Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

CHƯƠNG 7: QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG ĐỒNG BỘ (Total Quality Management – TQM) (Phần 3) ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.42 KB, 7 trang )

CHƯƠNG 7 QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG ĐỒNG BỘ
(Total Quality Management – TQM)
(Phần 3)
III.TRIẾT LÝ CỦA TQM. TOP
Hệ thống quản lý chất lượng theo mô hình TQM là một hệ
thống quản lý được xây dựng trên cơ sở các triết lý sau : (1) Không thể đảm bảo
chất lượng, làm chủ chất lượng nếu chỉ tiến hành quản lý đầu ra của quá trình mà
phải là một hệ thống quản lý bao trùm, tác động lên toàn bộ quá trình. (2) Trách
nhiệm về chất lượng phải thuộc về lãnh đạo cao nhất của tổ chức. Để có được
chính sách chất lượng phù hợp, hiệu quả, cần có sự thay đổi sâu sắc về quan niệm
của ban lãnh đạo về cách tiếp cận mới đối với chất lượng. Cần có sự cam kết nhất
trí của lãnh đạo về những hoạt động chất lượng. Điều nầy rất quan trọng trong
công tác quản lý chất lượng của bất kỳ tổ chức nào. Muốn cải tiến chất lượng
trước hết phải cải tiến công tác quản trị hành chính và các hoạt động hỗ trợ khác.
(3) Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng con người, yếu tố quan trọng
nhất trong các yếu tố hình thành nên chất lượng sản phẩm. Đào tạo, huấn luyện
phải là nhiệm vụ có tầm chiến lược hàng đầu trong các chương trình nâng cao
chất lượng. (4) Chất lượng phải là mối quan tâm của mọi thành viên trong tổ
chức. Do vậy hệ thống quản lý chất lượng phải được xây dựng trên cơ sở sự thông
hiểu lẫn nhau, gắn bó cam kết vì mục tiêu chung là chất lượng công việc. Điều nầy
sẽ tạo điều kiện tốt cho việc xây dựng các phong trào nhóm chất lượng trong tổ
chức, qua đó lôi kéo mọi người vào các hoạt động sáng tạo và cải tiến chất lượng.
(5) Hướng tới sự phòng ngừa, tránh lập lại sai lầm trong quá trình sản xuất, tác
nghiệp thông qua việc khai thác tốt các công cụ thống kê để tìm ra nguyên nhân
chủ yếu để có các biện pháp khắc phục, điều chỉnh kịp thời và chính xác. (6) Để
tránh những tổn thất kinh tế, phải triệt để thực hiện nguyên tắc làm đúng ngay từ
đầu.
TQM gắn liền với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh để kiểm soát, ngăn
ngừa các nguyên nhân gây sai lỗi trong toàn bộ quá trình với các bước tổng quát
như sau :
1 Lựa chọn quá trình ưu tiên để phân tích


2 Phân tích quá trình
3 Kiểm tra quá trình :
-Các chỉ tiêu/bảng điều khiển
-Quan hệ khách hàng/người cung ứng
-Hợp đồng dịch vụ khách hàng/người cung ứng.
4 Phương pháp cải tiến chất lượng của quá trình
Thực chất TQM là sự kết hợp đồng bộ giữa quản trị chất lượng và quản
trị năng suất để thực hiện mục tiêu là đạt đến sự hoàn thiện của các sản phẩm của
công ty và của chính bản thân công ty.
IV TRI
ỂN KHAI ÁP DỤNG
TQM TRONG DOANH NGHIỆP
TOP
John S. Oakland nêu lên 12 bước để áp dụng TQM là :
1 Am hiểu 7 Xây dựng hệ thống chất
lượng
2 Cam kết 8 Theo dõi bằng thống kê
3 Tổ chức 9 Kiểm tra chất lượng
4 Đo lường 10 Hợp tác nhóm
5 Hoạch định 11 Đào tạo, huấn luyện
6 Thiết kế nhằm đạt chất
lượng
12 Thực hiện TQM
Tuy nhiên, tùy theo điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp,
người ta có thể xây dựng những kế hoạch thực hiện cụ thể, chia nhỏ hoặc gộp
chung các giai đoạn để bố trí thời gain hợp lý.
4.1 Am hiểu, cam kết chất lượng :

