CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4. Phạm vi và đơn vị nghiên cứu 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 3
2.1. Khái quát chung về chi trả dịch vụ môi trường 3
2.1.1. Dịch vụ môi trường 3
a.Khái niệm: 3
b.Chức năng của dịch vụ môi trường: 3
2.1.2. Chi trả dịch vụ môi trường 4
a.Khái niệm: 4
b.Đối tượng tham gia: 4
c.Các tiêu chí của PES: 4
d. Thanh toán theo chương trình PES: 4
e.Tiêu chí thực hiện PES: 5
2.2.Nền tảng cơ bản của cơ chế chi trả dịch vụ môi trường 5
2.2.1.Nguyên tắc người được hưởng lợi phải trả tiền 5
2.2.2. Sự sẵn lòng chi trả (Willingness to pay – WTP) 5
2.3.Kinh nghiệm thực hiện dự án chi trả dịch vụ môi trường 6
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP LUẬN 9
3.1. Các bước để phát triển một cơ chế PES 9
3.2. Điểm nghiên cứu 9
3.3.Mô hình nghiên cứu 10
3.4. Phương pháp nghiên cứu 12
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ VỀ MÔI TRƯỜNG, KINH TẾ - XÃ HỘI 15
4.1. Phân tích hiệu quả về môi trường 15
4.2. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội 16
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG
Ở TỈNH SƠN LA
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Các hệ sinh thái tự nhiên đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự sống và tồn tại của
con người, đặc biệt là hệ sinh thái rừng. Rừng không chỉ cung cấp nguyên vật liệu như gỗ, dược
liệu cho một số ngành sản xuất mà còn giúp duy trì và bảo vệ môi trường sống, đóng góp vào sự
phát triển bền vững của mỗi quốc gia.Tuy nhiên, do sự phát triển quá nhanh của xã hộivà các
chiến lược bảo vệ rừng không phát huy được hết hiệu quả khiến nguồn tài nguyên này đang bị
suy giảm một cách nghiêm trọng.Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy thoái
môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu.
Trong những năm gần đây, nhận thức về giá trị, vai trò của rừng ngày càng được nâng
cao, đặc biệt là sự tiếp cận với những cách nghĩ mới về những lợi ích mà rừng đem lại.Đó không
còn là những giá trị trừu tượng màđãđược xem là một loại hàng hoá, có thể đem trao đổi và mua
bán trên thị trường. Chính vì vậy, chi trả dịch vụ môi trường (PES)đã ra đời vàđang trở thành
một biện pháp quản lý hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Nhìn nhận được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng, bảo tồn hệ sinh thái, nhà nước đã thực
hiện thí điểm dự án chi trả dịch vụ môi trường tại Sơn La và Lâm Đồng. Các dịch vụ môi trường
như: bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; điều tiết và duy trì
nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội; hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng; giảm phát thải
khí gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, tăng diện tích rừng và
phát triển rừng bền vững,
Sau vài năm thực hiện dự án, môi trường rừng nơi đây đã được quan tâm hơn, nhận thức
của người dân về môi trường, về bảo tồn thiên nhiên đã được nâng cao, đời sống người dân phần
nào đã được cải thiện nhưng chưa cao bởi vì số tiền nhận được từ chi trả dịch vụ môi trường rất
thấp. Hiểu được điều đó chúng tôi thực hiện đề tài: Chi trả dịch vụ môi trường ở tỉnh Sơn La. Bài
nghiên cứu này chúng tôi đứng trên khía cạnh mong muốn của người được chi trả góp phần cung
cấp thêm thông tin giúp chonhững nhà hoạch định chính sách nhìn nhận khách quan hơn về hiệu
quả dự án chi trả dịch vụ môi trường, từ đó có sự điều chỉnh chính sách phù hợp hơn và mở rộng
dự án trên phạm vi cả nước. Đồng thời góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống người
dân, mọi người có trách nhiệm hơn với môi trường, thúc đẩy bảo vệ và phát triển một môi trường
bền vững cả về xã hội lẫn kinh tế.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
Tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm chi trả dịch vụ môi trường,các đối tượng tham gia và cơ
chế hoạt động của PES.
2
Tìm hiểu về mong muốn của người được chi trả bằng cách xác định các yếu tố ảnh hưởng
từ đó đưa ra mức chi trả phù hợp nhằm cải thiện đời sống người dân, nâng cao nhận thức bảo vệ
môi trường.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu.
Chi trả dịch vụ môi trường được hiểu như thế nào?
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chi trả dịch vụ môi trường trên quan điểm người được
chi trả?
Mức chi trả nào là hợp lí nhất cho dịch vụ môi trường?
1.4. Phạm vi và đơn vị nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu thực hiện với phạm vi là tỉnh Sơn La, cụ thể là tất cả các hộ gia đình
được khoán đất rừng thực hiện cung cấp dịch vụ môi trường ở huyện Mộc Châu và Phù Yên.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT
2.1. Khái quát chung về chi trả dịch vụ môi trường.
2.1.1. Dịch vụ môi trường.
a.Khái niệm:
Dịch vụ môi trường (Environmental Services) là những dịch vụ và chức năng được cung
cấp bởi hệ sinh thái và có những giá trị nhất định về kinh tế.
b.Chức năng của dịch vụ môi trường:
Dịch vụ môi trường đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội, cải
thiện sinh kế, sức khỏe cho cộng đồng dân cư trên toàn thế giới.
