Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

BÀI GIẢNG NGỮ VĂN 9 TUẦN 29

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.47 KB, 8 trang )

TIẾT 136-137
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
I. Mục tiêu cần đạt:
- kiến thức: HS cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người,
biết nhận ra những vẻ đẹp bình dị và quý giá trong những gì gần gũi của quê hương, gia đình.
Thấy được những đặc sắc của truyện: Tạo tình huống, trần thuật qua dòng nội
tâm nhân vật; ngôn ngữ, giọng điệu đậm chất suy tư và biểu tượng.
- kĩ năng: Rèn khả năng phân tích tác phẩm tự sự có kết hợp các yếu tố trữ tình và triết lí.
- thái độ: HS biết trân trọng những gì gần gũi, xung quanh mình; biết quan sát để cảm nhận
những cái đẹp ở quanh mình
II . Chuẩn bị:
- giáo viên:
+ Tư liệu, ĐDDH : Giáo án, SGK, bảng phụ.
+ Phương pháp : Thảo luận, diễn giảng, đọc diễn cảm, gợi tìm, phân tích.
- học sinh : Vở chuẩn bị, vở ghi, SGK.
III . Lên lớp:
1. Ổn định ( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
Câu hỏi 1: Em hiểu thế nào là văn bản nhật dụng? nêu 1 văn bản nhật dụng đã được học và
cho biết đề tài của văn bản ấy.
Câu hỏi 2: Nêu các phương pháp học văn bản nhật dụng?
3.Bài mới ( 81’)
Cũng chọn không gian và thời gian vào những ngày sang thu ở quê hương, cũng gửi gắm
trải nghiệm và triết lí nhưng khác với Sang thu của Hữu Thỉnh- một bài thơ trữ tình với
cảm xúc và biểu hiện tinh tế, Bến quê của Nguyễn Minh Châu lại là một truyện ngắn giản
dị với tình huống và cách kể rất độc đáo, thú vị.(1’)
Phương pháp Nội dung
Hoạt động 1 (14’ ) Đọc diễn cảm, gợi tìm
- Dựa vào SGK trình bày một số nét về
tác giả? ( Sau khi HS trình bày, GV có thể
cung cấp thêm các thông tin và xem chân


dung về tác giả )
I.Đọc – Hiểu khái quát
- Tác giả ( SGK)
Nguyễn Minh Châu (20 tháng 10 năm 1930 - 23
tháng 1 năm 1989) là một nhà văn có ảnh hưởng
quan trọng đối với văn học Việt Nam trong giai
đoạn chiến tranh Việt Nam và thời kỳ đầu của đổi
mới . Năm 1945, ông tốt nghiệp trường Kỹ nghệ
Huế với bằng Thành chung. Tháng 1 năm 1950,
ông học chuyên khoa và sau đó gia nhập quân đội,
học ở trường sỹ quan lục quân Trần Quoc Tuan.
Từ năm 1952 đến 1956, ông công tác tại Ban tham
mưu các tiểu đoàn 722, 706 thuộc sư đoàn 320. Từ
năm 1956 đến 1958, Nguyen Minh Chau là trợ lý
văn hóa trung đoàn 64 thuộc sư đoàn 320. Năm
1961, ông theo học trường Văn hóa . Năm 1962,
Nguyen Minh Chau về công tác tại phòng Văn
nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ
quân đội. Ông được kết nạp vào Hội nhà văn Việt
Nam năm 1972. ( )
• Cửa sông (tiểu thuyết, 1966)
• Những vùng trời khác nhau (truyện ngắn,
1970)
• Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972)
• Miền cháy (tiểu thuyết, 1977)
• Lửa từ những ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977)
• Những người đi từ trong rừng ra (tiểu
thuyết, 1982)
• Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành
(truyện ngắn, 1983)

