Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

tạp chí nghiên cứu khoa học số 3 năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (953.73 KB, 92 trang )

XÂY DỰNG QUY TRÌNH CÔ LẬP ĐẢO TỤY TẠI VIỆT NAM VÀ SƠ BỘ ĐÁNH
GIÁ HIỆU QUẢ CỦA GHÉP ĐẢO TỤY TRÊN CHUỘT BỊ GÂY BỆNH ĐÁI THÁO
ĐƯỜNG TYP 1 BẰNG STREPTOZOCIN
Đỗ Doãn Lợi
1
, Đặng Thị Ngọc Dung
1
, Nguyễn Khánh Hòa
1
, Lê Minh Giáp
2

1
Trường Đại học Y Hà Nội
2
Viện Sốt rét và Ký sinh trùng Trung ương

Bệnh đái tháo đường typ 1 gây ra do tế bào beta của đảo tụy bị phá vỡ dẫn tới tụy mất khả năng bài tiết insulin để
duy trì nồng độ glucose trong máu. Ghép đảo tụy là một phương pháp điều trị mới đang được tiến hành ở một số
trung tâm nghiên cứu. Mục tiêu: Xây dựng phương pháp cô lập đảo tụy phù hợp với điều kiện Việt Nam. Sơ bộ đánh
giá hiệu quả của phương pháp ghép đảo tụy cho chuột đái tháo đường typ 1 vào phúc mạc. Nghiên cứu: So sánh đối
chứng hai phương pháp cô lập đảp tụy. Theo dõi hiệu quả ghép tụy cho chuột đái tháo đường typ 1 gây bằng
streptozocin. Kết quả: Xây dựng được công thức pha chế dung dịch Hank’s dùng cho cô lập đảo tụy. Đơn giản hoá
được một số bước trong quy trình cô lập đảo tụy chuẩn học tập ở Karolinska, Thụy Điển mà không làm ảnh hưởng
đến hình thái và chức năng của đảo tụy. Ghép sơ bộ ban đầu đảo tụy cho 5 chuột đái tháo đường typ 1 nặng và theo
dõi trong 30 ngày. Kết luận: Phương pháp cô lập đảo tụy đơn giản giúp tiết kiệm tới 70% kinh phí mà vẫn đảm bảo
cho đảo tụy có hình thái và chức năng bình thường. Phương pháp ghép tụy qua đường phúc mạc cải thiện được tình
trạng glucose máu của chuột nhưng chỉ duy trì được trong thời gian ngắn.
Từ khóa: tiểu đảo tụy, đái tháo đường typ I, tế bào beta


Summary
DEVELOP PROCESURE OF ISLET ISOLATION CONSISTENT WITH
VIETNAM’S CONDITION AND PRE - EVALUATION OF THE EFFECTIVENESS
OF ISLET TRANSPLANTATION ON MOUSE INDUCED TYPE I DIABETES
Diabetes mellitus typeis a form ofdiabetes mellitusresults fromof- producingcellstheleading to loss of
pancreatic insulin secretion to maintain blood glucose concentrations. Islet transplantation is theisolated islets
from a donorinto another person. It is a new treatment is being conducted in several research centers.
Objective: Develop methods of islet isolation consistent with Vietnam's conditions. Preliminary evaluation
of the effectiveness of islet transplantation method for mouse type 1 diabetes on peritoneal dialysis.
Research Methodology: Comparison of two methods of confronting islet isolation. Monitor the
effectiveness of pancreas transplants for type 1 diabetic mice caused streptozocin. Results: Building the
form of Hank's solution used for islet isolation. Simplifying some steps of the process of islet isolation
standards learning from Karolinska, Sweden, without affecting the morphology and function of the islet.
Preliminary transplant islet for five serious type 1 diabetic mice and monitoring for 30 days. Conclusion:
The simplification of method of islet isolation saves the cost up to 70% while maintaining normal islet
morphology and function. Pancreatic grafting via peritoneal improve the status of mice’s blood glucose
status but only in short period.
Keywords: pancreas islet, Diabetis type I, beta cell
HCV - RNA VÀ KIỂU GEN VIRUS VIÊM GAN C (HCV) Ở BỆNH NHÂN CHẠY
THẬN NHÂN TẠO (TNT) TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Vũ Thị Tường Vân
Bệnh viện Bạch Mai

Xác định tỷ lệ HCV - RNA ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo (TNT) có anti - HCV (+) và mô tả kiểu gen của virus
viêm gan C ở bệnh nhân chạy TNT có HCV - RNA (+). Đối tượng và Phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành trên
70 bệnh nhân chạy thận nhân tạo có anti - HCV (+) tại bệnh viện Bạch Mai trong thời gian 2 năm (2006 – 2008).
Phương pháp nghiên cứu điều tra ngang, HCV - RNA được xác định bằng kỹ thuật Real - time RT - PCR với bộ sinh
phẩm COBAS
®
AmpliPrep/ COBAS

®
TaqMan
®
HCV Test. (Roche). Kiểu gen HCV được xác định bằng kỹ thuật Real
– time RT - PCR. Kết quả và Kết luận: Trong số 70 bệnh nhân chạy TNT có anti - HCV (+), 64 trường hợp có HCV -
RNA chiếm 91,43% cho thấy mối nguy cơ lớn lây nhiễm chéo cho những bệnh nhân ở cùng một trung tâm lọc máu.
36 trường hợp (56,25%) có tải lượng virus (viral load - ước lượng số virus có trong máu) > 10
6
copies/ml. Kiểu gen 6
(50%) chiếm tỷ lệ cao nhất, kiểu gen 1 (43,75%), có 4 trường hợp nhiễm phối hợp hai kiểu gen: một trường hợp
nhiễm phối hợp 1 và 2 (1,56%) và 3 trường hợp nhiễm phối hợp 6 và 2 (4,69%).
Từ khóa: HCV, kiểu gen HCV, bệnh nhân chạy thận nhân tạo, bệnh viện Bạch Mai
Summary
HCV-RNA AND GENOTYPE OF HEPATITIS C VIRUS (HCV) IN
HEMODIALYSIS PATIENTS AT BACH MAI HOSPITAL
Objective: To evaluate the rate of HCV - RNA in hemodialysis patients with anti - HCV positive in
Bach Mai hospital as well as HCV genotypes in these patients. Subject: The study was conducted on 70
hemodialysis patients with anti - HCV (+) at Bach Mai Hospital for 2 years (2006 - 2008). Methods: The
study was conducted by the description of cross - sectional. The presence of HCV - RNA in patients with
anti - HCV positive was determined by real time RT PCR with qualitative COBAS
®
AmpliPrep/ COBAS
®

TaqMan
®
HCV Test. (Roche) and HCV genotype was determined by real time RT PCR. Results and
Conclusion: Of the 70 hemodialysis patient, 64 (91.43%) were found to be HCV - RNA positive. Among
them, 36 (56.25) had viral load more than 10
6

copy/ml, showed risk of patient - to - patient transfer of HCV
infection in hemodialysis unit. The distribution of the HCV genotype was as follows: HCV genotype 6
(50%) was the most prevalence, followed by genotype 1 (43.75%); and 4 patients were observed as with
mixed genotype infection: associating genotypes 1 and 2 (1.56%); associating genotypes 2 and 6
(4.69%).
Keywords: HCV - RNA, HCV genotype, hemodialysis patients, Bach Mai hospital
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
KIỂU GEN VIRUS VIÊM GAN C (HCV) Ở BỆNH NHÂN CHẠY THẬN NHÂN
TẠO TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Trương Thái Phương, Vũ Thị Tường Vân
Bệnh viện Bạch Mai
Nghiên cứu được tiến hành nhằm mô tả kiểu gen (genotype) HCV ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại bệnh viện
Bạch Mai. Tìm hiểu mối liên quan giữa một số yếu tố dịch tễ với sự phân bố kiểu gen HCV trên nhóm đối tượng này.
Đối tượng và Phương pháp: nghiên cứu ngang trên 64 bệnh nhân chạy thận nhân tạo (TNT) tại bệnh viện Bạch Mai
trong thời gian 2 năm (2006 – 2008), có tải lượng virus viêm gan C (HCV) 102 ÷ 106copies/ml. Xác định kiểu gen
HCV, một số đặc điểm phân bố kiểu gen HCV và thời gian chạy thận nhân tạo. Kỹ thuật sử dụng trong Nghiên cứu:
kỹ thuật Real - time PCR xác định kiểu gen HCV. Kết quả: nhiễm HCV ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo có các kiểu
gen được xác định như sau kiểu gen 1 (43,75%), kiểu gen 6 (50%), đồng nhiễm kiểu gen 1 và 2 (1,56%) và đồng
nhiễm kiểu gen 6 và 2 (4,69%). Kết luận: bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại bệnh viện Bạch Mai nhiễm virus viêm
gan C có kiểu gen 1 và 6 của virus viêm gan C chiếm ưu thế; Kiểu gen 2 chỉ gặp trong nhiễm phối hợp với một kiểu
gen khác và chiếm một tỷ lệ nhỏ. Thời gian lọc máu càng dài và truyền máu có thể là nguy cơ nhiễm phối hợp nhiều
kiểu gen HCV.
Từ khóa: HCV, kiểu gen HCV, bệnh nhân chạy thận nhân tạo (TNT), bệnh viện Bạch Mai
Summary
RESEARCH ON SOME CHARACTERISTICS OF DISTRIBUTION AND
FACTORS RELATED TO HEPATITIS C VIRUS (HCV) GENOTYPE IN
HEMODIALYSIS PATIENTS AT BACH MAI HOSPITAL (2006 – 2008)
Description genotype of HCV in hemodialysis patients at Bach Mai Hospital. Understanding the
relationship between epidemiological factors with the distribution of HCV genotypes in this group.
Subjects and Methods: The study was conducted on 64 hemodialysis patients at Bach Mai hospital