Người ta chia chức năng của dịch vụ môi trường thành 5 loại:
Bảo vệ đầu nguồn: Hạn chế xói mòn, bồi lắng lòng hồ,sông,suối; điều tiết dòng chảy; duy
trì chất lượng nước; ngăn chặn sạt lở đất.
Phòng hộ ven biển: Chống cát bay,chống xa mạc hóa đất ven biển, ngăn chặn sự xâm
nhập của nước ngập mặn vào đất liền,
Duy trì đa dạng sinh học: Bảo vệ động, thực vật quý hiếm.
Hấp thụ cacbon: Gỉam khí nhà kính, ngăn chặn biến đổi khí hậu.
Tạo vẻ đẹp cảnh quan: Du lịch sinh thái,giá trị văn hóa, thẩm mỹ.
3
2.1.2. Chi trả dịch vụ môi trường.
a.Khái niệm:
Chi trả dịch vụ môi trường (Payment For Environmental Services) là cam kết tham gia
hợp đồng trên cơ sở tự nguyện có ràng buộc pháp lý và với hợp đồng này thì một hay vài người
mua chi trả cho hệ sinh thái xác định bằng cách trả tiền mặt hay các hỗ trợ cho một hoặc nhiều
người bán và người bán này có trách nhiệm đảm bảo một loại hình sử dụng đất nhất định cho
một giai đoạn xác định để tạo ra các dịch vụ hệ sinh thái thoả thuận.
Chi trả dịch vụ hệ sinh thái là sự bồi thường cho việc cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái
này.
b.Đối tượng tham gia:
Người bán là người sẵn lòng (hoặc bị bắt buộc) tạo ra các hàng hoá và dịch vụ hệ sinh
thái thông qua việc quản lý hệ sinh thái.
Người mua là người sẵn lòng (hoặc bị bắt buộc) phải trả cho các lợi ích từ việc nhận
được hàng hoá và dịch vụ hệ sinh thái.
c.Các tiêu chí của PES:
Năm tiêu chí phổ biến nhất được chấp nhận cho PES như sau (Wunder, 2005):
- Có một dịch vụ môi trường được xác định rõ.
- Có ít nhất một người mua dịch vụ này.
- Có ít nhất một người bán.
- Giao dịch giữa người mua và người bán là tự nguyện.
- Thanh toán là có điều kiện về cung cấp dịch vụ môi trường.
d. Thanh toán theo chương trình PES:
Nguồn thanh toán: có hai nguồn thực hiện chi trả dịch vụ môi trường
- Chi trả dịch vụ môi trường trực tiếp: là việc người sử dụng dịch vụ môi trường
(người phải chi trả) trả tiền trực tiếp cho người cung ứng dịch vụ môi trường
(người được chi trả).
- Chi trả dịch vụ môi trường gián tiếp: là việc người sử dụng dịch vụ môi trường
chi trả gián tiếp cho người cung ứng dịch vụ môi trường rừng thông qua một số tổ
chức và thực hiện theo quy định.
(Điều 6 chương I, Quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ)
Hình thức thanh toán: có 2 hình thức chi trả dịch vụ môi trường
4
- Tiền mặt
- Bồi thường bằng hiện vật (tập huấn kỹ thuật, cung cấp hạt giống, quyền sử dụng
đất có điều kiện )
e.Tiêu chí thực hiện PES:
Một thiết kế PES cần xem xét ít nhất 5 khía cạnh:
- Hiệu quả: chênh lệch giữa lợi ích môi trường với chí phí cung cấp những dịch vụ
môi trường này là tối đa.
- Sự lâu dài: dịch vụ môi trường được cung cấp liên tục, thậm chí là vượt qua thời
kỳ thanh toán.
- Bổ sung: chi trả dịch vụ môi trưởng thuyết phục thay đổi sử dụng đất sẽ gia tăng
hiệu quả việc cung cấp dịch vụ môi trường.
- Rò rỉ:Những hoạt động gây ra thiệt hại cho môi trường được di dời đi nơi khác
hơn là làm giảm chúng.
- Điều kiện: Chi trả phụ thuộc vào sự dịch chuyển của dịch vụ môi trường.
2.2.Nền tảng cơ bản của cơ chế chi trả dịch vụ môi trường.
2.2.1.Nguyên tắc người được hưởng lợi phải trả tiền.
Trong các mô hình quản lý môi trường cũng như các giải pháp quản lý môi trường trước
đây, chúng ta thường hay sử dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (Polluter pays). Cơ
chế này yêu cầu những người gây ra các tác động có hại đến môi trường phải có trách nhiệm chi
trả và cải tạo lại môi trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy cơ chế này cũng có một số hạn chế nhất
định vì người gây ô nhiễm thường không muốn trả tiền hoặc không khắc phục các thiệt hại về
môi trường.
Trái với các cơ chế quản lý trước đây, PES không hoạt động theo cơ chế người đây ô
nhiễm phải trả tiền mà hướng tới một cơ chế khác là người được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường
sẽ trả tiền cho việc thụ hưởng đó. Các nhà kinh tế đã tiến hành nhiều nghiên cứu và chỉ ra rằng,
sẽ hiệu quả hơn nếu trả tiền để con người giữ gìn môi trường hơn là bắt họ phải chi trả cho
những thiệt hại môi trường mà họ đã gây ra
Đây là một cách tiếp cận rất mới của PES, coi dịch vụ môi trường là hàng hoá và nếu ta
nhận được lợi ích từ hàng hoá thì hiển nhiên ta phải trả tiền để được tiêu dùng nó. Dựa trên cách
tiếp cận này, các giá trị của dịch vụ môi trường, đặc biệt là dịch vụ môi trường rừng sẽ được
đánh giá một cách chính xác hơn.
