Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

tiểu luận thực trạng sản xuất vú sữa lò rèn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.37 KB, 12 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vú sữa Lò Rèn là một trong những loại trái cây ăn trái đặc sản của Việt Nam, rất
được ưa chuộng nhờ phẩm chất ngon, giá trị dinh dưỡng cao. Chất lượng của trái
Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim từ lâu đã nổi tiếng khắp xứ miền Tây, đã được khẳng
định thương hiệu từ Nam chí Bắc và đang dần vươn xa ra thị trường nước ngoài.
Nó chỉ trồng được ở những vùng đất phù sa màu mỡ của khu vực Đồng bằng Sông
Cửu Long. Với điều kiện ưu đãi của thiên nhiên xã Vĩnh Kim và một số xã lân cận
thuộc huyện Châu Thành, Tiền Giang là vùng chuyên canh cây vú sữa với diện
tích lớn nhất trong cả nước, sản lượng khoảng 22.000 tấn/năm.
Tuy nhiên trong những năm gần đây sự phát triển nhanh về diện tích nhưng chưa
được quan tâm đúng mức đến việc chọn giống, phòng trừ sâu bệnh, quy trình canh
tác không đúng kỹ thuật phát sinh nhiều vấn đề, cần có giải pháp phát triển bền
vững cây vú sữa Lò Rèn.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu thực trạng sản xuất của cây Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim của
vùng ĐBSCL nhằm tìm kiếm những biện pháp giúp nâng cao chất lượng vú sữa,
giúp cho vú sữa của ĐBSCL có đầu ra ổn định, chất lượng tốt, đời sống của nông
dân được nâng cao.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu :
Tìm hiểu và đánh giá thực trạng sản xuất của cây Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim của
khu vực ĐBSCL.
Phạm vi nghiên cứu :
Thời gian nghiên cứu : năm 2012.
Không gian nghiên cứu : vùng ĐBSCL.
Phương pháp nghiên cứu : phương pháp quan sát, đánh giá và phân tích,
phương pháp thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu sẵn có như các báo cáo khoa
học, dự án, báo chí, internet.
4. Thực trạng sản xuất Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim ở ĐBSCL
Trái vú sữa là đặc sản của vùng ĐBSCL, vì đặc tính ưa nóng và thích hợp với đất


phù sa nên cây vú sữa được trồng nhiều ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh
Long, Đồng Tháp, Cần Thơ
Ở ĐBSL hiện nay vùng chuyên canh vú sữa Lò Rèn lớn nhất và nổi tiếng nhất với
diện tích hơn 3.000 ha, tập trung ở các xã Phú Phong, Hữu Đạo, Bàng Long và
Vĩnh Kim thuộc huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang, chiếm hơn 90% cả nước và
khoản 5% diện tích trái cây toàn tỉnh.
4.1. Những thông tin chung về nông hộ
Bảng 1. Những thông tin cơ bản về nông dân trồng vú sữa
Thông tin cơ bản Giá trị lớn
nhất
Giá trị trung
bình
Giá trị nhỏ
nhất
Kinh nghiệm trồng (năm) 22 10 6
Số tuổi của nông dân 65 40 28
Diện tích canh tác (m2) 27.000 6.500 1.500
Nguồn : Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành
Qua khảo sát nông hộ ở huyện Châu Thành, Tiền Giang cho thấy kinh nghiệm
trồng vú sữa lò rèn của nông dân trung bình 10 năm, cao nhất là 22 năm và thấp
nhất là 6 năm, nhưng kinh nghiệm có được của các hộ chủ yếu là tự đúc kết từ
thực tế trồng và hàng xóm.
Những thành viên trồng vú sữa trong nông hộ có độ tuổi trung bình là 40 tuổi, cao
nhất là 65 tuổi và thấp nhất là 28 tuổi. diện tích trồng vú sữa trung bình của địa
bàn nghiên cứu khá cao khoảng 6.500 m2, cao nhất là 27.000 m2, thấp nhất là
1.500 m2.
Bảng 2. Trình độ học vấn của nông dân
Trình độ Tỷ lệ
Cấp 1 28,8
Cấp 2 45,2

