Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Giáo án lớp 5 - TUAN 23

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.88 KB, 33 trang )

Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
TUẦN 23
Ngày dạy : Thứ hai ngày 01 tháng 02 năm 2010
Môn : Đạo đức
Tiết : 23
Bài :
I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
− Biết Tổ quốc em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội
nhập vào đời sống quốc tế.
− Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc
Việt Nam.
− Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
− Yêu Tổ quốc Việt Nam.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Tranh ảnh về đất nước, con người Việt Nam và một số nước khác.
III – CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Hỏi đáp, trực quan, thảo luận, giảng giải, thực hành.
IV – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A - Ổn định
B - Kiểm tra bài cũ
− GV nêu một số tình huống có liên quan
đến bài học trước, yêu cầu HS xử lí.
− 2 HS xử lí tình huống có liên quan
đến bài học trước mà GV nêu.
− GV nhận xét chung.
C - Dạy bài mới
1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu
của tiết học.
2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (trang


34)
* Mục tiêu : Biết Tổ quốc em là Việt Nam,
Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang
hội nhập vào đời sống quốc tế.
* Tiến hành :
− GV cho HS làm việc theo nhóm (trong
bàn), giới thiệu nội dung thông tin trong
SGK.
− Các nhóm làm việc sau đó trình bày.
− Các nhóm trình bày xong, GV kết luận :
Việt Nam có truyền thống đấu tranh dựng
nước và giữ nước rất đáng tự hào. Việt Nam
đang từng ngày đổi mới.
− HS chú ý lắng nghe.
135
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
b) Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
* Mục tiêu : Có một số hiểu biết phù hợp với
lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ
quốc Việt Nam. Có ý thức học tập, rèn luyện
để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
Yêu Tổ quốc Việt Nam.
* Tiến hành :
− GV yêu cầu trả lời những câu hỏi sau : − HS suy nghĩ độc lập và trả lời.
+ Em biết thêm những gì về đất nước ta ? + Một số HS trả lời. Ví dụ : Đất nước ta
trải qua hơn 2000 năm lịch sử, truyền
thống hiếu học, đoàn kết chống giặc
ngoại xâm,…
+ Em suy nghĩ gì về đất nước, con người Việt
Nam ?

+ Một số HS phát biểu. Ví dụ : Đất
nước ta còn nghèo, đang phát triển ;
con người Việt Nam cần cù, thông
minh,…
+ Chúng ta cần phải làm gì để góp phần xây
dựng đất nước ?
+ Một số HS phát biểu. Ví dụ : Các em
cần phải cố gắng học giỏi để mai này
xây dựng đất nước,…
− GV gợi ý HS nêu nội dung Ghi nhớ SGK. − 2 HS đọc nội dung Ghi nhớ SGK.
c) Hoạt động 3: Làm bài tập 2-SGK
* Mục tiêu : Củng cố những kiến thức hiểu
biết về Tổ quốc Việt Nam.
* Tiến hành :
− Yêu cầu HS tìm những hình ảnh về Việt
Nam trong các tranh, ảnh trang 36.
− HS làm việc cá nhân sau đó trình
bày.
− GV cùng HS cả lớp nhận xét. − Cả lớp cùng nhận xét. Thống nhất
kết quả đúng.
Hoạt động nối tiếp
− Sưu tầm các bài hát, bài thơ, tranh ảnh, sự
kiện lịch sử,… có liên quan đến chủ đề bài
học.
− HS lắng nghe, tiết sau thực hiện.
− Vẽ tranh về đất nước,con người Việt Nam.
TUẦN 23
Ngày dạy : Thứ hai ngày 01 tháng 02 năm 2010
Phân môn : Tập đọc
Tiết : 45

Bài :
I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
136
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
− Biết đọc diễn cảm bài văn ; giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.
− Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kiện. (Trả lời được các câu hỏi
trong SGK).
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
− Tranh ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.
− Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.
III – CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Hỏi đáp, trực quan, giảng giải, luyện tập - thực hành.
IV – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A - Ổn định
B - Kiểm tra bài cũ
− GV kiểm tra bài đọc Cao Bằng và nêu câu
hỏi tìm hiểu bài :
+ Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so
sánh với lòng yêu nước của người Cao Bằng.
+ Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói lên điều
gì ?
− 2 HS lần lượt đọc bài và trả lời câu
hỏi tìm hiểu bài.
− GV nhận xét, đánh giá.
C - Dạy bài mới
1) Giới thiệu bài : Sử dụng tranh và thông tin
khác.
2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1: Luyện đọc

* Mục tiêu : Biết đọc diễn cảm bài văn ;
giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân
vật.
* Tiến hành :
− Mời HS đọc cả bài. − 1 HS khá, giỏi đọc cả bài.
− GV chia đoạn, cho HS luyện đọc từng
đoạn, kết hợp sửa phát âm sai, giải nghĩa từ.
− HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn, kết
hợp sửa phát âm sai, giải nghĩa từ.
+ Đoạn 1 : Từ đầu … lấy trộm.
+ Đoạn 2 : tiếp theo … nhận tội.
+ Đoạn 3 : phần còn lại.
− Hướng dẫn HS luyện đọc theo cặp. − HS luyện đọc theo cặp.
− Mời 1 em đọc cả bài. − 1 HS đọc lại cả bài.
− GV đọc diễn cảm toàn bài. − HS lắng nghe, dò theo SGK.
b) Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
* Mục tiêu : Hiểu được quan án là người
thông minh, có tài xử kiện. (Trả lời được các
câu hỏi trong SGK).
* Tiến hành :
GV hướng dẫn HS đọc từng thầm đoạn để trả
137
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
lời câu hỏi
− Hai người đàn bà đến nhờ quan phân xử
việc gì ?
− Về việc mất trộm vải. Người nọ tố
cáo người kia và nhờ quan phân xử.
− Quan đã dùng biện pháp gì để tìm ra người
lấy cắp vải ?