during 2006 - 2008. The study was conducted by the description of cross - sectional progressive study,
determine the genotype of HCV infection and distribution, molecular epidemiology of hepatitis C in
hemodialysis patients. Using Real - time PCR determination HCV genotype. Rerults: The results of this
study indicate that the dominant HCV genotypes among patients treated by hemodialysis in Bach Mai
hospital were 6 and 1 accounting for 50% and 43.75%, respectively. The distribution of other HCV genotypes
showed mixed infection of HCV genotype 1 and 2 (1.56%), genotype 2 and 6, 4.69%. Conclussion:
Duration of hemodialysis and history of blood transfusion suggest as risk factors for mixed infection of
HCV genotype.
Keywords: HCV, HCV genotype, hemodialysis patients, Bach Mai hospital
NGHIÊN CỨU TỶ LỆ KHÁNG THỂ KHÁNG DENGUE VÀ KHÁNG NGUYÊN
NS1 CỦA VIRUS DENGUE TRÊN BỆNH NHÂN CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG SỐT
DENGUE/SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Vũ Thị Tường Vân
Bệnh viện Bạch Mai

Xác định tỷ lệ bệnh nhân có kháng nguyên NS1, kháng thể kháng virus dengue có giá trị chẩn đoán trên những
BN được chẩn đoán lâm sàng là sốt dengue/sốt xuất huyết dengue (SD/SXHD) đến khám và điều trị tại bệnh viện
Bạch Mai. Đối tượng và Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang tại phòng xét nghiệm 315 mẫu máu của
những bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng là SD/SXHD trong năm 2009 - 2010. Kết quả và Kết luận: Tỷ lệ bệnh
nhân trong nhóm nghiên cứu có kháng nguyên NS1 trong huyết thanh là 60,63%. Kháng thể kháng virus dengue là
83,17%. Trong số đó có 21,58% bệnh nhân nhiễm virus dengue tiên phát, 61,58% bệnh nhân nhiễm virus dengue thứ
phát.
Từ khóa: sốt dengue/ sốt xuất huyết dengue, kháng nguyên NS1, kháng thể kháng virus dengue IgG/IgM

Summary
STUDY THE RATE OF DENGUE ANTIBODIES AND NS1 ANTIGEN OF
DENGUE VIRUS IN PATIENTS CLINICALLY DIAGNOSED DENGUE FEVER/
DENGUE HEMORRHAGIC FEVER AT BACH MAI HOSPITAL
To determine the rate of patients with NS1 antigen, dengue virus antibodies have diagnostic value in
patients clinically diagnosed as dengue fever/dengue hemorrhagic fever (SD/DHF) who were treated at

Bach Mai Hospital. Subjects: 315 blood samples of patients clinically diagnosed as SD/DHF in 2009 -
2010. Method: cross - sectional described research in the laboratory includes of prospective and retrospective.
Results and Conclusions: The proportion of patients in the study group with NS1 antigen in serum was
60.63%, antibodies to dengue virus was 83.17%. Among them 21.58% of patients with primary dengue
virus infection and 61.58% patients with secondary dengue virus infection. NSA1 antigen appears highest
from days 1 to 3 (75%). The NS1 positive rate was found significantly higher in primary than in secondary
infection (p < 0,001).
Keywords: dengue fever/dengue hemorrhagic fever, NS1 antigen, dengue virus antibodies
(IgG/IgM)
PHÁT HIỆN NGƯỜI MANG GEN BỆNH THOÁI HÓA CƠ TỦY BẰNG KỸ
THUẬT MULTIPLEX LIGATION - DEPENDENT PROBE AMPLIFICATION
Lê Thị Hương Lan
1
, Trần Vân Khánh
1
, Vũ Chí Dũng
2
, Nguyễn Thị Hà
1
,Tạ Thành Văn
1

1
Trường Đại học Y Hà Nội,
2
Bệnh viện Nhi Trung ương

MLPA là kỹ thuật được sử dụng để phát hiện người lành mang gen bệnh của một số bệnh lý di truyền trong đó có
bệnh thoái hóa cơ tủy (Spinal Muscular Atrophy - SMA). MLPA cho phép chẩn đoán tổn thương gen một cách chính
xác và nhanh chóng. Mục tiêu: Phát hiện người lành mang gen bệnh trong các thành viên của 25 gia đình bệnh nhân

SMA bằng kỹ thuật MLPA. Đối tượng và Phương pháp: Bệnh nhân được chẩn đoán SMA nhờ triệu chứng lâm sàng
và cận lâm sàng điển hình; DNA tổng số được tách chiết từ máu ngoại vi; sử dụng kỹ thuật MLPA phát hiện người
lành mang gen bệnh. Kết quả: 100% bố mẹ của 25 gia đình bệnh nhân SMA là người mang gen bệnh. 24/54 người
anh, chị và em trong 25 gia đình bệnh nhân SMA được phát hiện là người lành mang gen bệnh (44,4%), 30/54 thành
viên của 25 gia đình bệnh nhân không mang gen bệnh (55,6%).
Từ khóa: Thoái hóa cơ tủy (SMA), nguời lành mang gen, MLPA
Summary
CARRIER DETECTION OF SPINAL MUSCULAR ATROPHY USING
MULTIPLEX LIGATION - DEPENDENT PROBE AMPLIFICAITON
MLPA (Multiplex Ligation - dependent Probe Amplification) is a key technique to analyze duplication
and deletion in various genetic disorders. MLPA is powerful and rapid technique to detect the mutation.
Objective: to detect the carriers in family members of patients with SMA. Method: total DNA was
extracted from blood; MLPA are carried out to detect the carriers. Results: In parents group, 100% are
carriers. In sibling members group, 24 out of 54 cases are carriers (44. 4%) and remaining cases (30/54)
are none carriers (55.6%).
Keywords: SMA, carriers and compound heterozygous patients, non carriers, MLPA
XÂY DỰNG QUY TRÌNH PHÁT HIỆN ĐỘT BIẾN GEN
ATP7B GÂY BỆNH WILSON
Hồ Cẩm Tú, Tạ Minh Hiếu, Trần Vân Khánh, Tạ Thành Văn
Trường Đại học Y Hà Nội

Đột biến gen ATP7B (Copper transporting P - type adenosine triphosphatase) được chứng minh là nguyên nhân
gây bệnh Wilson. Mục tiêu: Xây dựng quy trình phát hiện đột biến gen ATP7B gây bệnh Wilson. Đối tượng và
Phương pháp: 01 bệnh nhân Wilson đã được chẩn đoán xác định dựa vào triệu chứng lâm sàng điển hình; Tách
chiết DNA từ máu ngoại vi; Phản ứng PCR khuếch đại toàn bộ gen ATP7B sử dụng 25 cặp mồi đặc hiệu tương ứng
với 21 exon của gen ATP7B. Sản phẩm PCR được giải trình tự gen trực tiếp để xác định đột biến gen ATP7B. Kết
quả: Xác định được 2 đột biến điểm dạng dị hợp tử: nonsense p.S105Stop trên exon 2 và p.K832R trên exon 10. Kết
luận: Đã xây dựng thành công quy trình phát hiện đột biến gen ATP7B gây bệnh Wilson.
Từ khóa: Bệnh Wilson, Đột biến gen ATP7B
Summary

IDENTIFICATION OF ATP7B GENE MUTATION CAUSING WILSON DISEASE
ATP7B gene mutation has been shown to cause Wilson disease. Objective: Detection of ATP7B gene
muation that cause Wilson disease. Methods: a Wilson patient has been diagnosed as Wilson’s disease
base on specific clinical features; DNA total was extracted from peripheral blood; PCR was carried out to
amplify whole ATP7B gene using 25 specific primers which correspond to 21 exons of ATP7B gene. PCR
products were directly sequenced to find the mutation in ATP7B gene. Result: 2 heterozygous mutations
were found including one nonsense mutation in exon 2 (p.S105Stop) and other missense mutation in exon
10 (p.K832R). Conclusion: Identification of ATP7B gene mutation was successfully applied in Vietnam.
Keywords: Wilson, ATP7B mutation
BIỂU HIỆN, TINH SẠCH PROTEIN TÁI TỔ HỢP TIỂU ĐƠN VỊ B ĐỘC TỐ
KHÔNG CHỊU NHIỆT LT CỦA E. COLI
Trần Huy Hoàng
2
, Trần Vân Khánh
1
, Nguyễn Hữu Thọ
1
, Nguyễn Thu Thuý
1
, Tạ Thành Văn
1