2.2.2. Sự sẵn lòng chi trả (Willingness to pay – WTP).
WTP là thước đo độ thoả mãn, đồng thời là thước đo lợi ích và là đường cầu thị trường
tạo nên cở sở xác định lợi ích đối với xã hội từ việc tiêu thụ hoặc bán một mặt hàng cụ thể.
5
Nền tảng của PES chính là việc những người cung cấp dịch vụ môi trường sẽ nhận được
một khoản tiền cho việc họ chấp nhận bảo vệ môi trường (tính điều kiện) và mức chi trả này phụ
thuộc vào sự thoả thuận với bên nhận được lợi ích từ các lợi ích từ môi trường.
Mô hình dưới đây cho thấy các ảnh hưởng lợi ích lẫn nhau của hai bên
.
Hình 1: Ảnh hưởng lợi ích lẫn nhau của hai bên tham gia
Mức chi trả này đã được đề cập đến khá nhiều trong các nghiên cứu về PES. Một cách
khác để hiểu về mức sẵn lòng chi trả được đưa ra trong một nghiên cứu của World Bank năm
2003
Hình 2: Mô hình xác định mức chi trả dịch vụ môi trường
2.3.Kinh nghiệm thực hiện dự án chi trả dịch vụ môi trường.
6
Châu Âu-Hoa Kì
-Chi trả môi trường nông nghiệp: cung cấp dịch vụ môi trường cho người
nông dân thông qua một quy định quản lí thực tế
+Hoa Kỳ: giảm tiêu cực bên ngoài của nông nghiệp(xói mòn đất)
+Châu Âu: tăng cường ngoại tác tích cực(vẻ đẹp cảnh quan, di sản, văn hóa,
bảo tồn)
-Thị trường các-bon
Châu Mỹ La-Tinh
Thành lập chương trình PSA, cung cấp 4 dịch vụ môi trường : cac-bon, bảo
vệ nguồn nước, đa dạng sinh học, cảnh quan đẹp
Lập ra kế hoạch lưu vực thành phố Pimampiro
Châu Á Hỗ trợ các vùng cao các dịch vụ môi trường
Châu Phi
-PES vẫn đang trong giai đoạn phôi thai
+Cải thiện hệ sinh thái
+Chương trình xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội
Madagascar
PES là một hệ thống vẫn còn xa lạ đối với hầu hết các lĩnh vực công cộng và
tư nhân (Randimby et al., 2008 )
Thực tế cho thấy, PES đã được áp dụng ở rất nhiều nơi trên thế giới như châu Phi, châu
Á, Đông Âu, châu Mỹ Latinh và đã có những thành công nhất định. Trong đó, Costa Rica là một
trong những nước đầu tiên xây dựng và thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng,
bao gồm giá trị hấp thụ Cacbon, phòng hộ đầu nguồn, đa dạng sinh học và bảo vệ cảnh
quan.Những người chủ đất và chủ rừng ở đây được trả tiền cho việc họ cung cấp các dịch vụ môi
trường, tiến hành các hoạt động bảo vệ rừng nhằm duy trì chất lượng cuộc sống của con người.
Chính sách này thiết kế một cơ chế tài chính cũng như luật pháp khá chặt chẽ nhằm đảm bảo
người cung cấp dịch vụ môi trường sẽ phải thực hiện hết hợp đồng theo thời hạn đã định. Bảng 1
là một ví dụ về các khoản tiền mà những người sử dụng nước phải trả cho dịch vụ môi trường (ở
đây là chức năng phòng hộ đầu nguồn).
7
Bảng 1: Các khoản chi trả của người sử dụng nước tại Costa Rica
Ngoài ra còn rất nhiều các dự án PES đang được thực hiện tại Mexico, Nam Phi,
Colombia, Nicaragua, Venezuela,…và những dự án này đều do World Bank hỗ trợ về tài chính
hay kỹ thuật.
Thành công của các nước đi trước là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây
dựng và triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng - một chính sách còn hết sức mới
mẻ này.
Sau khi Luật Đa dạng sinh học được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 4, ngày
18/10/2008 cùng với sự ra đời của Quyết định 380/QĐ-TTg ngày 10/04/2008 của Thủ tướng
Chính phủ, rất nhiều các dự án thí điểm về PES đã được triển khai tại nhiều địa phương. Các mô
hình về PES đã được tổ chức thực hiện từ năm 2006 – 2009 trong các chương trình do Bộ NN và
PTNT phối hợp với tổ chức Winrock International, chương trình môi trường trọng điểm và Sáng
kiến hành lang bảo tồn đa dạng sinh học do Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tài trợ từ năm
2006 – 2010. Các tỉnh được chọn thực hiện thí điểm gồm có Sơn La, Lâm Đồng, Bình Thuận,
Ninh Thuận.
Bên cạnh đó, Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên( WWF- World Wide Fund For Nature)
cũng đang tiến hành các hoạt động đánh giá và tìm cơ hội cho PES ở tỉnh Quảng Nam và Quảng
Trị. Bên cạnh đó, có sự hỗ trợ của Cơ quan phát triển quốc tế của Đan Mạch (DANIDA), WWF
và các đối tác khác đang tài trợ cho việc giải quyết vấn đề ô nhiễm hồ chứa nước Trị An và hạ
8
lưu sông Đồng Nai dựa trên cơ chế PES. Chi cục kiểm lâm Thừa Thiên Huế phối hợp cùng
WWF cũng đang tiến hành dự án tạo cơ chế tài chính nhằm bảo vệ cảnh quan tại Vườn quốc gia
Bạch Mã, dự kiến sẽ tạo ra nguồn thu lớn hơn gấp 3 lần so với nguồn thu hiện hành.
