Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

10 chiến lược phát triển nghề nghiệp pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.63 KB, 4 trang )

10 chiến lược phát triển
nghề nghiệp

Trong thời buổi hiện đại, bạn chính là người nắm giữ tương lai sự nghiệp của
mình. Vì thế, hãy chắc chắn rằng bạn đang bước đi đúng hướng và sáng suốt trên
con đường sự nghiệp.
Hãy bắt đầu với 10 chiến lược sau đây:
1. Trò chuyện với sếp
Hãy ngồi xuống và nói chuyện thẳng thắn với sếp về tương lai của bạn trong công
ty. Nhấn mạnh rằng bạn muốn công việc của mình hướng tới các mục tiêu của
công ty. Hãy chia sẻ mục tiêu sự nghiệp của chính bạn với sếp. Chắc chắn họ sẽ
rất trân trọng sự tự tin và trưởng thành của bạn.
2. Yêu cầu thêm công việc
Tự nguyện giúp đỡ các phòng ban hay đội khác hoặc chỉ đơn giản yêu cầu được
giao thêm nhiệm vụ. Đó là cách giúp nâng cao giá trị, đánh bóng thương hiệu của
bạn trong tổ chức. Sự sốt sắng trong công việc thể hiện rằng bạn thực lòng mong
mỏi và khao khát thành công cho phòng bạn nói riêng và công ty nói chung.
3. Tự nguyện tham gia ban cố vấn
Nếu bạn đã vạch ra kế hoạch phát triển nghề nghiệp rõ ràng và vị trí hiện tại không
làm bạn thỏa mãn. Hãy tích cực tìm kiếm những cơ hội thể hiện mình, đặc biệt là
tham gia vào ban cố vấn. Đó là nơi tốt nhất để bạn xây dựng danh tiếng như một
người đam mê và dốc sức cho ngành nghề của mình.
4. Mài dũa kĩ năng giao tiếp
Kĩ năng giao tiếp tốt đóng vai trò quan trọng trong việc chiếm được sự tôn trọng
của sếp cũng như đồng nghiệp. Ngoài ra, nó còn giúp bạn thu hút sự chú ý của
những người ngoài công ty nhưng có sức ảnh hưởng trong giới chuyên môn, từ đó
sẽ mở ra cho bạn những cơ hội mới. Vì thế, luôn xuất hiện với phong cách thân
thiện, cởi mở và dễ chịu và hãy biết cách lắng nghe mọi người cũng như học cách
nói chuyện rõ ràng, hiệu quả.
5. Sáng tạo không ngừng
Đừng ngại giải phóng những ý tưởng lạ lùng nhất và áp dụng sự nhạy cảm nghề


nghiệp của bạn vào thực tế. Trước mọi vấn đề, luôn tìm kiếm những cách giải
quyết sáng tạo nhất để vừa có thể đánh bóng tên tuổi, vừa giúp sếp tạo dựng hình
tượng.

6. Tìm một bậc tiền bối làm cố vấn
Xây dựng quan hệ cả bên ngoài và bên trong công ty. Những nghiên cứu gần đây
cho thấy có 4 trong 5 nhân viên được thăng chức nhờ ảnh hưởng của một người cố
vấn có chức sắc trong công ty. Các vị cố vấn cũng là một nguồn thông tin phong
phú và quí giá về nghề nghiệp bởi họ tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trong
quá trình làm việc.
7. Tiếp thị bản thân
Học nghệ thuật đánh bóng bản thân. Nếu bạn có một số thành công nổi bật, nhớ
chắc chắn rằng mọi người đều biết về điều đó - đặc biệt là những người ở vị trí
quan trọng có thể giúp bạn tiến xa trong nghề nghiệp. Hãy để mọi người biết rằng
bạn mong muốn được thăng tiến trong nghề nghiệp và hoàn toàn xứng đáng với
điều đó.
8. Học tập không ngừng
Muốn có những bước tiến vững chắc trong sự nghiệp, bạn phải không ngừng tiếp
nạp thêm kiến thức mới. Luôn đi tiên phong trong việc nắm bắt những xu hướng
và trình độ phát triển của ngành nghề chuyên môn. Đồng thời, nhớ liên tục cập
nhật bản lí lịch hiện tại của bạn để nó phản ánh đúng những kĩ năng bạn có.
9. Tạo dựng mối quan hệ
Hãy xây dựng và củng cố mạng lưới quan hệ của bạn bằng cách tham gia vào các
hội nhóm chuyên môn, tham dự hội nghị chuyên ngành và cả các hoạt động tình
nguyện. Càng nhiều người biết đến thế mạnh và khả năng của bạn thì bạn sẽ có
càng nhiều cơ hội đến với bạn.
10. Xây dựng danh tiếng
Danh tiếng là điều quí giá nhất bạn có được. Hãy để mình được biết đến như một
người làm việc đáng tin cây, chuyên nghiệp và dễ hợp tác bằng cách hành xử và
ăn mặc thật chuyên nghiệp. Khiến người khác ghi nhớ tên tuổi của bạn bằng cách

thường xuyên tham dự các cuộc hội nghị, lên diễn thuyết hay viết bài cho các tạp
chí chuyên ngành.
Chúc các bạn thành công!

×