Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Vấn đề thể loại của truyện Sơn Tinh-Thủy Tinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.55 KB, 9 trang )

Vấn đề thể loại của truyện Sơn Tinh- Thuỷ Tinh
Trong ngành Folklore học Việt Nam có lẽ vấn đề phân loại là khó
nhất và cũng còn nhiều ý kiến trái ngược nhau nhất. Điều tai hại là những ý
kiến trái ngược nhau không chỉ tồn tại tỏng các công trình nghiên cứu khoa
học mà còn có cả ngay trong các sách giáo khoa phổ thông, nơi đòi hỏi
những tri thức chuẩn mực. Tình trạng này đã được chúng tôi đưa ra khá đầy
đủ trong bài “ Về chương trình văn học dân gian trong nhà trường” in trong
tạp chí Văn hoá dân gian số 3 năm 2001.
Có không ít những truyện dân gian bị phân thành hai ba thể laọi như
Thánh Gióng, Sự tích trầu cau và vôi, Sự tích Bánh chưng bánh giầy, Chử
Đồng Tử- Tiên Dung Hiện tại truyện này đang được chọn dạy ở cả ba cấp
phổ thông với ba thể loại khác nhau!
Giữa thực trạng trên, vừa qua trong Tạp chí văn hoá dân gian số 4
năm 2002, thạc sĩ Nguyễn Định có bài viết nhan đề: Truyện “ Sơn Tinh-
Thuỷ Tinh” là thần thoại hay truyền thuyết. Trong bài viết này Nguyễn Định
đã cố gắng chứng minh truyệnn này là thần thoại. Điều đáng lưu ý ở đây là
Nguyễn Định đang giảng dạy ở một trường Cao đẳng Sư phạm, nơi đào tạo
ra những giáo viên co nhiệm vụ giảng dạy truyện Sơn Tinh- Thuỷ Tinh là
một truyền thuyết theo phân loại của sách giáo khoa Ngữ văn 6 vừa mới
được ban hành. Rõ ràng quan điểm của anh không thể không được thể hiện
trong các bài giảng cho sinh viên Cao đẳng một khi anh thấy đúng và nhất là
khi nó thực sự đúng. Còn các thế hệ giáo sinh do anh tham gia đào tạo ra, sẽ
giảng dạy như thế nào khi bản thân họ cũng thấy ý kiến thầy Nguyễn Định là
đúng đắn, còn cách phân loại trong scha giáo khoa là sai? Cũng cần phải nói
thêm rằng không chỉ riêng bài giảng của Nguyễn Định mà ngay cả giáo
trình Văn học dân giân Việt Nam do Hoàng Tiến Tựu viết cho sinh viên hệ
Cao đẳng Sư phạm cả nước cũng khẳng định truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh là
một thần thoại. Thật khó hiểu khi cả giáo trình Cao đẳng lẫn sách giáo khoa
phổ thông đều do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo biên soạn mà kiến thức cơ
1
bản lại trái ngược nhau. Vậy là một giáo sinh Trung học cơ sở được đào tạo