1
Trường Đại học Y Hà Nội;
2
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

E.coli sinh độc tố ruột (ETEC) là một căn nguyên gây tiêu chảy thường gặp ở trẻ em tại các nước đang phát triển.
Tiểu đơn vị B độc tố không chịu nhiệt (LTB) đã và đang được nghiên cứu để làm vắc xin, tá chất trong vắc xin uống
để kích thích miễn dịch cũng như sử dụng để phát triển các bộ kit để phát hiện độc tố LT. Mục tiêu: (1) Biểu hiện

protein tái tổ hợp LTB trong E.coli, (2) Tinh sạch protein tái tổ hợp LTB. Phương pháp: sử dụng vector pGEX - GST -
LTB để biểu hiện protein tái tổ hợp LTB trong tế bào E.coli BL21. Tinh sạch protein tái tổ hợp bằng cột glutathione -
sepharose và kiểm tra độ tinh sạch của protein tái tổ hợp bằng điện di SDS - polyacrylamid và Western bloting. Kết
quả:
(1)
Biểu hiện thành công protein tái tổ hợp LTB,
(2)
Protein tái tổ hợp được tinh sạch ở mức độ cao.
Từ khóa: E.coli, protein tái tổ hợp tiểu đơn vị B
Summary
EXPRESSION AND PURIFICATION OF HEAT LABILE TOXIN
SUBUNITS B OF E. COLI
Enterotoxigenic Escherichia coli(ETEC) is one of the most common agents causing diarrhea for
children in developing countries. Recombinant Heat labile toxin subunits B (rLTB) of ETEC have been
studied as vaccines against disease, adjuvant for mucosal vaccination as well as for development kit to
detect heat labile toxin. Objective: (1) Expressed LTB recombinant protein in E. coli, (2) Purified LTB
recombinant protein. Method: Using pGEX - GST - LTB vector to express LTB in E. coli. Recombinant
protein was purified with glutathione - sepharose gel column and then evaluated by SDS page and
western blotting Results: LTB Recombinant protein was highly purified with glutathione - sepharose
column.
Keywords: Escherichia coli, Recombinant protein
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA EGCG CHÈ XANH (CAMELLIA SINENSIS)
TRÊN DÒNG TẾ BÀO UNG THƯ VÚ NUÔI CẤY
Bùi Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Hà ,Tạ Thành Văn
Trường Đại học Y Hà Nội

Nhiều nghiên cứu in vitro và in vivo cho thấy Epigallocatechin - 3 - gallate (EGCG) của chè xanh có khả năng
ngăn ngừa, hạn chế quá trình phát triển của các bệnh lý liên quan đến hoạt động của gốc tự do. Mục tiêu: Đánh giá
khả năng ức chế sự phát triển tế bào và tác dụng gây chết tế bào theo chương trình (apoptosis) của EGCG chè xanh
trên dòng tế bào ung thư vú người MCF7. Đối tượng và Phương pháp: Sử dụng dòng tế bào ung thư vú MCF7 để

khảo sát tác dụng của EGCG in vitro, thông qua các chỉ số: giá trị IC50, tỷ lệ tế bào sống, DNA ladder và hoạt độ
caspase - 3. Kết quả: EGCG chè xanh có khả năng ức chế sự phát triển dòng tế bào ung thư vú MCF7 (92,2 -
25,1%), tác dụng này phụ thuộc vào liều (12,5 - 200mM) và thời gian tác dụng (48 - 72h). Giá trị ức chế 50% (IC
50
) =
43,13µM. EGCG chè xanh gây quá trình apoptosis trên dòng tế bào ung thư vú MCF7 thể hiện qua sự đứt gãy DNA,
sự đứt gãy DNA, sự hoạt hoá enzym caspase - 3 và nồng độ EGCG chè xanh 12,5µM÷50µM gây apoptosis với hiệu
lực cao nhất.
Từ khoá: Dòng tế bào ung thư vú MCF7, EGCG chè xanh, DNA ladder, apoptosis

Summary
EFFECT OF GREEN TEA (CAMELLIA SINENSIS) (-) - EPIGALLOCATECHIN -
3 - GALLATE (EGCG) ON BREAST CANCER CELL LINE
Epigallocatechin - 3 - gallate (EGCG) has been shown to have anticarcinogenic effects in vitro and in
vivo models, and this effect is mediated at least inpart by its ability to induce apoptosis in cancer
cells.Ojective: To investigate in vitro the anti proliferative and the induction of apoptosis on human breast
cancer cell line.Methods: Using the MCF7 human breast cancer cell line as an in vitro models to
determine the effect of EGCG.Results and Conclusion: Treatment of EGCG resulted in dose - dependent
(12,5 - 200mM) and time - dependent (48 - 72 hours) in hibition of cellular proliferation (92.2% - 25.1%)
and values of IC
50
is 46,56mM. Decrease in cell viabity as associated with the induction of apoptosis
which was analyred by DNA ladder and activation of caspase - 3, as well as EGCG in dose (12,5 - 50mM).
Keywords: MCF 7 breast cancer cell line, EGCG, DNA ladder, apoptosis
CHẨN ĐOÁN SIÊU ÂM TRƯỚC SINH VÀ PHÂN TÍCH NHIỄM SẮC THỂ
Ở NHỮNG TRƯỜNG HỢP NANG BẠCH HUYẾT (CYSTIC HYGROMA)

Trần Danh Cuờng
Truờng Đại học Y Hà Nội


Mô tả hình ảnh siêu âm nang bạch huyết trước sinh và kết quả phân tích nhiễm sắc thể bằng tế bào nước ối ở
những trường hợp này. Nghiên cứu mô tả tiến cứu 37 thai phụ chẩn đoán siêu âm, chọc hút nước ối, phân tích nhiễm
sắc thể, đình chỉ thai nghén và thăm khám thai nhi sau khi gây sảy thai. Kết quả cho thấy hình ảnh siêu âm đặc trưng
là những khối chứa dịch vùng gáy có vách ngăn, phát triển cân xứng hai bên cổ ở 100% trường hợp. Tỷ lệ bất thường
nhiễm sắc thể rất lớn 70,3% trong đó phần lớn là hội chứng turner (45,X) 48,6%. Tiên lượng chung là xấu với tỷ lệ
đình chỉ thai nghén 100% kể cả những trường hợp có kết quả phân tích NST bình thường do các bất thường nặng
kèm theo của thai như phù thai. Kết luận: cystic hygroma có khả năng chẩn đoán trước sinh bởi hình ảnh siêu âm
đặc trưng, có tiên lượng xấu, tỷ lệ dị dạng nhiễm sắc thể rất cao và chủ yếu là hội chứng Turner.
Từ khóa: nang bạch huyết, bất thường nhiễm sắc thể, hội chứng Turner


Summary
PRENATAL ULTRASOUND DIAGNOSIS AND CHROMOSOMAL
ABNORMALITIES OF FETAL CYSTIC HYGROMA
Cystic hygroma is a congenital malformation which can be prenetal diagnosised by ultrasound.
Objective: prenatal diagnosis of cystic hygroma by ultrasound and chromosomal analysis of fetal cystic
hygroma. Methods prospective study of 37 cases diagnosied cystic hygroma and amniocentesis for
chromosome analysis. Results: The rate of chromosomal abnormalities is 70.3%, the Turner syndrome
(45,X) is 48.6%. Conclusion: cystic hygroma can be prenatal diagnosised by ultrasound. The rate of
chromosomal abnormalities is very high, the most commom chromosomal disorder is Turner syndrome.
Keywords: cystic hygroma, chromosomal abnormalitie, Turner syndrome
ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PCR ĐA MỒI, ĐIỆN DI POLYACRYLAMIDE, NHUỘM
BẠC ĐỂ PHÁT HIỆN CÁC LOCÚT STR TRONG XÁC ĐỊNH HUYẾT THỐNG
Nguyễn Đức Nhự
Viện Pháp y Quốc gia

