Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG VẺ VANG CỦA ĐOAN TNCS HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.19 KB, 7 trang )

Những chặng đường vẻ vang của
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Thứ ba, 25 Tháng 12 2007 03:56
Tháng 10 năm 1930, trước yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, Hội nghị Ban
chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất đã ra Nghị quyết quan trọng về công
tác thanh niên trong đó đã xác định: “Đảng Cộng sản phải cần kíp tổ chức ra một
đoàn thể của thanh niên, đó là Đoàn TNCS theo đường lối chính trị của Đảng,
làm lực lượng dự trữ cho Đảng”. Sau đó, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương
Đảng lần thứ hai họp từ ngày 20 đến ngày 26/3/1931 đã dành thời gian cuối của
hội nghị tiếp tục đề ra những nhiệm vụ cụ thể về xây dựng Đoàn và công tác
thanh niên. Xuất phát từ vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của công tác thanh
niên, được sự chỉ đạo của Bác Hồ và Bộ chính trị TW Đảng, Đại hội Đoàn toàn
quốc lần thứ III (3/1961) đã thảo luận và quyết định lấy ngày 26/3 hàng năm là
ngày kỷ niệm thành lập Đoàn.
Kể từ khi thành lập cho đến nay, trải qua 76 năm xây dựng và trưởng thành,
dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng và Bác Hồ vĩ đại, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã
tiến hành 8 kỳ Đại hội. Mỗi đại hội là mốc son đánh dấu những chặng đường vẻ
vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và bước trưởng thành của phong trào thanh
niên, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu; tổ chức phát động các
phong trào thi đua yêu nước, đề ra phương hướng, nhiệm vụ của công tác Đoàn
và phong trào thanh thiếu nhi, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ
cách mạng.
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ nhất diễn ra tại căn cứ địa Việt Bắc (huyện Đại
Từ, tỉnh Thái Nguyên) vào ngày 7/2/1950 với hơn 400 đại biểu từ khắp mọi miền
đất nước. Đại hội tiến hành vào thời điểm quân, dân cả nước ta từ Bắc đến Nam
giành nhiều thắng lợi to lớn, đập tan âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của
thực dân Pháp, đẩy mạnh cuộc kháng chiến trường kỳ, toàn dân, toàn diện. Vì
vậy, Đại hội đã nêu cao quyết tâm “ Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.
Đồng chí Nguyễn Lam, Bí thư BCH Trung ương Đoàn lâm thời trình bày trước
Đại hội bản báo cáo chính trị với tiêu đề “Chiến đấu và xây dựng tương lai”. Đại


hội đã phát động các phong trào:
- Đẩy mạnh chiến tranh du kích, tích cực tòng quân giết giặc lập công.
- Thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.
- Phát triển phong trào đấu tranh chính trị, chống giặc bắt thanh niên đi lính trong
vùng địch tạm chiếm.
- Xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh, mở rộng mặt trận tập hợp, đoàn kết thanh
niên.
Sau 7 ngày làm việc, Đại hội đã bầu BCH, BTV Trung ương Đoàn (khoá I) gồm 5
đồng chí; đồng chí Nguyễn Lam được bầu làm Bí thư.
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II được tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội từ ngày
25/10 đến ngày 4/11/1956 với 479 đại biểu đại diện cho 45 vạn đoàn viên. Đại
hội khẳng định những cống hiến xuất sắc của Đoàn và phong trào thanh niên
trong 9 năm kháng chiến và 3 năm khôi phục kinh tế. Đại hội đã đề ra nhiệm vụ
của Đoàn trong giai đoạn cách mạng mới là: “ Động viên mọi người, mọi tầng lớp
thanh niên đem hết sức lực, trí tuệ của mình vào công cuộc khôi phục kinh tế,
phát triển văn hoá, củng cố quốc phòng, tham gia tích cực vào công cuộc củng
cố quốc phòng, tham gia tích cực vào công cuộc củng cố miền Bắc, tiến dần
từng bước lên chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh
thống nhất nước nhà”. Đại hội được Bác Hồ kính yêu và các đồng chí lãnh đạo
cao nhất của Đảng và Nhà nước đến thăm, Bác đã chỉ thị: “ Muốn Đoàn củng cố
và phát triển thì tất cả đoàn viên phải gương mẫu” . Đại hội đã ra Nghị quyết về
công tác thiếu niên, nhi đồng và quyết định đổi tên Đội thiếu nhi Tháng Tám
thành Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam bao gồm hai lứa tuổi: thiếu niên và
nhi đồng. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đoàn gồm 30 đồng chí.
Đồng chí Nguyễn Lam được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn.
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III tổ chức tại Thủ đô Hà Nội từ 23 đến 25/3/1961
với 677 đại biểu thay mặt cho hơn 78 vạn đoàn viên trong cả nước. Đại hội diễn
ra trong thời điểm cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Miền
Bắc bước vào thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội và
thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất; miền Nam tiến hành cách mạng dân chủ