trong nhà trường một đường, ra thực hành giảng dạy một nẻo!
Rõ ràng việc Nguyễn Định đặt lại vấn đề này là cần thiết, cũng là dịp
để các nhà làm sách giáo khoa rút kinh nghiệm cần phải cùng nhau trao đổi
những vấn đề khoa học trên các tạp chí chuyên ngành trước khi đưa vào sách
giáo khoa, vì rằng sách giáo khoa phổ thông không thể là nơi được phép
phát biểu quan điểm cá nhân. Nguyễn Định đúng đắn trên nhiều phương
diện, nhất là cái tâm với nghề, nhưng kết luận anh nêu ra chưa được lí giải
thật cặn kẽ, nhất là bài viết chưa thử soi xét vấn đề từ phía quan điểm đối
lập.
1, Trước hết cần phải thấy rằng những người xếp truyện Sơn Tinh Thuỷ
Tinh vào thể loại truyền thuyêt không phải là không có căn cứ.
Thứ nhất, ngay từ thế kỉ XV, trong bản in Lĩnh Nam chích quái của
Vũ Quỳnh- Kiều Phú và sau này trong phần khảo dị ( do người biên soạn
điều tra thêm tại đất Vĩnh Phú) cũng như trong cuốn Truyền thuyết Hùng
vương do hội Văn học nghệ thuật Vĩnh Phú xuất bản năm 1984, truyện Sơn
Tinh Thuỷ Tinh đề được đặt trong chùm truyền thuyết về các vua Hùng
trong đó có mặt Hùng vương thứ mười tám. Hơn thế nữa trong những người
biên soạn sách truyền thuyết Hùng vương còn tập hợp được rất nhiều truyện
khác về Sơn Tinh như: Tản Viên Sơn Thánh, Tản Viên đón vợ, Sơn Tinh
đánh giặc, Sơn Tinh dạy dân săn bắn, Sơn Tinh trị thuỷ Hệ thống tư liệu
đó quả là một căn cứ để người ta xếp truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh vào truyền
thuyết.
Thứ hai, chúng ta đều biết truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh được mở đầu
bằng một mệnh đề thời gian: “ Hùng vương thứ mười tám một người con
gái tên là Mỵ Nương ”. Thời gian ở đây không phải là thời Hùng vương nói
chung mà còn được chỉ cụ thể hơn “ Hùng vương thứ mười tám” nghĩa là
được xác định một cách cụ thể. Không gian trong truyện cũng được xác
định, đó là núi Tản Viên, là thành Phong Châu Để thực hiện chức năng ý
thức cộng đồng, người kể truyền thuyết thường có xu hướng cố làm cho
người nghe tin vào điều được kể ra, cho nên cả thời gian và không gian nghệ

2
thuật trong truyện thường được xác định một cách cụ thể. Ngay cả hư cấu rất
nhiều như trong truyện Thánh Gióng thì không gian cũng được xác định một
cách cụ thể như núi Sóc Sơn, dãy hồ ao liên tục do vết chân ngựa Gióng để
lại trên đất Tiên Du, như tre đằng ngà trên đường Gióng đi qua cháy vàng vì
lửa từ ngựa sắt phun ra
Thứ ba, một đặc điểm nghệ thuật rất quan trọng của truyền thuyết là
có chùm. Chùm là một loạt những truyện về một nhân vật lịch sử hoặc
những chuyệnc có liên quan đến nhân vật lịch sử đó. Với đặc điểm nghệ
thuật náy thì một truyện trong đó vua Hùng đóng vai nhân vật phụ vẫn có
thể là một truyền thuyết trong chùm truyền thuyết thời Hùng vương. Vả lại,
như đã chỉ ra trên đây, bản thân Sơn Tinh dưới tên gọi khác- Tản Viên- cũng
đã tập hợp một chùm truyện rồi.
Thứ tư, nếu xác định chủ đề của truyện là nhằm ca ngợi Hùng vương
thứ mười tám trong việc tìm người tài giúp nước thì có thể xem đây là một
truyền thuyết. Trái lại nếu xác định chủ đề của truyện nhằm giải thích hiện
tượng lũ lụt xảy ra hàng năm và phản ánh ước mơ của người xưa muốn
chiến thắng thiên tai thì đây lại là một thần thoại.
Trong thực tế, có không it nhà nghiên cứu xếp truyện Sơn Tinh Thuỷ
Tinh vào thể loại thần thoại, nhất là nhóm những người biên soạn giáo trình
Sư phạm. Nhưng điều đánh lưu ý là hầu như không ai chỉ ra một cách đầy đủ
những cơ sở khoa học để xác định thể loại cho truyện này. Như vậy có thể
xem bài viết của Nguyễn Định là lời phát biểu mạnh dạn nhất về vấn đề thể
loại của truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh. Trong bài viết đó Nguyễn Định đã rất
công phu sưu tập ý kiến của Mác, của Mêlêtinxki về thần thoại làm cơ sở
cho lập luận rồi sử dụng định nghĩa của Đinh Gia Khánh về thần thoại và
của Kiều Thu Hoạch về truyền thuyết để đạt kết quả từ phép xác định loại
suy. Tuy nhiên trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam của Đại học
Tổng hợp Hà Nội do Đinh Gia Khánh chủ biên, chính ông là người đã bỏ
qua thể lọai truyền thuyết, vậy nên việc sử dụng định nghĩa của ông về thần

