Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

VÀI NÉT VỀ THƠ HAI CƯ VÀ THƠ CỦA BA SÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.99 KB, 8 trang )

Thêm vài nét về thơ Haicu và Thơ Baso
Haiku là những bài thơ cực ngắn của Nhật Bản, chỉ có ba dòng (câu): dòng
đầu năm vần, dòng hai bảy vần và dòng ba năm vần.
Trong ba dòng bắt buộc phải có một từ chỉ mùa, hoặc có thể không nói tên
từng mùa xuân, hạ, thu, đông, song có cách ám chỉ các mùa này bằng các từ
như hoa đào nở, tiếng ve ngân, lá vàng, sương tuyết, hoặc đề cập về khí hậu,
lễ hội, chim muông, hoa cỏ cho thấy đặc trưng của mùa Trong thơ cũng
phải có hai hình ảnh đối ngược to/nhỏ, dữ/hiền, tĩnh/động và sự ngắt câu.
Haiku là những bài thơ cực ngắn của Nhật Bản, chỉ có ba dòng (câu): dòng
đầu năm vần, dòng hai bảy vần và dòng ba năm vần.
Trong ba dòng bắt buộc phải có một từ chỉ mùa, hoặc có thể không nói tên
từng mùa xuân, hạ, thu, đông, song có cách ám chỉ các mùa này bằng các từ
như hoa đào nở, tiếng ve ngân, lá vàng, sương tuyết, hoặc đề cập về khí hậu,
lễ hội, chim muông, hoa cỏ cho thấy đặc trưng của mùa Trong thơ cũng
phải có hai hình ảnh đối ngược to/nhỏ, dữ/hiền, tĩnh/động và sự ngắt câu.
Đầu thế kỷ 12, ở Nhật Bản đã có thể thơ waka hay Hòa Ca gồm hai đoạn với
đoạn đầu có ba dòng 17 âm và đoạn sau hai dòng 14 âm. Khi sáng tác, một
người sẽ làm một đoạn đầu, người kia hứng khởi làm nốt đoạn cuối để ráp
thành một bài thơ cứ thế nối nhau có khi dài trăm đoạn. Đến thế kỷ 13, tiếp
tục xuất hiện một loại trường thi gồm 100 bài thơ của 100 tác giả nối tiếp
nhau có tính chất vui chơi, hài hước gọi là haikai no renga - bài hài liên ca.
Năm 1679 và 1686, nhà thơ Matsuo Basho (1644 - 1694) đã sáng tác hai bài
thơ Con quạ và Con ếch mà chỉ dừng lại ở đoạn đầu tiên ba dòng với 17 âm
mở đường cho thể thơ haiku. Kế tiếp ông khai lập thể thơ này là Taniguchi
(Yosa) Buson (1716 - 1783), Kobayashi Issa (1763 - 1827), Masaoka Shiki
(1867 - 1902) Và một số nhà thơ hiện đại là Sugita Hisajo (1890 - 1946)
và Hashimoto Takato (1899 - 1963)
Khi làm haiku, nhà thơ phải miêu tả các sự vật thật cô đọng. Do tiếng Nhật ở
dạng đa âm tiết, một chữ có thể gồm rất nhiều vần nên ở haiku, 17 vần đã
nói được rất nhiều điều. Thơ ngắn gọn song vẫn cho biết được không gian,
thời gian mà nhà thơ đang ở, và thường phản ánh một sự kiện đang diễn ra