• Bến quê (truyện ngắn, 1985)
• Mảnh dất tình yêu (tiểu thuyết, 1987)
• Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn
nghệ minh hoạ (1987)
• Cỏ lau (truyện vừa, 1989).
• Nguyễn Minh Châu toàn tập (NXB Văn
Học, 2001)
- Đọc: Giọng trầm tĩnh, suy tư, xúc động
và đượm buồn (Trong tâm thế của nhân vật
đang bị bệnh hiểm nghèo).
- GV cùng HS đọc qua 1 lần.
- Giải thích từ khó (cho HS nêu thêm các
từ cần chú giải )
- Kể (gợi ý cho HS kể tóm tắt đoạn trích )
- Kể ( đảm bảo các nội dung dưới đây)
• Buổi sáng đầu thu, Nhĩ nằm trên giường
- Văn bản thuộc thể loại gì?
- Điểm nhìn trần thuật từ đâu?
- Ngôi kể?
Hoạt động 2 ( 60 ’) Diễn giảng, phân tích,
thảo luận.
- Nhân vật Nhĩ ở vào hoàn cảnh như thế
nào? ( HS nhớ lại, phát biểu).
- Chia nhóm thảo luận (4’) : Tìm các tình
huống trớ trêu, nghịch lí của truyện và nêu
tác dụng của các tình huống ấy.( đại diện
nhóm trình bày, các nhóm nhận xét, bổ
sung, GV kết luận.
HẾT TIẾT 1
- Qua cái nhìn và cảm nhận của Nhĩ- một

bệnh nhân hiểm nghèo đang sống trong
những ngày cuối cùng của cuộc đời mình,
em thấy cảnh vật thiên nhiên được miêu tả
như thế nào? Có tác dụng gì?
(Gọi HS đọc từ đầu…cửa sổ nhà mình”
để tìm chi tiết )
- Em hiểu gì về những câu hỏi của Nhĩ?
bệnh để vợ chải tóc và đỡ ngồi dậy.
• Nhìn qua cửa sổ, cảnh bên kia bờ sông
Hồng quen thuộc mà Nhĩ chưa bao giờ
sang.
• Trò chuyện với vợ và quan sát vợ, Nhĩ
chợt nhận ra vợ vất vả với tình yêu
thương chồng.
• Nhĩ sai Tuấn- đứa con trai thứ hai thay
mình qua bên kia sông nhưng con anh
mãi xem đánh cờ thế để lỡ một chuyến
đò sang sông.
• Nhĩ chạnh buồn và bồi hồi với cảnh vật
xung quanh, với gia đình đầm ấm vì
anh sắp phải từ biệt nó để ra đi mãi
mãi.
- Thể loại : Truyện ngắn.
- Điểm nhìn trần thuật: Từ nhân vật Nhĩ.
- Ngôi kể: Thứ 3.
II. Đọc- Hiểu chi tiết
1.Nhân vật Nhĩ và tình huống câu chuyện
- Hoàn cảnh nhân vật Nhĩ: căn bệnh
hiểm nghèo → bại liệt → mọi sinh hoạt
dều nhờ vào người khác (chủ yếu là vợ)

- Tình huống thật trớ trêu, nghịch lí:
+Một người đi nhiều >< cuối đời lại bị
buộc chặt vào giường bệnh.
+Một người đi rất nhiều nơi xa >< bờ
bãi ngay bên kia sông thì chưa một lần đặt
chân đến.
+Nhờ con trai thực hiện khao khát của
mình >< câu bé lại để lỡ chuyến đò.
 Cuộc sống và số phận con
người luôn chứa đầy những bất thường,
nghịch lí ngoài dự định và ước muốn.
2. Những cảm xúc và suy nghĩ của nhân
vật Nhĩ
- Cảnh vật tả theo tầm
nhìn của Nhĩ từ gần → xa tạo thành
không gian có chiều sâu, rộng (những
chùm hoa bằng lăng…, dòng sông đỏ
nhạt vòm trời như cao hơn, bờ bãi
màu…)
Vì sao Liên né tránh không trả lời?
( Cho HS đọc đoạn “Chờ khi đứa con
trai…gỗ mòn lõm”)
- Cũng trong đoạn vừa đọc, Nhĩ có nhận
xét gì về vợ? Em có suy nghĩ về chi tiết
này?
- Vì sao Nhĩ nảy sinh nỗi khao khát được
đặt chân lên bãi bồi bên kia sông vào chính
buổi sáng hôm ấy?
- Nhĩ không thể tự mình sang bên kia bãi
bồi, anh đã làm gì? Có thực hiện được