thoại trong trường hợp này sứ thuyết phục sẽ không cao. Vả lại định nghĩa
của ông được Nguyễn Định đưa ra cũng chưa thật đầy đủ, chỉ mới nêu được
3
đặc điểm nhân vật cũng như thời điểm ra đời của thần thoại mà thôi. Đó là
chưa kể mâu thuẫn giữa những tác giả về khái niệm truyền thuyết khi viết
từng phần của giáo trình này. Trong phần đầu giáo trình về văn học dân gian
của dân tộc Kinh, thể loại truyền thuyết bị phủ nhận, trái lại phần “ Văn học
dân gian các dân tộc ít ngươig Việt Nam” do Võ Quang Nhơn biên soạn, lại
dành hàng chục trang nói về truyền thuyết lịch sử. Thậm chí Võ Quang
Nhơn không ngần ngại đặt thuật ngữ truyền thuyết lịch sử bên cạnh truyện
cổ tích khi viết: “ Nhìn chung lại, truyện cổ tích và truyền thuyết lịch sử của
các dân tộc ít người đã phản ánh nhiều mặt khác nhau trong lịch sử dựng
nước và giữ nước của dân tộc ta”. Trong cuốn giáo trình này những truyện
mà nhom Sư phạm xác định là nhóm truyền thuyết thì nhóm Tổng hợp lại
chia ra hai bộ phận: bộ phận ra đời sớm được nhập vào thần thoại, bộ phận
ra đời muộn hơn dược xếp vào cổ tích. Như vậy việc Đinh Gia Khánh xếp
truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh vào thần thoại không hẳn đã nói lên rằng nó
không phải là truyền thuyết. Rõ ràng cần phải thiết lập những căn cứ có sức
thuyết phục cao hơn.
Hầu hết các nhà khoa học đều thừa nhận mệnh đề “ Thần thoại là
những truyện về thần” (đều có thể suy ra được từ nguyên nghĩa Hán - Việt
của thuật ngữ này). Như vậy nhân vật chính trong thần thoại là các vị thần.
Tuy nhiên cũng cần nói thêm rằng thần, trong thần thoại, là những sức mạnh
tự nhiên được chế tác theo hình dạng con người và cuộc sống con người.
Ngay cả thần Biển được kể là một con rùa khổng lồ nằm im đươi đáy biển
thì thần cũng thở ra, hít vào, khi mỏi mệt cũng trở mình như con người vậy.
Rõ ràng con người đã đồ chiếu mình vào thế giới của thần. Xét về phương
diện này thì nhận xét của Nguyễn Định về nhân vật chính trong truyện Sơn
Tinh Thuỷ Tinh là hai vị thần là đúng. Đây cũng có thê xem là tín hiệu thứ
nhất để xác định truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh là một thần thoại vì rằng các