Nghiên cứu nhằm hoàn thiện kỹ thuật PCR đa mồi, điện di polyacrylamide, nhuộm bạc trong xác định huyết thống.
Đối tượng và Phương pháp: 154 cá thể từ 50 cặp nghi ngờ bố - con, 18 gia đình có bố, mẹ, con được phân tích
ADN từ mẫu máu, móng tay, tóc, hoặc tế bào niêm mạc miệng để xác định quan hệ huyết thống tại Viện Pháp y Quốc
gia. Kết quả: ADN tách chiết từ các mẫu sinh phẩm khác nhau bằng phương pháp chelex đều có nồng độ tương đối

cao. Mẫu máu cho nồng độ ADN cao nhất, tiếp đến là mẫu tế bào niêm mạc miệng, mẫu móng tay và mẫu tóc. Phản
ứng PCR đa mồi theo từng bộ ba locút STR, điện di gel polyacrylamide và nhuộm bạc cho các băng rõ ràng, sắc nét.
Qua phân tích 15 locút STR đã xác định được 55 cặp bố - con có quan hệ huyết thống với độ chính xác đạt 99,97%
đến 99,999% và 13 cặp bố - con không có quan hệ huyết thống. Kết luận: Đã hoàn thiện được kỹ thuật, PCR đa mồi,
điện di gel polyacrylamide và nhuộm bạc.
Từ khóa: Phân tích ADN, xác định huyết thống
Summary
APPLICATION OF MULTIPLEX PCR, POLYACRYLAMIDE
ELECTROPHORESIS, SILVER STAIN TECHNIQUE TO DETECT STR LOCI IN
PATERNITY TEST
Objectives: To complete techniques of multiplex PCR, polyacrylamide electrophoresis and silver
stained in paternity test. Subjects and Methods: 154 individuals from 50 pairs of father - child suspects,
18 families with father, mother, child were analyzed DNA samples from blood, nails, hairs, or buccal
swabs in paternity test at the National Institute of Forensic Medicine. Results: DNA extraction from
different biological samples have relatively high concentrations. Blood samples for DNA, the highest
concentration, followed by the sample of buccal swabs, nail and hair samples. Multiplex PCR for each of
the three STR loci, electrophoresis on polyacrylamide gel and silver stained for clear and sharp bands.
After analyzing on 15 STR loci, we identified 55 pairs of parent - child have blood relationship with the
probability of paternity from 99.97% to 99.999%, and 13 pairs have no blood relationship. Conclusion:
We have completed techniques of multiplex PCR, polyacrylamide electrophoresis and silver staining.
Keywords: DNA analysis, paternity test
NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN SỚM SỐC NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM TẠI KHOA
HỒI SỨC CẤP CỨU BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Phạm Văn Thắng
Truờng Đại học Y Hà Nội

Xác định một số triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng giúp chẩn đoán sớm sốc nhiễm khuẩn. Đối tượng và
Phương pháp: mô tả tiến cứu 67 bệnh nhi được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn (SNK) điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu
(HSCC), bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 6 năm 2003 đến tháng 11 năm 2006. Tiêu chuẩn chẩn đoán SNK theo
ACCM /SCCM - 2002. Kết quả cho thấy các triệu chứng lâm sàng: thay đổi ý thức với PPV 76%, Sn 91%, Sp 73% và

p < 0,001; dấu hiệu mạch nhanh với PPV 68%, Sn 88%, Sp 58% và p < 0,001; triệu chứng bài niệu ít với PPV 72%,
Sn 76%, Sp 70% và p < 0,001; dấu hiệu refill kéo dài với PPV 74%, Sn 91%, Sp 66% và p < 0,001; nồng độ lactat
máu tăng với PPV 62%, Sn 40%, Sp 76% và p < 0,05. Kết luận: có thể dựa vào các triệu chứng thay đổi ý thức,
mạch nhanh, bài niệu ít, rfill kéo dài và lactate tăng để chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn trẻ em.
Từ khóa: sốc nhiễm khuẩn trẻ em, chẩn đoán sớm sốc nhiễm khuẩn
Summary
STUDY ON EARLY DIAGNOSIS OF PEDIATRIC SEPTIC SHOCK IN
INTENSIVE CARE UNIT OF THE NATIONAL HOSPITAL OF PEDIATRICS
Objective: to find some clinical and laboratoy symptomes to diagnose early pediatric septic shock.
Patients and Method: 67 patients were diagnosed septick shock treated in intensive care unit (ICU) of
National hospital of peditrics (NHP) from june 2003 to november 2006, createria of diagnosis septic shock
base on ACCM/SCCM - 2002, Method: prospective description. Results: the clinical and laboratory
symptomes following: the alternating mental with PPV 76%, Sn 91%, Sp73% and p < 0.001, quick and
weak pulse with PPV 68%, Sn 88%, Sp58% and p < 0.001, oliguria with PPV 72%,Sn 76%, Sp 70% and p
< 0,001, prolong refill with PPV 74%, Sn91%, Sp 66% and p < 0.001,increasing blood lactate with PPV
62%, Sn 40%, Sp 76% and p < 0.05. Conclusion: It could use the alternating mental, quick pulse, less
urine output,prolong refill and increasing blood lactat in early diagnosis of pediatric septic shock.
Keywords: pediatric septic shock, early diagnosis of septic shock
THỰC TRẠNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUYẾT
ÁP CỦA BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO GIAI ĐOẠN CẤP TẠI BỆNH VIỆN 121
Nguyễn Hữu Tuệ
1
, Phạm Thắng
2

1
Bệnh viện 121,
2
Bệnh viện Lão khoa Trung ương


Nhồi máu não là bệnh thường gặp, có tỷ lệ tử vong cao do đó việc kiểm soát huyết áp trong những giờ đầu rất
quan trọng. Mục tiêu: đánh giá thực trạng huyết áp và một số yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp của bệnh nhân nhồi
máu não giai đoạn cấp. Nghiên cứu trên 106 bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp điều trị tại khoa đột quỵ, bệnh
viện 121 được đánh giá về tiền sử tăng huyết áp, con số huyết áp trung bình lúc nhập viện, các biện pháp hạ áp trước
khi nhập viện, kết quả điều trị (theo Rankin). Kết quả: 52,8% bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, 55,7% bệnh nhân
đã được dùng thuốc hạ huyết áp trước khi nhập viện. Huyết áp trung bình lúc nhập viện là 106 ± 16,6 mmHg. Kết quả
điều trị đạt tốt chiếm 50,9%; không thay đổi 30,2% và xấu 18,9%. Trong nhóm đạt kết quả tốt có 97,6% được xác
định huyết áp động mạch trung bình lúc nhập viện ≥ 110 mmHg. Kết luận: Có mối liên quan giữa huyết áp trung bình
khi nhập viện với tiên lượng bệnh.
Từ khoá: nhồi máu não, tăng huyết áp
Summary
EVALUATION THE ACTUAL BLOOD PRESSURE AND A NUMBER OF
FACTORS AFFECT TO BLOOD PRESSURE OF PATIENTS WITH ACUTE
ISCHEMIC STROKE
Acute Ischemic Stroke (AIS) is a common disease, with high mortality rates. The control of blood
pressure (BP) in the first hours is important. Objective: to assess the actual BP and a number of factors
affect to BP of patients with acute ischemic stroke. Subjects and Methods: 106 patients with AIS in
stroke unit of hospital 121 were assessed for history of high blood pressure, the average blood pressure
at admission, anti - hypertensive measures before admission, and treatment outcomes (by Rankin).
Results: 52.8% of patients had a history of high blood pressure. 55.7% of patients were taking
antihypertensive drugs before admission. Average BP at admission was 106 ± 16.6 mmHg. Treatment
outcomes: good result (50.9%), unchanged (30.2%) and bad result (18.9%). In group of good results,
97.6% had average BP = 110 mmHg at admission. Conclusion: There is an association between
average BP at admission and the prognosis of acute ischemic stroke.
Keywords: acute ischemic stroke, hypertension
TÁC DỤNG GIẢM ĐAU CỦA MORPHIN - SUFENTANIL KHOANG DƯỚI NHỆN
TRÊN BỆNH NHÂN MỔ TIM HỞ
Nguyễn Văn Minh
1
, Nguyễn Quốc Kính