Cấp 3 22,7
Trung học 3,3
Nguồn : Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành
Về trình độ học vấn của nông hộ, đa số là trình độ cấp hai chiếm 45,2 %, với trình
độ này thì việc tiếp cận khoa học kỹ thuật cũng không mấy khó khăn nhưng cũng
có một tỷ lệ khá cao các nông hộ ở trình độ cấp một (28,8 %) nên việc tiếp cận
khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất và tiêu thụ cũng gặp nhiều khó khăn.
Bảng 3. Lý do trồng vú sữa của nông dân
Lý do trồng vú sữa Tỷ lệ %
Nhiều lợi nhuận 32
Sản phẩm dễ bán 7
Đất đai phù hợp 18
Có sẵn kinh nghiệm 9
Theo phong trào của mọi người 11
Nhà nước hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính 4
Năng suất cao 9
Vốn đầu tư ít 10
Tổng cộng 100
Nguồn : Khảo sát của Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành
Nền kinh tế của nước ta mấy năm qua tăng trưởng khá cao và ổn định, tất cả các
lĩnh vực đều phát triển, nông sản ngày càng sản xuất nhiều, trong đó có sản phẩm
vú sữa lò rèn. Do đó, đa số nông dân trồng vú sữa là do vú sữa đem lại nhiều lợi
nhuận cho nông dân ( 32%). Bên cạnh đó, điều kiện đất đai, khí hậu là phù hợp
cho việc trồng trọt của vú sữa nên nông dân dễ dàng trồng (18%). Một số lý do
khác mà người nông dân chọn trồng vú sữa là do hưởng ứng theo phong trào của
mọi người, vốn đầu tư ít, dễ tiêu thụ
4.2. Mô hình sản xuất cũ
Do được trồng theo phương thức cũ nên mô hình canh tác chủ yếu vẫn là nhỏ lẻ và
phân tán khắp các xã của huyện. tuy nhiên nhìn vào lược đồ sản xuất của huyện, ta
có thể chia diện tích trồng vú sữa ở huyện Châu Thành thành hai khu vực sản xuất

chính, đó là :
1. Khu vực I là nơi có diện tích vú sữa trồng lâu năm, tập trung các vườn
trồng cây vú sữa có tuổi đời cao, trên 15-20 năm. Bao gồm các xã : Vĩnh
Kim, Long Hưng, Bàng Long, Song Thuận…sản lượng vú sữa ở khu vực
này khá cao và ổn định. Phần lớn diện tích đất nông nghiệp của khu vực
này canh tác chủ yếu các loại cây như : vú sữa, dừa, chuối, hồng xiêm
2. Khu vực II là những vườn cây vú sữa mới trồng, có tuổi dưới 10 năm, chủ
yếu tập trung ở các xã Hữu Đạo, Phú Phong. Diện tích đất chuyển đổi canh
tác vú sữa đang được mở rộng. sản lượng tuy còn ít nhưng đang tăng dần
lên nhờ vào diện tích và tăng năng suất. chất lượng và kich cỡ trái tốt hơn
nhờ đặc tính cây trồng và áp dụng kỹ thuật sản xuất mới.
Hiện nay, người nông dân đang trồng chủ yếu 3 loại vú sữa chính : vú sữa lò rèn,
vú sữa nâu và vú sữa bánh xe. Trong đó diện tích vú sữa lò rèn chiếm tỷ trọng lớn
nhất. nguyên nhân chính mà người nông dân trồng nhiều vú sữa lò rèn là vì vú sữa
lò rèn cho sản lượng trái lớn, đồng đều. trái vú sữa lò rèn có lớp mỏng, thơm ngon
hơn các loại khác. Nhưng về kích thước thì nó lại nhỏ hơn các loại vú sữa khác.
Thời điểm thu hoạch vú sữa bắt đầu từ tháng 10 và kéo dài đến hết tháng 4 năm
sau. Đây cũng là thời điểm mà sâu bệnh phát triển mạnh vì vậy yêu cầu người
nông dân phải chăm sóc rất kỹ. một đặc điểm khác, trái vú sữa thường chính
không đều trên từng cây, vì vậy làm cho thời gian thu hoạch trên từng cây bị kéo
dài và chia làm nhiều đợt. cách thức thu hoạch vú sữa của người nông dân còn khá
thủ công. Trái vú sữa được hái rất cẩn thận, người nông dân sẽ hái từng trái và
thường sẽ cắt thêm một phần nhánh kèm theo trái. Lý do cho sự cẩn thận trong
việc thu hoạch vú sữa đó là do trái vú sữa khá mỏng và mềm, dễ bị dập nát, trầy
xướt , điều này sẽ làm cho trái mất đẹp, dễ bị hỏng và khi đem bán thường sẽ bị
dạt. vì thế trong quá trình vận chuyển, trái vú sữa được bao bọc rất kỹ để tránh va
đập, trầy xước.
Khi quan sát người nông dân thu hoạch vú sữa, họ thường không cắt cuốn vú sữa
mà thường kèm theo một đoạn nhánh vú sữa. lý do là vì khi thu hoạch như vậy trái
vú sữa sẽ tươi hơn, để được lâu hơn và trái không bị héo do vẫn được nhành cây