− Quan dùng nhiều cách :
+ Cho đòi nhân chứng nhưng không có
người làm chứng.
+ Cho lính về nhà xem cũng không tìm
được chứng cứ.
+ Sai lính xé tấm vải làm đôi mỗi người
1 mảnh. Quan thấy người kia bật khóc,
người nọ bình thản, quan sai lính trói
lại.
− Vì sao quan rằng người không khóc chính
là người lấy cắp vải ?
− Vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm
vải mong bán lấy tiền nên xót công,…
− Kể lại cách quan án tìm ra kẻ lấy trộm tiền
nhà chùa.
− HS đọc thầm đoạn 3, hiểu và kể
được ba cách tìm kẻ trộm nhưng cách
thứ 3 đã phát hiện.
− Vì sao quan án lại dùng cách trên ? Chọn ý
trả lời đúng (câu hỏi 4 – SGK).
− Phương án b – Vì kẻ gian thường lo
sợ nên sẽ lộ mặt.
− Quan án phá được hai vụ án trên là nhờ
đâu ?
− Nhờ sự thông minh, quyết đoán, nắm
được tâm lí kẻ trộm,…
− Gợi ý HS nêu ý chính câu chuyện. Ví dụ :
Câu chuyện trên ca ngợi ai ? Ca ngợi điều
gì ?
− HS suy nghĩ sau đó nêu ý chính câu

chuyện.
c) Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm
* Mục tiêu : Biết đọc diễn cảm bài văn ;
giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân
vật.
* Tiến hành :
− GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm : cả bài
đọc giọng nhẹ nhàng, chậm rãi,…
− 4 HS phân vai đọc câu chuyện.
+ Giọng người dẫn chuyện : rõ ràng, rành
mạch, biểu thị cảm xúc khâm phục, trân
trọng.
+ Lời bẩm báo của hai người bàn bà : giọng
mếu máo, ấm ức, đau khổ.
+ Lời quan : ôn tồn mà đĩnh đạc, uy nghiêm.
− GV hướng dẫn đọc kỉ đoạn : Quan nói sư
cụ … nhận tội.
+ GV đọc mẫu. + HS lắng nghe GV đọc.
+ Cho HS luyện đọc theo cặp. + HS luyện đọc theo cặp.
+ Tổ chức thi đọc diễn cảm. + 2 HS thi đọc diễn cảm.
3) Củng cố, dặn dò
− GV mở rộng, giáo dục HS. Nhận xét tiết
học.
− HS lắng nghe.
− Dặn HS đọc trước bài Chú đi tuần. − HS lắng nghe thực hiện.
138
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
TUẦN 23
Ngày dạy : Thứ hai ngày 01 tháng 02 năm 2010
Môn : Toán

Tiết : 111
Bài :
I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
− Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
− Biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích : xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét
khối.
− Biết mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
− Biết giải một số bài toán liên quan đến xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
− Bảng phụ, SGK,vở bài làm.
− Bộ đồ dùng dạy học toán (giống hình SGK).
III – CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Hỏi đáp, trực quan, giảng giải, luyện tập - thực hành.
IV – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A - Ổn định
B - Kiểm tra bài cũ
- GV cho HS làm lại bài tập 1 và 2 của tiết
trước (tiết 110).
2 HS làm lại bài tập 1 và 2 của tiết trước
(tiết 110) vào bảng phụ, cả lớp làm
nháp.
- GV nhận xét, đánh giá.
C - Dạy bài mới
1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu
cầu của tiết học.
2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng về
xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối
- GV giới thiệu lần lượt từng hình lập

phương cạnh 1dm và 1cm để HS quan sát,
nhận xét.
- GV giới thiệu về xăng-ti-mét khối và đề-xi-
mét khối như SGK. Mời HS nhắc lại.
- GV đưa hình vẽ để HS quan sát, nhận xét
và tự rút ra được mối quan hệ giữa xăng-ti-
mét khối và đề-xi-mét khối.
- HS nhắc lại xăng-ti-mét khối và đề-xi-
mét khối như SGK.
- HS quan sát hình vẽ và nêu như SGK.
139
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
- GV kết luận về xăng-ti-mét khối và đề-xi-
mét khối, cách đọc và viết và mối quan hệ
giữa hai đơn vị này.
b) Hoạt động 2 : Hướng dẫn thực hành
Bài 1 :
- GV yêu cầu HS tự làm vào SGK.
- GV mở bảng phụ viết sẵn bảng như SGK,
gọi HS đọc và viết theo yêu cầu của bài tập.
Bài 2 : (b : HS khá, giỏi)
- Yêu cầu HS tự làm vào vở rồi chữa.
- Gọi HS nêu kết quả.
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- 6 HS đọc và viết các số đo theo yêu
cầu của bài tập.
- HS làm bài vào vở.
- HS lần lượt nêu kết quả.
a) 1dm
3