nhân vật chính của truyền thuyết thời kì Hùng vương thường là bán thần tức
là con người được thần thánh hoá.Nếu xác định nhân vật chính của truyện
Sơn tinh Thuỷ Tinh là Hùng vương thì mới có căn cứ để xếp truyện này vào
truyền thuyết. Tuy nhiên ai cũng thấy rõ hoạt động chính trong hai truyện là
4
hai vị thần tượng trưng cho hai sức mạnh tự nhiên. Các nhà sưu tầm của ta
xưa và nay( Vũ Quỳnh- Kiều Phú trong Lĩnh Nam chích quái, Nguyễn Đổng
Chi trong Lược truyện về các thần thoại Việt Nam ) đều lấy tên Sơn thần
(còn gọi là Tản Viên) hoặc cả thuỷ thần để đặt tên cho truyện, xem đó cũng
là những nhân vật chính.
Điểm thứ hai trong định nghĩa vê thần thoại được nhiều người thừa
nhận là: thần thợi nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên. Đây cũng là cơ sở để
Mác bảo thần thoại “vừa không phải là nghệ thuật” bởi lẽ mục tiêu của
người xưa khi sáng tác thần thoại không phải là làm nghệ thuật. Chức năng
khởi đầu của thần thoại là nhận thức tự nhiên, tức là chức năng của khoa học
tự nhiên. Tuy nhiên đáng lí ra phải lí giải hịên tượng tự nhiên bằng tri thức
khoa học, thì do trình độ ấu trĩ của người xưa đã mượn tưởng tượng để hình
dung thế giới, kết quả là họ đã hình tương hoá các sức mạnh tự nhiên và cho
ta những sản phẩm có giá trị nghệ thuật. Đó là cơ sở để Mác khẳng định
thêm rằng “ thần thoại cũng vừa là nghệ thuật”, nhưng là nghệ thuật vô ý
thức. Xét truyện Sơn tinh Thuỷ tinh ta thấy nội dung của nó nhằm giải thích
hiện tượng lũ lụt xảy ra hằng năm ở lưu vực sông Hồng. hiện tượng tự nhiên
này không được lý giải bởi những tri thức của khoa học tự nhiên mà bằng sự
tưởng tượng về cuộc đánh nhau vì một vị hôn thê giữa hai vị thần tượng
trưng cho hai sức mạnh tự nhiên là Núi và Nước.
Điểm thứ ba về định nghĩa thần thoại cũng được nhièu người ghi nhận
là “ thần thoại phản ánh ước mơ chiến thắng của người xưa trước các sức
mạnh tự nhiên”. Ttruyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh cũng phản ánh ước mơ này.
Người xưa xem thuỷ là một trong bốn kẻ thù đáng sợ nhất của họ ( Thuỷ,
hoả, đạo, tặc). Vì cách tránh lũ lụt hiệu quả nhất của con người thời bấy giờ

chỉ là trèo lên núi cho nên đó là cơ sở để khi kết hợp với thế giới quan “ vạn
vật hữu linh” người xưa đã sáng tạo ra vị thần cứu hộ- Sơn Tinh.
Dĩ nhiên khi quy định thể loại cho một truyện cũng như một bộ phận
truyện, người ta còn có thể căn cứ vào một số đặc điểm khác. Thí dụ trong
thần thoại, thời gian nghệ thuật là thời quá khứ khởi nguyên, nghĩa là quá
khứ khởi đầu của mọi hiện tượng tự nhiên. Trong truyện Sơn Tinh Thuỷ
5
Tinh cũng có kiểu kết thúc bằng một mệnh đề thời gian quá khứ khởi
nguyên như vậy: “ Từ đó, oán nặng, thù sâu, hàng năm Thuỷ Tinh làm mưa
gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh”. Kiểu kết thúc này rất phổ biến trong
các thần thoại : “ Từ đó đất trời phân chia làm hai ” ( Thần Trụ Trời), “ Thế
là từ đó loài người khi tuổi già đành phải chết ” ( Rắn già rắn lột, người già
người tuột vào săng)
Dựa vào những căn cứ vừa nêu trên người ta đã xếp Sơn Tinh Thuỷ
Tinh vào thể loại thần thoại.
Như vậy, truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh đã hàm chưa trong đó những
đặc điểm của cả hai thể laọi thần thoại và truyền thuyết. Đây là truyện
thường tình với một tác phẩm truyện dân gian, một loại hình nghệ thuật
được sáng tạo không có sự chỉ đạo trước của nguyên lí văn học như đối với
một tác phẩm văn học viết. Chính vì vậy, phân loại văn học dân gian là công
việc hết sức khó khăn, phức tạp nhưng lại hết sứccần thiết. Dĩ nhiên đối với
những tác phẩm giao thoa thể loại thì phải xem xét “ tính trội” thuộc về thể
loại nào thì quy định thể loại cho nó.
Để xác định thể loại, trước hết cần thiết lập những tiêu chí khoa học
bao gồm chức nămg , nội dung và đặc trưng thi pháp, trong đó quan trọng
nhất chức năng rồi đến đặc trưng thi pháp, bời vì các tiêu chí về nội dung là
những thành tố dễ bị biến đổi nhất.
Có thể thấy rằng chức năng của thần thoại là nhận thức tự nhiên, trả
lời các câu hỏi: Tại sao? Như thế nào? Thí dụ tại sao có sấm chớp( Truyện
Thần Sét); tại sao có nước thuỷ triều lên xuống ( truyện Thần Biển); trời đất