2
, Bùi Đức Phú
3

1
Trường Đại học Y Dược Huế,
2
Bệnh viện Việt Đức,
3
Bệnh viện Trung ương Huế

Đánh giá tác dụng giảm đau và tác dụng không mong muốn của morphin và sufentanil tiêm khoang dưới nhện
trên bệnh nhân mổ tim hở. Nghiên cứu can thiệp lâm sàng, 75 bệnh nhân được mổ tim hở để thay/sửa van, vá lỗ
thông liên nhĩ, thông liên thất được chia thành ba nhóm: nhóm 1 (nhóm chứng), nhóm 2 dùng morphin khoang dưới
nhện 0,3mg, nhóm 3 kết hợp morphin 0,3mg và 25mcg sufentanil. Sau mổ tất cả bệnh nhân được giảm đau bằng
morphin tĩnh mạch qua máy PCA. Lượng morphin tiêu thụ trong 48 giờ ở nhóm 2 và 3 thấp hơn ở nhóm 1 (13,73 ±
7,47 và 11,20 ± 4,38 so với 29,26 ± 7,62mg). Điểm đau VAS vào thời điểm 8 giờ sau mổ, số bệnh nhân cần morphin
trong 6 giờ đầu, lượng sufentanil dùng trong mổ ở nhóm 3 ít hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm 1 và 2. Thời gian
rút nội khí quản không khác nhau giữa các nhóm và từ 7 - 9 giờ, tỷ lệ tác dụng không mong muốn thấp ở tất cả các
nhóm. Kết luận: morphin kết hợp với sufentanil tiêm khoang dưới nhện cho tác dụng giảm đau hiệu quả trên bệnh
nhân mổ tim hở và ít tác dụng không mong muốn.
Từ khóa: mổ tim, sufentanil, morphin khoang dưới nhện, giảm đau
Summary
THE ANALGESIA OF INTRATHECAL MORPHINE AND SUFENTANIL ON
CARDIAC SURGICAL PATIENTS
Adequate analgesia after cardiac surgery is necessary. We assessed analgesia and undesirable
effects of intrathecal morphine and sufentanil administration. Patients and Methods: in a prospective
study, 75 participants undergoing cardiac surgery were allocated randomly to receive intravenous patient -
controlled analgesia morphine, either alone (group 1) or combined with intrathecal morphine 0.3mg (group
2) or with both intrathecal morphine 0.3mg and sufentanil 25mcg (group 3). Results: morphine

consumption during 48h after operation in group 2 and 3 were less than in group 1 (13.73 ± 7.47 and
11.20 ± 4.38 versus 29.26 ± 7.62mg). VAS score at 8h at rest, intraoperative sufentanil consumption and
the number of patients requiring supplemental intravenous morphine during the first 6h in group 3 were
less than in group 1 and 2. Time to extubation was not different between groups (7 - 9h). No significant
complications were seen. Conclusion: intrathecal morphine and sufentanil provided effective analgesia
with low incidence of complications.
Keywords: cardiac surgery, intrathecal morphine, sufentanil, analgesia
NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ PRO-B TYPE NATRIURETIC PEPTIDE (PRO-BNP)
CỦA BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN TÍNH
Tạ Mạnh Cuờng
Viện Tim mạch Việt Nam

Nghiên cứu sự khác biệt về nồng độ Pro-BNP của bệnh nhân theo nguyên nhân, giai đoạn lâm sàng và mức độ
nặng của suy tim; sự tương quan giữa nồng độ Pro-BNP huyết tương với giai đoạn lâm sàng, mức độ suy tim và phân
số tống máu EF trên siêu âm tim. Nghiên cứu trên những bệnh nhân suy tim được điều trị tại viện Tim mạch Việt
Nam. Chẩn đoán suy tim dựa trên thăm khám lâm sàng và siêu âm tim. Mức độ suy tim được phân loại dựa trên phân
loại chức năng của Hội Tim mạch New York (NYHA) và theo giai đoạn lâm sàng. Máu tĩnh mạch của bệnh nhân được
định lượng Pro-BNP tại khoa Sinh hóa bệnh viện Bạch Mai. Nồng độ Pro-BNP được thống kê dựa theo mức độ suy
tim NYHA và phân loại lâm sàng suy tim, phân số tống máu thất trái (LVEF). Kết quả: 106 bệnh nhân tuổi trung bình
57,4 ± 16,7, trong đó có 73 bệnh nhân nữ (chiếm tỷ lệ 68,9%), 34 bệnh nhân tăng huyết áp (32,1%), 40 bệnh nhân
(37,7%) mắc bệnh van tim, 32 bệnh nhân (30,2%) mắc các bệnh tim khác như bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh tim
bẩm sinh hoặc suy tim do loạn nhịp tim. Nồng độ pro-BNP huyết tương trung bình của những bệnh nhân từ 60 tuổi trở
lên cao hơn so với những bệnh nhân dưới 60 tuổi (566,6 ± 618.5 so với 480,5 ± 753,2) nhưng không có ý nghĩa thống
kê (p > 0,05)). Nồng độ Pro-BNP huyết tương tương quan tuyến tính nghịch với phân số tống máu EF trên siêu âm (r
= - 0,04; p < 0,001), tương quan tuyến tính thuận với phân độ suy tim theo lâm sàng (r = 0,57; p < 0,001) và phân loại
suy tim theo NYHA (r = 0,58; p < 0,001).
Từ khóa: suy tim, Pro-B type Natriuretic Peptide, pro-BNP

Summary
RESEARCH ON PRO-B TYPE NATRIURETIC PEPTIDE (PRO-BNP)

CONCENTRATION OF PATIENTS WITH CHRONIC HEART FAILURE
Objectives: 1) to study the differences in Pro-BNP levels of patients with different causes, clinical
stage and severity of heart failure; 2) to study the correlation between plasma Pro-BNP levels and clinical
stage severity of heart failure and ejection fraction EF on echocardiography. Methods: Patients with heart
failure of Viet nam Heart Institute were recruited for this study. Diagnosis of heart failure was based on
clinical evaluation and echocardiographic procedure. The severity of heart failure was determined
according to New York heart association (NYHA) classification and clinical critera The venous blood was
obtained from the subjects and all samples were sent to the Laboratory of Bach Mai Hospital for
evaluation of plasma Pro-BNP level. Results: One hundred six patients, with a mean age of 57.4 ± 16.7
years were included in the study. Seventy-three subjects (68.9%) were female, thirty-four patients (32.1%)
were hypertensive, forty patients (37.7%) with valvular heart disease,thirty-two (30.2%) suffered from
ischemic, or congenital heart diseases or arrythmia. The mean plasma level of pro-BNP in subjects aged
60 years or more was higher than younger subjects, (566.6 ± 618.5 versus 480.5 ± 753.2) but not
singificant (p>0.05)). The evaluation of Pro-BNP plasma levels showed negative correlation with ejection
fraction (r = - 0.04; p < 0.001), clinical stages (r = 0.57; p < 0.001), and function class according to NYHA
classification (r = 0.58; p < 0.001).
Keywords: Heart failure, Pro-B type Natriuretic Peptide, pro-BNP
NỒNG ĐỘ 25(OH)D
3
VÀ PEPTIDE KHÁNG KHUẨN NỘI SINH LL-37 TRONG
HUYẾT THANH PHỤ NỮ CÓ THAI BỊ NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU
Đặng Thị Ngọc Dung
1
, Vũ Thị Dương Liễu
2
1
Trường Đại học Y Hà Nội,
2
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Xác định nồng độ 25(OH)D3 và peptid LL-37 trong huyết thanh của phụ nữ có thai bị nhiễm khuẩn tiết niệu. Tìm
hiểu mối liên quan giữa nồng độ 25(OH)D3 và peptid LL-37 ở những phụ nữ nói trên. Đối tượng và Phương pháp:
nghiên cứu bệnh-chứng với nhóm bệnh là 35 thai phụ bị NKTN đến khám tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội và nhóm
chứng là 35 thai phụ khỏe mạnh. Kết quả cho thấy nồng độ LL-37 ở nhóm chứng là 46,87 ± 16,93 ng/ml cao hơn ở
nhóm NKTN (33.7 ± 14.97 ng/mL) với p < 0,05. Nồng độ 25(OH)D3 huyết thanh ở nhóm chứng là 42,76 ± 21,75
ng/mL cao hơn ở nhóm NKTN (30,99 ± 9,2). Nồng độ LL-37 và 25(OH)D3 ở cả nhóm chứng và nhóm bệnh NKTN có
mối tương quan khá chặt chẽ với r = 0,81 và r = 0,8. Kết luận, nồng độ LL-37 và 25(OH)D3 ở nhóm chứng cao hơn ở
nhóm NKTN. Nồng độ LL-37 và 25(OH)D3 ở cả nhóm chứng và nhóm bệnh NKTN có mối tương quan thuận khá chặt
chẽ.
Từ khóa: nhiễm khuẩn tiết niệu, 25(OH)D
3,
LL-37
Summary
CONCENTRATION OF 25(OH)D3 AND ANTI-BACTERIAL PEPTIDE
LL -37 SERUM IN PREGNANT WOMEN WITH URINARY TRACT INFECTION
Objectives: (1) Determination of concentrations of 25 (OH) D3 and LL-37 peptide in the serum of
pregnant women with urinary tract infection. (2) Understanding the relationship between concentrations of
25(OH)D3 and peptide LL-37 in the women said. Subjects and research Methods: case-control study with
a group of 35 women with UTI at the maternity hospital in Hanoi and the control group of 35 healthy
pregnant women. Results: showed LL-37concentrations in the control group was 46.87 ± 16.93 ng/ml
higher in UTI group (33.7 ± 14.97 ng/mL) with p < 0.05. Concentrations of 25(OH) D3 serum in the control
group was 42.76 ± 21.75 ng/mL higher to UTI group (30.99 ± 9.2). Concentration of LL-37 and 25 (OH) D
3

in the control group and UTI group correlated quite closely with r = 0.81 and r = 0.8. In conclusion, the
concentration of LL-37 and 25 (OH)D3 in the control group was higher in UTI group. Concentration of LL-
37 and 25 (OH) D
3
in the control group and UTI groups have positive correlation tightly.
Key words: Urine tract infection, LL-37, 25(OH)D3

NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ ADIPONECTIN HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN ĐÁI
THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 PHÁT HIỆN LẦN ĐẦU CÓ BIẾN CHỨNG TIM MẠCH
Phạm Thị Thu Vân
1
, Phạm Thiện Ngọc
2
, Nguyễn Khoa Diệu Vân
2
,
1
Bệnh viện C Đà Nẵng;
2
Trường Đại Học Y Hà Nội
Biến chứng tim mạch (BCTM) là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở BN ĐTĐ typ 2. Định lượng
adiponectin huyết thanh có giá trị tiên lượng, dự báo tình trạng kháng insulin, một trong những yếu tố nguy cơ tim
mạch ở BN ĐTĐ typ 2. Mục tiêu: 1) Nghiên cứu nồng độ adiponectin huyết thanh ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 phát hiện
lần đầu có BCTM và 2) mối liên quan giữa nồng độ adiponectin huyết thanh với các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân ĐTĐ
typ 2 phát hiện lần đầu có BCTM. Đối tượng & Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang với 31 bệnh nhân ĐTĐ
typ 2 có BCTM và 106 BN ĐTĐ typ 2 chưa có BCTM Định lượng nồng độ Adiponectin bằng phương pháp ELISA.
Kết quả: Nồng độ adiponectin huyết thanh ở BN ĐTĐ typ 2 phát hiện lần đầu có BCTM là 5.7 ± 2.1 µg/mL và ở BN
ĐTĐ typ 2 phát hiện lần đầu chưa có BCTM là 7,4 ± 2,9 µg/mL. Có mối tương quan nghịch giữa nồng độ adiponectin
với nồng độ glucose máu, HbA1C, cholesterol, triglycerid. và tương quan thuận với nồng độ HDL- C. Kết luận:
1)Nồng độ adiponectin ở BN ĐTĐ typ 2 phát hiện lần đầu có BCTM thấp hơn so với BN ĐTĐ typ 2 phát hiện lần đầu
chưa có BCTM; 2) có mối liên quan chặt chẽ giữa adiponectin với các chỉ số glucose, HbA1C, insulin và Triglycedid,
cholesterol huyết thanh ở BN ĐTĐ typ 2 lần đầu có BCTM.
Từ khóa: Adiponectin, đái tháo đường typ 2. biến chứng tim mạch
Summary
STUDY ON SERUM CONCENTRATION OF ADIPONECTIN IN NEW ONSET
TYPE 2 DIABETES MELLITUS WITH COMPLICATION OF
CARDIOVASCULAR

Determination of serum adiponectin concentration in new onset type 2 diabetics with complication of
cardiovascular. The correlation between serum concentration of adiponectin with some risks in onset type
2 of type 2 Diabetes mellitus”. Methods: It is a cross-sectional study. A total of 31 in new onset type 2 of
type 2 Diabetes mellitus with cardiovascular complication and 106 in new onset type 2 of type 2 Diabetes
mellitus without cardiovascular complication. The concentration of adiponectin in serum was determinated
by ELISA. Data was analisyed by SPSS 6.0. Results: The average serum concentration of adiponectin in
new onset type 2 of type 2 diabetes mellitus with and without cardiovascular complication is 5.7 ± 2.1
μg/mL and 7.4 ± 2.9 μg/mL, respectively. There is a inverse correlation between serum concentration of
adiponectin with blood glucose levels, HbA1c, cholesterol, triglycerides. And there is positive correlation
between adiponectin serum concentration with HDL-C concentrations Conclusions: 1) Serum
concentration of adiponectin in new onset type 2 diabetics with cardiovascular complication is lower than
of those without cardiovascular complication. in new onset type 2 diabetes patients. 2) There was a
significant correlation between serum concentration of adiponectin with serum concentration of glucose,
HbA1C, insulin, and triglycerid, cholesterol in onset type 2 diabetes mellitus.
Key words: Adiponectin, Typ2 diabetes mellitus, cardiovascular complication
NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ ADIPONECTIN HUYẾT THANH Ở NGƯỜI RỐI LOẠN
DUNG NẠP GLUCOSE VÀ BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 PHÁT
HIỆN LẦN ĐẦU
Trần Khánh Chi
1
,Phạm Thiện Ngọc
1
, Phạm Thị Thu Vân
2

1
Trường Đại Học Y Hà Nội,
2
Bệnh Viện C Đà Nẵng


Nghiên cứu nhằm xác định nồng độ adiponectin huyết thanh ở bệnh nhân rối loạn dung nạp glucose và bệnh nhân
ĐTĐ typ 2 phát hiện lần đầu. 2.Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ adiponectin huyết thanh với một số chỉ số hoá
sinh khác ở bệnh nhân rối loạn dung nạp glucose và bệnh nhân ĐTĐ typ 2 phát hiện lần đầu. Đối tượng & Phương
pháp: Nghiên cứu được tiến hành trên 30 BN RLDN glucose chưa được điều trị, 55 BN ĐTĐ typ 2 phát hiện lần đầu
và 35 người bình thường. Định lượng nồng độ Adiponectin bằng phương pháp ELISA. Kết quả: Nồng độ adiponectin
huyết thanh ở nhóm chứng là 9,5 ± 2,2 (µg/ml); ở nhóm RLDN glucose là 8,1 ± 3,3 (µg/ml) và ở nhóm ĐTĐ typ 2 là
6,3 ± 2,5 (µg/ml). Có mối tương quan nghịch giữa nồng độ adiponectin với nồng độ glucose máu, HbA1C, cholesterol,
triglycerid, chưa xác định được mối tương quan của adiponectin với nồng độ insulin huyết thanh và chỉ số HOMA- IR.
Kết luận: Có sự giảm dần nồng độ adiponectin huyết thanh từ nhóm chứng đến nhóm RLDN glucose và nhóm ĐTĐ
typ 2. Nồng độ adiponectin huyết thanh Tương quan nghịch với nồng độ cholesterol, triglycerid và chưa có tương
quan có ý nghĩa Với nồng độ insulin huyết thanh và chỉ số HOMA- IR.
Từ khóa: Adiponectin, đái tháo đường typ 2, rối loạn dung nạp glucose
Summary
STUDY CONCENTRATION OF ADIPONECTIN IN THE SERUM IN PATIENTS
IMPAIRED GLUCOSE TOLERANCE AND IN NEW ONSET TYPE 2 DIABETES
MELLITUS
Diabetes is a metabolic disorder in chronic glucide that is popular in the world. That is type 2 diabetes
mellitus mainly. Adiponectin is a protein having a role in the protecting from body metabolic trouble
causing diabetes type 2. Two aims study are: 1. To research on serum adiponectin concentrations in the serum
in patients impaired glucose tolerance and in new onset type 2 diabetic. 2. The relationship between
adiponectin with vascular risk factors in type 2 diabete. Methods: We performed this study on 55 in new
onset type 2 diabetes patients, 30 in patients impaired glucose tolerance. Concentrations of adiponectin
was found by method of ELISA. Results: Concentrations of adiponectin in patients impaired glucose tolerance:
8,1 ± 3,3 (µg/ml) is higher than in new onset type 2 diabetes patients: 6,3 ± 2,5 (µg/ml). Inverse correlation between
adiponectin concentrations with blood glucose levels, HbA1c, cholesterol, triglycerides. Conclusions:
Concentrations of adiponectin in new onset type 2 diabetes patients is lower than in the serum in patients
impaired glucose tolerance. Average of adiponectin concentrations in.
Keyword: Adiponectin, type 2 diabetes mellitus, Impaired glucose tolerance
KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH Ở BỆNH NHÂN VIÊM TỤY CẤP
Nguyễn Thị Vân Hồng