ngay lúc đó, và dẫn dắt người đọc đến sự tưởng tượng phong phú.
Các nhà thơ haiku đầu tiên đều là người chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật
giáo và Đạo giáo nên đã phản ánh trong haiku những tinh hoa của Phật giáo
và Đạo giáo và đến nay người ta vẫn xem haiku là một thể thơ thiền, nhìn
nhận sự vật thuần hậu, trong đó nhà thơ luôn dùng những từ ngữ gần gũi với
cuộc sống. Mỗi bài thơ là sự kết hợp giữa cái trừu tượng và cụ thể, hòa trộn
giữa mầu sắc, âm thanh, hình ảnh và sự vận động tạo nên một vài nét chấm
phá về vẻ đẹp thiên nhiên và nội tâm.
Nhà thơ Matsuo Basho là người đã có công khai triển phần hokku hay phát
cú của liên ca. Ông tên thật là Matsuo Kinsaku, bút danh Basho (cây chuối -
Ba tiêu). Sinh năm 1644, ở thị trấn Iga-Ueno trên đường từ Kyoto tới Ise,
ông là con trai út thứ bảy trong một gia đình chiến binh samurai phục vụ cho
lãnh chúa thành Ueno. Mùa xuân năm 1672, ông lên Edo nay là thủ đô
Tokyo làm đồ đệ của thiền sư Butcho; năm 1673 có tập thơ đầu tay cũng là
thơ haiku đầu tiên; năm 1679 là thầy giáo dạy thơ haikai. Năm 1680, dời nhà
đến sông Fukagawa, được đệ tử tặng một cây chuối rất hiếm ở Trung Hoa,
ông đã đem trồng trong sân; năm 1682 sau khi nhà cháy ông tới Koshu và
lấy bút danh Ba tiêu. Năm 1683 ông trở lại Edo, và từ năm 1684 đến 1690
du khảo liên tục rồi sống ở Kansai. Năm 1694, nhà thơ du hành Osaka và
các tỉnh miền nam Nhật Bản dọc đường bị bệnh kiết lỵ rồi mất tại một quán
trọ khi 50 tuổi.
Sinh thành trong một gia đình hiệp sĩ quý tộc, nhưng Basho lại dành cả đời
làm một kẻ du mục, tu thiền, nghiên cứu sử thi Trung Hoa. Ông thích du
lịch, và xem cuộc đời là một cuộc du hành, các sáng tác của ông vì vậy như
một dạng nhật ký ghi lại các cuộc hành trình, trong đó tác phẩm nổi tiếng
nhất là Oku no hosomichi Lối lên miền Oku được viết trong một hành trình
2.400 cây số 151 ngày, khởi đầu từ ngày 27 tháng ba năm 1689 bên bến
sông Fukagawa đến Oshu hay Michinoku ở phía bắc đảo Honshu. Là một
nhà thơ viễn du, ông đã đem kinh nghiệm và những cảm hứng trên đường đi
vào thơ tạo nên một văn phong hết sức đặc sắc giao thoa giữa thơ Nhật Bản

và Trung Hoa. Thơ Basho phảng phất cốt tiên và thiền viện vừa cao nhã vừa
u tịch. Trong các bài thơ xuất chúng của Basho phải kể tới bài thơ Furuike
ya:
Furuike ya
Trong ao xưa
Cái ao xưa
Kawazu tobikomu
Con ếch nhảy vào
Một chú ếch nhảy tòm xuống
Mizu no oto
Tiếng nước khua
Tủm
Đầu năm 1686, trong lần đàm đạo cùng các thi sĩ trong vườn tại cư xá ở
Edo, bỗng nhiên cuối vườn có tiếng nước động, bất thần ông đã làm bài thơ
này. Bài thơ chỉ có ba chi tiết: Một cái ao nhỏ, một con ếch và một tiếng
nước khua vậy mà đã cho thấy phong vị mùa xuân thật cổ kính, nên thơ.
Hoặc như bài thơ Shizukasa ya:
Shijuka saya
Nhẹ nhàng thanh thoát
Tiếng ve kêu râm ran
Tịch mịch
Iwa ni shimi iru
Tiếng ve ca
Như tan vào trong đá
Tiếng ve ran
Semi no koe
Thấm vào non núi
Ôi sao tĩnh lặng quá
Thấm cả vào bờ đá
Trong tiếng Nhật, có từ semishigure - Tiếng ve kêu như trời đổ mưa rào để

phản ánh thời điểm vào hè. Tại chùa Ryuushakuji, Basho nghe thấy tiếng ve
vang vọng qua kẽ đá, và ông đã cảm nhận nó như một dòng nước đang tan
chảy hòa vào non núi qua đó mùa hè đến thật thanh bình.
Bài thơ Kareeda ni:
Kare eda ni
Cành trơ trọi
Trên tiều tụy cành
Con quạ về đậu lại
Karasu no tomari keri
Quạ đậu lại
Bóng quạ
Trên cành khô
Aki no kure
Thu âm u
Rũ chiều thu
Chiều thu
Nhắc đến con quạ, người nghe đã liên tưởng tới mùa thu, lại kèm thêm một
chiếc cành khô và một bầu trời u ám, thì quả thật đó đang là một mùa thu
héo hắt, buồn tênh sắp sửa ngả sang đông.
Bài thơ Teni toraba kien:
Teni toraba kien
Tóc mẹ còn đây
namida zo atsuki
Tan trong lệ nóng
aki no shimo
Sương mùa thu bay
Trong lần về thăm nhà cũ và chải tóc cho mẹ, nhìn thấy mái tóc mẹ bạc
trắng, Basho đã khóc và ông không dám nâng tóc mẹ lên vì sợ nó tan đi như
sương mùa thu, và trong giọt nước mắt nóng hổi.
Bài thơ Takotsubo ya:

Takotsubo ya
Con bạch tuộc nằm trong lọ
Đêm chăng bẫy loài mực phủ
hakanani yume wo
Thả hồn theo những giấc mơ
Trăng hè bóng dõi
natsu no tsuki
Trên biển trăng mùa hè
Mộng phù sinh
Loài bạch tuộc thường bò vào những hốc hang dưới biển, và ngư dân đã tận
dụng điều này, vào đêm thả những cái lọ đất nung để bẫy con vật. Đêm hè
ánh trăng lan tỏa, một con bạch tuộc mắc lọ đang say ngủ, và như mọi hôm
nó lại mơ về một cuộc sống tung hoành. Trên đường qua vùng biển Akashi
nhiều bạch tuộc ở Nội Hải, Basho đã viết mấy dòng thơ muốn nói đến số
phận con người thật ngắn ngủi mà nhiều mộng tưởng.
Taniguchi (Yosa) Buson là một nhà thơ nổi tiếng thời Edo (1603 - 1867).
Ông tên thật là Taniguchi Nobuaki, sinh năm 1716 ở làng Kema tỉnh Settsu
ngoại ô thành Osaka mồ côi cha mẹ từ nhỏ trong một gia đình nông dân.
Năm 1737, ông tới thành Edo học vẽ và làm thơ haiku rồi sống ở Kyoto.
Năm 1772 có tập thơ đầu tay. Nhà thơ luôn nhìn mọi vật dưới con mắt của
một họa sĩ, bút pháp tao nhã lãng mạn, khiến thơ ông đẹp như một bức
tranh. Ông mất năm 1783. Một tuyệt tác của ông là bài thơ Wochi-kochi ni:
Wochi-kochi ni
Gần xa lơ lửng
taki no oto kiku
Tiếng thác rơi
wakaba kana
Lá đâm chồi
Đầu hè, trên một quả cây cối đã nẩy chồi xanh mướt, và vẳng đâu đó có
tiếng thác nước rơi lách cách. Mầu xanh của lá, mầu trắng bạc của nước,

dáng núi cao và sự uốn khúc của dòng thác vẽ lên một bức tranh thiên nhiên
đầy sức sống.
Nhà thơ Kobayashi Issa tên thật là Kobayashi Nobuyki hay Kobayashi
Yataro, sinh năm 1763 tại Kashiwabara, tỉnh Shinano trong một gia đình
nghèo, và mồ côi mẹ khi mới ba tuổi. Hồi nhỏ, ông thường xuyên bị mẹ kế
hành hạ, khi trưởng thành cuộc sống cũng đầy những bất hạnh: nghèo khổ,
bệnh tật, con chết, thành thân ba lần song không hạnh phúc. Năm 1777, ông
tới Edo làm học trò nhà thơ Mizoguchi Sogan và Norokuan Chikua sau đó
sống ở nhiều nơi như Kyoto, Osaka, Nagasaki, Matsuyama Khi cha mất
mới trở về Kashiwabara. Ông đã viết được trên 20 nghìn bài thơ haiku. Năm
1827, ông qua đời. Thơ ông đậm mùi đồng nội, dân dã thể hiện tấm lòng
thương yêu kẻ yếu, nhất là những con vật bé nhỏ đáng thương. Issa có bài
thơ Ore to kite rất nổi tiếng:
Ore to kite
Đến đây nào với tôi
asobe yo oya no
Cùng chơi đùa chim sẻ
nai suzume
Không còn mẹ trên đời
Một ngày hội, khi ngắm nhìn bọn trẻ nô đùa, Issa chạy lòng nhớ mẹ, nỗi cô
đơn ập đến, và ông cảm thương cho những chú chim sẻ nhỏ tao tác sợ hãi vì
cảnh người qua kẻ lại, không biết đậu đâu, bay đâu.
Nhà thơ Masaoka Shiki tên thật là Masaoka Tsunenori, hồi nhỏ là Noboru.
Ông sinh năm 1867 tại Matsuyama, cũng mồ côi cha từ nhỏ, và biết làm thơ
khi 18 tuổi. Năm 1892 đang học đại học khoa Triết thì ông thôi học vì lâm
bệnh, và tới năm 1894 bị lao. Năm 1895, ông nhập ngũ tham gia trận chiến
giữa Nhật Bản và Trung Quốc, giữa đường thì bệnh nặng. Từ đó, ông chỉ
chuyên chú vào làm thơ haiku. Ông đã sáng lập một tờ báo về thơ haiku.
Năm 1892 và 1895, ông đã có cuốn sách bàn về cách viết haiku, với nguyên
tắc đặt tình cảm lên trên luận lý, lấy tả thực thay cho tưởng tượng. Và là