nuôi trong những ngày tiếp theo.
4.3. Mô hình sản xuất Global GAP
Cây vú sữa đang dần chiếm một vị trí quan trọng trong thu nhập của mỗi hộ gia
đình ở đây. Nếu trước đây, vú sữa chỉ được trồng vì mục tiêu phi kinh tế, chủ yếu
là để lấy bóng râm và làm cây ăn trái đơn thuần thì ngày nay nhiều hộ gia đình đã
chuyển đổi hẳn diện tích nông nghiệp sang trồng cây vú sữa để làm kinh tế.
Trong những năm gần đây sự phát triển nhanh về diện tích nhưng chưa được quan
tâm đúng mức đến việc chọn giống, phòng trừ sâu bệnh, quy trình canh tác không
đúng kỹ thuật phát sinh nhiều vấn đề, cần có giải pháp phát triển bền vững cây
vú sữa Lò Rèn. Năm 2007, UBND tỉnh Tiền Giang đã phê duyệt Chương trình Hỗ
trợ phát triển toàn diện cây vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, Sở Khoa học và Công nghệ
Tiền Giang chủ trì thực hiện. Mục tiêu của Chương trình là nhằm phát triển vùng
chuyên canh vú sữa của tỉnh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, sản lượng theo
tiêu chuẩn an toàn, tăng sức cạnh tranh trái cây đặc sản này trên thị trường trong
và ngoài nước.
Chương trình được triển khai thực hiện từ năm 2007 – 2013 tại 13 xã thuộc huyện
Châu Thành và 3 xã thuộc huyện Cai Lậy gồm các nội dung chính: Khảo sát điều
tra, xác định vùng phát triển cây vú sữa; áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong việc
trồng và chăm sóc cây vú sữa đạt năng suất, chất lượng cao an toàn theo hướng
GAP, đánh giá tuyển chọn và nhân giống chất lượng tốt phục vụ cho việc trồng
mới và cải tạo vườn vú sữa; tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục bệnh khô
cành, thối rễ; xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim
theo hướng GAP; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong bảo quản, thu hoạch và sau
thu hoạch để nâng cao chất lượng trái; xây dựng, quảng bá thương hiệu và các giải
pháp trong giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm.
• Mở rộng diện tích
Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Châu Thành, toàn huyện hiện có
3.200ha vú sữa, tập trung ở các xã phía Nam Quốc lộ 1A, phấn đấu đến năm 2015
đạt khoảng 5.000ha, năng suất bình quân trên 24 tấn/ha, chiếm từ 40 - 42% giá trị
sản xuất cây ăn trái của huyện, trong đó sản lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu chiếm