Hiện nay, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN - International Union for
Conservation of Nature and Resources) còn thực hiện dự án chi trả dịch vụ môi trường, áp dụng
cho các khu vực ven biển. Dự án xây dựng cơ chế chi trả cho hấp thụ các-bon trong lâm nghiệp,
thí điểm tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình do Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường
Rừng thực hiện cũng đang trong quá trình triển khai.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP LUẬN
3.1. Các bước để phát triển một cơ chế PES.
Gồm 4 bước:
- Bước 1: Xác định các dịch vụ hệ sinh thái và tiềm năng của người mua: Bước này
bao gồm việc đánh giá các dịch vụ hệ sinh thái trong khu vực nghiên cứu. Điều đó
có nghĩa là cần đánh giá tình trạng hiện tại và liên tục của nó, làm thế nào để sử
dụng môi trường rừng, nước …thực tế được hiệu qủa và bền vững hơn, có lợi cho
dịch vụ hệ sinh thái này, đồng thời để xác định người được hưởng lợi từ dịch vụ
môi trường này.
- Bước 2: Đánh giá thể chế và Công nghệ kỹ thuật: bao gồm các phân tích pháp lý,
các chính sách và nhận thức về tầm quan trọng của bảo vệ rừng, nước.
- Bước 3: Cơ cấu hợp đồng PES, hợp đồng này là một phần liên quan tới thiết kế
của kế hoạch quản lý, sau khi phân tích bối cảnh địa phương thông qua bước 1 và
bước 2. Nó phân tích cách có thể để giảm chi phí giao dịch, đảm bảo bình đẳng và
công bằng của các tùy chọn thanh toán
- Bước 4: Hoàn thiện các thỏa thuận PES
3.2. Điểm nghiên cứu.
Sơn La là tỉnh miền núi vùng Tây Bắc của Việt Nam. Giáp với nhiều tỉnh và là vùng gần
biên giới, có nhiều thế mạnh về rừng với tổng diện tích đất lâm nghiệp 934.039ha (chiếm 66%
diện tích tự nhiên của tỉnh). Trong đó, đất có rừng 708.722ha, tỷ lệ che phủ 50%, rừng phòng hộ
44,9%, rừng đặc dụng 6,7%, rừng sản xuất 48,4%. Rừng ở Sơn La đóng vai trò thiết yếu đối với
việc phòng hộ đầu nguồn lưu vực hồ thuỷ điện Hoà Bình và thuỷ điện Sơn La. Ngoài ra còn góp
phần bảo vệ môi trường sinh thái cũng như chiến lược củng cố an ninh quốc phòng và bảo vệ
chủ quyền biên giới. Lẽ ra với tiềm năng vốn có của mình, Sơn La sẽ có nhiều thuận lợi trong
việc thực hiện chi trả phí dịch vụ môi trường rừng cho người dân. Thế nhưng, người dân vẫn còn
nghèo vì số tiền thực sự không lớn, mỗi hộ chỉ nhận được 300.000-400.000 đồng/năm/ha. Đến
nay, tỉnh Sơn La có 22.612 hộ dân thuộc diện đặc biệt khó khăn (2010).
9
3.3.Mô hình nghiên cứu.
Mức chi trả gián tiếp hiện nay được nhà nướcqui định như sau:
Các cơ sở sản xuất thuỷ điện: Mức chi trả là 20 đồng/1kwh điện thương phẩm.
Các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch: là 40 đ/m
3
nước thương phẩm.
Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởngng lợi từ dịch vụ môi trường
rừng: Mức chi trả bằng 1%-2% trên doanh thu thực hiện trong kỳ.Đối tượng phải chi trả và mức
chi trả do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xác định.
Các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước sản xuất và các cơ sở sản xuất, kinh
doanh trong nước sản xuất các loại sản phẩm có phát thải khí cacbon gây hiệu ứng nhà kính, do
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Thủ
tướng Chính phủ quy định đối tượng và mức tiền phải chi trả.
Số tiền đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng nhận được:
Trong đó:
Định mức chi trả bình quân cho 1 ha rừng được xác định bằng tổng số tiền thu được từ
các đối tượng phải chi trả dịch vụ MTR chia cho tổng diện tích rừng trên lưu vực tại thời điểm
được cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận làm căn cứ để chi trả dịch vụ MTR.
Diện tích rừng do người được chi trả dịch vụ MTR quản lý, sử dụng là diện tích được
giao, được thuê, được nhận khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài tính tại thời điểm kê khai thanh
toán.
Hệ số K: là hệ số điều chỉnh mức chi trả dịch vụ MTR, nó phụ thuộc vào từng loại rừng
(rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất); tình trạng rừng (rừng giàu, trung bình, rừng
nghèo, rừng phục hồi); nguồn gốc hình thành rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng).
Tuy nhiên theo kết quả thí điểm chương trình PES tại huyện Mộc Châu và Phù Yên (tỉnh
Sơn La) năm 2008-2010 thì mức thu nhập của người dân làm rừng chỉ khoảng 427.000
10
Tổng số tiền chi
trả cho người
được chi trả
dịch vụ môi
trường rừng
=
Định mức chi
trả bình quân
cho một ha
rừng (đông/ha)
Diện tích rừng
do người được
chi trả dịch vụ
môi trường
rừng quản lý và
sử dụng
Hệ số Kx x
đồng/ha/năm. Mặc dù đã cải thiện được phần nào đời sống của người dân tham gia PES nhưng
mức cải thiện vẫn chưa cao.