người cải cách haiku, khởi xướng phong trào shasei tả sinh hay tả thực và
sống động. Ông mất năm 1902, để lại nhiều tác phẩm, trong đó có bài thơ
Iriguchi ni:
Iriguchi ni
Họ đang phơi bo bo
Mugi hosu ie ya
Phía trước cửa nhà kho
Furu-sudare
Mành tre cũ đong đưa
Đây là một cảnh tượng rất quen thuộc của làng quê Nhật Bản. Trước sân
nhà, chiếc mành tre che nắng, và trên sân người nông dân phơi bo bo. Khung
cảnh thật dung dị, thân thương.
Sugita Hisajo là một nữ sĩ haiku lớn nhất nửa sau các năm 1920 của Nhật
Bản. Buổi đầu, bà chuyên viết tiểu thuyết và đoản ca, sau này làm thơ haiku,
gửi gắm vào thơ tình yêu đắm say. Cuối đời, nhà thơ gặp nhiều bất hạnh và
mất trong một bệnh viện tâm thần năm 1946. Tiêu biểu cho thơ Hisajo phải
kể tới bài thơ Hanagoromo:
Hanagoromo
Từng mảnh xiêm y
nuguya matswaru
Rời thân thể ngọc đi ngắm hoa về
himoiroiro
Sợi hồng lưu luyến
Vào xuân, khi hoa đào nở, phụ nữ Nhật Bản lại mặc những bộ áo kimono
đẹp gọi là xiêm y đi ngắm hoa hanagoromo. Sau buổi tiệc vui về đến nhà,
người đã thấm mệt song ai nấy vẫn còn bồi hồi, và vội cởi bỏ bộ áo kimono
bảy lớp có nhiều dây buộc, song không hiểu vì quá xúc động hay vì kỹ thuật
của bộ áo mà càng vội thì những sợi dây lụa mầu càng quấn quýt, để lộ dần
những đường cong tuyệt mỹ.
Hashimoto Takato cũng là một nhà thơ nữ haiku nổi tiếng thập niên 40 - 50.

Bà đã học làm thơ từ nữ sĩ Sugita Hisajo và Yamaguchi Seishi. Là phụ nữ
song bà không khép mình mà đã tham gia hội nhà thơ nữ haiku, và trở thành
nữ lãnh đạo vì sự phát triển của các nhà thơ nữ và cùng với nhà thơ
Yamaguchi Seishi xuất bản tờ tạp chí văn học Tenro năm 1948. Thơ bà đầy
sáng tạo, và là cảm hứng của nhiều nhà thơ nữ thời hậu chiến. Ví dụ như bài
thơ Ubaguruma:
Ubaguruma
Cái xe nôi
natsu no dotou wo
Nằm ngang trên bãi biển
yokomuki ni
Trước sóng lớn mùa hè
Nữ sĩ Takato có bốn người con gái. Chồng người con gái đầu mất sớm trong
chiến tranh. Trong lần thăm con, thấy chiếc xe nôi bên bãi biển
Miyukigahama - Arakunoham bãi sóng cuồng, trong nôi có đứa cháu ngây
thơ đang ngủ và ngoài biển thì sóng dữ đang cuồn cuộn xô tới, bà đã sáng
tác bài thơ thể hiện tình thương và lòng mong muốn cho các cháu được bình
an trước mọi nguy hiểm.
Hiện nay, ở Nhật Bản có tới 10 triệu người yêu thích haiku. Trong thời Minh
Trị, nhờ nước Anh giới thiệu haiku với Đông Âu mà từ đó tới nay, đã có 50
năm nước biết tới haiku, và có các câu lạc bộ chuyên và không chuyên thơ
haiku. Người ta còn kết hợp haiku với hội họa, như tại Nhật Bản, nhà thơ
haiku hiện đại trẻ Banya Natsuishi đã phối hợp với họa sĩ Osamu Asano để
biến thơ haiku thành tranh và nghệ thuật sắp đặt.

×