15 - 30%.
Như vậy, từ nay đến năm 2015, các xã trong vùng sẽ phải trồng mới 1.800ha vú
sữa. Để đạt được mục tiêu này, từ giữa và cuối năm 2011, các xã này đã ban hành
nghị quyết, kế hoạch và vận động người dân trồng loại cây đặc sản này trên địa
bàn.
Tương tự, tại xã Đông Hòa, từ cuối năm 2011 đến nay, xã cũng trồng mới 46ha vú
sữa; tính riêng 9 tháng đầu năm 2012, xã đã hoàn thành chỉ tiêu trồng mới của cả
năm là 35ha. Ông Nguyễn Văn Út, Chủ tịch Hội Làm vườn xã Đông Hòa cho biết,
do mấy năm gần đây, nhãn thường xuyên mắc bệnh chổi rồng nên người dân đốn
nhãn chuyển sang trồng vú sữa, vì thế mà xã hoàn thành sớm chỉ tiêu của huyện đề
ra.
Qua kiểm tra, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Châu Thành đánh giá, tình
hình phát triển cây vú sữa trên địa bàn khá tốt, sản lượng và chất lượng sản phẩm
đều được cải thiện. Theo thống kê, 9 tháng qua, toàn huyện trồng mới gần 320ha
vú sữa, đạt 78% kế hoạch, chủ yếu là cải tạo vườn tạp, vườn vú sữa lão hóa, già
cỗi, kém hiệu quả.
• Tập trung nâng cao chất lượng
Bên cạnh trồng mới, HLV huyện, đơn vị được giao nhiệm vụ chuyển giao tiến bộ
kỹ thuật cho nhà vườn đã tổ chức 58 buổi tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc
vú sữa với 1.740 người tham dự; phối hợp với Trung tâm Dạy nghề huyện mở 6
lớp dạy kỹ thuật trồng, chăm sóc vú sữa…
Trên địa bàn huyện Châu Thành hiện có 4 giống vú sữa, gồm: vú sữa Lò Rèn
(chiếm 99%), vú sữa tím, vú sữa vàng và vú sữa dây. Dựa vào đặc điểm thổ
nhưỡng, hiện trạng, hướng phát triển cây đặc sản trong tương lai, huyện đã phân
loại và định hướng trồng cho các xã. Theo đó, các xã Phú Phong, Kim Sơn, Song
Thuận, Vĩnh Kim, Bàn Long trồng 100% diện tích vú sữa Lò Rèn. Các xã Long
Hưng, Đông Hòa và Bình Trưng trồng 70% diện tích vú sữa Lò Rèn. Các xã còn
lại như Dưỡng Điềm, Hữu Đạo, Nhị Bình và Thạnh Phú trồng 50% diện tích vú
sữa Lò Rèn.
Bên cạnh đó, Châu Thành cũng đẩy mạnh việc khôi phục vườn cây già cỗi, suy

kiệt. Cụ thể là huyện hợp tác cùng Chương trình hỗ trợ phát triển toàn diện cây vú
sữa Lò Rèn Vĩnh Kim của tỉnh để tỉa tàn, trẻ hóa vườn vú sữa già cỗi; liên hệ với
Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam để nhận kết quả thực hiện đề tài "Phòng
trừ bệnh khô cành, thối rễ trên cây vú sữa" và thuê cán bộ kỹ thuật hướng dẫn
phòng, trị bệnh này.
Xác định phát triển cây vú sữa bền vững không thể thiếu sản phẩm an toàn, chất
lượng, đảm bảo tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, huyện đề ra kế hoạch phấn đấu
đến năm 2015, toàn huyện có 500 hộ với 250ha vú sữa đạt tiêu chuẩn GAP. Lộ
trình cụ thể như sau: trong năm 2012 huyện phát triển 50 hộ với 20ha sản xuất
theo tiêu chuẩn GAP; 2013-2014 mỗi năm 100 hộ với 50ha, năm 2015 là 150 hộ
với 70ha.
5. Những thuận lợi và khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ vú sữa
5.1. Thuận lợi
- Đất đai màu mỡ, phù sa bồi đắp quanh năm, khí hậu rất thích hợp cho vú
sữa phát triển.
- Kinh nghiệm trồng vú sữa đã có từ lâu đời.
- Nhà nước có các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động của hợp tác xã.
- Nông dân có kinh nghiệm cho trái nghịch mùa.
5.2. Khó khăn
- Chất lượng trái giữa các hộ chưa đồng đều, nguyên nhân do giống, điều
kiện tự nhiên và cách chăm sóc của từng hộ không giống nhau.
- Chi phí sản xuất cao do sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, trình độ thâm canh
chưa cao làm giảm thu nhập của người dân.
- Kỹ thuật sản xuất thấp, việc tập huấn kỹ thuật có một số cán bộ chưa xuống
tới nông dân, một số chưa áp dụng khi đã được tập huấn.
- Công nghệ sau thu hoach quá lạc hậu, tỷ lệ hao hụt lớn. chưa có hướng dẫn
việc thu hoạch làm sao để đảm bảo sản phẩm giữ nguyên chất lượng, an
toàn và chi phí thấp.
- Khâu tiêu thụ qua nhiều trung gian làm tăng chi phí, chênh lệch giá quá cao

