CHƯƠNG 7 QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG ĐỒNG BỘ
(Total Quality Management – TQM)
(Phần 4)
4.2 Tổ chức và phân công trách nhiệm :
Để đảm bảo việc thực thi, TQM đòi hỏi phải có một mô hình quản
lý theo chức năng chéo. Các hoạt động của các bộ phận chức năng trong tổ chức
phải vượt ra khỏi các công đoạn, các chức năng để vươn tới toàn bộ qúa trình
nhằm mục đích khai thác được sức mạnh tổng hợp của chúng nhờ việc kế hoạch
hóa, phối hợp đồng bộ , hiệu quả. Căn cứ vào mục tiêu, chính sách, việc
phân công trách nhiệm phải rõ ràng trong cơ cấu ban lảnh đạo và các bộ phận chức
năng để đảm bảo mọi khâu trong hoạt đông chất lượng luôn thông suốt .
Việc phân công trách nhiệm được thực hiện theo các cấp bậc sau:
4.2.1 Điều hành cấp cao :
Tuy không trực tiếp sản xuất, nhưng đây là bộ phận quyết định hiệu
quả hoạt động của cả hệ thống. Có thể xem đây là giám đốc phụ trách chung về
chất lượng, ngang quyền với giám đốc phụ trách các khâu khác như giám đốc
Marketing, sản xuất. Cấp quản lý ở khâu nầy thuộc phòng đảm bảo chất lượng
phải nhận trách nhiệm soạn thảo và chỉ huy rành mạch đường lối chất lượng đến
mọi người, ngay cả những người thuộc cấp cao nhất của tổ chức.
4.2.2 Cấp giám sát đầu tiên :
Là những người phụ trách việc quan sát tiến trình thực hiện hoạt động
chất lượng của tổ chức hay còn gọi là quan sát viên thực tế tại chỗ. Họ có điều
kiện nắm vững những hoạt động thực tiễn, diễn biến tốt hay xấu của cả hai bên :
cung ứng và khách hàng, từ đó có những tác động điều chỉnh. Cấp quản lý nầy có
trách nhiệm hướng dẫn thuộc cấp những phương pháp và thủ tục phù hợp, chỉ ra
những nguyên nhân gây hư hỏng và biện pháp ngăn chận.
Để thực hiện tốt vai trò của mình, những thành viên phụ trách phòng
đảm bảo chất lượng phải thực sự nắm vững những hoạt động then chốt của mỗi
nhóm trong toàn công ty : Ai ? Làm gì? Làm thế nào? Ở đâu? theo những chức
năng tiêu biểu như marketing, sản xuất, vận chuyển, lưu kho hàng hóa và các hoạt
động dịch vụ ,để từ đó có thể quản lý, thanh tra và phân tích những vấn đề tồn
đọng và tiềm ẩn.
4.2.3 Đối với các thành viên trong hệ thống :
Trọng tâm của TQM là sự phát triển, lôi kéo tham gia và gây dựng lòng
tin, gắn bó, khuyến khích óc sáng tạo cho nhân viên. TQM đòi hỏi sự ủy quyền
cho nhân viên kết hợp với một hệ thống thiết kế tốt và công nghệ có năng lực.
Chính vì vậy, để tiến hành TQM cần thiết phải có một chiến lược dài hạn, cụ thể
đối với con người thông qua đào tạo, huấn luyện, ủy quyền, khuyến khích trên căn
bản một sự giáo dục thường xuyên và tinh thần trách nhiệm, ý thức cộng đồng.
Các thành viên trong hệ thống phải hiểu rõ vai trò của mình dưói 3 góc độ :
- Khách hàng : người tiếp nhận sản phẩm, dịch vụ từ khâu trước
- Người chế biến sản xuất : Biến đầu vào thành sản phẩm
- Người cung ứng : Cung cấp sản phẩm cho công đoạn tiếp theo. Vì
vậy, các thành viên trong hệ thống cần phải hiểu rõ họ :
- Phải làm gì? Cần phải nhận được bao nhiêu sản phẩm với yêu cầu
ra sao ?
- Đang làm gì? Làm thế nào để hoàn chỉnh sản phẩm của khâu trước?