đã phân chia như thế nào( Truyện Thần Trụ Trời); con người đã sinh ra như
thế nào( Truyện Mười hai Bà Mụ) Trong khi đó truyền thuyết trước hết là
dã sử- sử của dân gian, sử trong dân gian- cho nên chức năng của nó là nhận
thức lịch sử, đánh giá các nhân vật lịch sử, các sự kiện lịch sử và giáo dục
con người ý thức cộng đồng. Nếu như ở giai đợn hình thành và phát triển
của thần thoại, con người đang quan tâm nhiều đến kẻ thù bốn chân là những
sức mạnh tự nhiên( thuỷ, hoả ) thì khi đã chế ngự được tác hại của nó thì
con người lại hướng mối quan tâm nhiều hơn tới những kẻ thù hai chân của
6
bộ tộc, bộ lạc(đạo, tặc), đó là nguyên nhân để truyền thuyết xuất hiện ở giai
đoạn này. Nói cụ thể hơn, kẻ thù của con người trong truyền thuyết lúc bấy
giờ là Triệu Đà, là giặc Ân, giặc Minh chứ không phải là sấm chớp, là lũ lụt
như trong thần thoại nữa. Thiên tai dẫu là kẻ thù truyền kiếp của con người
thì nó không phải là mối quan tâm chính của truyền thuyết.
Nếu xem xét kĩ bộ phận truyền thuyết người Việt chúng ta sẽ tìm thấy
chùm truyện về Lạc Long Quân, Âu Cơ cũng mang dáng dấp thần thoại và
đã từng được nhóm Huỳnh Lý xếp vào thể loại thần thoại. Thật ra chùm
truyện về Lạc Long Quân bao gồm: Truyện Họ HỒng Bàng, Truyện Con
Rồng Cháu Tiên, Truyện Ngư tinh, Truyện Hồ tinh Dấu hiệu của thần
thoại chủ yếu nằm trong đề tài đấu tranh chống các lực lượng thiên nhiên
của những truyện Ngư tinh, Hồ tinh. Tuy nhiên đặt trong chùm truyện HỒng
Bàng thị thì đây lại là một truyền thuyết. Chức năng chính của truyện này là
đề cao nguồn gốc dân tộc, hướng tới mục tiêu đoàn kết cộng đồng( cả người
miền ngược và người miền xuôi) để đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Để có
thể thấy rõ hơn chức năng này chúng ta có thể so sánh truyện Con Rồng
Cháu Tiên trong chùm truyện Hồng Bàng thị với truyện Mười hai Bà Mụ.
Truyện Mười hai Bà mụ kể rằng con người sinh ra là do Mười hai Bà Mụ
luyện hoàng thổ nặn ra theo lệnh của Ngọc Hoàng. Con người trong truyện
này không được xác định rõ là người Việt hay người của một cồng đồng
khác, một lãnh thổ khác. Con người ở đây mang tầm vũ trụ, tầm nhân loại.