Vì vậy chúng ta sẽ chọn mô hình nghiên cứu về mức mong muốn của người dân làm rừng
để tìm ra những hạn chế và biện pháp nhằm nâng cao mức sống của người dân:
Mô hình yếu tố ảnh hưởng mức mong muốn nhận được cho việc bảo vệ môi trường rừng.
Qua mô hình trên ta có thể nhận thấy có 2 yếu tố chính trực tiếp tác động đến nhu cầu của
người dân là biến nhận thức và thu nhập.
Ta sẽ phân tích từng mối quan hệ chính giữa các biến để có thể biết rõ hơn phần nào nhu
cầu của người dân.
Do phần lớn các hộ gia đình thuộc diện nghèo nên:
Qui mô hộ tăng, tức gia đình có nhiều thành viên, không thể đáp ứng được tất cả nhu cầu
học cho các cá nhân nên trình độ học vấn không cao.
11
Dân tộc
Mức mong
muốn
Nhận thức tầm quan
trọng của môi trường
Thu nhập bình
quân
Nghề
nghiệp
chính
Tuổi
Học vấn
Qui mô
hộ
Giới tính
Dân tộc: chủ yếu là các dân tộc thiểu số nên khả năng được tiếp cận với giáo dục tiến bộ
thấp, chủ yếu là các lớp xóa mù chữ, bổ túc…nên những người dân này phần lớn có học vấn
không cao.
Giới tính: có thể do các nguyên nhân như qui mô hộ nhiều, thuộc dân tộc ít người, điều
kiện bên ngoài như đường xá, cở sở trường học của địa bàn….dẫn đến nam có thể được đi học
nhiều hơn nữ. Ngoài ra giói tính còn ảnh hưởng đến biến nghề nghiệp như nam có thể làm những
công việc nặng hơn nữ như làm nông, lâm… Nữ chủ yếu làm nội trợ, các công việc như may vá,
thêu dệt hoặc phụ làm nương rẫy…
Biến nghề nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến biến thu nhập và nhận thức.
Các nghề lao động đầu óc sẽ có thu nhập cao hơn nhiều so với lao động chân tay, như
thương mại, hành chính, kinh doanh…sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn các ngành nương rẫy,
trồng trọt, chăn nuôi,… Ngoài ra thu nhập còn chịu tác động của tuổi tác, do phần lớn người dân
ở đây là lao động trong nông nghiệp nên những người trẻ tuổi, khỏe mạnh hơn có thể kiếm được
thu nhập nhiều hơn.
Biến nghề nghiệp còn ảnh hưởng trực tiếp đến biến nhận thức của người dân về tầm quan
trọng của rừng. Như những người làm nương rẫy có thể nhận thức về rừng thấp hơn những người
làm trong lâm nghiệp.
Bên cạnh đó, những người có học vấn cao thường sẽ có được những công việc tốt, thu
nhập cao và khi họ có công việc tốt đòi hỏi họ phải học tập thêm kiến thức, kĩ nâng để nâng cao
tay nghề.
Nhận thức được tầm quan trọng của rừng, người dân sẽ chú trọng công tác bảo tồn rừng
hơn, nâng cao trách nhiệm đối với rừng hơn, vì vậy người dân có thể sẵn sàng bỏ qua một phần
lợi ích nào đó của mình nên mức mong muốn được nhận thêm của họ là không cao.
Đối với những người có mức thu nhập thấp họ sẽ mong muốn được nhận nhiều hơn để
cải thiện và nâng cao đời sống của họ
3.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập và tổng hợp thông tin, số liệu: các thông tin được thu thập từ
sách, báo, phỏng vấn cấu trúc, các quy định của Chính phủ, dự thảo thực hiện đề án
chi trả dịch vụ môi trường và các tài liệu trên Internet.
- Phương pháp thống kê mô tả: dùng các chỉ tiêu đo lường như giá trị trung bình, trung
vị, mode, khoảng cách, phương sai, độ lệch chuẩn.
- Phương pháp tổng hợp số liệu bằng bảng tính Excel.
12
- Phương pháp chạy mô hình Eview:
Mô hình Kinh tế lượng lý thuyết
Mô hình tổng quát
iiiiii
uDXY
+++=
γββ
0
Y
i
là mức mong muốn được nhận cho việc bảo vệ môi trường
β
0
,β
i
,
i
γ
là hệ số hồi quy của mô hình
X
i
là các biến độc lập (các nhân tố ảnh hưởng đến mức mong muốn được nhận cho việc
bảo vệ môi trường)
i
u
: sai số ngẫu nhiên
Dạng hàm áp dụng
iiiiii
uDXY
+++=
γββ
0
Các hệ số hồi quy cho biết sự thay đổi tương đối của Y đối với sự thay đổi tuyệt đối của
biến X
i
. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi biến X
i
tăng/giảm một đơn vị thì biến Y
tăng giảm tương ứng
i
β
.
Phương pháp ước lượng
Phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS (Ordinary Least Squares)
Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Kiểm định mức ý nghĩa hệ số
Đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:
i
uNHANTHUC
NGHENGHIEPDANTOCGIOITINHTHUNHAPHOCVANQUYMOHOTUOIGTMM
++
+++++++=
4
32143210
γ
γγγβββββ
13
Trong đó:
Ký hiệu Mô tả biến số Đơn vị Kỳ vọng
GIOITINH
Là biến dummy, nhận giá trị 0 nếu chủ hộ là
nữ, nhận giá trị 1 nếu chủ hộ là nam.
