SỞ GD&ĐT BẾN TRE KỲ THI HỌC SINH GIỎI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẾN TRE ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Năm học 2008 – 2009
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN LỊCH SỬ
Thời gian: 180 phút
Câu 1 (4 điểm):Lịch sử thế giới
Các nước Đức, Mỹ, Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) có gì nổi bật?
Câu 2 (4 điểm):
Tại sao nói: Toàn cầu hóa vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển?
Câu 3: (4 điểm)
Trình bày những nét chính về Hội nghị Ban Chấp Hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941).
Câu 4 (4 điểm):Lịch sử Việt Nam.
Phân tích nguyên nhân thất bại và nêu ý nghĩa của phong trào yêu nước theo khuynh hướng
dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX .
Câu 5 ( 4điểm)
Lập niên biểu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925 theo những
nội dung sau: thời gian, nội dung hoạt động, ý nghĩa.
1
SỞ GD&ĐT BẾN TRE KỲ THI HỌC SINH GIỎI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẾN TRE ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Năm học 2008 – 2009
ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ
Thời gian: 180 phút
Câu 1 (4 điểm):Lịch sử thế giới
Các nước Đức, Mỹ, Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) có gì nổi bật?
191
8
192
3
Thời kì khủng hoảng kinh tế ( trừ Mỹ) và chính trị
-Đức: Bị bại trận hoàn toàn,lâm vào khủng hoảng mọi mặt:
+ Suy sụp kinh tế, chính trị, và quân sự.
+Mâu thuẫn xã hội gay gắt cách mạng dân chủ tư sản tháng 11/1918 thiết lập
nền cộng hòa Vây-ma.
+Kí hòa ước Vec-xai: mất 1/8 lãnh thổ…và bồi thường khoảng chiến phí khổng lồ.
0,25
0,25
-Mỹ:Là nước thắng trận và thu nhiều lợi từ chiến tranh:
+Kinh tế đạt mức tăng trưởng cao trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất.
+Chính trị, xã hội: Phong trào đấu tranh của công nhân diễn ra sôi nổi 5/1921
Đảng cộng sản Mỹ được thành lập.
0,25
0,25
-Nhật Bản: cũng là nước thắng trận trong thế chiến thứ nhất:
+Kinh tế *Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh mẽ
*Nông nghiệp lạc hậu.
+Chính trị, xã hội:Phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân bùng lên mạnh
mẽ như” phong trào bạo động lúa gạo”, bãi công của công nhân Cô-bê, Na-goi-a,
Ô-xa-ca…
0,25
0,25
1924
1929
Thời kì ổn định tạm thời
-Đức:
+Sản xuất công nghiệp vươn lên đứng đầu châu Âu
+Tham gia Hội Quốc liên
0,25
-Mỹ:Thời kì phát triển “Hoàn kim “của Mỹ 0,25
-Nhật Bản : thời gian ổn định tạm thời rất ngắn 0,25
1929
193
9
Thời kì khủng hoảng kinh tế:
+Các nước Đức,Mỹ, Nhật Bản đều lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế thừa.
+Gánh lấy hậu quả nặng nề nhất.
0,25
Thời kì tìm cách thoát khỏi khủng hoảng
-Đức:
+Thiết lập chế độ độc tài phát xít do Hit-le đứng đầu.
+Tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung , mệnh lệnh, nhằm phục vụ cho nhu
cầu quân sự.
+Chạy đua vũ trang chuẩn bị cuộc chiến tranh thế giới mới:
*Rút khỏi Hội Quốc liên.
*Ban hành lệnh tổng động viên với đội quân 1.500.000 người tiến hành kế
hoạch gây chiến
0,25
0,25
-Mỹ:+Thực hiện chính sách mới của Ru-dơ-ven đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng
hoảng, duy trì được nến dân chủ đại nghị.
+Quan hệ “ láng giềng thân thiện với Mỹ La Tinh, quan hệ ngoại giao với
Liên Xô và thi hành chính sách trung lập với các nước phát xít.
0,25
0,25
-Nhật Bản:
+Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước
+Tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa (Xâm lược Đông Bắc Trung Quốc).
0,25
0,25
**Học sinh nêu các ý ngoài nội dung trên mà thể hiện được nội dung trên thì tùy cách trình bày
hoặc có tính sáng tạo thì có thể vận dụng cho điểm.
Câu 2 (4 điểm):
2
Tại sao nói: Toàn cầu hóa vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển?
ĐÁP ÁN
Xu thế toàn cầu hóa xuất hiện từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, là hệ quả quan trọng của
cách mạng khoa học – công nghệ.