không?
- Gọi HS đọc đoạn cuối “Chợt ông cụ…
hết”. Nhĩ có hành động như thế nào? Điều
đó có ý nghĩa gì?( thảo luận nhóm 4’)
Hoạt động 3 (6’) Vấn đáp
Em hiểu gì về nội dung và nghệ thuật
của văn bản Bến quê.
- Nhĩ nhận ra mình
chẳng sống được bao lân nữa. (đêm qua
em có nghe thấy tiếng gì đó không?
Hôm nay là ngày mấy rồi em nhỉ?)
- Nhĩ nhận ra tình yêu và
sự hy sinh của vợ dành cho mình →
Những cái bình thường, giản dị nhưng
rất đẹp ở xung quanh không phải lúc nào
cũng sớm nhận ra, có khi phải đến cuối
đời, trong những hoàn cảnh trớ trêu mới
hiểu được.
 Thức tỉnh về
những giá trị bền vững, bình thường và
sâu xa trong cuộc sống: Đi khắp mọi
chân trời xa lạ trên thế gian nhưng ngay
bên kia sông, trước mặt mà chưa lần nào
được đến → Mãi đeo đuổi những gì xa
xôi mà quên những gì trước mắt.
- Hành động kì quặc của
Nhĩ ở đoạn cuối nhằm:
+Hối hả, giục cậu con trai nhanh chân cho
kịp chuyến đó.
+Thức tỉnh mọi người hãy sống khẩn

trương, sống có ích, đừng la cà, chùng
chình, dềnh dàng ở những điều vô bổ. Hãy
hướng tới những giá trị đích thực vốn rất
giản dị, gần gũi và bền vững của gia đình,
quê hương.
III.Tổng kết ( Ghi nhớ SGK)
4.Củng cố ( 3’ )GV treo bảng phụ bài tập trắc nghiệm.
Chọn câu đúng bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu.
Câu 1: Nội dung mà truyện ngắn Bến quê đề cập đến là gì?
a. Những éo le bất hạnh của con người trong những năm tháng chiến tranh.
b. Đời sống của người dân Việt Nam trong những năm chiến tranh.
c. Người lính trong những năm tháng chống Mỹ.
d. Những vấn đề trong đời sống thường ngày.
Câu 2: Khi nằm trên giường bệnh, Nhĩ có cảm nhận như thế nào về cảnh vật bên ngoài?
a. Thấy gần gũi, giản dị.
b. Thấy thân thuộc, đáng yêu.
c. Thấy gần gũi mà xa lắc.
d. Thấy xa xôi quá.
5.Dặn dò (1’ )
- Chép ghi nhớ, nắm vững các kiến thức vừa tìm hiểu.
- Chuẩn bị tiết 138-139: Ôn tập phần Tiếng Việt (Thực hiện các yêu cầu ở SGK;
xem lại các kiến thức đã học về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu, liên kết
đoạn, nghĩa tường minh và hàm ý; chuẩn bị các bảng nhóm)
- Chuẩn bị trước kiến thức cho tiết 140: luyện nói nghị luận về một đoạn thơ
( đọc và thực hiện theo yêu cầu của phần chuẩn bị ở nhà với đề bài “Suy nghĩ về bài thơ
Bếp lửa của Bằng Việt” )
- Nhận xét tiết học.
………………………………….
TIẾT 138-139
I. Mục tiêu cần đạt:

- kiến thức: Thông qua các tài liệu ngôn ngữ thức tế giúp học sinh hệ thống hóa lại các kiến
thức về phần Tiếng Việt đã học ở học kì II
- kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng các thành phần câu, liên kết câu, nghĩa tường minh và hàm
ý.
- thái độ: Có ý thức trong việc đưa các kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống hàng ngày
cho phù hợp và đạt hiệu quả.
II . Chuẩn bị:
- giáo viên:
+ Tư liệu, ĐDDH : Giáo án, SGK, bảng phụ.
+ Phương pháp : Thảo luận, gợi tìm, phân tích.
- học sinh : Vở chuẩn bị, vở ghi, SGK, bảng nhóm.
III . Lên lớp:
1. Ổn định ( 1’)
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (1’)
3.Bài mới ( 82’)
Phần Tiếng Việt ở học kì II chúng ta đã được học gồm những nội dung nào? (khởi ngữ,
các thành phần biệt lập, liên kết câu, liên kết đoạn, nghĩa tường minh và hàm ý). Hôm nay ta
sẽ ôn tập lại các kiến thức đã học đó trong 2 tiết. (1’)
Phương pháp Nội dung
Hoạt động 1 (26’ ) Thực hành , thảo luận.
*Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập
1. Nhận biết vai trò của những từ ngữ in đậm
1( mục I/ SGK/Tr.109)
- Chia nhóm thảo luận và ghi bảng nhóm
(4’): Nhận biết vai trò và của những từ
ngữ in đậm.
*Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 2
( mục I/SGK/Tr.110)
- Cho HS thực hành viết đoạn văn ngắn

giới thiệu truyện ngắn Bến quê của
Nguyễn Minh Châu có sử dụng thành
phần khởi ngữ và thành phần tình thái.
(5’)- Gọi 3-4 HS trình bày bài viết của
mình, lớp nhận xét, giáo viên kết luận
Hoạt động 2 ( 29 ’) Phân tích, thảo luận
*Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 1
(mục II/SGK/Tr.110)
- Xác định các từ in đậm trong các đoạn
văn thuộc phép liên kết nào? (cho HS
thảo luận nhóm và trình bày trên bảng
phụ ) (4’)
HẾT TIẾT 1
*Bài tập 2 ( mục II) GV hướng dẫn HS lập
bảng kết quả phân tích ở bài tập 1.
*Gọi HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 3
(mục II).
- Cho HS tìm và trình bày phép liên kết
có trong đoạn văn của mình (bài tập 2
mục I) ( gợi ý: Đoạn văn gồm mấy
câu?, các câu có phục vụ chủ đề đoạn
không? Sắp xếp theo trình tự như thế
nào? Các câu được liên kết với nhau
bởi từ ngữ nào? Thuộc phép liên kết
nào?)
- Gọi 2-3 HS trình bày
Hoạt động 3 (26’) Thảo luận, đàm thoại
*Gọi HS xác định yêu cầu bài tập 1(mục
III)
- HS đọc truyện cười.

- Người ăn mày muốn nói điều gì với
người nhà giàu qua câu nói được in
đậm ở cuối truyện?
* Gọi HS xác định yêu cầu bài tập 2 ( mục
III)
a. Xây cái lăng ấy → khởi ngữ.
b. Dường như → tình thái.
c. Những người…như vậy → phụ chú.
d. Thưa ông → gọi đáp.
Vất vả quá! → cảm thán
2. Viết đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn
Bến quê của Nguyễn Minh Châu
( HS tự ghi)
II. Liên kết câu và liên kết đoạn
1. Xác định phép liên kết trong đoạn văn
a. Nhưng, nhưng rồi, và (phép nối).
b. Cô bé- cô bé (phép lặp)
Cô bé- nó (phép thế)
c. Thế (phép thế)
3.Phân tích sự liên kết về nội dung và hình
thức trong bài tấp 2 (mục I)
(HS trình bày)
II. Nghĩa tường minh và hàm ý
1. Hàm ý của câu nói trong truyện cười
“Chiếm hết chỗ”
Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết chỗ
rồi! → Địa ngục mới chính là nơi dành cho
nhà giàu.
2.Hàm ý trong câu in đậm
a.Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp.→ Đội bóng