= 1000cm
3
;
375 dm
3
= 375000 cm
3
5,8dm
3
= 58000 cm
3
;
4
5
dm
3
= 800 cm
3
.
b) 2000cm
3
= 2 dm
3
;
154000cm
3
=154dm
3
490000 cm
3

= 490 dm
3
;
5100 cm
3
= 5,1dm
3
.
3) Củng cố, dặn dò
- GV mời HS nhắc lại mối quan hệ giữa
xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
- GV tổng kết tiết học. Dặn HS chuẩn bị
trước bài học sau.
- 2 HS nhắc lại mối quan hệ giữa xăng-
ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
- HS chú ý lắng nghe thực hiện.
140
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
TUẦN 23
Ngày dạy : Thứ hai ngày 01 tháng 02 năm 2010
Phân môn : Lịch sử
Tiết : 23
Bài :
I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
− Biết hoàn cảnh ra đời ra đời của Nhà máy Cơ khí Hà Nội : tháng 12 năm 1955 với
sự giúp đỡ của Liên Xô nhà máy được khởi công xây dựng và tháng 4 – 1958 thì hoàn
thành.
− Biết những đóng góp của Nhà máy Cơ khí Hà Nội trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ đất nước : góp phần trang bị máy móc cho sản xuất ở miền Bắc, vũ khí cho bộ đội.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

Một số tranh ảnh tư liệu về Nhà máy Cơ khí Hà Nội. Phiếu học tập.
III – CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Hỏi đáp, trực quan, thảo luận, giảng giải, luyện tập - thực hành.
IV – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A - Ổn định
B - Kiểm tra bài cũ
− Đi đầu trong phong trào “Đồng khởi” ở
miền Nam là tỉnh nào ?
− 1 HS trả lời câu hỏi.
− GV yêu cầu HS trình bày lại diễn biến
phong trào “Đồng khởi” (có sử dụng bản
đồ).
− 1 HS trình bày lại diễn biến phong
trào “Đồng khởi” (có sử dụng bản đồ).
− GV nhận xét, đánh giá.
C - Dạy bài mới
1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu
cầu của tiết học.
2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
* Mục tiêu : Biết hoàn cảnh ra đời ra đời
của Nhà máy Cơ khí Hà Nội : tháng 12 năm
1955 với sự giúp đỡ của Liên Xô nhà máy
được khởi công xây dựng và tháng 4 – 1958
thì hoàn thành.
* Tiến hành :
− GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm hoàn
thành yêu cầu của bài tập.
− HS làm việc theo nhóm (đọc thông

tin trong SGK).
− Sau khi làm xong, cho đại diện nhóm
trình bày.
− Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
141
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
PHIẾU HỌC TẬP

Câu 1. Đánh dấu  vào ô  trước câu trả lời đúng.
Hoàn cảnh ra đời Nhà máy cơ khí Hà Nội.
 Sau khi hoà bình được lập lại, miền Bắc còn rất nghèo nàn, lạc hậu, chưa xây dựng
được nhà máy hiện đại nào.
 Các cơ sở do Pháp xây dựng đều bị chiến tranh tàn phá.
 Ta có nhiều nhà máy nhưng chưa có nhà máy cơ khí.
 Do nhu cầu cấp bách của việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 Để sản xuất ra nhiều hàng hoá phục vụ đời sống.
Câu 2. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô  trước mỗi câu về Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
 Xây dựng tháng 12 năm 1955.
 Do Trung Quốc giúp đỡ.
 Xây trên diện tích hơn 10 vạn mét vuông ở tây nam Hà Nội.
 Do Liên Xô giúp đỡ.
 Xây dựng ở phía Bắc Hà Nội.
 Quy mô vào loại lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ.
 Khánh thành tháng 5 – 1960.
 Khánh thành tháng 4 – 1958.
b) Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
* Mục tiêu : Biết những đóng góp của Nhà
máy Cơ khí Hà Nội trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ đất nước : góp phần trang bị
máy móc cho sản xuất ở miền Bắc, vũ khí

cho bộ đội.
* Tiến hành :
− Kể những sản phẩm của Nhà máy cơ khí
Hà Nội làm ra ?
− Máy phay, máy tiện, máy khoan, tên
lửa A12,…
− Những sản phẩm của Nhà máy cơ khí Hà
Nội có tác dụng gì đối với sự nghiệp xây
dựng, bảo vệ Tổ quốc ?
− Phục vụ công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc. Cụ thể là : góp
phần trang bị máy móc cho sản xuất, vũ
khí cho bộ đội.
− Đảng và Bác Hồ đã dành tặng cho nhà
máy những phần thưởng cao quý nào ?
− Tặng 2 Huân chương chiến công hạng
Ba, nhiều cá nhân được khen tặng Huân
chương.
− GV giới thiệu thêm về thông tin, tranh
ảnh có liên quan đến Nhà máy Cơ khí Hà
Nội.
− HS lắng nghe, quan sát.
3) Củng cố, dặn dò
− Gợi ý HS rút ra nội dung bài học. − 2 HS nêu nội dung bài học.
− GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị
tiết sau Đường Trường Sơn.
142
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
TUẦN 23
Ngày dạy : Thứ ba ngày 02 tháng 02 năm 2010