(+)
TUOI Là biến thể hiện số tuổi chủ hộ. (+)
DANTOC
Là biến dummy, nhận giá trị 0 nếu hộ gia đình
thuộc dân tộc thiểu số, nhận giá trị 1 cho
trường hợp hộ thuộc nhóm dân tộc Kinh.
(+)
QUIMOHO là biến thể hiện tổng số người trong hộ Người (+)
HOCVAN
là biến thể hiện số năm đi học của những
người rưởng thành trong một hộ gia đình.
Năm (+)
NGHENGHEP
là biến dummy, nhận giá trị 1 nếu thuộc ngề
nghiệp khác, 2 cho trường hợp lâm nghiệp, 3
cho trường hợp nông nghiệp.
THUNHAP Là biến thể hiện mức thu nhập của chủ hộ.
Đơn vị tiền/
tháng
(+)
NHANTHUC
Là biến dummy, nhận giá trị1 nếu nhận thức
của người dân về tầm quan trọng của rừng là
rất không quan trọng, 2 là không quan trọng, 3
là bình thường, 4 là quan trọng, 5 là rất quan
trọng.
(+)
Bảng 2: Các biến số của mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến mức mong muốn được
nhận cho việc bảo vệ môi trường.
Đối tượng được khảo sát là những người dân được nhận khoán bảo vệ rừng và tham gia
chương trình PES. Vì vậy mẫu được chọn ở đây là có mục đích nhưng khả năng tiếp cận danh
sách những người dân được nhận khoán là không chính xác nên không xác định được tổng thể.
Do đó mẫu sẽ được chọn theo phương pháp phi xác suất theo giá trị tỷ lệ, xác định bởi công thức
công thức sau:
Trong đó:
14
p: tỷ lệ tổng thể có thuộc tính mức thu nhập của hộ thấp (khoảng dưới 2 triệu) và được
xác định bằng cuộc khảo sát thử khoảng 100 người về mức thu nhập bình quân của hộ.
q: tỷ lệ tổng thể không có thuộc tính đó, với q= 1 – p
σ: sai số chuẩn được thay thế bằng sai số chuẩn của tỷ lệ (chấp nhận ở mức sai số là 10%,
và độ tin cậy là 95% tức z= 1.96)
Độ lệch chuẩn được xác định bằng tích số pq
Để tránh các trường hợp phiếu khảo sát không hợp lệ nên cần lập thêm một danh sách dự
phòng.
Sau khi thu thập dữ liệu từ bảng khảo sát, ta chạy mô hình Eview và phân tích kết quả:
Dựa vào hệ số xác định R
2
để kiểm định sự phù hợp của mô hình, nếu R
2
1 thì mức độ
phù hợp của mô hình càng cao.
Xác định hệ số tương quan r
Kiểm định mức ý nghĩa của các hệ số củacác biến độc lập.
Thực hiện kiểm định White để kiểm tra sự tựu tưong quan của các biến trong mô hình.
Kiểm định Durbin-Watson để kiểm tra các biến trong mô hình có hiện tượng đa cộng
tuyến.
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ VỀ MÔI TRƯỜNG, KINH TẾ - XÃ HỘI
4.1. Phân tích hiệu quả về môi trường.
Dự án chi trả dịch vụ môi trường (PES) là một trong những dự án nhằm cải thiện tình
hình môi trường do đó PES có khá nhiều tác động đến môi trường.
Thứ nhất, phát triển cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng tất yếu đóng góp lớn vào việc
bảo vệ và phát triển rừng. Các cơ chế quản lý rừng từ trước đến nay của Nhà nước chủ yếu là
theo cơ chế khoán và bao cấp, vì thế mức tiền người dân được hưởng quá thấp nên họ không có
trách nhiệm cao với việc bảo vệ rừng. Với sự có mặt của PES, nếu dịch vụ môi trường càng tốt
thì càng được trả giá cao, điều này dẫn đến hệ quả là người làm rừng có trách nhiệm bảo vệ và
phát triển chính hàng hoá của mình. Chính điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng chặt phá rừng bừa
bãi làm nương rẫy hoặc khai thác không có kế hoạch, góp phần giảm diện tích đất rừng bị hoang
hoá, không thể sử dụng được tiếp trong tương lai và tăng diện tích phủ xanh đất trống, đồi núi
trọc.
15
Thứ hai, PES cũng góp phần duy trì, bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học.Sơn La có một
diện tích rừng tương đối lớn và nhiều loại động thực vật quý hiếm, việc giữ gìn và bảo vệ rừng
có ý nghĩa quan trọng trong bảo tồn các loài hoang dã và duy trì hệ sinh thái hiện có. Rừng bị
huỷ hoại tất yếu có nhiều loài động vật bị chết do thiếu nơi cư trú hay mất nguồn thức ăn, từ đó
dẫn đến việc suy giảm về số lượng loài, chất lượng loài làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.
Trong bối cảnh hiện nay, khi đa dạng sinh học đang là vấn đề rất được quan tâm, thì phát triển
PES là một trong những cách để duy trì và bảo vệ các hệ sinh thái trong tự nhiên.