- 2HS đọc bài tập 2a, 2b.
- Chia nhóm thảo luận 3’ và trình bày
bảng nhóm ( nhóm 1,2 câu 2a, nhóm
3,4 câu 2b)
* Mỗi nhóm cử 1đại diện kể một câu
chuyện cười có chứa hàm ý và giải thích rõ
hàm ý ấy.
huyện chơi không hay hoặc tớ không muốn
bình luận về chuyện này ( có ý vi phạm
phương châm quan hệ)
b.Tớ báo cho Chi rồi.→ Chưa báo cho Nam,
Tuấn hoặc tôi không muốn nhắc đến Man,
Tuấn.( cố ý vi phạm phương châm về lượng)
4.Củng cố (5’ )GV hỏi lại các khái niệm về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu,
liên kết đoạn, nghĩa tường minh và hàm ý vừa ôn.
5.Dặn dò (1’ )
- Chuẩn bị tiết 140: Luyên nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ (đã hướng
dẫn ở tiết 137)
- Nhận xét tiết học.
…………………….
TIẾT 140

I. Mục tiêu cần đạt:
- kiến thức: Ôn lại lí thuyết và kĩ năng của kiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
- kĩ năng: Rèn kĩ năng lập dàn ý và nói theo dàn ý.
- thái độ: Trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận, đánh giá của
mình về bài thơ, đoạn thơ.
II . Chuẩn bị:
- giáo viên:
+ Tư liệu, ĐDDH : Giáo án, SGK.

+ Phương pháp : thực hành nói, vấn đáp.
- học sinh : Vở chuẩn bị, SGK.
III . Lên lớp:
1. Ổn định ( 1’)
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (1’)
3.Bài mới ( 39’)
Chúng ta đã tìm hiểu và biết được kiểu nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Để củng cố lại
kiến thức và nhằm rèn cho các em có một thói quen trình bày một vấn đề , một suy nghĩ, một
cảm nhận của mình trước đám đông. Hôm nay chúng ta sẽ luyện nói nghị luận về một đoạn
thơ, bài thơ.(1’)
Phương pháp Nội dung
Hoạt động 1 (5’ ) vấn đáp
*Gọi HS đọc lại đề bài.
- Kiểu bài?
- Vấn đề cần nghị luận?
- Cách nghị luận?
- Tìm ý?
Hoạt động 2 ( 33 ’) Thực hành nói
- Cho đại diện mỗi nhóm một HS lần
lượt trình bày sự chuẩn bị của mình
(lưu ý: Nói chứ không phải đọc)
- GV cho các nhóm nêu nhận xét, GV
nhận xét.
I.Khảo sát phần chuẩn bị ở nhà
Đề: Suy nghĩ về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
- Nghị luận về một bài thơ.
- Tình cảm bà cháu trong thơ.
- Xuất phát từ cảm thụ cá nhân đối với bài thơ
khái quát thành những thuộc tính tinh thần
cao đẹp của con người.

- Các ý:
+Tình yêu quê hương nói chung trong các bài
thơ đã được học và được đọc và nói riêng
trong bài thơ Bếp lửa.
+Tình cảm bà cháu trong bài Bếp lửa.
II. Thực hành nói

4.Củng cố ( 3’ ) Cho HS nêu lại khái niệm “ Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ”; Nhiệm
vụ các phần trong bài viết.
5.Dặn dò (1’ )
- Về xem lại kiến thức nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
- Chuẩn bị tiết 141-142: Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê (Đọc kĩ văn bản,
tóm tắt đoạn trích và trả lời các câu hỏi ở phần đọc – hiểu văn bản)
- Nhận xét tiết học.

×