Môn : Toán
Tiết : 112
Bài :
I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
− Biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích : mét khối.
− Biết mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
− Bảng phụ, SGK,vở bài làm.
− Bộ đồ dùng dạy học toán (giống hình SGK).
III – CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Hỏi đáp, trực quan, giảng giải, luyện tập - thực hành.
IV – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A - Ổn định
B - Kiểm tra bài cũ
- GV cho HS nhắc lại mối quan hệ giữa
xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
- HS nhắc lại mối quan hệ giữa xăng-ti-
mét khối và đề-xi-mét khối.
- Cho HS làm bài tập sau :
3dm
3
= …….cm
3
125dm
3
= …….cm
3
0,7dm
3

= …….cm
3
4,05dm
3
= …….cm
3
- 2 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào
nháp.
- GV nhận xét, đánh giá.
C - Dạy bài mới
1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu
cầu của tiết học.
2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng về
mét khối và mối quan hệ giữa m
3
, dm
3
, cm
3
- GV giới thiệu các mô hình về mét khối và
mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối,
xăng-ti-mét khối.
- HS quan sát hình vẽ và nêu nhận xét.
143
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
- GV giới thiệu mét khối như SGK.
- Nêu mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét
khối và xăng-ti-mét khối.
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể

tích (từ mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-
mét khối).
b) Hoạt động 2 : Hướng dẫn thực hành
Bài 1 :
a) Yêu cầu HS đọc các số đo.
GV đánh giá bài làm của HS.
b) Yêu cầu 2 HS lên bảng viết các số đo, cả
lớp làm vào vở.
GV đánh giá bài làm của HS.
Bài 2 :
- Yêu cầu HS tự làm vào vở rồi chữa.
- Gọi HS lên bảng viết kết quả.
- Yêu cầu HS trao đổi vở nhau để kiểm tra.
Bài 3 : (HS khá, giỏi)
- GV hướng dẫn HS nhận xét được : Sau khi
xếp đầy hộp ta được 2 lớp hình lập phương
dm
3
(như hình vẽ).
- GV đánh giá bài làm của HS.
- HS nhắc lại lời GV như SGK.
- 1m
3
= 1000dm
3
1m
3
= 1 000 000cm
3
- HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo

thể tích như bảng sau :
m
3
dm
3
cm
3
1m
3
= 1000 dm
3
1dm
3
= 1000cm
3
=
1
1000
m
3
1cm
3
=
1
1000
dm
3
- 4 HS đọc các số đo, HS khác lắng
nghe, nhận xét.
- 2 HS lên bảng viết các số đo, cả lớp

làm vào vở.
- HS nhận xét bài làm trên bảng.
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- HS lần lượt lên bảng làm.
a) 1cm
3
=
1
1000
dm
3
; 5,216m
3
= 5216 dm
3
;
13,8 m
3
= 13800dm
3
; 0,22m
3
= 220 dm
3
.
b) 1dm
3
= 1000cm
3
; 1,969dm

3
= 1969cm
3
1
4
m
3
= 250000cm
3
;
19,54m
3
= 19540000cm
3
.
- HS làm cá nhân vào vở.
Bài giải
Mỗi lớp có số hình lập phương 1dm
3
là :
5
×
3 = 15 (hình)
Số hình lập phương 1dm
3
để xếp đầy
hộp:
15
×
2 = 30 (hình).

3) Củng cố, dặn dò
144
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
- GV mời HS nhắc lại mối quan hệ giữa mét
khối, đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối.
- GV tổng kết tiết học. Dặn HS chuẩn bị
trước bài học sau.
- 2 HS nhắc lại mối quan hệ giữa mét
khối, đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét
khối.
- HS chú ý lắng nghe thực hiện.
TUẦN 23
Ngày dạy : Thứ ba ngày 02 tháng 02 năm 2010
Phân môn : Chính tả
Tiết : 23
Bài :
I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
− Nhớ - viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài thơ.
− Nắm vững quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam và viết hoa đúng tên
người, tên địa lí Việt Nam (BT2, BT3).
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bảng phụ ghi các câu văn ở BT2.
III – CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Hỏi đáp, trực quan, thi đua, giảng giải, luyện tập - thực hành.
IV – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A - Ổn định
B - Kiểm tra bài cũ
− GV cho HS luyện viết các từ đã viết sai ở
tiết trước.

− Cả lớp viết vào vở, 2 HS viết ở bảng
lớp.
− GV gọi HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên
người, tên địa lí Việt Nam.
− 1 HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên
người, tên địa lí Việt Nam.
− GV nhận xét, đánh giá.
C - Dạy bài mới
1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu
cầu của tiết học.
2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe – viết
* Mục tiêu : Nhớ - viết đúng bài chính tả ;
trình bày đúng hình thức bài thơ.
* Tiến hành :
− GV mời HS đọc lại bài thơ Cao Bằng. − 1 HS khá, giỏi đọc cả bài thơ.
− GV cho HS đọc thầm lại để nhớ bài. − Cả lớp đọc lại.
− GV hướng dẫn HS luyện viết từ dễ viết
sai, chữ viết hoa, cách trình bày bài thơ,…
− Cả lớp luyện viết từ dễ viết sai vào
nháp, chú ý các hiện tượng chính tả như
145
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
GV đã hướng dẫn.
− Cho HS viết bài vào vở. − HS nhớ viết chính tả vào vở.
− GV chọn chấm một số vở. − HS mở SGK ra tự soát lỗi.
b) Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
* Mục tiêu : Nắm vững quy tắc viết hoa tên
người, tên địa lí Việt Nam và viết hoa đúng
tên người, tên địa lí Việt Nam (BT2, BT3).

