Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

CẢNH CHIỀU HÔM - HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.83 KB, 4 trang )

CẢNH CHIỀU HÔM- Hồ Chí Minh
Cảnh chiều hôm là một bài thơ hay có phong cách riêng độc đáo. Có
thể nói đa số các bài thơ trong tù được xây dựng và cấu tứ từ chất liệu
hiện thực trực tiếp từ cảnh tù đày. Riêng trong bài “cảnh chiều hôm”
cái thực quyện hòa với cái ảo, trí tưởng tượng của nhà thơ đã xây
dựng một tứ thơ sáng tạo với nhiều ý phong phú và kín đáo. Nhận xét
về bài thơ, Xuân Diệu viết :” Có thể coi có những câu là quá giản dị
nhưng tại sao tôi đọc đi đọc lại vẫn cứ thấy một cái gì trong đó mà
mình rút chưa hết, ví dụ như bài Cảnh chiều hôm : hoa hồng nở rồi
rụng “.
Hai câu thơ đầu của bài thơ đã nêu lên một sự việc tự nhiên của loài
hoa :
Mai khôi hoa khai hoa hựu tạ
Hoa khai hoa tạ lưỡng vô tình
(Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng
Hoa tàn,hoa nở cũng vô tình)
Trước tiên, ta nên tìm hiểu cái thời điểm mà bác viết bài thơ này. Đó
là vào lúc “chiều hôm”. Đây là cái thời điểm giao tiếp giữa ngày và
đêm. Ở cái thời điểm này bầu trời thường mênh mang ánh sáng nhàn
nhạt, không khí dìu dịu…thường gợi lên trong lòng người đang mang
một tâm sự u uẩn. Hơn nữa, khi nhìn cảnh chiều về người ta thường
nghĩ một ngày nữa lại qua đi trong cuộc đời để mà nuối tiếc, có khi đó
là sự dằn vặt, sót xa vì mình chưa làm gì được cho bản thân, cho cuộc
đời,để hoang phí một ngày trôi qua và càng cảm thấy thời gian của
cuộc đời thật vô cùng quý giá.
Có thế ,ta mới hiểu được tâm trạng của bác trong bài thơ này. Bài thơ
này được mở đầu bằng câu thơ:
Mai khôi hoa khai hoa hựu tạ
(Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng)
Đây có thể là một câu thơ tả cảnh thực : chiều xuống , Bác nhìn qua
cửa sổ hay một khe cửa nào đó của nhà tù và nhìn thấy hoa hồng đang


tàn rụng. Nhưng ý câu thơ không phải chỉ đơn giản có thế mà còn có
một ý nghĩa sâu sắc hơn. Từ việc nhìn hoa tàn, hoa rụng Bác lại nghĩ
đến việc hoa nở. Hoa nở rồi tàn. Đó là một quy luật của tạo hóa, một
quy lụât tự nhiên, lạnh lùng, nghiệt ngã. Cái quy luật đó còn thể hiện
rõ hơn trong câu thơ thứ hai:
Hoa khai hoa tạ lưỡng vô tình
(Hoa tàn,hoa nở cũng vô tình)
Hiện tượng tự nhiên đó đã gợi bao cảm xúc ở các nhà thơ.Thương tiếc
cho những kiếp hoa sớm nở rồi tàn thường là chủ đề quen thuộc của
thơ ca cổ kim Đông Tây, Đỗ Phủ trong Khúc Giang đã viết :
“Nhất phiến hoa phi giảm khước xuân”
(Một cánh hoa rơi làm giảm vẻ xuân)
Trong bài thơ Xuân về, Lưu Trọng viết:
“Vườn sau oanh giục giã
Nhìn ra hoa đua nở
Rồi ngày lại ngày
Sắc màu phai
Lá cành rụng”
Xuân Diệu than thở:
“Ờ nhỉ sao hoa lại phải rơi”
Tóm lại,trong hai câu thơ đầu, Bác không chủ yếu tả cảnh mà chỉ
nhân cảnh để bộc lộ nỗi lòng băn khoăn, thương tiếc của nhà thơ trước
cái đẹp cứ tàn rụng đi một cách uổng phí.
Gắn liền với điều kiện xã hội cụ thể và khung cảnh của nhà tù lại càng
thấy số phận như nghiệt ngã hơn. Nhà tù không có đất trong những gì
nảy nở tốt đẹp,cái đẹp đang trở nên cô đơn, không tìm thấy sự gặp gỡ
tri kỷ nào :
Hoa hương thấu nhập lung môn lý
Hướng tại lung nhân tố bất bình
(Hương hoa bay thấu vào trong ngục

Kể với tù nhân nỗi bất bình)
Hoa nở hoa tàn tưởng như vô tình ấy lại đưa hương hoa vào tận nhà tù
và kể với người tù nỗi bất bình của mình. Người tù đã lắng nghe và
hiểu được tâm sự của hoa. Như vậy giữa hoa và người tù có một sự
đồng cảm sâu sắc, chứ không còn vô tình nữa. Hoa dẫu có vô tình
trước sự nở và tàn của mình, người đời có thể vô tình trước sự nở và
tàn của hoa nhưng người tù ở đây không thể nào vô tình trước sự bất
công của xã hội, trước bao sự phi lý của nhà tù, trước bao cảnh ngộ
của mình :
“Xót mình giam hãm trong tù ngục
Chẳng được xông pha giữa trận tiền”
Đây còn là cảm xúc của một tâm hồn nghệ sĩ. Bởi nếu không có một
tâm hồn nghệ sĩ, giàu cảm xúc thì làm sao khi chỉ nhận ra hương thơm
thoang thỏang của hoa hồng trong nhà ngục mà nhà thơ nhủ cảm thấy
ray rứt, xót xa, thương cho kiếp hoa nở rồi tàn trước cái quy luật khắc
nhiệt, lạnh lùng của tự nhiên, của tạo hóa và thấu hiểu nỗi niềm tâm
sự của hoa.Ta có thể nói, người chiến sĩ Cách Mạng đang đấu tranh
cho tự do cũng chính là người biết bảo vệ cái đẹp và thấu hiể những
nỗi niềm của hoa. Bản chất thi sĩ của nhà thơ bộc lộ rất rõ qua sáng
tác này.
“Vãn cảnh”(Cảnh chiều hôm) là một bài thơ rất lạ trong tập thơ “Nhật
ký trong tù” của Hồ Chí Minh. Bài thơ có cấu tứ độc đáo,bất ngờ vừa
thể hiện cái cảm quan nghệ sĩ độc đáo của nhà thơ, lòng say mê cái
đẹp, trân trọng, nâng niu cái đẹp vừa bôc lộ thái độ “bất bình” của nhà
thơ trước cảnh ngộ đang bị giam giữ trong nhà tù. Bài có thơ có hai
hình ảnh : hoa hồng và người chiến sĩ cách mạng. Hai đối tượng cũng
có mối tương đồng về cảnh ngộ và phẩm chất. Hoa hồng hương sắc
rơi vào cảnh cô đơn và đời lạnh nhạt vô tình. Người chiến sĩ cách
mạng phải chịu cảnh ngục tù. Phải chăng người chiến sĩ cách mạng
cũng như hoa hồng đang chịu cảnh phai tàn dần trước thời gian đang

dần trôi qua một cách uổng phí? Ta có thể nói cảm hứng của nhà thơ
bắt nguồn từ tấm lòng tha thiết với tự do, khao khát tự do đến cháy
bỏng trong tâm hồn nhà thơ.

×