Đây là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất nên toàn cầu hóa là
xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được. Nó có mặt tích cực và tiêu cực, nhất
là đối với các nước đang phát triển. (0,5đ)
Như thế, toàn cầu hóa là thời cơ lịch sử, vừa là cơ hội to lớn, đồng thời cũng tạo ra thách
thức đối với các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam). (0,25đ)
• Cơ hội:
- Từ sau chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới đang được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới
bị đẩy lùi. Xu thế chung của thế giới là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển. (0,25đ)
- Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm; tăng
cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực và quốc tế. (0,25đ)
- Các nước đang phát triển có thể khai thác các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật, công nghệ và
kinh nghiệm quản lý từ bên ngoài, nhất là các tiến bộ khoa học kỹ thuật để rút ngắn thời
gian xây dựng và phát triển đất nước… (0,5đ)
Như thế, trong công cuộc phát triển đất nước, với nhiều cơ hội thuận lợi, đòi hỏi các nước đang
phát triển phải có tầm nhìn xa, không bỏ lỡ thời cơ. (0,25đ)
• Thách thức:
- Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con dường
(cách thức) hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế: biết phát huy thế mạnh, hạn chế
những rủi ro, bất lợi và cả sai lầm tới mức thấp nhất để có những bước đi thích hợp, kịp
thời. (0,25đ)
- Đa số các nước đang phát triển đều có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí thấp,
nên nguồn nhân lực có chất lượng cao còn hạn chế. (0,25đ)
- Các quan hệ kinh tế quốc tế còn nhiều bất bình đẳng, lại thêm sự cạnh trang quyết liệt của
thị trường thế giới, gây nhiều thiệt hại cho các nước đang phát triển. (0,5đ)
- Vấn đề sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay nợ. (0,25đ)
- Vấn đề giữ gìn bào vệ bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện
đại. (0,25đ)
- Nguy cơ bị xâm hại độc lập, chủ quyền của các dân tộc. (0,25đ)
- Nguy cơ về ô nhiễm môi trường (nguồn nước, đất đai, xử lí chất thải,…) nhất là gần đây có
sự biến đổi khí hậu. (0,25đ)
Câu 3: (4 điểm)
3
Trình bày những nét chính về Hội nghị Ban Chấp Hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941).
ĐÁP ÁN
a. Hoàn cảnh lịch sử:
• Thế giới: Chiến tranh thế giới thứ hai bước sang năm thứ ba, ngày càng quyết liệt.
- Phát xít Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô.
- Phát xít Nhật chuẩn bị mở rộng chiến tranh ở Thái Bình Dương.
- Thế giới hình thành hai trận tuyến: một bên là lực lượng dân chủ, một bên là khối phát xít.
Cuộc đấu tranh của nhân dân ta là một bộ phận của lực lượng dân chủ. (0,5đ)
• Trong nước:
- Dưới hai tầng áp bức, bóc lột của Pháp – Nhật, nhân dân Đông Dương vô cùng điêu đứng.
Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt, nhân dân sẵn sàng nổi dậy. (0,25đ)
- Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Sau một thời gian
chuẩn bị, Người triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
tại Pác Bó – Cao Bằng từ 10 đến 19/5/1941. (0,5đ)
b. Nội dung Hội nghị:
- Xác định mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta
với đế quốc phát xít Pháp- Nhật. (0,25đ).
- Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc – Chống đế quốc phát xít
Pháp – Nhật và tay sai, chống chiến tranh đế quốc. (0,5đ)
- Tiếp tục tạm gác khẩu hiệu ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng
công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng. (0,25đ)
- Hội nghị chỉ rõ sau khi giành được độc lập, sẽ thành lập chính phủ nhân dân của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa. (0,25đ)
- Đặt vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương. Hội nghị quyết định thành lập
Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (tức Mặt trận Việt Minh). (0,5đ)
- Về biện pháp cách mạng: Hội nghị chủ trương tiến hành khổi nghĩa vũ trang để giành
chính quyền, đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa và nhấn mạnh: chuẩn bị
khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của tòan Đảng, toàn dân. (0,25đ)
- Bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới, bầu Trường Chinh làm Tổng bí thư. (0,25đ)
c. Ý nghĩa:
- Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 là sự hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược
cách mạng của Đảng ta đã được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11/1939, đó là đặt
nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. (0,25đ)
- Chủ trương của Hội nghị Trung ương lần thứ 8 đã động viên toàn Đảng, toàn dân ta tích
cực chuẩn bị tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. (0,25đ)
Câu 4 (4 điểm):Lịch sử Việt Nam.
4
Phân tích nguyên nhân thất bại và nêu ý nghĩa của phong trào yêu nước theo khuynh
hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX .
Nguyên
nhân
khách
quan
-Hệ tư tưởng dân chủ tư sản đã suy yếu, không còn hấp dẫn như trước
+Từ sau cách mạng tháng Mười Nga tư tưởng vô sản đang phát triển
+Năm 1919 quốc tế cộng sản được thành lập .
+1928 phong trào vô sản hóa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đang
thực hiện trong nước.