* Tiến hành :
Bài tập 2/Trang 48
− GV cho HS làm bài theo bàn vào VBT,
sau đó tổ chức thi đua làm nhanh.
− HS làm việc theo bàn vào VBT sau
đó thi đua làm.
− Đáp án đúng :
a) Côn Đảo - Võ Thị Sáu.
b) Điện Biên Phủ - Bế Văn Đàn.
c) Công Lý - Nguyễn Văn Trỗi.
Bài tập 3/ Trang 48
− GV tổ chức cho HS làm bài cá nhân vào
VBT. Cho 1 HS làm bảng phụ.
− HS làm bài cá nhân vào VBT. 1 HS
làm bảng phụ.
− Trình bày kết quả. − HS trình bày kết quả.
− Đáp án đúng :
Viết sai Sửa lại
Hai ngàn Hai Ngàn
Ngã ba Ngã Ba
Pù mo Pù Mo
Pù xai Pù Xai
3) Củng cố, dặn dò
− GV gọi những HS viết sai từ ngữ trong
bài chính tả lên bảng viết lại.
− Những HS viết sai từ ngữ trong bài
chính tả lên bảng viết lại.
− Nhận xét tiết học. Dặn HS đọc kỉ trước
bài Núi non hùng vĩ để tuần sau nghe viết
chính tả.

− HS lắng nghe thực hiện.
TUẦN 23
Ngày dạy : Thứ ba ngày 02 tháng 02 năm 2010
Phân môn : Luyện từ và câu
Tiết : 45
Bài :
I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
146
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
− Hiểu nghĩa các từ trật tự, an ninh.
− Làm được các BT1, BT2, BT3.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
− Từ điển tiếng Việt ; Sổ tay từ ngữ tiếng Việt.
− Bảng phụ kẻ sẵn nội dung BT2 ; bảng phụ kẻ bảng nội dung BT3 (bên dưới).
III – CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Hỏi đáp, trực quan, thảo luận, giảng giải, luyện tập - thực hành.
IV – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A - Ổn định
B - Kiểm tra bài cũ
− GV cho HS làm lại các BT2, BT3 (phần
Luyện tập) của tiết luyện từ và câu trước.
− 2 HS làm lại các BT2, BT3 (phần
Luyện tập) của tiết luyện từ và câu
trước.
− GV nhận xét, đánh giá.
C - Dạy bài mới
1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu
cầu của tiết học.
2) Các hoạt động

a) Hoạt động 1: Bài tập 1/ Trang 48
* Mục tiêu : Hiểu nghĩa các từ trật tự, an
ninh.
* Tiến hành :
− GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập, chú ý HS
đọc kỉ để tìm đúng nghĩa của từ trật tự.
− HS tự làm cá nhân vào SGK.
− Gọi HS đọc kết quả. − 1 HS đọc, cả lớp nghe, nhận xét.
− Đáp án đúng : c là đáp án đúng : Trật tự
là tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật ;
đáp án a và b : không đúng.
b) Hoạt động 2: Bài tập 2/ Trang 49
* Mục tiên : Tìm đúng những từ ngữ có liên
quan đến trật tự, an ninh.
* Tiến hành :
− Cho HS làm việc nhóm đôi vào VBT.
Phát bảng phụ cho 1 HS làm sau đó trình
bày, nhận xét.
− HS làm việc nhóm đôi vào VBT. 1
HS làm bảng phụ sau đó trình bày, nhận
xét.
− Đáp án đúng :
Lực lượng bảo vệ trật tự, an toàn giao
thông.
cảnh sát giao thông
Hiện tượng trái ngược với trật tự, an
toàn giao thông.
tai nạn, tai nạn giao thông, va chạm giao
thông
Nguyên nhân gây tai nạn giao thông vi phạm quy định về tốc độ, thiết bị kém

an toàn, lấn chiếm lòng đường và vỉa hè
147
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
c) Hoạt động 3: Bài tập 3/ Trang 49
* Mục tiêu : Tìm đúng những từ chỉ người,
sự việc liên quan đến bảo vệ trật tự, an ninh.
* Tiến hành :
− Thực hiện như bài tập 2.
− Đáp án đúng :
Những từ ngữ chỉ người liên quan đến
trật tự, an ninh.
cảnh sát, trọng tài, bọn càn quấy, bọn
hu-ly-gân.
Những từ ngữ chỉ sự việc, hiện tượng,
hoạt động liên quan đến trật tự, an ninh
giữ trật tự, bắt, quậy phá, hành hung, bị
thương.
3) Củng cố, dặn dò
− GV hỏi lại về nghĩa của từ trật tự vừa
học.
− 1 HS nói lại như đáp án của BT1.
− GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị
tiết học sau Nối các vế câu ghép bằng quan
hệ từ.
− HS lắng nghe, thực hiện.
TUẦN 23
Ngày dạy : Thứ ba ngày 02 tháng 02 năm 2010
Môn : Khoa học
Tiết : 45
Bài :

