết ý nghĩa của
tiếng việt nhất là đối với những từ mới, từ khó, từ toán học…và vì thế thầy cô
nói ý này lại hiểu sang ý khác.
-Thiếu sách giáo khoa, dụng cụ học tập và tài liệu tham khảo: Sách giáo
khoa, sách bài tập dụng cụ học tập như tập nháp, thước viết…là phương tiện
không thể thiếu đối với người học nó giữ vai trò quan trọng, tác động rất lớn đến
kết quả học tập. Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn số ít học sinh (chủ yếu ở khối
6) không có sách giáo khoa và sách bài tập đối với những em này đã gặp không
ít khó khăn trong học tập nhất là trong học bài, chuẩn bị bài ở nhà.
3. Biện pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy môn toán:
-Thường xuyên kiểm tra, đánh giá theo dõi học sinh thông qua đó kịp thời
phát hiện học sinh yếu, điểm yếu của mỗi học sinh. Cập nhật danh sách học sinh
yếu, học sinh thoát yếu một tháng 1 lần. Đối với những học sinh tiến bộ kịp thời
động viên, khuyến khích, đối với học sinh yếu kịp thời phụ đạo nhất là trong gìơ
học giành cho học sinh yếu bộ môn. Để việc bồi dương đạt hiệu quả cao thì bố
trí giáo viên dạy lớp nào bồi dưỡng học sinh yếu kém ở lớp đó
-Trong giờ học chính khoá cần quan tâm, chú ý đến mọi đối tượng học
sinh nhất là những học sinh có lực học yếu, trong bài giảng nên giành thời gian,
cơ hội để cho cácem như chọn những câu hỏi dễ, bài toán đơn giản để các em trả
lời qua đó từng bước bổ sung kiến thức cơ bản cho các em, dần dần xoá bỏ cảm
giác toán là môn học khó không thể học được. Đồng thời kích thích lòng say
mê, ham học toán, tạo hưng phấn trong học sinh.
Thường xuyên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp quản lý chặt sĩ số
học sinh nhất là trong giờ học tự chọn và học phụ đạo yếu kém bộ môn., đồng
thời tổ chúc các phong trào thi đua trong học tập qua đó kịp thời tuyên dương
những em học yéu đã có cố gắng vươn lên trong học tập.
Thường xuyên liên hệ với cha mẹ học sinh để thông báo kết quả , tinh
thần , thái độ, ý thức học tập và thống nhất biện pháp giáo dục tạo sự đồng thuận
trong việc quản lý, chăm lo và tạo điếu kiện về thời gian, cơ sở vật chất cũng
như đôn đốc nhắc nhở và khuyến khích các em trong học tập.
Tham mưu với nhà trường, tổng phụ trách Đội, các tổ chức trong trường
cùng giúp đỡ, tạo điều kiện để học sinh có đầy đủ sách,và dụng cụ phục vụ học
tập với hình thức cho thuê, tặng sách giáo khoa và dụng cụ học tập cho học sinh
nghèo.
- 3 -
Thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khoá, giờ chào cờ…tuyên truyền việc
cần thiết phải học và học có chất lượng nêu gương điển hình và kinh nghiệm về
những cá nhân đã có tiến bộ trong học tập
Xây dựng và thực hiện phong trào học nhóm, đôi bạn cùng tiến… để các
em giúp đỡ lần nhau và cùng vươn lên trong học tập.
Mỗi học sinh phải xây dựng và nghiêm chỉnh thực hiện thời gian biểu,
trong một ngày phải giành ít nhất 4 giờ đồng hồ cho tự học ở nhà đồng thời phải
tự giác học và làm bài tập, giành thời gian để nghiên cứu và soạn bài mới bài
mới. ngoài ra mỗi học sinh phải tự giác ôn tập, hệ thống hoá kiến thức cơ bản
Đi học đầy đủ , đúng thời gian quy định. Trong lớp phải tích cực, hăng hái
phát biểu ý kiến xây dựng bài có như vậy mới nhanh chóng tiếp thu kiến thức
mới, về nhà phải xem lại bài học và làm ngay các bài tạp mà thầy cô giáo đã
hướng dẫn và yêu cầu không được để đến khi có tiết mới chuẩn bị thì sẽ dễ quên
kiến thúc và gặp khó khăn trong giải bài tập.
4.Xây dựng chỉ tiêu chất lượng môn toán trong năm học 2008-2009
Khối
Số
HS
Giỏi Khá TB Yếu Kém
Ghi
chú
SL % SL % SL % SL % SL %
6 179
7 147
8 96
9 85
TC 507
5. Kiến nghị:
-Đối với trường chọn giáo viên có chuyên môn nghiẹp vụ vững vàng, có
tinh thần trách nhiệm dạy lớp có nhiều học sinh yếu, học sinh cá biệt.
-Hàng tháng nhà trường tổ chức phân loại học sinh nhằm kịp thời phát
hiện những học sinh yếu kém đã nỗ lực vươn lên và những học sinh có dấu hiệu
đi xuống trong học tập. Đồng thời thực hiện niêm yết danh sách những học sinh
nói trên để kích thích các em vươn lên đồng thời cảnh báo đối với những em có
biểu hiện sao nhãng trong học tập.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra sách giá khoa, dụng cụ học tập của học
sinh.
* Trên đây là nội dung cơ bản của chuyên đề nâng cao chất lượng giảng dạy
môn toán ở bậc THCS. Rát mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để
- 4 -
chuyên đề được đầy đủ và mang tính khả thi cao, góp phần làm giảm tỷ lệ học
sinh yếu kém môn toán nói riêng và các môn học nói chung.
Xin chân thành cảm ơn.
- 5 -