nhân dân, tiến tới thống nhất nước nhà. Đại hội đã phát động phong trào “Xung
phong tình nguyện vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất”. Đại hội rất vui mừng
được đón Bác Hồ kính yêu, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất BCH Trung ương
Đảng đến dự. Tại Đại hội, Bác Hồ căn dặn: “Đoàn thanh niên cần phải làm đầu
tầu, gương mẫu trong các phong trào thi đua yêu nước, phải thực hiện khẩu hiệu
“Đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm”. Đại hội đã bầu BCH Trung
ương Đoàn gồm 71 đồng chí, trong đó 15 đồng chí tham gia Ban Thường vụ và
5 đồng chí tham gia Ban Bí thư. Đồng chí Nguyễn Lam được bầu lại làm Bí thư
thứ nhất. Năm 1962, đồng chí Vũ Quang được cử làm Bí thư thứ nhất thay đồng
chí Nguyễn Lam nhận nhiệm vụ mới. Thực hiện Nghị quyết Đại hội, Tổng cục
chính trị QĐND Việt Nam phát động trong toàn quân phong trào “Ba nhất”; Trung
ương Đoàn và Bộ Giáo dục phối hợp phát động phong trào thi đua phấn đấu trở
thành “Học sinh, sinh viên tiên tiến, lớp học tiên tiến” trong nhà trường. Đặc biệt
sau sự kiện vịnh Bắc Bộ (5/8/1964), phong trào “Ba sẵn sàng” của tuổi trẻ Thủ
đô đã lan rộng khắp miền Bắc, động viên hơn Ba triệu đoàn viên, thành niên
đăng ký thực hiện: Sẵn sàng chiến đấu; Sẵn sàng nhập ngũ; Sẵn sàng đi bất cứ
nơi nào Tổ quốc cần đến.
Ở miền Nam, sau khi phong trào “Đồng khởi” từ Bến Tre phát triển ra toàn Nam
bộ, Đại hội Đoàn thanh niên nhân dân cách mạng Việt Nam (3/1965) đã phát
động phong trào “Năm xung phong”, động viên hơn Hai triệu đoàn viên, thanh
niên đăng ký tham gia:
- Xung phong tiêu diệt nhiều sinh lực địch;
- Xung phong tòng quân và tham gia du kích chiến tranh;
- Xung phong đi dân công và Thanh niên xung phong;
- Xung phong đấu tranh chính trị và chống bắt lính;
- Xung phong sản xuất nông nghiệp.
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội từ 20 đến
22/11/1980 với 623 đại biểu thay mặt cho 4 triệu 30 vạn đoàn viên trong cả
nước. Đây là đại hội đầu tiên sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất nước
nhà; là thời điểm cả nước cùng dốc sức đồng lòng thực hiện đường lối do Đại