I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng năng lượng điện.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
− Tranh ảnh và một số đồ dùng, máy móc sử dụng năng lượng điện.
− Hình trang 92, 93 SGK.
III – CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Hỏi đáp, trực quan, thảo luận, trò chơi, giảng giải, luyện tập - thực hành.
IV – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A - Ổn định
B - Kiểm tra bài cũ
148
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
− Ở địa phương em, người dân sử dụng
năng lượng gió, nước chảy vào những việc
gì ?
− 1 HS trả lời câu hỏi.
− Sử dụng năng lượng gió, nước chảy có lợi
ích, ưu điểm gì ?
− 1 HS khác trả lời câu hỏi.
− GV nhận xét, đánh giá.
C - Dạy bài mới
1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu
cầu của tiết học.
2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1: Quan sát, thảo luận
* Mục tiêu : Kể tên một số đồ dùng, máy
móc sử dụng năng lượng điện.
* Tiến hành :
− GV cho HS quan sát hình 1, trang 92 và

cho biết tên đồ dùng nào sử dụng điện.
− HS nhìn vào hình 1 - các đồ dùng và
sau đó trả lời câu hỏi.
− Nêu tác dụng của đồ dùng đó khi có dòng
điện chạy qua.
− Tuỳ theo đồ dùng, máy móc mà HS
nói tác dụng khác nhau theo hình 1.
− Trong các đồ dùng trên, đồ dùng nào sử
dụng nguồn điện từ pin, đồ dùng nào sử
dụng nguồn điện từ nhà máy thuỷ điện.
− Tuỳ theo đồ dùng, máy móc mà HS
nói theo hình 1.
− GV cho HS quan sát một số đồ dùng, máy
móc thật có sử dụng điện và trả lời câu hỏi
như trên.
− HS quan sát vật thật và trả lời câu hỏi
của GV.
− Gợi ý HS rút ra nội dung bài học như
SGK trang 93.
− HS đọc mục Bạn cần biết SGK.
− Hướng dẫn tìm hiểu tranh trang 2, 3 SGK. − Hình 2 : Điện dùng vào việc chiếu
sáng, sinh hoạt, làm hoạt động máy móc,

− Hình 3 : Nhà máy thuỷ điện, nơi phát
ra nguồn điện đi khắp nơi.
b) Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai
đúng ?”
* Mục tiêu : Củng cố bài học về một số đồ
dùng, máy móc sử dụng năng lượng điện.
* Tiến hành :

− GV chia lớp làm 2 đội (mỗi đội 10 HS),
GV phổ biến cách chơi, thời gian chơi và
thực hiện trò chơi
− HS chú ý GV phổ biến trò chơi và
thực hiện trò chơi theo luật mà GV đã
nêu.
Hoạt động
Các phương tiện, máy
móc, đồ dùng không
dùng điện
Các phương tiện, máy
móc có dùng điện
Thắp sáng
đèn dầu, nến, đom đóm,…
bóng đèn điện, đèn pin,…
Truyền tin
ngựa, bồ câu,…
điện thoại, internet,…
Đun nấu nồi điện, ấm điện,…
149
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
lò củi, than, dầu, ga, cồn,
Nông nghiệp
trâu, bò, cày,…
máy cày, máy tuốt, máy
gặt,…
3) Củng cố, dặn dò
− GV mở rộng, giáo dục HS qua bài học. Ví
dụ : Giáo dục HS ý thức sử dụng tiết kiệm
điện,…

− GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị
tiết học sau Lắp mạch điện đơn giản.
TUẦN 23
Ngày dạy : Thứ tư ngày 03 tháng 02 năm 2010
Phân môn : Tập đọc
Tiết : 46
Bài :
I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
− Biết đọc diễn cảm bài thơ.
− Hiểu được sự hi sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần.
(Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 ; học thuộc lòng những câu thơ yêu thích).
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
− Tranh ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.
− Bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc.
III – CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Hỏi đáp, trực quan, giảng giải, luyện tập - thực hành.
IV – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A - Ổn định
B - Kiểm tra bài cũ
− Yêu cầu 2 HS lần lượt đọc Phân xử tài
tình và nêu câu hỏi tìm hiểu bài.
− 2 HS lần lượt đọc Phân xử tài tình và
trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.
− GV nhận xét, đánh giá.
C - Dạy bài mới
1) Giới thiệu bài : Sử dụng tranh minh hoạ
và thông tin khác.
2) Các hoạt động
150

Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
a) Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc
* Mục tiêu : Biết đọc đúng từ ngữ khó đọc,
đọc diễn cảm bài thơ.
* Tiến hành :
− Mời 1 HS đọc cả bài. − 1 HS đọc cả bài.
− Hướng dẫn HS đọc từng khổ thơ ; luyện
đọc từ phát âm sai ; giải nghĩa từ ; nhắc HS
đọc đúng câu cảm, câu hỏi.
− HS đọc nối tiếp từng khổ thơ ; luyện
đọc từ phát âm sai ; giải nghĩa từ ; nhắc
HS đọc đúng câu cảm, câu hỏi.
− GV cho HS luyện đọc theo nhóm đôi. − HS luyện đọc theo nhóm đôi.
− Mời HS đọc cả bài. − 1 HS đọc cả bài.
− GV đọc diễn cảm bài thơ. − HS lắng nghe, dò theo SGK.
b) Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
* Mục tiêu : Hiểu được sự hi sinh thầm lặng,
bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi
tuần. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
* Tiến hành :
GV gợi ý HS đọc thầm khổ thơ để trả lời câu
hỏi.
− Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh
như thế nào ?
− Đêm khuya, rét mướt, mọi người đã
yên giấc ngủ say.
− Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần trong
đêm đông bên cạnh hình ảnh giấc ngủ bình
yên của các em học sinh, tác giả muốn nói
lên điều gì ?