Thứ ba, bên cạnh việc đem lại các giá trị lợi ích về giữ nước, chống bồi lắng lòng hồ thuỷ
điện, chống xói mòn đất, rừng còn có giá trị quan trọng trong việc giảm thiểu cac-bon, một trong
những nhân tố gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu. Các quốc gia trên thế giới đã và đang có những
giải phảp khuyến khích trồng rừng nhằm giảm phát thải cac-bon.Lượng cac-bon được hấp thụ
nhiều hơn sẽ góp phần ngăn chặn bớt tác hại của hiện tượng ấm lên toàn cầu, không chỉ bảo vệ
môi trường cho Việt Nam mà còn góp phần cho hoạt động bảo vệ môi trường toàn cầu. Một
nghiên cứu gần đây của Anh đã tính toán được rằng những cánh rừng nhiệt đới đang giúp hấp
thụ 20% lượng CO2 từ khí quyển, giúp con người tiết kiệm được 13 tỷ USD mỗi năm Ngoài ra
tác dụng điều hoà khí hậu không chỉ có ý nghĩa đối với địa phương và các vùng lân cận mà còn
có ảnh hưởng chung trên phạm vi vùng, cải thiện môi trường sống và đem lại bầu khí hậu trong
lành cho toàn xã hội.
Thứ tư, dự án chi trả dịch vụ môi trường rừng đã xây dựng được quỹ cho các hoạt động
quản lý và phát triển rừng, góp phần tăng thêm vốn cho các hoạt động môi trường. Quỹ này có
nhiệm vụ hỗ trợ các tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn có trong chương trình hoạt
động của dự án.Khoản hỗ trợ này được dùng cho công tác tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực
hiện dự án, đào tạo nguồn nhân lực, bảo vệ và phát triển rừng…Nhờ có quỹ này, các hoạt động
bảo vệ môi trường được nâng cao, phát triển đa dạng hơn và có hiệu quả hơn.
Như vậy, những lợi ích thu được từ PES không còn cho riêng Việt Nam mà còn cho toàn
thế giới trong việc chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu.
4.2. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội.
Đa số những người cung cấp các dịch vụ môi trường ở Sơn La nói riêng và ở Việt Nam
nói chung đều là người nghèo. Là một quốc gia đang phát triển, đề cao công tác xoá đói giảm
nghèo, do đó những dự án như chi trả dịch vụ môi trường vừa gắn với người nghèo, vừa bảo vệ
môi trường rất được Chính phủ khuyến khích. Nền kinh tế còn khó khăn nên PES có ý nghĩa to
lớn với người dân địa phương. Theo kết quả tính toán thì mức thu nhập của người làm rừng là rất
thấp, vì vậy họ không có cơ hội tiếp cận với đời sống văn minh hơn, bị hạn chế trong quan hệ
cộng đồng với các khu vực khác và sẵn sàng tiến hành nhiều hoạt động bất hợp pháp để có thêm
thu nhập. Tác động tích cực của PES đến thu nhập mang đến cho người làm rừng cơ hội nâng
cao đời sống vật chật, tiếp cận với nhiều điều hiện đại hơn, giảm các mâu thuẫn xã hội hay học
hỏi được những kỹ năng tiên tiến. (Pagiola et al,2005; Wunder,2007; Leimona & Lee, 2008).
Bên cạnh đó còn tạo điều kiện cho người dân gắn bó mật thiết với rừng, coi rừng như một nguồn
16
thu nhập đáng kể, góp phần từng bước nâng cao đời sống, bảo đảm an ninh quốc phòng và trật tự
an toàn xã hội trên địa bàn.
Ngoài ra, ở những khu vực vùng sâu vùng xa, PES sẽ trở thành một công cụ hữu ích ổn
định dân số và định hướng phân bổ nguồn vốn giữa các vùng. Kết hợp được các nguồn vốn an
sinh xã hội và bảo vệ môi trường có thể nâng cao mức chi trả nhằm tăng hiệu quả của xoá đói
giảm nghèo.
Một lợi ích tiềm năng có thể đưa đến từ PES là việc giảm tỷ lệ thất nghiệp cho địa
phương tham gia dự án.Nhìn thấy lợi ích từ PES, sẽ có nhiều người tham gia cung cấp dịch vụ
môi trường và giảm tỷ lệ người không có việc làm tại địa phương. Thêm nữa, các hoạt động cũng
cần có người giám sát và quản lý, đây có thể là cơ hội phát triển cho nguồn lao động có trình độ
tại nơi thực hiện dự án. Việc này sẽ góp phần ổn định tình hình xã hội, giảm nguy cơ xảy ra các
tệ nạn xã hội như trộm cắp hay buôn bán trái phép khi Sơn La là tỉnh biên giới.
Với chức năng giữ nước, giữ đất, rừng cung cấp nguồn nước tưới tiêu và sinh hoạt cho
vùng hạ lưu, hạn chế lũ lụt, xói mòn đất, từ đó giảm bớt các thiệt hại đối với con người và nông
sản, tránh được các thiệt hại do giảm năng suất cây trồng, khắc phục thiệt hại sau mưa lũ,…
Với xu hướng du lịch hiện nay là quay về với thiên nhiên và các vùng hoang dã nên việc
phát triển du lịch gắn với hoạt động môi trường là cơ hội lớn để vừa có nguồn thu nhập vừa bảo
vệ môi trường. Khi thực hiện chương trình PES diện tích rừng được bảo tồn và phát triển tạo
điều kiện cho phát triển du lịch sinh thái.Ví dụ như ở Mộc Châu khi tham gia PES chất lượng
rừng được cải thiện đem lại cảnh quan đẹp hơn và tiềm năng về du lịch sẽ càng được nâng cao.
Việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp gắn liền với môi trường đang trở thành một
một xu hướng.Tham gia PES mang lại hình ảnh thân thiện với môi trường cho doanh nghiệp, từ
đó xuất hiện nhiều cơ hội kinh doanh hơn, đặc biệt là với các đối tác nước ngoài.
