Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

DE VA DAP AN HSG LICH SU (CA MAU-2008-2009).doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.44 KB, 7 trang )

Sở Giáo dục & Đào tạo Cà Mau KỲ THI HỌC SINH GIỎI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển Năm học 2008 – 2009

Câu 1 : (4 điểm)
Trình bày nội dung và tác động của Chính sách kinh tế mới (NEP) ở nước Nga năm
1921 ? Thực chất của Chính sách kinh tế mới là gì ?
Câu 2 : ( 4 điểm)
Xu thế toàn cầu hóa biểu hiện trong những lĩnh vực nào ? Tại sao nói: Toàn cầu hóa
vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển ?
Câu 3 : ( 4 điểm)
Trình bày khái quát diễn biến của phong trào Cần Vương ? Vì sao phong trào Cần
Vương thất bại ?
Câu 4: ( 4 điểm)
Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng được thể hiện trong hội nghị Trung
ương lần thứ 8 (5/1941) như thế nào ? Tại sao lại có sự thay đổi đó ?
Câu 5 : ( 4 điểm)
So sánh các chiến lược phát triển kinh tế hướng nội và hướng ngoại của nhóm nước
sáng lập ASEAN theo nội dung sau :
Chiến lược
Vấn đề
Hướng nội Hướng ngoại
Thời gian
Mục tiêu
Nội dung
Thành tựu
Hạn chế
Đ ÁP ÁN
Câu 1 : (4 điểm)
NỘI DUNG ĐIỂM
Chính sách Kinh tế mới (NEP) : 4.0đ
* Hoàn cảnh : (1.0 điểm)


- Từ năm 1921, nước Nga Xô Viết bước vào thời kỳ hòa bình, xây dựng đất
nước trong hoàn cảnh hết sức khó khăn : nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm
trọng; tình hình chính trị - xã hội không ổn định; các lực lượng phản cách mạng
điên cuồng chống phá nhà nước Xô Viết. Nước Nga Xô Viết lâm vào một cuộc
khủng hoảng kinh tế - chính trị nghiêm trọng, đe dọa sự tồn tại của Chính quyền
Xô Viết.
0.5đ
- Nhằm khắc phục khủng hoảng, nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh,
3/1921, Đại hội lần thứ X Đảng Bônsêvích Nga đã quyết định chuyển từ Chính
sách cộng sản thời chiến sang Chính sách kinh tế mới (NEP) do V.I. Lênin đề
xướng.
0.5đ
* Nội dung : Chính sách kinh tế mới bao gồn các chính sách chủ yếu về nông
nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ :(1.5 điểm)
- Nông nghiệp : Thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương
thực. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật. Sau khi nộp đủ thuế quy định, nông
dân được toàn quyền sử dụng số dư thừa và tự do bán ra thị trường.
0.5đ
- Công nghiệp : Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng; Cho phép tư
nhân được thuê hoặc xây những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân) dưới sự
kiểm soát của nhà nước; Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở
Nga; Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt : giao thông vận tải, ngân hàng,
ngoại thương…; Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất công
nghiệp: chuyển các xí nghiệp sang hoạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương.
0.5đ
- Thương nghiệp và tiền tệ : Tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi; Nhà nước
mở lại các chợ, phát triển mối quan hệ kinh tế giữa thành thị và nông thôn; 1924,
Nhà nước phát hành đồng rúp mới.
0.5đ
* Tác động : (0.75 điểm)