0.25
0.25
-Thực dân Pháp còn mạnh, đủ sức đối phó với phong trào
+Bước ra khỏi chiến tranh thế giới với tư thế của người chiến thắng
+Tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần II ở Đông Dương
0,25
0,25
Nguyên
nhân
chủ
quan
-Giai cấp tư sản Việt Nam nhỏ bé về kinh tế , bị tư sản Pháp chèn ép nên phát
triển chậm chạp,/ yếu ớt, thái độ chính trị không kiên định dễ thỏa hiệp khi đế
quốc mạnh lên.( không có tinh thần đấu tranh triệt để).
0,25
0,25
-Giai cấp tiểu tư sản do đời sống kinh tế bấp bênh:
+Họ bị tư sản , đế quốc bóc lột, khinh rẻ…
+ Có tinh thần yêu nước nhưng dễ hoang mang , chưa kiên định, chỉ bồng bột,
hăng hái nhất thời.
0,25
0,25
-Các tổ chức non kém như Việt Nam Quốc Dân Đảng.
+Không nêu được cương lĩnh rõ ràng nhất quán.
+Tổ chức của Đảng lỏng lẻo.
+Thành phần đảng viên phức tạp.
+Không lôi kéo, tập hợp được đông đảo quần chúng tham gia.
0,25
0,25
-Sau khởi nghĩa Yên Bái, tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng hoàn toàn tan rã,
khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản thất bại, hệ tư tưởng tư sản tỏ ra bất
lực trước nhiệm vụ của lịch sử của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
0,25
0,25
Ý nghĩa
lịch
sử
-Cổ vũ khơi dậy lòng yêu nước, truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc,
góp phần truyền bá những tư tưởng tiến bộ vào nước ta.
0,25
0,25
-Góp phần hỗ trợ và thúc đẩy phong trào đấu tranh của công nhân. 0,25
-Phong trào yêu nước là một trong ba nhân tố thành lập đảng cộng sản Việt
Nam
0,25
**Học sinh nêu các ý ngoài nội dung trên mà thể hiện được yêu cầu câu hỏi thì tùy cách trình bày
hoặc có tính sáng tạo thì có thể vận dụng cho điểm.
Câu 5 ( 4điểm)
5
Lập niên biểu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925 theo những
nội dung sau: thời gian, nội dung hoạt động, ý nghĩa.
ĐÁP ÁN
Thời gian Nội dung hoạt động Ý nghĩa Điểm
5/6/1911
Từ bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu
nước
Bắt đầu cuộc hành trình tìm
đường cứu nước
0,25
1911-1917
Đi nhiều nước ở Châu Âu, Châu Phi,
Châu Mĩ (đến 1917 trở lại Pháp)
Quá trình tìm đường cứu
nước, Người nhận thức rõ
bạn và thù
0,25
1919
-Gia nhập Đảng Xã hội Pháp.
-Gửi “Bản yêu sách của nhân dân An
Nam” đến Hội nghị Vec xai, đòi quyền tự
do, dân chủ, bình đẳng và quyền tự quyết
cho nhân dân Việt Nam
Gây tiếng vang lớn đối với
nhân dân Việt Nam và nhân
dân các thuộc địa Pháp
0,25
7/1920
Đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận
cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của
Lênin
Tìm thấy con đường cứu
nước mới: giải phóng dân tộc
theo con đường cách mạng
vô sản
0,5
12/1920
Tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và
tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp
Từ một người yêu nước trở
thành đảng viên cộng sản
0,5
1921
Thành lập “ Hội Liên hiệp thuộc địa” ở
Pari
Đòan kết các dân tộc thuộc
địa đấu tranh chống chủ
nghĩa đế quốc
0,25
1922-1923
-Xuất bản báo “Người cùng khổ” (Le
Paria)
-Viết nhiều bài cho các báo Nhân Đạo,
Đời sống công nhân,…
(Đặc biệt là xuất bản tác phẩm “bản án
chế độ thực dân Pháp” ở Pari 1925)
Tố cáo tội ác của thực dân,
tuyên truyền đấu tranh
0,5
6/1923 đến
10/1923
Đi Liên Xô dự Hội nghị quốc tế nông dân Được bầu vào BCH Hội và ở
lại Liên Xô nghiên cứu và
học tập
0,25
7/1924
Dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần V, trình
bày quan điểm về vị trí chiến lược của
cách mạng các nước thuộc địa
Là bước ngoặt quan trọng trở
thành ủy viên BCH quốc tế
Cộng sản
0,5
11/1924
Đến Quảng Châu (Trung Quốc) Chuẩn bị về chính trị, tư
tưởng cho sự thành lập Đảng
0,25
6/1925
Thành lập “Hội Việt Nam Cách mạng
thanh niên
Trực tiếp đào tạo cán bộ, xây
dựng tổ chức cách mạng,
truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê
nin vào Việt Nam.
0,5
6