PES sẽ trở thành một công cụ hữu ích ổn định dân số vàđịnh hướng phân bổ nguồn vốn
giữa các vùng.PES mang đến việc làm, cơ hội nâng cao năng lực tài chính cho những người làm
rừng, góp phần giải quyết các vấn đề đói nghèo, ổn định xã hội.Tóm lại, sự có mặt của PES sẽ
đóng góp một phần ý nghĩa cho các vấn đề đang tồn tại trong xã hội.Chính vì thế, tìm hiểu,
thực hiện và rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường
và xã hội của cơ chế chi trả dịch vụ môi trường và triển khai áp dụng trên cả nước.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN.
17
Chi trả dịch vụ môi trường rừng là mô hình quản lý và bảo vệ môi trường đang được áp
dụng tại nhiều nước trên thế giới và đã có những hiệu quả đáng kể.Không chỉ mang lại hiệu quả
trong việc bảo vệ môi trường rừng, nguồn nước mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế cho người dân
ở vùng miền núi.Việc khoán rừng cho người dân nghèo để họ cung cấp các dịch vụ môi trường
cũng góp phần giảm bớt các gánh nặng xã hội.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm cung cấp thông tin về việc thay đổi hành vi của
người sử dụng đất, tính toán được chi phí hiệu quả cho việc thực hiện dự án này cũng như tổng
lợi ích xã hội đạt được. Bên cạnh đó có thể giúp cơ quan chức năng thuận tiện trong việc quản lý
và kiểm soát môi trường; tiếp cận toàn diện để tìm ra mức chi trả hợp lý nhất cho cả hai bên
người chi trả và người được chi trả để phần nào đánh giá được khả năng thực thi của dự án.
Dự án này nhằm cơ cấu lại các hành động chặt phá và đốt rừng để phục vụ cho việc canh
tác và sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương, nhờ đó hạn chế các tác hại ảnh hưởng
đến nguồn nước, đất đầu nguồn, đa dạng sinh học,
Cơ chế về dự án vẫn còn non trẻ nên ý chính trị dường như là một yếu tố quyết định quan
trọng đối với việc thực thi dự án nên các chính sách nhà nước giúp xác định một giải pháp bền
vững có ý nghĩa to lớn trong việc khuyến khích sự tham gia vào việc thiết kế và thực hiện PES.
Tuy nhiên, PES là một cơ chế còn nhiều mới mẻ trên thế giới và ở Việt Nam, vì thế cần
thiết có sự đầu tư nghiên cứu để PES phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Nhà nước cần có
những chính sách, quy định rõ ràng và chặt chẽ nhằm tăng cường khả năng nhận thức của doanh
nghiệp, cộng đồng; khuyến khích nhiều người tham gia PES. Việc thực hiện sẽ có nhiều thách
thức phía trước vì thế cần phải rút kinh nghiệm và hoàn thiện không ngừng để PES trở thành một
cơ chế quản lý và bảo vệ môi trường, hơn nữa còn là một cơ chế hướng nghèo, mang lại lợi ích
cho xã hội.
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Nhậm, H. N. (2008). Giáo trình: Kinh tế lượng.NXBLĐXH. Hà Nội.
Sơn, H. V. (2011). Giáo trình: Nguyên lý thống kê kinh tế. NXB Thống kê. Hồ Chí Minh.
Khai, T. T. (2012). Phương pháp nghiên cứu kinh tế: Kiến thức cơ bản. NXBLĐXH. Hà Nội.
Kikvidze, Z. (2011). Developing a sustainable financing of protected areas: watershed-based
payment for ecosystems services in Madagasca.
Bateman, I. J., Diamand, E., Langford, I. H., & Jones, A. (1996). Household willingness to pay
and farmers’ willingness to accept compensation for astablishing a recreational
woodland. Journal of Environmental Planing and Management, 39(1), 21-43.
Dudley, N., & Stolton, S. (2003). Running Pure: The Importance of Forest Protected Areas to
Drinking Water (World Bank/WWF Alliance for forest Conservation and sustainable Use
ed.). Gland, S.: WWF International.
Grieg-Gran, M., Noel, S., & Porras, I. (2006). Lessons learned from payment for environmental
services. Green Water Credits report 2. ISRIC: Wageningen.
Grieg-Gran, M., Porras, I., & Wunder, S. (2005). How can market mechanisms for forest
environmental services help the poor? Preliminary Lessons from Latin America. World
Development, 33(9), 1511-1527.
Landell-Mills, N., & Porras, I. (2002). Silver Bullet or fools’ Gold: A global review of markets
for forest environmental services and their impact on the poor. London: IIED.
Luckert, M. (2005). In search of Optimal Institutions for Sustainable Forest Management:
Lessons from developed and developing countries. In S. Kant, & R. Berry (Eds),
Institution, sustainability, and Natural Resources: Institutions for Sustainable Forest
Management (Vol. 2, pp. 21-42). Springer Netherlands.
Richards, M., & Jenkins, M. (2007).Potential and challenhes of payment for ecosystem services
from tropical forest.ODI Forestry Briefings 16.
Southgate, D., & Wunder, S. (2009). Paying for Watershed Services in Latin America: A Review
of Current Initiatives. Journal of Sustainable Forestry, 28: 3, 497-524.
Wunder, S. (2005). Payments for environmental services: Some nuts and bolts. CIFOR
Occasional Paoer, 32.
Wunder, S., Engel, S., & Pagigola, S. (2008).Talking Stock: A comparative analysis of payment
for environmental services programs in developed and developing countries.Ecological
economics, 65(4), 834-852.
19