Truờng Đại học Y Hà Nội

Nghiên cứu nhằm đối chiếu kết quả khí máu động mạch với các mức độ viêm tụy cấp theo bảng điểm Imrie và
Balthazar. Đối tượng: bệnh nhân viêm tụy cấp tại khoa tiêu hóa và khoa điều tri tích cực bệnh viện Bạch Mai. Nghiên
cứu tiến cứu. Kết quả 90 bệnh nhân viêm tụy cấp. Tỷ lệ nam/ nữ là 2,3/1, Điểm CTSI trung bình ở nhóm bệnh nhân
có điểm Imrie < 3 là 3,6 ± 2 và ≥3 là 6 ± 2, kết quả khác nhau có ý nghĩa thống kê p = 0,01. PaO2 < 70 mmHg ở
nhóm viêm tụy cấp có Imrie < 3 điểm là 12,5%, nhóm viêm tụy cấp nặng Imrie ≥ 3 điểm là 30,7%. PaO2 < 70 mmHg
nhóm viêm tụy cấp nhẹ CTSI 0-3 điểm là 11,4%, viêm tụy cấp vừa và nặng CTSI 4-10 điểm là 21,7%. Kết luận: 1,
Kết quả khí máu động mạch với PaO2 < 70 mmHg là giá trị ngưỡng đánh giá mức độ viêm tụy cấp nặng. 2, Kết quả
PaO2 giảm < 70 mmHg gặp nhiều hơn ở nhóm viêm tụy cấp nặng có điểm Imrie ≥ 3 là 30,7% so với nhóm Imrie nhẹ
< 3 là 12,5% sự khác biệt p = 0,05. Kết quả PaO2 giảm < 70mmHg ở các nhóm CTSI vừa và nặng nhiều hơn nhóm
chỉ số CTSI nhẹ có p = 0,18. 3, Giảm pH máu, giảm PaCO2 và giảm bicarbonat máu gặp nhiều ở các nhóm viêm tụy
cấp nặng nhưng khác biệt không có ý nghĩa.
Từ khóa: viêm tụy cấp, Imrie, CTSI chỉ số đánh giá mức độ trầm trọng viêm tụy cấp, khí máu động mạch
Summary
ARTERIAL BLOOD GAS IN ACUTE PANCREATITIS
Arterial blood gas is one of the important factor for predicting severity and progession of
severepancreatitis.Objectives:evaluate arterial blood gas analysis according to severity of acute
pancreatitis by Imrie score and Computer tomography severity index.Methods:A prospective study of all
patients diagnosed with acute pancreatitis (AP) at GI department and ICU in Bach mai hospital.:were 90
patients with AP./ female:2.3/1.classified 64 patients (71.1%) as having mild AP (Imrie < 3) and 26
patients (28.9%) as having severe AP (Imrie≥ 3). In mild group, the mean CTSI score was.6 ± 2those of
severe group was6 ± 2, respectively, p = 0.01). Hypoxia (PaO
2
< 70 mmHg) in mild AP group (Imrie < 3)
was 12.5% and those of severe group was 30.7%.CTSI scoring system, Hypoxia (PaO
2
< 70 mmHg) in
mild AP group (CTSI 0-3)was.4% and those of moderate and severe AP group (CTSI 4 - 10)21.7%. Conclusion:
1, Arterial blood gas analysis with PaO

2
< 70 mmHg should be used as avalueevaluating severity
ofpancreatitis. 2, Hypoxia (PaO
2
< 70mmHg) almost occured in the severe AP group (Imrie= 3).7% as
compared to the mild AP group(Imrie < 3) was 12.5% withdifferent (p = 0.05). 3, The low pH of blood, Pa
CO
2
and bicarbonat level occur in the severe AP group no statistically different (p > 0.05).
Key word: acute pancreatitis, Imrie, CT severity index, blood arterial gas
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN KỸ THUẬT TRONG CHẨN ĐOÁN
SỐT DENGUE/SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Lê Thị Ngân, Vu Thị Tuờng Vân
Bệnh viện Bạch Mai

So sánh kỹ thuật RT-PCR với các kỹ thuật phát hiện KN NS1 và phát hiện KT kháng virus dengue để ứng dụng
vào các giai đoạn lâm sàng thích hợp. Đối tượng Nghiên cứu: 242 mẫu máu của những BN được chẩn đoán lâm
sàng là SD/SXHD vào điều trị tại bệnh viện Bạch Mai trong năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007. Phương pháp:
Nghiên cứu tiến cứu và mô tả cắt ngang tại phòng xét nghiệm. Kết quả và Kết luận: So sánh các kỹ thuật để ứng
dụng vào các giai đoạn lâm sàng thích hợp: Kỹ thuật ELISA phát hiện KT đã phát hiện sớm KT IgM đặc hiệu virus
dengue sau 3 ngày mắc bệnh và đạt kết quả cao trên 90 % tại các ngày 5, 6, 7 của bệnh. Khả năng phát hiện KT IgM
bằng kỹ thuật sắc ký miễn dịch chỉ đạt tỷ lệ cao ở ngày thứ 7 của bệnh (79,1 %). Kỹ thuật ELISA phát hiện KN NS1 và
kỹ thuật RT-PCR phát hiện ARN virus rất có giá trị chẩn đoán trong 3 ngày đầu tiên của bệnh với tỷ lệ (+) tương ứng
là 68,2% và 75%. Từ ngày thứ 4 trở đi, khả năng phát hiện ARN virus bằng kỹ thuật RT-PCR giảm đáng kể trong khi
kỹ thuật ELISA phát hiện KN vẫn phát hiện được KN NS1 trong máu với tỷ lệ cao ngay cả khi KT IgM đặc hiệu virus
dengue xuất hiện (67,4 % NS1 dương tính ở ngày thứ 7 của bệnh). Kỹ thuật RT-PCR phù hợp để chẩn đoán trong 3
ngày đầu của bệnh; Nên áp dụng kỹ thuật SKMD và kỹ thuật ELISA phát hiện kháng thể từ ngày thứ 4 trở đi; Kỹ thuật
ELISA phát hiện KN NS1: từ ngày thứ 1 - 9.
Từ khóa: RNA của virus dengue, NS1, Kháng thể kháng dengue IgM/IgG dengue
Summary

RESEARCH ON SELECTION OF TECHNIQUE TO DIAGNOSIS DENGUE
FEVER/DENGUE HEMORRHAGIC FEVER IN BACH MAI HOSPITAL
Comparison of RT-PCR technique with ELISA to detect NS1 antigen and antibody to dengue virus for applications
in the clinical stage appropriate. Study Subjects: 242 blood samples of patients clinically diagnosed as DF/DHF in
2006 and six months of 2007. Research Methodology: cross-sectional described study in the laboratory include
prospective and retrospective. Results and Conclusions: Comparison of techniques for application in the
appropriate clinical phases: ELISA technique was found early dengue virus IgM specific antibody after 3 days of
infection and this prevalence is over 90% at day 5, 6 and 7 of the disease. The ability to detect IgM by
immunochromatographic membrance assay is only high percentage at day 7 (79.1%). ELISA to detect NS1 antigen
and RT-PCR to detect viral RNA are valuable in the diagnosis of the first 3 days of illness at the positive rate of 68.2%
and 75%, respectively. From day 4 onwards, the ability to detect viral RNA by RT-PCR technique significantly reduced
while the NS1 antigen is still detectable in the blood with a high rate even when the Dengue virus-specific IgM
antibody exists (67.4% positive with NS1 antigen at day 7 of disease). Time blood meaningful choice in deciding what
sting technique is most appropriate: RNA is detectable by RT-PCR on first three days of illness; IgM antibody is
detectable by ELISA from day 4 onward after onset of fever; NS1 antigen is detectable by ELISA from day 1 to 9.
Key word: degue virus - RNA, NS1 antigen, dengue IgG/IgM

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN NGỘ ĐỘC
ROTUNDIN
Phạm Duệ
1
, Ngô Đức Ngọc
2

1
Bệnh viện Bạch Mai,
2
Truờng Đại học Y Hà Nội

Tìm hiểu các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ngộ độc rotundin. Đối tượng và Phương pháp: Các bệnh

nhân ngộ độc rotundin vào điều trị tại Trung tâm Chống độc bệnh viện Bạch Mai trong 2 năm 2007-2008. Tiêu chuẩn
vào Nghiên cứu: ngộ độc rotundin với xét nghiệm độc chất (+) trong nước tiểu hoặc dịch dạ dày. Tiến cứu mô tả.
Các số liệu được trình bày dưới dạng tỉ lệ phần trăm, giá trị trung bình cộng và độ lệch chuẩn (SD). So sánh các giá
trị trung bình bằng test T-student. Kết quả: 122 bệnh nhân, nam/nữ 1/3,5. Mức độ ngộ độc chủ yếu là nhẹ
(69,7%), trung bình (25,4%) chỉ có 2,5% mức độ nặng và 2,5% không triệu chứng. Biểu hiện lâm sàng chính: mệt
mỏi, ngủ lịm. Cận lâm sàng chủ yếu: QTc kéo dài, ST chênh, T âm và dẹt (74,6%) ngoài ra còn gặp giảm natri và kali
máu; tăng bạch cầu với lệ thấp. Điều trị bằng các biện pháp thông thường: rửa dạ dày, than hoạt, truyền dịch. BN
phục hồi nhanh với thời gian điều trị trung bình 1,2 ngày, không có tử vong. Kết luận: Ngộ độc rotundin có bệnh cảnh
nhẹ với biểu hiện thường gặp nhất là thay đổi điện tim; không có tử vong.
Từ khóa: rotundin, ngộ độc thuốc an thần gây ngủ
Summary
CLINICAL AND LABORATORY FEATURES IN PATIENTS WITH ROTUNDIN
OVERDOSE
This study is aimed at finding out the clinical, laboratory features of patients with rotundin overdose.
Methods: patients overdosed with rotundin admitted to the Poison control center, Bach Mai hospital from
2007 to 2008. This is a clinical co-hort study. The data is presented in percentage, means and standard
deviation. Student’s T test is used to find the difference in means. Results: 122 patients with rotundin
overdose were included. The poisoning severity included the mild (69.7% of patients), moderatee (25.4%),
severe degree (2.5%) and non-poisoning (2.5%). Clinical features mostly included tiredness, lethargy. The
most common laboratory investigation were changes in electrocardiography (74.6% of patients), mainly
with prolonged QTc interval, ST elevation, inverted or flattened T wave. The other laboratory features
were hyponatremia, hypokalemia and leukocytosis in small number of patients. The mainstays of the
treatment were regular measures including gastric lavage, use of activated charcoal, intravenous infusion
of fluid. Patients quickly recovered after 1-days on average and no death was observed. Conclusion:
Rotundin overdose present with mostly mild poisoning condition and the main features are changes in
electrocardiography. There is not any mortality in the study.
Keywords: Rotundin, rotundin overdose