− Tác giả muốn ca ngợi những người
chiến sĩ tận tuỵ, quên mình vì hạnh phúc
của trẻ thơ.
− Tình cảm và mong ước của người chiến
đối với các cháu học sinh được thể hiện qua
những từ ngữ và chi tiết nào ?
− Tình cảm :
+ Từ ngữ : chú, cháu, các cháu ơi, dùng
từ yêu mến, lưu luyến.
+ Chi tiết : giấc ngủ có ngon không, cứ
yên tâm ngủ nhé, giữ mãi ấm nơi cháu
nằm.
− Mong ước : “Mai các cháu … bay”.
− Gợi ý HS nêu ý chính của bài thơ. − HS nêu ý chính bài thơ.
c) Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm và
học thuộc lòng
* Mục tiêu : Biết đọc diễn cảm bài thơ ; học
thuộc lòng những câu thơ yêu thích).
* Tiến hành :
− Hướng dẫn đọc bài thơ : nhẹ nhàng, trầm
lắng, 3 dòng thơ cuối giọng vui, hơi nhanh.
− HS chú ý.
− Cho HS đọc nối tiếp từng khổ thơ. − HS đọc nối tiếp từng khổ thơ.
− Hướng dẫn đọc kỉ đoạn sau :
“Gió hun hút …lá bay xuống đường” và
“Chú đi qua … có ngon không ?”
+ GV hướng dẫn cách đọc. + HS chú ý cách đọc.
+ Cho HS luyện đọc theo cặp. + HS luyện đọc theo cặp.
+ Tổ chức thi đọc. + 2 HS thi đọc diễn cảm.
− Cho HS tự nhẩm thuộc lòng khổ thơ em − HS tự nhẩm thuộc lòng khổ thơ em

151
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
thích. thích.
− Tổ chức thi thuộc lòng khổ thơ. − 2 HS thi thuộc lòng khổ thơ.
3) Củng cố, dặn dò
− GV mời HS nhắc lại ý chính bài đọc. − 1 HS nhắc lại ý chính bài đọc.
− Nhận xét tiết học. Dặn HS đọc trước bài
Luật tục xưa của người Ê – đê.
− HS lắng nghe, thực hiện.
TUẦN 23
Ngày dạy : Thứ tư ngày 03 tháng 02 năm 2010
Môn : Toán
Tiết : 113
Bài :
I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
− Biết đọc, viết các đơn vị đo mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối và mối quan
hệ giữa chúng.
− Biết đổi các đơn vị đo mét khối, so sánh các số đo thể tích.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Vở bài làm, SGK, bảng phụ.
III – CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Hỏi đáp, trực quan, thi đua, giảng giải, luyện tập - thực hành.
IV – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A - Ổn định
B - Kiểm tra bài cũ
- GV cho HS thực hiện bài tập sau :
0,35m
3
= …. dm

3
4000cm
3
= …. dm
3
1500dm
3
= …. m
3
2,4m
3
= …. dm
3
− 2 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào
nháp.
- GV nhận xét, đánh giá.
C - Dạy bài mới
1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu
cầu của tiết học.
2) Hướng dẫn luyện tập
Bài 1 : (b: dòng 4 HS khá, giỏi)
a) Yêu cầu HS đọc các số đo.
GV đánh giá bài làm của HS.
- 4 HS đọc các số đo, HS khác lắng nghe,
nhận xét.
152
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
b) Yêu cầu 2 HS lên bảng viết các số đo, cả
lớp làm vào vở.
GV đánh giá bài làm của HS.

Bài 2 :
- Yêu cầu HS tự làm vào SGK rồi chữa.
- Gọi HS trình bày kết quả và đọc.
- Yêu cầu HS trao đổi bài nhau để kiểm tra.
Bài 3 : (c : HS khá, giỏi)
- GV dán 4 tờ giấy viết sẵn 2 phần của bài
tập 3 lên bảng.
- GV tổ chức cho cả lớp làm nhẩm sau đó thi
đua làm nhanh.
- GV cùng HS thống nhất kết quả đúng,
khen ngợi nhóm làm nhanh và đúng.
- 2 HS lên bảng viết các số đo, cả lớp
làm vào vở.
- HS nhận xét bài làm trên bảng.
- HS làm bài cá nhân vào SGK.
- HS lần lượt nêu kết quả.
a) Đ ;
b) S ;
c) Đ ;
d) S.
- HS làm nhẩm sau đó thi đua làm nhanh.
- Cả lớp nhận xét, đưa ra kết quả đúng :
a) 913,232413m
3
= 913232413cm
3
;
b)
12345
1000

m
3
= 12,345m
3
;
c)
83723 61
100
m
3
> 8372361dm
3
.
3) Củng cố, dặn dò
- GV mời HS nhắc lại mối quan hệ giữa mét
khối, đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối.
- GV tổng kết tiết học. Dặn HS chuẩn bị
trước bài học sau.
- 2 HS nhắc lại mối quan hệ giữa mét
khối, đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối.
- HS chú ý lắng nghe thực hiện.
TUẦN 23
Ngày dạy : Thứ tư ngày 03 tháng 02 năm 2010
Phân môn : Địa lí
Tiết : 23
Bài :
I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
− Nêu được một số đặc điểm nổi bật của hai quốc gia Pháp và Liên bang Nga :
153
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674