Giai đoạn am hiểu và cam kết có thể ghép chung nhau, là nền tảng
của toàn bộ kết cấu của hệ thống TQM, trong đó đặc biệt là sự am hiểu, cam kết

của các nhà quản lý cấp cao. Trong nhiều trường hợp, đây cũng chính là bước đầu
tiên, căn bản để thực thi các chương trình quản lý chất lượng, dù dưới bất kỳ mô
hình nào. Thực tế, có nhiều tổ chức đã xem nhẹ và bỏ qua bước nầy trong khi đó
sự am hiểu một cách khoa học, hệ thống về chất lượng đòi hỏi một cách tiếp cận
mới về cung cách quản lý và những kỹ năng thúc đẩy nhân viên mới có thể tạo
được cơ sở cho việc thực thi các hoạt động về chất lượng. Sự am hiểu phải được
thể hiện bằng các mục tiêu, chính sách và chiến lược đối với sự cam kết quyết tâm
thực hiện của các cấp lãnh đạo. Cần phải có một chiến lược thực hiện TQM bằng
cách tận dụng các kỹ năng và tài sáng tạo của toàn thể nhân viên với trọng tâm là
cải tiến liên tục các quá trình, thao tác để thực hiện các mục tiêu chiến lược của
doanh nghiệp và cung cấp sự thỏa mãn khách hàng.
Muốn áp dụng TQM một cách có hiệu quả, trước hết cần phải nhận thức
đúng đắn,
am hiểu về những vấn đề liên quan đến chất lượng, những nguyên tắc, kỹ
thuật quản lý. Cần xác định rõ mục tiêu, vai trò, vị trí của TQM trong doanh
nghiệp, các phương pháp quản lý và kiểm tra, kiểm soát được áp dụng, việc tiêu
chuẩn hóa, đánh giá chất lượng.
Sự am hiểu đó cũng phải được mở rộng ra khắp tổ chức bằng các biện
pháp giáo dục, tuyên truyền thích hợp nhằm tạo ý thức trách nhiệm của từng người
về chất lượng. TQM chỉ thực sự khởi động được nếu như mọi người trong doanh
nghiệp am hiểu và có những quan niệm đúng đắn về vấn đề chất lượng, nhất là sự
thông hiểu của Ban lãnh đạo trong doanh nghiệp.
Tuy nhiên, có sự am hiểu vẫn chưa đủ những yếu tố làm nên sức mạnh
về chất lượng, mà cần thiết phải có một sự cam kết bền bỉ, quyết tâm theo đuổi các
chương trình, mục tiêu về chất lượng và mỗi cấp quản lý cần có một mức độ cam
kết khác nhau.
4.1.1 Cam kết của lãnh đạo cấp cao:
Sự cam kết của các cán bộ lãnh đạo cấp cao có vai trò rất quan trọng, tạo
ra môi trường thuận lơûi cho các hoạt động chất lượng trong doanh nghiệp, thể
hiện mối quan tâm và trách nhiệm của họ đối với các hoạt động chất lượng. Từ đó

lôi kéo mọi thành viên tham gia tích cực vào các chương trình chất lượng. Sự cam
kết nầy cần được thể hiện thông qua các chính sách chất lượng của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp không thể áp dụng được TQM nếu thiếu sự quan tâm vàì
cam kết của các Giám đốc. Họ cần phải am hiểu về chất lượng, quản lý chất
lượng và quyết tâm thực hiện các mục tiêu, chính sách chất lượng đã vạch ra.
4.1.2 Cam kết của quản trị cấp trung gian
Sự cam kết của các cán bộ cấp trung gian (quản đốc, xưởng trưởng, tổ
trưởng) nhằm đảm bảo phát triển các chương trình chất lượng trong các phòng ban
và các bộ phận, liên kết các nhiệm vụ được giao và các mối quan hệ dọc và ngang
trong tổ chức, là cầu nối giữa việc thực thi các chính sách của lãnh đạo cấp cao và
người thừa hành. Sự cam kết của các quản trị cấp trung gian là chất xúc tác quan
trọng trong các hoạt động quản lý chất lượng trong doanh nghiệp.
Trong điều kiện của chúng ta hiện nay, khi trình độ của công nhân còn
nhiều hạn chế thì vai trò của các cán bộ quản lý cấp trung gian là vô cùng quan
trọng. Nhiệm vụ của họ không chỉ là kiểm tra, theo dõi mà còn bao gồm cả việc
huấn luyện, kèm cặp tay nghề và hướng dẫn các hoạt động cải tiến chất lượng
trong doanh nghiệp. Họ cần được sự ủy quyền của Giám đốc để chủ động giải
quyết những vấn đề nảy sinh trong sản xuất. Chính vì vậy sự cam kết của họ sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các nhóm chất lượng trong phân xưởng.
4.1.3 Cam kết của các thành viên
Đây là lực lượng chủ yếu của các hoạt động chất lượng. Kết quả hoạt động
của TQM phụ thuộc rất nhiều vào sự cam kết của các thành viên ở các phòng ban,
phân xưởng trong doanh nghiệp. Nếu họ không cam kết đảm bảo chất lượng ở
từng công việc (thỏa mãn khách hàng nội bộ) thì mọi cố gắng của các cấp quản lý
trên không thể đạt được kết quả mong muốn.
Tất cả các bản cam kết thường được thành lập một cách tự nguyện, công
khai và lưu giữ trong hố sơ chất lượng.



×