Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

quy trình thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.7 KB, 3 trang )

3.1. Quy trình thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng
3.1.1. Thẩm định thông tin khách hàng doanh nghiệp
Thông tin về khách hàng doanh nghiệp thu thập được bao gồm thông tin trong hồ sơ
mà doanh nghiệp cung cấp và thông tin mà CBTD tìm hiểu từ thực tế khách hàng và thị
trường. Quá trình thẩm định có sự kết hợp thông tin từ nhiều nguồn và được ghi nhận trong
báo cáo thẩm định của CBTD. CBTD thực hiện thẩm định khách hàng thông qua 3 loại hồ sơ
và tiến hành đối chiếu các thông tin đó với những thông tin tìm hiểu được từ thực tế doanh
nghiệp và thị trường.
3.1.1.1. Thẩm định hồ sơ pháp lý
3.1.1.1.1. Thẩm định tư cách pháp nhân của doanh nghiệp
Thẩm định tư cách pháp nhân nhằm xác định doanh nghiệp có đủ điều kiện về mặt pháp
lý để được vay vốn theo quy định của pháp luật hay không. Nội dung của công tác này bao
gồm:
- Thẩm định doanh nghiệp có được thành lập và hoạt động theo đúng quy định Pháp
luật và quy định nội bộ của doanh nghiệp. Trường hợp khách hàng là các Công ty con
hoặc đơn vị hạch toán phụ thuộc cần phải tham chiếu đến các quyết định của tổ chức
thành lập để xác định tư cách pháp nhân.
- Đánh giá uy tín năng lực và tư cách của người đại diện pháp nhân trên các khía cạnh
như tư cách đạo đức, trình độ và kinh nghiệm quản lý, các chức vụ đã trải qua, tác
phong lãnh đạo và uy tín trong quan hệ với các ngân hàng, các đối tác khác trong quá
trình kinh doanh.
- Xem xét lịch sử hình thành và quá trình phát triển của doanh nghiệp để rút ra những
điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng
3.1.1.1.2. Thẩm định năng lực tài chính, năng lực hoạt động kinh doanh
a) Thẩm định năng lực tài chính
Mục đích của thẩm định năng lực tài chính nhằm xem xét khả năng thực tế của doanh
nghiệp về tiềm lực tài chính, trên cơ sở đó đánh giá được khả năng của khách hàng về nguồn
vốn chủ sở hữu, nguồn vốn chiếm dụng và vốn vay, hàng hoá tồn kho, cơ cấu tài sản lưu
động và cố định đến thời điểm hiện tại là phân tích định lượng, từ đó có kết luận về thực
trạng khách hàng có khả năng hoàn trả nợ vay cho Ngân hàng hay không.
Tình hình tài chính được xem xét một cách tỷ mỉ và có hệ thống ít nhất trong hai năm liên


tục (trừ trường hợp khách hàng mới thành lập) để rút ra kết luận tình hình tài chính có lành
mạnh hay không.
Các chỉ số tài chính như các chỉ số về khả năng thanh toán (khả năng thanh toán ngắn
hạn; khả năng thanh toán nhanh; khả năng thanh toán tức thời; vốn lưu động ròng), các chỉ số
về khả năng sinh lời, chỉ số về tăng trưởng, chỉ số về hoạt động, chỉ số đòn bẩy được CBTD
sử dụng IPCAS để phân tích.
b) Thẩm định năng lực hoạt động kinh doanh
Mục tiêu của phần thẩm định năng lực hoạt động kinh doanh nhằm xác định lĩnh vực kinh
doanh có phù hợp với tình hình hiện tại và tương lai, chủng loại sản phẩm sản xuất hoặc dịch
vụ dùng cho đối tượng tiêu thụ, khả năng phát triển thị trường và đối thủ cạnh tranh từ đó
đánh giá khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp để có quyết định cho việc cấp tín
dụng một cách chính xác.
Các nội dung cơ bản của thẩm định năng lực kinh doanh bao gồm:
- Phân tích ngành nghề và môi trường kinh doanh
- Thẩm định lĩnh vực kinh doanh, vị thế của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh.
- Sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp; các lợi thế cạnh tranh, so sánh với các
sản phẩm, dịch vụ tương tự.
- Phân tích đối thủ cạnh tranh
- Đầu vào: các loại nguyên liệu đầu vào; các nhà cung cấp; phương thức mua hàng;
biến động về giá của nguyên vật liệu đầu vào…
- Hoạt động sản xuất, công nghệ (nếu có: địa điểm sản xuất; thiết bị công nghệ sử dụng;
công suất và kế hoạch sản xuất…
- Hoạt động bán hàng, tiêu thụ sản phẩm: Đầu ra; các khách hàng lớn, truyền thống;
phương thức phân phối, mạng lưới tiêu thụ…
- Quản lý điều hành: mô hình tổ chức kinh doanh; đội ngũ nhân sự;
- Phân tích các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng
(nếu có) như tỷ giá, pháp lụât, chính sách thuế; khả năng tác động đến môi trường, xã
hội…
- Đánh giá rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh
3.1.1.2. Thẩm định dự án đầu tư