- Có khả năng điều chỉnh, cải tiến công việc đang làm theo mong
muốn của mình không? Nhằm đảm bảo chất lượng với khâu kế tiếp-Khách hàng
của mình?
Chính vì vậy khi hoạch định và phân công trách nhiệm cần phải tiêu
chuẩn hóa công việc, nêu rõ trách nhiệm liên đới giữa các công việc liên tục nhau
trong quá trình. Trách nhiệm về chất lượng có thể được cụ thể hóa bằng các công
việc sau :
- Theo dõi các thủ tục đã được thỏa thuận và viết thành văn bản.
- Sử dụng vật tư, thiết bị một cách đúng đắn như đã chỉ dẫn.
- Lưu ý các cấp lãnh đạo về những vấn đề chất lượng và có thể báo
cáo về mọi sai hỏng, lãng phí trong sản xuất.
- Tham gia đóng góp các ý kiến cải tiến chất lượng, khắc phục các
trục trặc ảnh hưởng tới chất lượng công việc.
- Giúp huấn luyện các nhân viên mới và đặc biệt nêu gương tốt.
- Có tinh thần hợp tác nhóm, chủ động tích cực tham gia vào các
nhóm, đội cải tiến chất lượng.
Trong toàn bộ chương trình TQM, mỗi chức năng, nhiệm vụ phải được
xây dựng một cách rõ ràng và phải được thể hiện trên các văn bản xác định rõ mục
tiêu của các hoạt động của hệ thống chất lượng. Mỗi chức năng phải được khuyến
khích và được cung cấp đủ công cụ và trách nhiệm cũng như quyền hạn để quản lý
chất lượng.
4.3 Đo lường chất lượng :
TOP
Việc đo lường chất lượng trong TQM là việc đánh giá về mặt định
lượng những cố gắng cải tiến, hoàn thiện chất lượng cũng như những chi phí
không chất lượng trong hệ thống. Nếu chú ý đến chỉ tiêu chi phí và hiệu quả,
chúng ta sẽ nhận ra lợi ích đầu tiên có thể thu được đó là sự giảm chi phí cho chất
lượng. Theo thống kê, chi phí nầy chiếm khỏang 10% doanh thu bán hàng, làm
giảm đi hiệu quả hoạt động của công ty. Muốn tránh các chi phí kiểu nầy, ta phải
thực hiện các việc sau :
- Ban quản trị phải thực sự cam kết tìm cho ra cái giá đúng của chất
lượng xuyên suốt toàn bộ tổ chức.
- Tuyên truyền, thông báo những chi phí không chất lượng cho mọi
người, làm cho mọi người nhận thức được đó là điều gây nên sự sút giảm khả
năng cạnh tranh cũng như uy tín của tổ chức, từ đó khuyến khích mọi người cam
kết hợp tác nhóm giữa các phòng ban với phòng đảm bảo chất lượng nhằm thiết
kế và thực hiện một mạng lưới để nhận dạng, báo cáo và phân tích các chi phí đó
nhằm tìm kiếm những giải pháp giảm thiểu.
- Huấn luyện cho mọi người kỹ năng tính giá chất lượng với tinh thần
chất lượng bao giờ cũng đi đôi với chi phí của nó.
Việc giảm chi phí chất lượng không thể do cơ quan quản lý ra lệnh mà
cần tiến hành thông qua các quá trình quản lý chất lượng đồng bộ, với sự hiểu biết
và ý thức của mọi thành viên trong doanh nghiệp.
Ở nước ta hiện nay, các loại chi phí nầy chưa được tính đúng, tính đủ
thành một thành phần riêng trong toàn bộ những chi phí của doanh nghiệp. Điều
nầy làm cho doanh nghiệp không thấy được rõ những tổn thất kinh tế do chất
lượng sản phẩm, dịch vụ kém gây ra. Chính vì thế mà vấn đề chất lượng không
được quan tâm đúng mức.
