Chuyên đề
NỘI DUNG ĐỘNG CỦA CĐCS DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC
Báo cáo viên : Bùi Quốc Hợp – Phó chủ tịch LĐLĐ Thị xã Bảo Lộc
Lớp BSPS Bảo Lộc tháng 3 năm 2010
I. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ:
1. Tổ chức cơ sở của Công đoàn:
Tổ chức cơ sở của Công đoàn (theo Điều 16 - ĐLCĐVN) gồm:
a) Công đoàn cơ sở được thành lập ở các doanh nghiệp, các hợp tác xã sản
xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; các đơn vị sự nghiệp công lập và
ngoài công lập; các cơ quan Nhà nước, cơ quan của tổ chức chính trị, chính trị - xã
hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp, có 5 đoàn viên trở lên và được Công đoàn cấp
trên quyết định thành lập.
b) Nghiệp đoàn là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp những người lao
động tự do hợp pháp cùng ngành, nghề, được thành lập theo địa bàn hoặc theo đơn
vị lao động có 10 đoàn viên trở lên và được Công đoàn cấp trên quyết định thành
lập.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của từng loại hình CĐCS:
( Phần in nghiêng là những nội dung đổi mới so với điều lệ cũ)
Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cơ sở trong các Hợp tác xã công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tải…:
1. Giám sát Ban quản trị thực hiện chế độ, chính sách, phân phối thu
nhập, lợi nhuận đối với xã viên; đại diện người lao động xây dựng, thương
lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể; hướng dẫn
người lao động (không phải là xã viên) giao kết hợp đồng lao động.
2. Tham gia với ban quản trị để có biện pháp cải thiện điều kiện làm việc nâng
cao thu nhập, đời sống và phúc lợi của xã viên và người lao động; tham gia giải
quyết tranh chấp lao động; thực hiện các quyền của công đoàn cơ sở về tổ chức và
lãnh đạo đình công , vận động xã viên và người lao động tham gia các hoạt động xã
hội, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp, khi khó khăn, hoạn nạn.
3. Tuyên truyền, phổ biến và vận động xã viên, người lao động thực hiện tốt
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của
tổ chức Công đoàn, nghị quyết đại hội xã viên và Điều lệ hợp tác xã.
4. Phát triển, quản lý đoàn viên, xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh và
tham gia xây dựng Đảng.
Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp
khu vực kinh tế ngoài Nhà nước:
1. Đại diện cho tập thể lao động xây dựng, thương lượng, ký kết và giám
sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể; phối hợp với người sử dụng lao
động hoặc đại diện người sử dụng lao động thực hiện quy chế dân chủ, mở hội
nghị người lao động, xây dựng và ký kết quy chế phối hợp hoạt động ; hướng
dẫn người lao động giao kết hợp đồng lao động.
2. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật có liên quan đến quyền,
nghĩa vụ người lao động và Công đoàn; tham gia các Hội đồng của doanh nghiệp
theo quy định của pháp luật và Điều lệ doanh nghiệp; xây dựng các nội quy, quy
chế có liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động.
3. Đại diện cho tập thể lao động tham gia Hội đồng hoà giải lao động cơ sở,
giải quyết các tranh chấp lao động, thực hiện các quyền của Công đoàn cơ sở, tổ
chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.
4. Tập hợp yêu cầu, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động;
báo cáo, cung cấp thông tin và tổ chức đối thoại giữa người lao động và người sử
dụng lao động; phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các phong trào thi
đua, phát triển sản xuất kinh doanh chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với
người lao động; vận động người lao động tham gia các hoạt động xã hội, hỗ trợ
giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp, trong cuộc sống, đấu tranh ngăn chặn các tệ nạn xã
hội.
5. Tuyên truyền, phổ biến, vận động người lao động thực hiện đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của tổ chức
Công đoàn và nội quy, quy chế của doanh nghiệp.
6. Phát triển, quản lý đoàn viên, xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh và
tham gia xây dựng Đảng.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ:
1/. Hoạt động của Ban chấp hành CĐCS
- Ban Chấp hành là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ đại hội của Công đoàn
mỗi cấp. (Điều 12.)