MỘT SỐ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG NẶNG LIÊN QUAN ĐẾN TỶ LỆ TỬ VONG
NGAY SAU 48 GIỜ CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA

Hàn Nhất Linh
(1)
, Hoàng Minh Hằng
(2)
, Phạm Gia Khải
(1)

(1)
Viện Tim mạch Việt Nam,
(2)
Trường Đại học Y Hà Nội

Nghiên cứu một số yếu tố tiên lượng nặng có liên quan đến tỷ lệ tử vong ngay sau 48 giờ can thiệp động mạch
vành qua da. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8/2008 đến tháng 2/2009, nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ tiên
lượng nặng đến tỷ lệ tử vong sau 48 giờ đầu của 511 bệnh nhân được can thiệp động mạch vành qua da tại Viện Tim
mạch Việt Nam. Kết quả: Tỷ lệ thành công của thủ thuật đạt 97,8%. Tỷ lệ tử vong ngay sau 48 giờ đầu can thiệp là
2,2%, nữ chiếm 2,5% và nam chiếm 2%. Tuổi trung bình của những BN tử vong là 68,9 ± 10,2. Những yếu tố tiên
lượng tử vong là: BN bị suy tim trên lâm sàng mức độ Killip II-III trước khi can thiệp có nguy cơ tử vong cao gấp 5 lần
so với những BN suy tim mức độ Killip I (p < 0,01). Những BN bị sốc tim tại các thời điểm can thiệp có nguy cơ tử
vong cao gấp nhiều lần so với BN không bị sốc tim tại cùng thời điểm đó (p < 0,01).
Từ khoá: tử vong, can thiệp động mạch vành qua da, yếu tố nguy cơ
Summary
A STUDY ON PRELIMINARY SEVERE PROGNOSTIC RISK FACTORS
RELATED TO MORTALITY IMMEDIATELY AFTER THE FIRST 48 HOURS OF
PERCUTANEOUS CORONARY INTERVENTION
To study preliminary severe prognostic risk factors related to mortality immediately after the first 48
hours of Percutaneous Coronary Intervention. Object and Research Methodology: From 08/2008 to
02/2009, 511 underwent PCI at the Vietnam Heart Institute. Some severe risk factors involving death
prognosis after 48 hours were used for analysis. Results: The technical success rate of PCI reached
97.8%. Mortality rate after the first 48 hours of procedures constituted 2.2%. Mortality rate in female are

2.5% and 2% in male. The average age of patient with mortality probability post-intervention is 68.9 ±
10.2. The risk of death of patients with heart failure Killip level II-III before procedure was 5 times higher
compared to those with Killip I (p < 0.01). The risk of death of patients with cardiogenic shock are much
higher than those who don’t (p < 0.01). The risk of death of patients who have left main disease as well as
1-3 completely blocked vessels is 214 times higher than those who are 1 - 3 narrowed vessels.
Conclusion: Percutaneous coronary intervention (PCI) is an effective and safe procedure for the
treatment of CAD with low mortality rate. Some factors that affect mortality rate significantly are severe
heart failure, cardiac shock, and coronary lesions profile.
Keywords: mortality rate, Percutaneous coronary intervention, risk factor
GIỚI THIỆU HAI BỆNH NHÂN BỊ HỘI CHỨNG CORNELIA DE LANGE
Khu Thị Khánh Dung, Nguyễn Thị Ngọc Tú
Bệnh viện Nhi Trung ương

Hội chứng Cornelia de Lange (CdLS) là một hội chứng đa dị tật bẩm sinh hiếm gặp gây nên do rối loạn nhiễm sắc
thể. Bệnh nhân biểu hiện nhiều mức độ tổn thương khác nhau. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân phục
hồi chức năng và có chất lượng sống tốt hơn. Chúng tôi báo cáo hai trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán CdLS tại
viện Nhi Trung ương với mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị. Đối tượng và Phương
pháp: Mô tả ca bệnh. Kết quả: Một trường hợp bệnh nhân 26 ngày tuổi, được chẩn đoán và điều trị viêm phổi/ CdLS
ổn định, ra viện. Một trường hợp bệnh nhân 11 tháng tuổi chẩn đoán suy hô hấp, viêm phổi/ CdLS tử vong. Kết luận:
CdLS là hội chứng có biểu hiện lâm sàng đa dạng, chẩn đoán ở nhiều lứa tuổi, tiên lượng thay đổi phụ thuộc vào mức
độ tổn thương và tác động của điều trị.
Từ khóa: dị tật bẩm sinh, bẩm sinh di truyền
Summary
CORNELIA DE LANGE SYNDROME: TWO CASES
Cornelia de Lange syndrome (CdLS) is a syndrome of multiple congenital anomalies characterized by a distinctive
facial appearance, prenatal and postnatal growth deficiency, feeding difficulties, psychomotor delay, behavioral
problems, and associated malformations that mainly involve the upper extremities. The incidence is 1 case per
10,000-50,000 live births. Diagnosis of CdLS is based on the presence of clinically features.
Key words: Cornelia de Lange syndrome, congenital anomalies, malformations
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TĂNG SẢN THƯỢNG THẬN BẨM SINH

VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
Nguyễn Thuý Giang
1
,

Nguyễn Phú Đạt
2

1
Bệnh viện Bạch Mai,
2
Trường Đại học Y Hà Nội

Nghiên cứu kết quả điều trị trẻ TSTTBS đang điều trị tại bệnh viện Nhi Trung Ương và một số yếu tố ảnh hưởng
đến kết quả điều trị của trẻ TSTTBS. Đối tượng: Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán TSTTBS đang được điều trị và
theo dõi từ 1 năm trở lên tại bệnh viện Nhi Trung Ương, được theo dõi ngoại trú từ tháng 7/1990 đến tháng 7/2010.
Phương pháp: Mô tả. Kết quả: Tốt: 80/ 124 (64,52%), không tốt : 44/124 (35,48%). Nhóm chẩn đoán dưới 1 tuổi có
kết quả điều trị tốt hơn gấp 13,7 lần so với nhóm chẩn đoán muộn trên 1 tuổi. Kết quả điều trị không khác nhau giữa
nam và nữ. Thể mất muối có kết quả điều trị tốt hơn gấp 11,26 lần so với thể nam hóa đơn thuần. Nhóm dùng thuốc
đủ liều kết quả đều trị tốt là 66,7%. Nhóm tuân thủ điều trị kết quả điều trị tốt cao hơn gấp 8,56 lần so với nhóm không
tuân thủ điều trị. Kết luận: Kết quả điều trị TSTTBS còn hạn chế, 80/124 (64,42%) trẻ là kết quả tốt. Kết quả điều trị
phụ thuộc vào tuổi được chẩn đoán, sử dụng liều lượng thuốc hydrocortison hợp lý và tuân thủ điều trị.
Từ khóa: Điều trị tăng sản thượng thận bẩm sinh

Summary
TREATMENT OUTCOME AND SOME AFFECTING FACTORS
OF CONGENITAL ADRENALHYPERPLASIA

Congenital adrenal hyperplasia (CAH) is a common hereditary disease in the National hospital of
pediatrics (NHP). CAH is treated with hormone replacement therapy for life. It is necessary to evaluate

treatment outcome in order to have monitoring method and further treatment plan. Objective: To study
the treatment results of children being treated in the NHP. 2. To study factors affecting treatment outcome
of children CAH. Subjects: All patients diagnosed CAH being treated and monitored for more than one
year at the NHP from July 1990 to July 2010. Methods: Descriptive study. Results: Good outcome:
80/124 (64.52%), not good outcome: 44/124 (35.48%). Treatment outcome of patients diagnosed at the
age less than 1 year was 13.7 times better than patients diagnosed at the age later than 1 year.
Treatment outcomes were not different between males and females. Treatment outcome of a salt wasting
form was 11.26 times better than that of a simple virilisation form. The group receiving a full dose had
treatment results in 66.7%. A good compliance group had better treatment outcome by 8.56 times
compared to that of a non-compliance group. Conclusion: Treatment outcome of CAH was not so good.
80/124 (64.42%) children had good result. Results of treatment depend on the age of diagnosis, using
appropriate doses of hydrocortisone and treatment compliance.
Key words: Treatment of congenital adrenal hyperplasia

×