Mục đích của việc thẩm định dự án đầu tư nhằm đánh giá khả năng thực hiện được kế
hoạch kinh doanh, phương thức thực hiện và hiệu quả của doanh nghiệp. Qua đó, xác định
khả năng trả nợ của doanh nghiệp cũng như nguồn trả nợ.
Thẩm định dự án đầu tư bao gồm hai nội dung cơ bản là thẩm định các yếu tố phi tài
chính và các yếu tố tài chính của dự án đầu tư.
a) Thẩm định các yếu tố phi tài chính
- Mục đích vay vốn và tính pháp lý của dự án đầu tư.
- Thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm theo dự án đầu tư.
- Nguồn cung sản phẩm, thẩm định sự thiết thực của việc đầu tư, sự hợp lý của quy mô
đầu tư, cơ cấu sản phẩm.
- Các yếu tố đầu vào để thực hiện dự án đầu tư.
- Phương thức tiêu thụ, mạng lưới phân phối.
- Tiến độ thực hiện của dự án đầu tư; tiến độ góp vốn.
- Các nội dung về phương diện kỹ thuật của dự án đầu tư như địa điểm xây dựng, quy
mô sản xuất, công nghệ, thiết bị.
- Tổ chức, quản lý thực hiện dự án đầu tư.
- Phương thức cho vay, đồng tiền vay.
- Các rủi ro liên quan đến dự án đầu tư.
- Các yếu tố khác liên quan theo đặc thù của dự án đầu tư.
b) Thẩm định các yếu tố tài chính
Trên cơ sở những đánh giá phi tài chính, CBTD đưa ra dự báo số liệu cụ thể của dự án
đầu tư trên các mặt:
- Báo cáo kết quả kinh doanh của dự án (dự báo doanh thu, chi phí hoạt động, khấu
hao);
- Lịch trả nợ dự kiến;
- Bảng tính dòng tiền của dự án;
- Bảng tính chỉ số của dự án (NPV, IRR, DSCR).
Các bước thực hiện khi thẩm định dự án đầu tư bao gồm:
- Xác định mô hình dự án; phân tích để tìm dữ liệu;
- Lập bảng thông số cho trường hợp cơ sở;

- Lập các bảng tính trung gian; Lập bảng cân đối kế hoạch và dự báo các chỉ tiêu tài
chính;
- Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tính toán khả năng trả nợ của dự án;
- Tính toán các chỉ số hiệu quả của dự án (NPV, IRR);
- Phân tích độ nhạy, phân tích tình huống.
3.1.1.3. Thẩm định hồ sơ bảo đảm tiền vay
Mục đích của việc thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay nhằm đánh giá giá trị, loại
tài sản đảm bảo nợ vay của doanh nghiệp xem có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để
nhận làm tài sản bảo đảm hay không, giá trị tài sản tại thời điểm hiện tại và tương lai có đủ để
đảm bảo cho khoản vay hay không và tài sản có khả năng phát mại không nếu rủi ro xảy ra.
Nội dung cơ bản của thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay gồm:
- Xác định tính hợp pháp, hợp lệ của tài sản và quyền sở hữu (hoặc quyền sử dụng đối
với đất) của người cầm cố, thế chấp. Việc xác định nội dung này căn cứ vào các giấy
tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất của người cầm cố, thế chấp,
xác định người đồng sở hữu tài sản, xác định xem tài sản có tranh chấp, kiện tụng hay
không.
- Xác định loại tài sản, chất lượng tài sản, giá trị tài sản và khả năng phát mại tài sản
nhằm đánh giá khả năng khi cần phát mại thì NHNo sẽ thu được bao nhiêu từ tài sản
để bù đắp rủi ro
- Xác định phương thức quản lý tài sản đảm bảo cho phù hợp với đặc điểm của hàng
hoá và khả năng quản lý của NHNo và của khách hàng nhưng phải đảm bảo trong mọi
trường hợp NHNo đều có thể giám sát được tài sản đảm bảo và tuyệt đối không cho
phép khách hàng lợi dụng rút bớt, thay thế hoặc sử dụng tài sản vào các mục đích
khác khi chưa được phép của NHNo.
3.1.2. Thẩm định các điều kiện vay vốn
3.1.3. Chấm điểm, xếp hạng khách hàng
3.1.4. Xác định phương thức và nhu cầu cho vay
3.1.5. Lập tờ trình thẩm định

×