- Số lượng uỷ viên Ban Chấp hành cấp nào do đại hội Công đoàn cấp đó
quyết định và không vượt quá số lượng quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam ( CĐCS từ 3-15 ủy viên)
- Nhiệm vụ của Ban Chấp hành Công đoàn các cấp:
a. Tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội Công đoàn cấp mình.
b. Thực hiện Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Công đoàn cấp trên.
c. Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động đối với Công đoàn cấp dưới.
d. Định kỳ báo cáo tình hình tổ chức hoạt động Công đoàn cấp mình với cấp
uỷ Đảng đồng cấp, Công đoàn cấp trên và thông báo cho Công đoàn cấp dưới.
đ. Quản lý tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế Công đoàn theo quy định
của Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Hội nghị thường kỳ của BCH Công đoàn các cấp Ban chấp hành Công
đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn, Công đoàn cơ sở thành viên 3 tháng họp ít nhất 1 lần.
2/. Xây dựng, thực hiện chương trình công tác của CĐCS:
- Chương trình công tác của CĐCS được xây dựng căn cứ vào Nghị quyết
của đại hội CĐCS, nghị quyết của công đoàn cấp trên, nghị quyết của cấp uỷ ( nếu
có).
- Chương trình công tác của CĐCS được xây dựng căn cứ đặc điểm riêng
của đơn vị.
- Các ngày lễ và kỷ niệm lớn trong năm 2010:
1. Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2010), mừng
Xuân Canh Dần.
2. Kỷ niệm Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (mồng 10 tháng 3 âm lịch năm 2010).
3. Kỷ niệm 140 năm Ngày sinh V.I Lênin (22/4/1870-22/4/2010).
4. Kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-
30/4/2010).
5. Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2010), 20 năm Tổ
chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận Hồ Chí Minh là “Anh
hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam”(1990-2010). gắn với việc tiếp tục thực
hiện bước 2 Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đánh giá kết quả
năm 2009 và 3 năm triển khai Cuộc vận động, nêu gương các điển hình “làm theo” tấm gương đạo đức
của Bác và cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hoá trong công nhân, viên chức, lao động.
6. Kỷ niệm 95 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915-1/7/2010).
7. Kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống ngành Tuyên giáo (1/8/1930-1/8/2010):
8. Kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945-19/8/2010) và Quốc khánh nước
Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2010).
9. Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (1010-2010). Theo Kế hoạch số 71-KH/BTGTW ngày
3/3/2009 của Ban Tuyên giáo Trung ương
3/. Xây dựng CĐCS vững mạnh:
- Căn cứ tiêu chuẩn xây dựng CĐCSVM theo từng loại hình CĐCS. (Đã
nêu ở Thông tri số 01/TTr-TLĐ của Đoàn Chủ tịch TLĐLĐVN, hướng
dẫn số 02/HD-LĐLĐ ngày 12/2/2007 của LĐLĐ tỉnh).
- Loại hình HTX : 2 tiêu chuẩn, 13 tiêu chí, 37 nội dung
- Loại hình doanh nghiệp NNN: 2 tiêu chuẩn, 13 tiêu chí, 47 nội dung
( Có chuyên đề riêng).
4/. Chỉ đạo hoạt động của tổ công đoàn và công đoàn bộ phận:
- Tăng cường công tác bồi dưỡng tổ trưởng công đoàn, xây dựng đội ngũ tổ
trưởng CĐ.
- Cung cấp thông tin kịp thời, chọn lọc cho tổ CĐ, đổi mới phương thức
tuyên truyền giáo dục.
- CĐCS có kế hoạch kiểm tra, phân loại, đánh giá hoạt động của tổ CĐ, CĐ
bộ phận.
- Phân công uỷ viên BCH phụ trách theo dõi CĐ bộ phận, tổ CĐ.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CÔNG ĐOÀN
- Tuyên truyền, phát triển ĐV
- Phổ biến chế độ, chính sách
- Vận động, giúp đỡ ĐV, CNLĐ/ công tác, sản xuất, hoạt động xã hội.