hội lần thứ IV của Đảng đề ra là xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt nam XHCN. Đại hội đã đề ra ba mặt công tác Đoàn và phong
trào thanh niên trong thời kỳ mới là: Nâng cao giác ngộ lý tưởng cộng sản chủ
nghĩa, quyết tâm rèn luyện trở thành lớp người mới phát triển toàn diện; Đẩy
mạnh phong trào “Ba xung kích làm chủ tập thể” thành cao trào thi đua hành
động cách mạng của tuổi trẻ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc; xây dựng Đoàn vững mạnh và nhanh chóng tổ chức, đoàn kết tập hợp
thế hệ trẻ thành lực lượng hùng hậu chung quanh Đảng. Đồng chí Tổng bí thư
Lê Duẩn cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến dự. Đại hội đã
bầu BCH Trung ương Đoàn khoá IV gồm 113 uỷ viên, đồng chí Đặng Quốc Bảo,
Uỷ viên BCH Trung ương Đảng được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung ương
Đoàn. Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 4 (khoá IV), đồng
chí Vũ Mão, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng được bầu làm Bí thư thứ nhất
Trung ương Đoàn thay đồng chí Đặng Quốc Bảo nhận công tác mới.
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 27
đến ngày 30/11/1987 với 750 đại biểu thay mặt cho 17 triệu đoàn viên, thanh
niên trong cả nước. Đại hội được tiến hành trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân
ta nỗ lực phấn đấu thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội Đảng lần thứ VI đề ra
nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội, giải quyết những khó
khăn tồn đọng sau nhiều năm trải qua chiến tranh khốc liệt, với quyết tâm xây
dựng CNXH trên đất nước ta. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh cùng
nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã đến dự và phát biểu ý kiến chỉ
đạo. Đại hội bầu BCH Trung ương Đoàn gồm 150 uỷ viên, BTV Trung ương
Đoàn gồm 17 đồng chí, Ban Bí thư Trung ương Đoàn gồm 9 đồng chí; đồng chí
Hà Quang Dự được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn. Đại hội Đoàn
toàn quốc lần thứ V là Đại hội của thế hệ trẻ Việt Nam biểu thị quyết tâm đi đầu
trong công cuộc đổi mới đất nước. Đại hội đã đề ra 4 chương trình:
- Tuổi trẻ xung kích và sáng tạo trên mặt trận kinh tế, thực hiện thắng lợi 3
chương trình mục tiêu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất
khẩu.

- Tuổi trẻ đi đầu thực hiện chính sách xã hội và đấu tranh cho công bằng xã hội.
- Tuổi trẻ xung kích trên mặt trận quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc.
- Tuổi trẻ học tập tiến quân vào khoa học kỹ thuật.
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI tổ chức tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 15 đến
18/10/1992 với 797 đại biểu thay mặt cho 2,5 triệu đoàn viên. Đại hội tiến hành
trong bối cảnh công cuộc đổi mới đất nước diễn ra gần 6 năm nhưng đã thu
được những thắng lợi bước đầu rất quan trọng; Đảng ta đã đưa ra Cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên xây dựng CNXH và chiến lược
phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000. Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ
công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi giai đoạn 1993 – 1997. Đồng chí
Tổng bí thư Đỗ Mười cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến dự
và phát biểu ý kiến chỉ đạo. Đại hội đã bầu ra BCH Trung ương Đoàn khoá VI
gồm 91 đồng chí, BTV Trung ương Đoàn gồm 17 đồng chí. Đồng chí Hồ Đức
Việt được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn.
Hội nghị BCH Trung ương Đoàn lần thứ 2 (khoá VI) đã phát động hai phong trào
lớn là “Thanh niên lập nghiệp“ và “Tuổi trẻ giữ nước”. Tại hội nghị BCH Trung
ương Đoàn lần thứ 9 (khoá VI) đồng chí Vũ Trọng Kim được bầu làm Bí thư thứ
nhất Trung ương Đoàn thay đồng chí Hồ Đức Việt nhận nhiệm vụ mới.
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII đã diễn ra tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 26 đến
ngày 29/11/1997 với 899 đại biểu thay mặt cho hàng triệu cán bộ, đoàn viên,
thanh niên cả nước. Đại hội tiến hành vào thời điểm Đảng ta đề ra phương
hướng nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là “Tiếp tục nắm vững
hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh CNH,
HĐH” vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh…Đồng chí
Tổng bí thư Đỗ Mười và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến dự và
phát biểu ý kiến chỉ đạo. Đại hội đã quyết định tiếp tục đẩy mạnh hai phong trào
lớn “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước” lên một tầm cao mới. Đại hội
đã bầu BCH Trung ương Đoàn gồm 125 uỷ viên, BTV Trung ương Đoàn gồm 23
đồng chí, Ban Bí thư Trung ương Đoàn gồm 5 đồng chí. Đồng chí Vũ Trọng Kim,
Uỷ viên BCH Trung ương Đảng được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung ương