Để có thể thu hút sự quan tâm và cam kết chất lượng, cần thiết phải
có các phương thức hạch toán riêng cho loại chi phí nầy. Việc xác định đúng và đủ
các loại chi phí nầy sẽ tạo nên sự chú ý đến chất lượng của mọi thành viên trong
doanh nghiệp, đặc biệt là sự quan tâm của lảnh đạo về trách nhiệm của họ trong
chương trình cải tiến chất lượng, hạ thấp chi phí để cạnh tranh. Việc đo lường chất
lượng trong các xí nghiệp cần thiết phải được cụ thể hóa thông qua các nhiệm vụ
sau :
(1) Doanh nghiệp trước hết cần xác định sự cam kết và quyết tâm của ban
lãnh đạo là phải kiểm soát, nắm rõ mọi chi phí liên quan đến chất lượng, cần phân
phối một cách hợp lý các khỏan đầu tư cho chất lượng (chi phí phòng ngừa, kiểm
tra), trên cơ sở đó chỉ đạo các hoạt động theo dõi, giám sát chặt chẽ. (2) Cần
thiết xây dựng một hệ thống kế toán giá thành nhằm theo dõi, nhận dạng và phân
tích những chi phí liên quan đến chất lượng trong toàn bộ doanh nghiệp (kể cả
các bộ phận phi sản xuất, dịch vụ). (3) Xây dựng hệ thống tài liệu theo dõi các
loại chi phí liên quan đến chất lượng (các báo cáo về lao động, sử dụng trang
thiết bị, các báo cáo về chi phí sản xuất, chi phí sửa chữa, phế liệu, phế phẩm, các
chi phí thử nghiệm sản phẩm, các chi phí giải quyết khiếu nại của khách hàng)
(4) Cần thiết phải cử ra một nhóm quản lý chi phí chất lượng chịu trách nhiệm
chỉ đạo, phối hợp những hoạt động của hệ thống theo dõi quản lý chi phí chất
lượng một cách đồng bộ trong doanh nghiệp. (5) Đưa việc tính giá thành vào các
chương trình huấn luyện về chất lượng trong doanh nghiệp. Làm cho các thành
viên trong doanh nghiệp đều hiểu được những mối liên quan giữa chất lượng công
việc cụ thể của họ đến những vấn đề tài chính chung của đơn vị, cũng như những
lợi ích thiết thực của bản thân họ nếu giá của chất lượng được giảm thiểu. Điều
nầy sẽ kích thích họ quan tâm hơn đến chất lượng công việc của mình. (6) Tuyên
truyền trong doanh nghiệp những cuộc vận động, giáo dục ý thức của mọi người
về chi phí chất lượng, trình bày các mục chi phí chất lượng liên quan đến công
việc một cách dễ hiểu, giúp cho mọi người trong doanh nghiệp nhận thức được
một cách dễ dàng : -Trưng bày các sản phẩm sai hỏng kèm theo các bảng giá, chi
phí cần thiết phải sửa chữa. -Lập các biểu đồì theo dõi tỉ lệ phế phẩm, nêu rõ
những chi phí liên quan đến việc giải quyết các khiếu nại của khách hàng về chất
lượng sản phẩm. -Cần công khai những loại chi phí nầy, nêu các nguyên nhân và
biện pháp khắc phục. (7) Phát động phong trào thi đua thiết thực nhằm cải tiến
chất lượng, giảm chi phí sai hỏng, tiết kiệm nguyên vật liệu. Xây dựng các tổ chất
lượng, các nhóm cải tiến trong doanh nghiệp. Hỗ trợ, khuyến khích và tiếp thu các
sáng kiến về chất lượng bằng các biện pháp đánh giá khen thưởng và động viên
kịp thời.
Tóm lại, xác định được các chi phí chất lượng ta mới có thể đánh giá được
hiệu quả kinh tế của các hoạt động cải tiến chất lượng. Đây là một trong những
động lực thúc đẩy các côï gắng về chất lượng trong các doanh nghiệp. Đây cũng là
thước đo căn bản trình độ quản lý và tính hiệu quả của TQM. Chi phí chất lượng
cũng như tất cả các loại chi phí khác trong doanh nghiệp, cần phải được kiểm soát,
theo dõi và điều chỉnh. Chất lượng công việc quyết định chi phí và chi phí, lợi
nhuận là thước đo của chất lượng.