- Sinh hoạt theo định kỳ, hay theo yêu cầu.
- Phân công ĐV hoạt động CĐ phù hợp với khả năng
- Phản ánh kịp thời kiến nghị của ĐV, CNLĐ
- Phối hợp tổ chức Hội nghị người lao động
- Tổ chức cho ĐV, CNLĐ thảo luận, xây dựng, thực hiện các quy chế.
- Tổ chức Hội nghị tổ công đoàn
- Xây dựng tổ công đoàn vững mạnh
5/. Công tác nữ công ( Điều 34 ĐLCĐVN)
. Công tác vận động nữ CNVCLĐ được quán triệt trong mọi hoạt động của
các cấp Công đoàn, nhằm phát huy vai trò của nữ CNVCLĐ trong hoạt động
Công đoàn và đảm bảo nghĩa vụ, quyền lợi hợp pháp, chính đáng của nữ
CNVCLĐ theo quy định của pháp luật.
Ban Nữ công của các cấp Công đoàn có trách nhiệm tham mưu với Ban
Chấp hành Công đoàn đồng cấp về công tác vận động nữ CNVCLĐ, những
vấn đề về giới, cán bộ nữ, dân số – gia đình, sự tiến bộ phụ nữ, đại diện cho nữ
CNVCLĐ tham gia giải quyết các vấn đề có liên quan trực tiếp đến lao động nữ
và trẻ em.
CĐCS có dưới 10 nữ đoàn viên thì phân công 1 đồng chí trong BCH phụ
trách công tác nữ công.
6/. Công tác kiểm tra Công đoàn: (Điều 34 ĐLCĐVN) - Uỷ ban Kiểm tra
Công đoàn có nhiệm vụ:
1. Giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ thực hiện kiểm tra việc chấp hành Điều
lệ Công đoàn đối với cấp mình và cấp dưới.
2. Kiểm tra Công đoàn cùng cấp và cấp dưới khi tổ chức hoặc đoàn viên có
dấu hiệu vi phạm Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của công đoàn.
3. Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế của
công đoàn cấp mình và cấp dưới.
4. Giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ: Giải quyết các khiếu nại, tố cáo
thuộc thẩm quyền giải quyết của Công đoàn; tham gia với các cơ quan chức năng
Nhà nước giải quyết khiếu nại, tố cáo của CNVCLĐ.
5. Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra.
CĐCS có dưới 30 đoàn viên thì cử 1 ủy viên trong BCH làm nhiệm vụ
kiểm tra.
7/. Công tác đoàn viên:
a- Tầm quan trọng của công tác đoàn viên:
- Đoàn viên là cái gốc của tổ chức CĐ. Một tổ chức CĐ mà không kết nạp
được đoàn viên hoặc đoàn viên không hoạt động đó là dấu hiệu tan rã của tổ chức.
- CĐCS tập hợp đông đảo CNVC-LĐ và không ngừng nâng cao chất lượng
đoàn viên là thực hiện một nhiệm vụ cơ bản để xây dựng CĐCSVM.
b- Công tác đoàn viên thể hiện các mặt sau đây:
- Tuyên truyền, phát triển đoàn viên:
+ Làm cho CNVC-LĐ hiểu rõ mục đích của tổ chức CĐ và hiểu rõ quyền và
nghĩa vụ của đoàn viên khi được kết nạp.
+ Chú ý đối tượng và thủ tục kết nạp đoàn viên.
- Quản lý đoàn viên:
+ Muốn quản lý được đoàn viên cán bộ CĐCS phải gần gũi, tạo sự gắn bó,
hiểu tâm tư nguyện vọng của đoàn viên.
+ Tuỳ điều kiện cụ thể để phân công nhiệm vụ đoàn viên.
+ Nội dung hoạt động luôn đổi mới phù hợp với điều kiện cơ sở.
- Kiểm tra giúp đỡ đoàn viên hoạt động:
+ Định kỳ nhận xét đánh giá đoàn viên ( hàng năm hoặc theo đợt phát động
thi đua).
+ Đề xuất khen thưởng động viên các đoàn viên tích cực.