Đoàn. Tại hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 9 (khoá VII), đồng
chí Hoàng Bình Quân được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn thay
đồng chí Vũ Trọng Kim nhận công tác mới.
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII đã diễn ra tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 8 đến
11/12/2002 với 898 đại biểu tham dự. Là đại hội đầu tiên của Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh trong thế kỷ mới, đánh dấu sự trưởng thành của thế hệ trẻ Việt Nam
trong thế kỷ XX, mở ra giai đoạn phát triển mới của công tác Đoàn và phong trào
TTN trong những năm đầu của thế kỷ XXI. Đây là Đại hội “Đoàn kết, sáng tạo,
xung kích, tình nguyện”, thể hiện ý chí của tuổi trẻ Việt Nam vì sự nghiệp dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước tiến lên
CNXH. Đồng chí Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và các đồng chí lãnh đạo Đảng,
Nhà nước đã đến dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo. Đại hội đã quyết định phát triển
sâu rộng trong các đối tượng thanh thiếu nhi phong trào “Thi đua, tình nguyện
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đại hội đã bầu BCH Trung ương Đoàn gồm 134
uỷ viên, Ban Thường vụ gồm 27 đồng chí, Ban Bí thư gồm 6 đồng chí. Đồng chí
Hoàng Bình Quân, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng được bầu làm Bí thư thứ
nhất Trung ương Đoàn.
Tại Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đoàn (khoá VIII), đồng chí
Đào Ngọc Dung được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn thay đồng chí
Hoàng Bình Quân nhận công tác mới. Tại hội nghị lần thứ 11 của Ban chấp hành
Trung ương Đoàn khoá VIII, đồng chí Võ Văn Thưởng, Uỷ viên dự khuyết BCH
Trung ương Đảng được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn thay đồng
chí Đào Ngọc Dung nhận công tác mới.
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX sẽ diễn ra tại Thủ đô Hà Nội vào trung tuần
tháng 12 năm 2007, với phương châm hành động là: “ Tuổi trẻ Việt Nam đoàn
kết, sáng tạo, xung kích, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Những quyết
định của Đại hội sẽ thể hiện ý chí và nguyện vọng của thế hệ trẻ Việt Nam quyết
đem tài năng, sức trẻ xung kích đi đầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.
Trong mọi thời đại, thanh niên luôn là lực lượng xung kích cách mạng góp phần

thúc đẩy sự phát triển của lịch sử xã hội, xây dựng đất nước; thanh niên là sức
sống hiện tại và tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc. Nhìn lại chặng đường 76
năm qua của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, chúng ta rất đỗi tự hào bởi bất kỳ thời kỳ
nào, thanh niên Việt Nam luôn là lực lượng xung kích đi đầu góp phần quan
trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên Việt Nam ngày
nay là lực lượng xã hội to lớn, có mặt trong mọi giai tần xã hội và lĩnh vực của
đời sống xã hội, chiếm 36% dân số cả nước và 55,5% lực lượng lao động xã hội.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với quá trình đổi mới đất nước, đoàn viên,
thanh niên nước ta đang đứng trước những thời cơ hết sức thuận lợi, đó là:
Công cuộc đổi mới đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, vị thế, uy tín của đất
nước ngày càng được nâng lên trong khu vực và trên thế giới; sự quan tâm của
Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và toàn xã hội đã mở ra cho thanh niên
những cơ hội để phát huy tài năng và sức sáng tạo của mình. Việt Nam chính
thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới ( WTO), toàn cầu hóa và
hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra nhanh chóng cùng với sự phát triển nhanh
chóng của khoa học công nghệ, kinh tế tri thức, sự mở rộng hợp tác giao lưu
văn hoá và kinh tế quốc tế đã và đang tạo những thuận lợi cho hàng vạn bạn trẻ
chúng ta có điều kiện học tập, trau dồi kiến thức, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân
loại, làm giàu cho chính bản thân mình cũng như góp phần xây dựng đất nước.
Đặc biệt, sự phát triển mạnh mẽ, sâu rộng phong trào “Thanh niên tình nguyện”
đã khẳng định tính tích cực chính trị – xã hội, tinh thần tình nguyện vì cộng đồng
của đoàn viên, thanh niên tham gia có hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc XHCN. Ngày 29/11/2005, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khoá XI đã chính
thức thông qua Luật Thanh niên; tháng 7/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị
định thi hành một số điều Luật Thanh niên đánh dấu bước ngoặt quan trọng
trong việc tăng cường quản lý nhà nước về công tác thanh niên, tạo cơ hội và
môi trường thuận lợi cho tuổi trẻ rèn luyện, cống hiến và trưởng thành.
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn dành sự quan tâm, tin tưởng đặc biệt đối
với thế hệ trẻ, đó chính là niềm cổ vũ lớn lao, là động lực mạnh mẽ để tuổi trẻ tự
tin vững bước. Bối cảnh đất nước và thế giới trong những năm tới mở ra cho thế