- Đưa nước Nga vượt qua khủng hoảng kinh tế, chính trị. Nông nghiệp được
phục hồi nhanh chóng, đảm bảo cung cấp lương thực cho nông dân và nguồn
nông phẩm cho các trung tâm công nghiệp. Sản xuất công nghiệp và hoạt động
thương nghiệp được phục hồi và phát triển. Tình hình chính trị, xã hội ổn định,
đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.
0.5đ
- Để lại nhiều kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một
số nước sau này.
0.25đ
* Thực chất : (0.75 điểm)
- Thực chất của Chính sách kinh tế mới là chuyển từ nền kinh tế mà Nhà nước
nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế với nhiều thành phần và tự do buôn
bán do Nhà nước nắm các vị trí then chốt để thực hiện vai trò kiểm soát và điều
tiết kinh tế.
0.75đ
Câu 2 : ( 4 điểm)
* Xu thế toàn cầu hóa: 1.5 đ
- Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, từ đầu những năm
80 của thế kỷ XX, nhất là sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế
toàn cầu hóa.
0.25đ
- Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh
hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc
gia, các dân tộc trên thế giới.
0.25đ
- Xu thế toàn cầu hóa biểu hiện ở những lĩnh vực chủ yếu sau :
+ Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. 0.25đ
+ Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. 0.25đ
+ Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn, nhất là các
công ty khoa học – kĩ thuật.

0.25đ
+ Sự ra đời của các tổ chức liên kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu
vực : Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Liên minh Châu Âu (EU), Diễn đàn hợp tác
kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM)
… Các tổ chức này có vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề kinh
tế chung của thế giới và khu vực.
0.25đ
* Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát
triển:
2.5đ
- Là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, toàn cầu
hóa là xu thế khách quan, là một thực thể không thể đảo ngược. Nó vừa là thời
cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển.
0.25đ
+ Thời cơ: (1 điểm)
- Từ sau Chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh
thế giới bị đẩy lùi. Xu thế chung của thế giới là hòa bình, ổn định và hợp tác phát
triển.
0.25đ
- Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng
điểm; tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực và quốc tế.
0.25đ
- Các nước đang phát triển có thể khai thác các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật, công
nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài, nhất là tiến bộ khoa học – kĩ thuật, để
có thể “đi tắt đón đầu”, rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.
0.25đ
- Như thế, bối cảnh chung của thế giới là có nhiều cơ hội và thuận lợi cho các
nước trong công cuộc phát triển đất nước. Vấn đề là các nước phải có tầm nhìn
và không bỏ lỡ thời cơ. Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng tạo ra nhiều thách thức.
0.25đ

+ Thách thức : (1.25 điểm)
- Các nước đang phát triển phải nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm
kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế : phát
huy thế mạnh, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro, bất lợi và cả sai lầm để
có những bước đi thích hợp, kịp thời.
0.25đ
- Phần lớn các nước đang phát triển đều từ điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình
độ dân trí thấp, hạn chế nhiều về nguồn nhân lực chất lượng cao.
0.25đ
- Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới và các quan hệ kinh tế quốc tế
còn nhiều bất bình đẳng, gây nhiều thiệt hại đối với các nước đang phát triển.
0.25đ
- Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữa truyền
thống và hiện đại. Vấn đề sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay nợ.
0.25đ
- Những nguy cơ về ô nhiễm môi trường (khí hậu, nguồn nước, đất đai, xử lí chất
thải…).
0.25đ
Câu 3 : ( 4 điểm)
* Phong trào Cần Vương :
2.5đ
- Sau cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế thất bại (5/7/1885), Tôn Thất
Thuyết đã phò vua Hàm Nghi lánh ra Tân Sở (Quảng Trị) và tại đây ông đã
mượn danh nghĩa Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương (13/7/1885), kêu gọi văn thân,
sĩ phu đứng lên phò vua giết giặc cứu nước.
0.25đ
- Phong trào Cần Vương diễn ra qua 2 giai đoạn :
+ Giai đoạn 1 : 1885 – 1888.
- Hưởng ứng chiếu Cần Vương, phong trào đấu tranh chống Pháp đã diễn ra rầm 0.5đ
rộ, sôi nổi, rộng khắp, dưới sự chỉ huy thống nhất của Tôn Thất Thuyết và vua