giữa nông dân và người tiêu dùng.
- Không có các trung tâm giống tốt để cung cấp giống đạt chất lượng.
- Chưa khai thác triệt để những cơ hội về thông tin thị trường.
- Các mô hình sản xuất vú sữa đạt chứng nhận GAP gặp rất nhiều khó khăn
trong việc tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm.
- Mấy năm gần đây nền kinh tế thế giới biến động thất thường làm kinh tế
Việt Nam cũng ảnh hưởng theo , nhất là biến động giá xăng dầu của thế
giới tăng ngất ngưỡng làm cho mọi chi phí đầu vào tăng. Qua thực tế cho
thấy, chi phí đầu vào cao chiếm 20% các loại chi phí cho sản xuất như là
giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật lại thêm hiện tượng làm phân giả làm
tăng thêm chi phí cho các hộ nông dân trồng vú sữa.
- Bên cạnh đó, một khó khăn cũng khá quan trọng đối với nông dân chính là
giá bán, giá bán biến động qua mỗi năm. Năm được mùa thì giá thấp, năm
mất mùa thì giá lại cao.
- Một số khó khăn khác như thiếu thị trường đầu ra, nông dân sản xuất nhỏ
lẻ, làm theo kinh nghiệm, thiếu sự liên kết giữa người sản xuất và người
tiêu thụ làm cho đầu ra không ổn định. Ngoài ra khó khăn về kỹ thuật, tay
nghề của người nông dân, thiếu lao động, thiếu vốn…
- Tuy có một thời hoàng kim như thế nhưng hiện nay cây vú sữa Lò Rèn
Vĩnh Kim đang đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là sau vụ thu hoạch năm
2012 - 2013. Nhiều cây vú sữa bị đốn hạ (lấy củi) để thay thế bằng những
cây trồng khác như sầu riêng, dừa, bưởi, sa pô…Sở dĩ có hiện tượng này là
do nguyên nhân: Bệnh hại tấn công làm cho cây suy kiệt và chết dần, đặc
biệt là nấm tấn công gây thối, mục rễ. Xảy ra chủ yếu ở các vườn vú sữa
lâu năm, ít chăm sóc. Cây có lá nhỏ, bị khô đọt, khô cành và chết dần, khi
đào rễ lên thì hầu như toàn bộ rễ cây đã bị thối, mục, có khi nấm bệnh tấn
công làm thối, mục cả gốc và thân cây. Tại những vườn này khi trồng lại vú
sữa Lò Rèn thì cây phát triển rất chậm hoặc không sống được, buộc người
dân phải thay bằng những loại cây trồng khác.
- Vú sữa là cây có tán rộng nên việc trồng chuyên canh ở vùng đất mới gặp

không ít khó khăn, nhất là ở những ruộng mới lên liếp đất trống nên cây rất
dễ bị đổ ngã do gió giật.
- Bệnh héo trái do thời tiết cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả trồng vú
sữa. Trong vụ thu hoạch vú sữa năm 2012 - 2013, đa số nông dân phản ánh
vú sữa Lò Rèn bị héo và thối trái nhiều (khoảng 30%) làm giảm sản lượng
và chất lượng trái.
- Cây vú sữa có đặc điểm là chỉ cho trái 1 vụ/năm, không thể can thiệp để
cây cho trái nghịch vụ như các loại cây khác nên thường vào vụ thu hoạch
rộ dễ dẫn đến tình trạng cung vượt cầu làm cho giá bán bị giảm thấp, ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất của người dân.
- Trái vú sữa lò rèn có chất lượng ngon, được nhiều người ưa thích, tuy nhiên
lại có vỏ mỏng và chỉ được thu hoạch khi trái đã chín trên cây nên việc bảo
quản và vận chuyển đi xa gặp không ít khó khăn. Nếu không có phương
pháp bảo quản tốt thì không thể lưu trữ được lâu. Đây là điểm hạn chế của
trái vú sữa Lò Rèn khi tham gia thị trường xuất khẩu.
6. Kết luận
6.1. Đối với người sản xuất :
- Người sản xuất phải có ý thức tự giác trách nhiệm cao, tập huấn chuyên
môn kỹ thuật, tìm tòi học hỏi và có những sáng kiến giúp cho việc sản xuất hiệu
quả hơn.
- Trong quá trình sản xuất phải tuân thủ quy định, quy trình canh tác bắt
buộc.
6.2. Đối với chính quyền, địa phương :
- Để có thể duy trì và mở rộng diện tích; đồng thời giúp cho cây vú sữa Lò
Rèn vượt qua những khó khăn nêu trên, thiết nghĩ cần có sự tham gia tích cực của
các ngành, các cấp nhằm tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho
người dân trong việc trồng và chăm sóc cây vú sữa. Đặc biệt là kỹ thuật phòng trừ
bệnh hại, nhất là bệnh thối mục rễ và bệnh thối trái.
- Tăng cường công tác khuyến nông :
Về cây lâu năm tập trung chủ yếu vào kỹ thuật trồng và chăm sóc như tưới nước,