+ Kiểm điểm, nhắc nhỡ những đoàn viên vi phạm khuyết điểm.
8/. Tài chính công đoàn:
Công đoàn thực hiện quyền tự chủ và tự quản về tài chính theo quy định của
pháp luật và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
1. Tài chính của công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:
a. Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng hàng tháng bằng một phần trăm
(1%) tiền lương hoặc tiền công.
b. Kinh phí công đoàn trích nộp theo tỷ lệ phần trăm (%) quỹ tiền lương, tiền
công, phụ cấp phải trả cho CNVCLĐ của các doanh nghiệp và cơ quan, đơn vị. Tỷ lệ
trích do Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thống nhất
quy định.
c. Các khoản thu khác: Thu từ các hoạt động văn hoá, thể thao, hoạt động sản
xuất kinh doanh, dịch vụ do công đoàn tổ chức, các khoản tài trợ của các tổ chức trong
nước và nước ngoài.
2. Tài chính công đoàn dùng để chi các khoản sau đây:
a. Chi trả lương cán bộ chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm CB công
đoàn( 30%).
b. Chi cho phong trào và các hoạt động khác của công đoàn( 40%).
c. Chi thăm hỏi, giúp đỡ đoàn viên và làm công tác xã hội do Công đoàn tổ
chức(20%)
d. Chi quản lý hành chính(10%)
III. PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG CỦA CĐCS, CÔNG ĐOÀN BỘ
PHẬN, TỔ CÔNG ĐOÀN:
1/. Trên cơ sở vận dụng các phương pháp hoạt động của CĐ ( thuyết phục,
tổ chức hoạt động; xây dựng thực hiện quy chế) CĐCS tập trung thực hiện các
phương pháp chủ yếu sau đây:
- Thu nhận và xử lý thông tin:
+ Thu nhận thông tin đầy đủ, chính xác thông qua báo cáo từ cấp dưới, báo
cáo của cấp trên, từ thông tin đại chúng, từ quần chúng phản ánh.
+ Kiểm tra độ tin cậy của thông tin, xử lý thông tin chính xác, khách quan,
khoa học ( tránh nóng vội, cảm tính, định kiến cá nhân).
+ Ứng dụng thiết bị hiện đại trong thu nhận và xử lý thông tin.
- Tham gia ý kiến và đề xuất kiến nghị:
+ Nghiên cứu những vấn đề nảy sinh hằng ngày.
+ Phát huy và tập hợp trí tuệ của tập thể, của quần chúng thành chính kiến
của cán bộ CĐ để tham gia với CĐ cấp trên, với chuyên môn.
+ Vấn đề kiến nghị phải cụ thể tránh chung chung:
- Kiểm tra:
+ Kiểm tra là phần quan trọng trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
+ Kiểm tra phải bảo đảm tính khách quan, khoa học. Sau khi kiểm tra phải;
có kết luận công khai, cụ thể về kết quả kiểm tra.
2/. Phương pháp hoạt động của tổ công đoàn và CĐ bộ phận:
- Phương pháp hoạt động của tổ công đoàn:
+ Liên hệ mật thiết với đoàn viên, CNVC-LĐ để hiểu người, rõ việc, nắm
được bức xúc hợp pháp của đoàn viên để bàn bạc giải quyết hoặc phản ánh lên cấp
trên.
+ Xây dựng kế hoạch cụ thể từng tháng như: Tổ chức sinh nhật hoặc bàn
cách cải tiến mẫu mã mặt hàng chẳng hạn…
+ Tạo điều kiện để ĐV hoàn thành nhiệm vụ, khen thưởng động viên kịp
thời.
+ Thực hiện kiểm tra, nhận xét từng việc trong tháng, đề ra công việc tháng
sau.
- Phương pháp hoạt động của CĐ bộ phận:
+ Xây dựng chương trình công tác phù hợp từng tháng.
+ Phân công uỷ viên BCH theo dõi từng công việc cụ thể.
+ Hướng dẫn nghiệp vụ cho tổ CĐ.
+ Phát huy vai trò của các tiểu ban quần chúng.
+ Kiểm tra hoạt động của tổ CĐ.