Hàm Nghi. Trên địa bàn rộng lớn, từ miền Đồng bằng, ven biển lên đến miền
núi, khắp các tỉnh Bắc Kỳ và Trung Kỳ đâu đâu cũng có khởi nghĩa Cần Vương.
- Lực lượng tham gia là các sĩ phu, văn thân và đông đảo quần chúng nhân dân,
các dân tộc thiểu số, đặc biệt là nông dân.
0.25đ
- Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu : khởi nghĩa của Phan Đình Phùng, Cao Thắng
(Hà Tĩnh); khởi nghĩa của Phạm Bành, Đinh Công Tráng (Thanh Hóa); khởi
nghĩa của Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên)…
0.25đ
- 12/1886, Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện.
- 11/1888, do sự chỉ điểm của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi bị bắt và sau
đó bị đày sang Angiêri.
0.25đ
+ Giai đoạn 2 : 1888 – 1896.
- Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào không vì thế mà tan rã, trái lại vẫn
tiếp tục phát triển.
0.25đ
- Các cuộc khởi nghĩa đã chuyển địa bàn hoạt động từ vùng đồng bằng lên vùng
trung du và rừng núi, quy tụ lại thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có trình độ tổ
chức cao hơn và duy trì chiến đấu lâu dài.
0.25đ
- Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu : khởi nghĩa Bãi Sậy (Hưng Yên) của Nguyễn
Thiện Thuật; khởi nghĩa Ba Đình (Thanh Hóa) của Phạm Bành và Đinh Công
Tráng; khởi nghĩa Hùng Lĩnh (Thanh Hóa) của Tống Duy Tân…đặc biệt là cuộc
khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng (Hà Tĩnh) – cuộc khởi nghĩa tiêu
biểu nhất trong phong trào Cần Vương.
0.25đ
- Các cuộc khởi nghĩa trong giai đoạn này đã gây cho Pháp nhiều hy sinh, tổn
thất, nhưng đến năm 1896, với việc chấm dứt tiếng súng chống Pháp trên núi Vụ
Quang trong khởi nghĩa Hương Khê, phong trào Cần Vương đến đây kết thúc.

0.25đ
* Nguyên nhân thất bại : 1.5đ
- Chưa chú trọng chuẩn bị cơ sở vật chất để kháng chiến lâu dài, phong trào vẫn
mang tính chất địa phương, chưa liên kết và phát triển thành một phong trào có
quy mô toàn quốc.
0.5đ
- Ngọn cờ phong kiến đã trở nên lỗi thời, không còn đủ khả năng lãnh đạo nhân
dân ta đi đến thắng lợi cuối cùng trong cuộc kháng chiến chống xâm lược.
0.25đ
- Thực dân Pháp còn mạnh và cùng với sự phản bội của Việt gian đã tập trung
sức lực để đàn áp các cuộc khởi nghĩa.
0.25đ
- Tuy thất bai, nhưng phong trào Cần Vương có ý nghĩa lịch sử sâu sắc : là
phong trào kháng chiến rộng lớn, thể hiện truyền thống và khí phách anh hùng
của dân tộc ta, tạo tiền đề cho một cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc theo
khuynh hướng mới được hình thành vào những năm đầu thế kỷ XX.
0.5đ
Câu 4 : ( 4 điểm)
* Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng được thể hiện trong Hội
nghị Trung ương lần thứ 8 (5/1941) :
2.5đ
- Ngày 28/2/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt
Nam và đã triệu tập Hội nghị TW Đảng lần thứ 8 (từ 10 – 19/5/1941) tại Pác Bó
– Cao Bằng.
0.5đ
- Hội nghị khẳng định nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt của cách mạng là giải phóng
dân tộc.
0.5đ
- Tiếp tục tạm gác khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày”,
chỉ đưa ra khẩu hiệu “tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian chia cho dân cày