Trái lại truyện Con Rồng Cháu Tiên nhằm giải thích nguồn gốc của các cư
dân sốngt rên đất nước Việt Nam.Con người trong truyện này được sinh ra
từ sự hôn phối của một cuộc hôn nhân của hai con người có dòng giống sang
trọng là Rồng và Tiên chứ không phải từ đất nặn ra như trong truyện Mười
hai Bà Mụ. Hay nói cách khác con người trong truyện Con Rồng Cháu Tiên
là bộ phận của cộng đồng, họ có nhiệm vụ và cơ sở huyết thống để đoàn kết
lại chống giặc ngoại xâm. Rõ ràng truyện Con Rồng Cháu Tiên hướng vào
sự đoàn kết dân tộc của thể loại dã sử, trái lại truyện Mười hai BÀ Mụ nhằm
trả lời câu hỏi: Con người được sinh ra như thế nào? Và con người trong đó
là một bộ phận của tự nhiên. Đó chính là sự khác nhau cơ bản của hai truyện
7
này và cũng chính là cơ sở quan trọng để hầu hết các nhà nghiên cứu nhất
chí xếp truyện Con Rồng Cháu Tiên vào thể loại truyền thuyết trong khi
truyện Mười hai Bà Mụ được xếp vào thần thoại.
Rõ ràng sự giao thoa thể loại không chỉ trong truyện Sơn Tinh Thuỷ
Tinh và định trong khi vẫn ghi nhận những dấu hiệu giao thoa này. Xét chức
năng cũng như đặc điểm nhân vật trung tâm của truyện chung ta thấy trong
truyện này những dấu hiệu của một thần thoại rõ hơn. Chính điều này đã làm
cho các soạn giả Văn học 6 lúng túng đến nỗi mặc dù xác định truyện này
thuộc thể loại truyền thuyết nhưng khi đặt hệ thống câu hỏi thì nội dung câu
hỏi khi trả lời lại hoá ra thần thoại. Cụ thể là ở mục “ Tiểu dẫn” về thần thoại
sách này ghi rõ: “ Thần thoại là truyện kể về các “thần” do người thời cổ
tưởng tượng ra để giải thích nguồn gốc, ý nghĩa một số hiện tượng tự nhiên
và xã hội được coi là có liên quan trực tiếp đến sự sống còn của cả tập thể,
thị tộc, bộ lạc( Như: nguồn gốc của trời, đất, núi, sông, mưa gió, hạn hán, lũ
lụt nguồn gốc của muôn loài, của loài người và các dân tộc, nguồn gốc của
một số nghề nghiệp, công cụ, vũ khí )
Những truyện kể đó cũng nói lên ước mơ của loài người ở thời thơ ấu
của mình muốn chinh phục, chi phối các sức mạnh tự nhiên, chiến thắng các
lực lượng thù địch, để có cuộc sống no đủ, yên vui.

Đến phần hướng dẫn học bài của truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh soạn giả
lại đặt các câu hỏi:
- Câu 2: “ Chi tiết “ Nước sông dâng cao bao nhiêu, đồi núi cao lên
bấy nhiêu” là chi tiết quan trọng. Chi tiết đó nói lên ước mơ gì của người
xưa?”
( Trả lời: nói lên ước mơ của loài người thời thơ ấu muốn chinh phục, chi
phối các sức mạnh tự nhiên).
- Câu 3: + “ Người xưa tưởng tượng ra truyện hai thần đánh nhau
hàng năm để giải thích hiện tượng thiên nhiên gì trên miền Bắc nước ta?”
(Để giải thích hiện tượng mưa gió, bão lụt)
+ “ hiện tượng này có quan hệ ra sao đến cuốc làm ăn sinh sống của
nhân dân ta từ xưa đến nay ở vùng đồng bằng sông Hồng?”
8
( Hiện tượng này có liên quan trực tiếp đến sự sống còn của tập thể thị
tộc, bộ lạc người Việt trên vùng đồng bằng sông Hồng.)
- Câu 4: “ Em hãy tìm một truyện khác để chứng minh là cha ông ta
ngày xưa đã tưởng tượng ra thần linh để giải thích một hiện tượng, một hiện
tượng thiên nhiên mà mình chưa hiểu rõ”
(Đó là truyện Thần Biển, Thần Mưa, Thần Sét )
Không cần bình luận gì thêm hẳn ai cũng thấy rõ cả 3 câu hỏi gượi ý
trên đều hướng vào định nghĩa thần thoại trong khi sách giáo khoa Văn học
6 lại xếp truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh vào truyền thuyết về các vua Hùng. Sự
luẩn quẩn của các soạn giả sách giáo khoa đã góp phần chỉ ra tính trội của
thần thoại trong truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh. Rõ ràng thuộc tính của một
thần thoại trong truyện đã lấn át cả những thuộc tính của một truyền thuyết.
Qua những điều đã được chỉ ra trên đây có thể thấy rằng việc nhiều nhà
khoa học xếp truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh vào thể loại thần thoại là có lí hơn
cả.

(Nguyễn Xuân Đức – Những vấn đề thi pháp văn học dân gian)

9

×