Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thai Kỳ và Một số Bệnh Lý rối loạn hệ Tiêu Hóa thường gặp (Kỳ 4) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.69 KB, 7 trang )

Thai Kỳ và Một số Bệnh Lý rối loạn
hệ Tiêu Hóa thường gặp
(Kỳ 4)

Tránh dùng các thuốc chống trầm cảm ở phụ nữ mang thai


G- TIÊU CHẢY
1-Tỷ lệ mắc bệnh
Xảy ra ở 34% thai phụ.
2- Nguyên nhân
Nguyên nhân tiêu chảy khi có thai cũng tương tự như lúc bình thường.
Thường gặp nhất là các tác nhân gây nhiễm trùng (như Salmonella, Shigella, và
Campylobacter sp; Escherichia coli; các động vật nguyên bào; virus). Những
nguyên nhân hay gặp khác là nhiễm độc thức ăn, thuốc men, và hội chứng đại
tràng kích thích. Các đợt cấp của bệnh viêm loét đại tràng cũng có thể xảy ra trong
thai kỳ.
3- Cận lâm sàng
Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như cấy phân, soi tươi tìm trứng,
ký sinh trùng, đếm bạch cầu trong phân, xét nghiệm phân tìm nhiễm khuẩn
Clostridium difficile. Đối với các trường hợp tiêu chảy kéo dài có thể thực hiện nội
soi đại tràng sigma bằng ống mềm. Nội soi đại tràng sigma bằng ống mềm an toàn
đối với thai phụ.
4- Điều trị
Điều trị bảo tồn là điểm cơ bản trong điều trị tiêu chảy ở bệnh nhân có thai.
- Bù dịch và điện giải.
- Dùng thuốc để kiểm soát tiêu chảy nếu cần thiết. Các thuốc có tác dụng
không toàn thân nên được sử dụng trước.
- Điều trị nguyên nhân sinh bệnh.
- Điều trị các thai phụ bị hội chứng đại tràng kích thích như sau:
+ Dùng chế độ ăn nhiều chất xơ.


+ Dùng các thuốc tạo khối phân (bulking agents).
+ Không dùng các loại thuốc kháng đối giao cảm, chống co thắt.
+ Tránh các thuốc chống trầm cảm.

H- TÁO BÓN
1-Tỷ lệ mắc bệnh
Tỉ lệ táo bón ở thai phụ là 11-38%.
2- Nguyên nhân
Táo bón ở thai phụ có thể do những yếu tố sau:
- Giảm nhu động ruột non
- Giảm lượng motilin
- Giảm nhu động đại tràng
- Tăng tái hấp thu nước
- Thai phụ uống bổ sung chất sắt
3- Đánh Giá
- Khám lâm sàng cần bao gồm hỏi bệnh sử cẩn thận, những lần táo bón
trước đây, thói quen ăn uống, thuốc men đang sử dụng, và việc dùng các thuốc
nhuận trường. Nên thăm trực tràng để loại trừ tình trạng phân đóng khối (fecal
impaction).
- Xét nghiệm máu giúp loại trừ suy giáp, đái tháo đường, tăng calci máu, và
hạ kali máu như những nguyên nhân tiềm ẩn.
- Khi có xuất huyết trực tràng, nên soi hậu môn hoặc soi đại tràng sigma
bằng ống mềm để loại trừ các tổn thương ở vùng hậu môn trực tràng.
4- Điều Trị
Điều trị bảo tồn là điều cơ bản trong xử lý chứng táo bón ở thai phụ.
- Thay đổi về chế độ ăn
- Tăng vận động thể lực
- Bài tập Kegel cho các cơ vùng sàn chậu có thể hữu ích
- Dùng các thuốc làm tăng khối phân (bulking agents), như psyllium (an
toàn cho thai phụ)

5- Thuốc men
Hiện còn ít thông tin về tính an toàn và hiệu quả của của các thuốc nhuận
trường dùng trong thai kỳ. Các thuốc làm mềm phân như sodium docusate có thể
an toàn. Các thuốc nhuận trường kích thích có thể an toàn nếu dùng gián đoạn.
Không nên dùng dầu castor và dầu vô cơ cho thai phụ.

Táo bón ở thai phụ
BS. ĐỒNG NGỌC KHANH - BV Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn
Tham khảo:
1. Atlay RD, Weekes AR. The treatment of gastrointestinal disease in
pregnancy. Clin Obstet Gynaecol. Jun 1986;13(2):335-47.
2. Knudsen A, Lebech M, Hansen M. Upper gastrointestinal
symptoms in the third trimester of the normal pregnancy. Eur J Obstet Gynecol
Reprod Biol. May 1995;60(1):29-33.
3. Koch KL. Gastrointestinal factors in nausea and vomiting of
pregnancy. Am J Obstet Gynecol. May 2002;186(5 suppl understanding):S198-
203.
4. Koch KL, Frissora CL. Nausea and vomiting during
pregnancy. Gastroenterol Clin North Am. Mar 2003;32(1):201-34, vi.
5. Flake ZA, Scalley RD, Bailey AG. Practical selection of
antiemetics. Am Fam Physician. Mar 1 2004;69(5):1169-74.
6. Abell TL, Riely CA. Hyperemesis gravidarum. Gastroenterol Clin
North Am. Dec 1992;21(4):835-49.
7. Eliakim R, Abulafia O, Sherer DM. Hyperemesis gravidarum: a
current review. Am J Perinatol. 2000;17(4):207-18.
8. Kuscu NK, Koyuncu F. Hyperemesis gravidarum: current concepts
and management. Postgrad Med J. Feb 2002;78(916):76-9.
9. Pearce CB, Collett J, Goggin PM, Duncan HD. Enteral nutrition by
nasojejunal tube in hyperemesis gravidarum. Clin Nutr. Oct 2001;20(5):461-4.
10. Lind JF, Smith AM, McIver DK, Coopland AT, Crispin

JS. Heartburn in pregnancy a manometric study. Can Med Assoc J. Mar
23 1968;98(12):571-4.
11. Briggs DW, Hart DM. Heartburn of pregnancy. A continuation
study. Br J Clin Pract. Apr 1972;26(4):167-9.
12. Bassey OO. Pregnancy heartburn in Nigerians and Caucasians with
theories about aetiology based on manometric recordings from the oesophagus and
stomach. Br J Obstet Gynaecol. Jun 1977;84(6):439-43.
13. Marrero JM, Goggin PM, de Caestecker JS, Pearce JM, Maxwell
JD. Determinants of pregnancy heartburn. Br J Obstet
Gynaecol. Sep 1992;99(9):731-4.
14. Broussard CN, Richter JE. Treating gastro-oesophageal reflux
disease during pregnancy and lactation: what are the safest therapy options?. Drug
Saf. Oct 1998;19(4):325-37.


×