bón phân, phun thuốc…một cách hợp lý và nhất là sử dụng phân bón, thuốc bảo
vệ thực vật đúng theo yêu cầu phát triển của cây trồng để hạ giá thành trong sản
xuất, tăng hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Tăng cường đầu tư giúp nông dân duy trì thương hiệu “Vú sữa Lò Rèn
Vĩnh Kim” và mở rộng diện tích trồng vú sữa an toàn theo GAP. Tăng cường đầu
tư xúc tiến thương mại giúp mở rộng thị trường cho trái vú sữa Lò Rèn; đồng thời
nghiên cứu nhập công nghệ bảo quản trái cây hiện đại để trái vú sữa Lò Rèn cũng
như các loại trái cây khác có thể được bảo quản lâu hơn nhằm giữ vững chất lượng
và nâng cao giá trị.
- Đẩy mạnh nghiên cứu chế biến các loại trái cây để xuất khẩu, trong đó có
trái vú sữa Lò Rèn thay vì phải xuất trái cây tươi với giá trị thấp như hiện nay.
- Thành lập cửa hàng chuyên cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu cho nông
dân: Hiện nay tình trạng phân giả đang là một vấn đề khó khăn lớn nhất đối với
nông dân, làm cho chi phí sản xuất tăng cao và chất lượng vú sữa không đạt, gây
dư lượng ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Vì vậy, vấn đề thành lập cửa hàng
chuyên cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân là rất cần thiết,
nhằm giúp nông dân an tâm sản xuất đồng thời chất lượng vú sữa được đảm bảo.
- Tiến hành quy hoạch vùng sản xuất :
Ngoài các tiêu chuẩn kỹ thuật phải có cho vùng sản xuất chuyên canh. Chính
quyền địa phương cần phải tính kỹ đến lợi ích trước mắt và lâu dài, nhu cầu chủng
loại sản phẩm cũng như quy mô diện tích mở rộng. tính ổn định lâu dài có cơ sở
pháp lý giúp người sản xuất yên tâm và mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng
như hệ thống thủy lợi tưới tiêu, đường, điện, máy móc…tính ổn định còn giúp
người sản xuất củng cố thương hiệu và đầu tư sâu về khoa học kỹ thuật mang tính
chuyên môn hóa cao.
- Để cây vú sữa phát triển tốt trong tương lai, các địa phương và ngành chức
năng cần có những kế hoạch hướng dẫn canh tác cụ thể hợp lý, phù hợp với điều
kiện ở từng vùng đất, mùa vụ sản xuất, mặt khác cũng cần chú ý đến yếu tố sản
xuất tập trung và có sự chỉ đạo chặt chẽ để ổn định giá cả thị trường, tránh hiện
tượng vì lợi nhuận mà sản xuất tràn lan, cung vượt quá cầu khiến cho việc tiêu thụ

gặp khó khăn và không mang lại hiệu quả kinh tế, lợi nhuận cao cho nông dân.
Quá trình sản xuất phải gắn liền với quá trình tổ chức thị trường, tiêu thụ sản
phẩm, sản xuất ổn định và bền vững là nhiệm vụ không chỉ của các hộ nông dân,
của ngành nông nghiệp mà là còn của các ngành, các cấp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo kinh tế xã hội của tỉnh Tiền Giang.
2.
3.
4.
5.
6.
ren-vinh-kim/

×