Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Dị ứng thuốc gây mê và sốc phản vệ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.22 KB, 5 trang )

Dị ứng thuốc gây mê và sốc phản vệ


Bài Phỏng vấn Phó Giáo Sư Gareth S Kantor, MD. Khoa Gây Mê Hồi Sức
- Bệnh Viện Trường Đại Học Y Khoa Case Western Reserve University
* Điều gì sẽ xảy ra khi bệnh nhân dị ứng với các thuốc gây mê được sử
dụng cho họ?
Trả lời: Dị ứng là đáp ứng của hệ thống miễn dịch đối với một chất ngoại
lai. Chất này, còn gọi là kháng nguyên, thường là một chất vô hại đối với cơ thể,
như penicillin chẳng hạn. Các phản ứng dị ứng nặng (sốc phản vệ) xảy ra trong khi
gây mê thường rất hiếm gặp với tỉ lệ từ 1/5000 đến 1/25.000 trường hợp gây mê.
Tuy vậy, các phản ứng này đôi khi có thể dẫn đến tử vong với tỉ lệ là 3,4%.


Dạng phản ứng dị ứng nặng nhất được biết dưới tên sốc phản vệ

- Khi bị sốc phản vệ, bệnh nhân sẽ khó thở do tắc nghẽn các đường hô hấp.
Có thể xảy ra sưng phù mặt và miệng, và đôi khi nổi sẩn đỏ ngoài da. Tim và các
mạch máu bị ảnh hưởng nặng, biểu hiện chủ yếu bằng nhịp tim nhanh và huyết áp
tụt đến mức độ nguy hiểm.
- Sốc phản vệ xảy ra trong khi gây mê cũng diễn ra theo cách thức tương tự
như trên nhưng có 3 chi tiết riêng biệt.
1- Bệnh nhân mê nên không thể báo cho thầy thuốc biết về các triệu chứng
sớm là cảm giác choáng váng chóng mặt hoặc khó thở của mình.
2- Trong một cas gây mê điển hình, có thể cần phải dùng đến nhiều loại
thuốc, do đó thật khó biết chính xác thuốc nào là nguyên nhân gây ra sốc phản vệ.
3- Trong lúc gây mê có nhiều nguyên nhân khác có thể gây tụt huyết áp
hoặc tắc nghẽn đường hô hấp. Chẩn đoán sốc phản vệ do đó không phải lúc nào
cũng dễ dàng.




Mặc dù các phản ứng dị ứng nặng có thể hơi khó phát hiện hơn khi gây mê,
bệnh nhân sốc phản vệ lúc đó lại ở trong một điều kiện lý tưởng để được cấp cứu
kịp thời vì tất cả các trang thiết bị và thuốc men cần thiết đều trong tầm tay bác sĩ
gây mê hồi sức.
Bác sĩ gây mê hồi sức lại chính là các chuyên gia trong điều trị loại phản
ứng này. Việc điều trị bao gồm đặt ống nội khí quản để giúp thở, dịch truyền tĩnh
mạch, và dùng một số thuốc cấp cứu mà quan trọng nhất là epinephrine
(adrenaline). Cấp cứu sớm và đúng cách đem đến kết quả tốt trong đa số trường
hợp.

Thuốc không phải là nguyên nhân duy nhất gây phản ứng dị ứng

Cũng cần chú ý thêm là thuốc không phải là nguyên nhân duy nhất gây
phản ứng dị ứng. Gần đây cao su thiên nhiên (latex) là một nguyên nhân gây sốc
phản vệ mới được nhận diện. Phản ứng dị ứng với latex là một vấn đề đặc biệt
trong khi gây mê do găng tay phẫu thuật thường được sản xuất bằng nguyên liệu
này.

Thêm 2 điều sau cùng về dị ứng:

1. Thứ nhất, nhiều phản ứng dị ứng thường không gây nguy hiểm đến tính
mạng, đa phần chỉ là sẩn ngứa thoáng qua trên da hoặc các triệu chứng như buồn
nôn và ói mửa.

2. Thứ hai, nhiều phản ứng thuốc không phải là dị ứng thực sự mà chỉ là
biểu hiện của sự tăng tính nhạy cảm đối với các tác dụng phụ thông thường của
thuốc.

BS. ĐỒNG NGỌC KHANH - BV Đa Khoa Hoàn Mỹ biên dịch




×