hệ trẻ Việt Nam nhiều cơ hội mới, nhưng cũng không ít những khó khăn, thách
thức.Bước vào thời kỳ đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, mục tiêu của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong
giai đoạn mới là:“Tăng cường bồi dưỡng lý tưởng, đạo đức cách mạng, bản lĩnh
chính trị cho thanh thiếu niên; đồng hành với thanh niên trên đường lập thân, lập
nghiệp; xung kích trong phát triển kinh tế – xã hội, chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế và bảo vệ Tổ quốc; nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn, mở rộng mặt
trận tập hợp, đoàn kết thanh niên, tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng
chính quyền nhân dân, phấn đấu cùng toàn Đảng, toàn dân sớm đưa nước ta ra
khỏi trình trạng kém phát triển”; thông qua việc triển khai thực hiện những nội
dung, giải pháp chính sau:
* Xây dựng lớp thanh niên giàu lòng yêu nước, có lối sống đẹp, có lý tưởng cách
mạng, có bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam:
- Triển khai thực hiện có hiệu quả trong tuổi trẻ cả nướcCuộc vận động“Tuổi trẻ
Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”.
- Đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục của
Đoàn.
- Phát hiện, tuyên dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến.
- Phát huy các nguồn lực xã hội trong giáo dục thanh thiếu nhi.

* Tổ chức rộng khắp phong trào “ 4 đồng hành với thanh niên trên đường lập
thân, lập nghiệp”:
- Đồng hành với thanh niên trong học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên
môn, nghiệp vụ.
- Đồng hành với thanh niên trong khởi nghiệp và lập nghiệp.
- Đồng hành với thanh niên trong nâng cao sức khoẻ thể chất và đời sống văn
hoá tinh thần.
- Đồng hành với thanh niên trong việc nâng cao kiến thức và kỹ năng hoạt động
xã hội.
* Tổ chức sâu rộng trong thanh niên phong trào “ 5 xung kích phát triển kinh tế –

xã hội và bảo vệ Tổ quốc”:
- Xung kích lao động sáng tạo và phát triển kinh tế – xã hội.
- Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.
- Xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
- Xung kích thực hiện cải cách hành chính.
- Xung kích trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Với ý nghĩa chính trị – xã hội to lớn ấy, tuổi trẻ chúng ta hãy giương cao ngọn cờ
vinh quang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống vẻ
vang của Đảng, của dân tộc, ra sức học tập, rèn luyện và làm theo lời Bác, bằng
tài năng và sức trẻ của mình, thế hệ thanh niên thời đại Hồ Chí Minh nguyện
xung kích, tình nguyện, năng động, sáng tạo, đi đầu trong sự nghiệp đổi mới,
quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, lập
thành tích xuất sắc chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX; góp phần
thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vì tương lai
tươi sáng của tuổi trẻ ./.

×