Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tiêu ra máu, tiêu phân đen có nguy hiểm? (Kỳ 1) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.49 KB, 5 trang )

Tiêu ra máu, tiêu phân đen
có nguy hiểm? (Kỳ 1)

Tiêu ra máu hoặc tiêu phân đen là một trong các triệu chứng báo động của
những rối loạn hoặc nhiễm trùng trong ống tiêu hóa. Tiêu ra máu có phải là dấu
hiệu báo động một bệnh lý nguy hiểm? Những nguyên nhân nào có thể gây tiêu ra
máu?
Khi nào người bệnh cần nhập viên ngay? Thân mời bạn đọc tham khảo bài
viết sau để có những thông tin bổ ích giúp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của bạn
và người thân
A-Tiêu ra máu, tiêu phân đen
- Tiêu ra máu cho thấy cho thấy có thương tổn hoặc rối loạn ở ống tiêu hoá.
- Phân có thể đen, sệt như hắc ín, hôi thối hoặc đỏ bầm hoặc có màu nâu
sậm.

B- Ý Nghĩa

- Máu trong phân có thể xảy ra do bất kỳ tổn thương nào trong ống tiêu hoá,
từ miệng đến hậu môn.
- Xuất huyết có khi rất ít, không thể nhìn thấy được bằng mắt thường mà
chỉ nhận biết được bằng xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân.
- Khi xuất huyết tiêu hoá đủ nhiều để làm thay đổi màu sắc của phân, thầy
thuốc cần phải biết rõ màu nào để có thể xác định vị trí chảy máu. Để chẩn đoán,
cần phải thực hiện nội soi hoặc một số xét nghiệm X-quang đặc biệt.
+ Phân đen thường gặp trong xuất huyết ở đường tiêu hoá trên, bao gồm
thực quản, dạ dày và phần đầu của ruột non. Máu sẽ có màu sắc điển hình giống
hắc ín sau khi tiếp xúc với một số dịch tiêu hoá của cơ thể. Loét dạ dày tá tràng
hay viêm do các thuốc ibuprofen, naproxen, diclofenac hoặc aspirin là những
nguyên nhân thường gây xuất huyết tiêu hoá trên.

+ Phân màu nâu hoặc đỏ tươi gợi ý xuất huyết ở đường tiêu hoá dưới (đại


tràng, trực tràng, hay hậu môn). Trĩ hoặc túi thừa đại tràng là những nguyên nhân
gây xuất huyết tiêu hoá dưới thường gặp nhất. Các dị dạng động tĩnh mạch và các
loại u bướu ở ruột cũng có thể gây chảy máu đường tiêu hoá dưới. Tuy nhiên, một
số trường hợp xuất huyết lượng nhiều ồ ạt ở dạ dày cũng có thể gây tiêu phân máu
đỏ
+ Uống cam thảo đen, chì, viên sắt, thuốc có chứa bismuth như Pepto-
Bismol, ăn tiết canh có thể gây tiêu phân đen. Củ dền, cà chua, dưa hấu làm cho
phân có màu hơi đỏ. Trong những trường hợp này, xét nghiệm phân bằng một hoá
chất sẽ giúp loại trừ được sự hiện diện của máu.
- Chảy máu nhanh, nhiều ở thực quản và dạ dày (như trong các trường hợp
loét tiêu hoá), còn có thể gây nôn ra máu.

C-Những nguyên nhân thường gặp
1- Đường tiêu hoá trên (thường là phân đen)
+ Bất thường về mạch máu (dị dạng mạch máu)
+ Rách thực quản do nôn ói dữ dội (hội chứng Mallory-Weiss)
+ Chấn thương hoặc dị vật
+ Dãn và tăng sinh các mạch máu (dãn tĩnh mạch thực quản và dạ dày)
2. Đường tiêu hoá dưới (thường máu màu nâu hoặc đỏ tươi)
+ Viêm ruột (do vi trùng Shigella, vi khuẩn lao, ký sinh trùng amibe, virus)
+ U ruột non
+ Chấn thương hoặc dị vật
+ Dị dạng mạch máu


×