0.5đ
nghèo”, thực hiện giảm tô, giảm tức.
- Hội nghị xác định hình thái cuộc khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng
phần tiến lên tổng khởi nghĩa và kết luận : chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung
tâm của toàn Đảng, toàn dân trong giai đoạn hiện tại.
0.5đ
- Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh (gọi tắt là
Việt Minh) và giúp đỡ việc thành lập mặt trận ở Lào và Camphuchia.
0.5đ
* Ý nghĩa : 0.5đ
- Hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đã được đề ra từ Hội nghị lần
thứ 6 (11/1939). Hội nghị có tầm quan trọng quyết định đến thắng lợi của Cách
mạng tháng Tám năm 1945.
0.5đ
* Nguyên nhân có sự thay đổi đó là : 1.0đ
- Ngày 1/9/1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Nước Pháp tham chiến
ngay từ đầu nhưng đến tháng 6/1940, Pháp đã đầu hàng Đức. Thực dân Pháp ở
Đông Dương thừa dịp đó, tấn công cách mạng, nhưng khi Nhật vào Đông Dương
thì lại đầu hàng Nhật. Tất cả những sự kiện trên đã bộc lộ bản chất của thực dân
Pháp, vừa phản động, vừa hèn nhát trước nhân dân Đông Dương.
0.5đ
- Tháng 9/1940, Nhật vào Việt Nam. Pháp đầu hàng Nhật và cấu kết bắt tay với
Nhật cùng thống trị bóc lột nhân dân ta, nhân dân ta lâm vào cảnh “một cổ hai
tròng”. Mâu thuẫn dân tộc gay gắt hơn bao giờ hết. Vì vậy, Đảng ta đã sự thay
đổi trong chỉ đạo chiến lược, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
0.5đ
Câu 5 : ( 4 điểm)
- Sau khi giành được độc lập dân tộc, các nước Đông Nam Á đã bước vào con
đường phát triển kinh tế và tùy vào điều kiện của mình các nước đã thực hiện
những chiến lược phát triển kinh tế khác nhau. Đối với nhóm các nước sáng lập

ASEAN (Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Singapo và Philippin) thực hiện 2
chiến lược phát triển kinh tế : Tiến hành công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu
(chiến lược kinh tế hướng nội) và chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm
chủ đạo (chiến lược kinh tế hướng ngoại):
0.5đ
Chiến lược
Vấn đề
Hướng nội Hướng ngoại
Thời gian
Những năm 50 – 60 của thế
kỷ XX.
Những năm 60 – 70 của thế
kỷ XX trở đi.
0.5đ
Mục tiêu
Nhanh chóng xóa bỏ nghèo
nàn, lạc hậu, xây dựng nền
kinh tế tự chủ.
Khắc phục những hạn chế
của chiến lược hướng nội,
thúc đẩy nền kinhh tế tiếp
tục phát triển nhanh.
0.5đ
Nội dung
Đẩy mạnh phát triển các
ngành công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng nội địa, thay
thế hàng nhập khẩu, lấy thị
trường trong nước làm chỗ
dựa để phát triển sản xuất.

Mở cửa nền kinh tế, thu hút
vốn và kĩ thuật của nước
ngoài, tập trung sản xuất
hàng hóa để xuất khẩu, phát
triển ngoại thương.
1.0đ
Thành tựu Đáp ứng được nhu cầu cơ
bản của nhân dân trong
nước, góp phần giải quyết
nạn thất nghiệp.
Làm cho bộ mặt kinh tế –
xã hội các nước này biến
đổi to lớn. Tỉ trọng công
nghiệp lớn hơn nông
nghiệp, mậu dịch đối ngoại
tăng trưởng nhanh, tốc độ
0.75đ
tăng trưởng kinh tế cao.
Đặc biệt là Singapo trở
thành “con rồng kinh tế”
của Châu Á.
Hạn chế
Thiếu nguồn vốn, nguyên
liệu và công nghệ; chi phí
cao dẫn tới làm ăn thua lỗ,
tệ tham nhũng, quan liêu
phát triển, đời sống người
lao động còn khó khăn,
chưa giải quyết được quan
hệ giữa tăng trưởng với

công bằng xã hội.
Phụ thuộc vào vốn và thị
trường bên ngoài quá lớn,
đầu tư bất hợp lí, xảy ra
khủng hoảng kinh tế – tài
chính lớn (1997 – 1998)
song đã khắc phục được.
0.75đ

×