+ Liên bang Nga nằm ở cả châu Á và châu Âu, có diện tích lớn nhất thế giới và dân số
khá đông. Tài nguyên thiên nhiên giàu có tạo điều kiện thuận lợi để Nga phát triển kinh
tế.
+ Nước Pháp nằm ở Tây Âu, là nước phát triển công nghiệp, nông nghiệp và du lịch.
− Chỉ vị trí và thủ đô của Nga, Pháp trên bản đồ.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bản đồ các nước châu Âu. Ảnh về các nước Nga, Pháp.
III – CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Hỏi đáp, trực quan, thảo luận, giảng giải, luyện tập - thực hành.
IV – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A - Ổn định
B - Kiểm tra bài cũ
− Yêu cầu HS nêu :
+ Vị trí, giới hạn châu Âu.
+ Đặc điểm tự nhiên châu Âu.
+ Dân cư và hoạt động kinh tế châu Âu.
3 HS lần lượt nêu :
+ Vị trí, giới hạn châu Âu.
+ Đặc điểm tự nhiên châu Âu.
+ Dân cư và hoạt động kinh tế châu Âu.
− GV nhận xét, đánh giá.
C - Dạy bài mới
1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu
cầu của tiết học.
2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1: Liên bang Nga
* Mục tiêu : Nêu được một số đặc điểm nổi
bật của Liên bang Nga. Chỉ vị trí và thủ đô
của Nga trên bản đồ.

* Tiến hành :
− GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, sau
đó trình bày theo bảng sau :
− HS làm việc theo nhóm, sau đó trình
bày.
Các yếu tố Đặc điểm – sản phẩm chính của ngành sản xuất
Vị trí địa lí
Diện tích
Dân số
Khí hậu
Tài nguyên, khoáng sản
Sản phẩm công nghiệp
Sản phẩm nông nghiệp
− Yêu cầu HS chỉ vị trí và nói tên thủ đô
của Nga trên bản đồ.
− Một số HS chỉ vị trí và nói tên thủ đô
của Nga trên bản đồ.
b) Hoạt động 2: Pháp
* Mục tiêu : Nêu được một số đặc điểm nổi
bật của Pháp. Chỉ vị trí và thủ đô của Pháp
154
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
trên bản đồ.
* Tiến hành :
− Hãy xác định vị trí địa lí của nước Pháp.
Xác định vị trí và tên thủ đô của nước Pháp.
− Một số HS xác định vị trí địa lí của
nước Pháp trên bản đồ. Xác định vị trí
và tên thủ đô của nước Pháp.
− Kể tên các sản phẩm nông nghiệp, công

nghiệp của nước Pháp.
− HS đọc các thông tin trang 114 –
SGK.
− Kể tên các công trình kiến trúc, cảnh thiên
nhiên của nước Pháp mà em biết.
− HS sử dụng vốn hiểu biết của mình
sau đó phát biểu.
3) Củng cố, dặn dò
− GV gợi ý HS nêu nội dung bài học. GV
mở rộng bài học.
− 1 HS đọc nội dung bài học SGK.
− GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị
tiết sau Ôn tập.
− HS chú ý lắng nghe, thực hiện.
TUẦN 23
Ngày dạy : Thứ tư ngày 03 tháng 02 năm 2010
Phân môn : Kể chuyện
Tiết : 23
Bài :
I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người bảo vệ trật tự, an ninh ; sắp
xếp chi tiết tương đối hợp lí, kể rõ ý ; biết và biết trao đổi về nội dung câu chuyện.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
− Bảng lớp viết đề bài.
− Một số sách, truyện, báo viết về các chiến sĩ.
− Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
III – CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Hỏi đáp, trực quan, thảo luận, giảng giải, luyện tập - thực hành.
IV – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A - Ổn định
B - Kiểm tra bài cũ
− Yêu cầu HS kể lại câu chuyện Ông − 1 HS kể lại câu chuyện Ông Nguyễn
155
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
Nguyễn Khoa Đăng. Khoa Đăng.
− GV hỏi về mưu trí, tài tình của quan án
Nguyễn Khoa Đăng.
− HS kể xong trả lời câu hỏi của GV.
− GV nhận xét, đánh giá.
C - Dạy bài mới
1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu
cầu của tiết học.
2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề
bài
* Mục tiêu : HS hiểu yêu cầu của đề bài.
* Tiến hành :
− Gọi HS đọc đề bài, gạch dưới từ ngữ
quan trọng.
− 1 HS đọc đề bài.
Đề bài : Kể lại một câu chuyện em đã nghe
hoặc đã đọc về những người đã góp sức bảo
vệ trật tự, an ninh.
− GV giải nghĩa, ghi lên bảng cụm từ “bảo
vệ trật tự, an ninh”.
− HS chú ý theo dõi.
− GV lưu ý : các em chọn đúng câu chuyện
đã nghe hoặc đã đọc.
− HS đọc gợi ý 1, 2, 3.

− GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. − Một số HS nói tên câu chuyện mình
kể.
b) Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện
* Mục tiêu : Kể lại được câu chuyện đã
nghe, đã đọc về những người bảo vệ trật tự,
an ninh ; sắp xếp chi tiết tương đối hợp lí, kể
rõ ý ; biết và biết trao đổi về nội dung câu
chuyện.
* Tiến hành :
− Mời HS đọc gợi ý 3. − 1 HS đọc gợi ý 3.
− Yêu cầu HS viết nhanh dàn ý vào nháp. − HS viết nhanh dàn ý vào nháp.
− Cho HS kể chuyện trong nhóm. − HS kể chuyện trong nhóm và trao đổi
ý nghĩa câu chuyện.
− Mời HS thi kể chuyện. − 2 HS thi kể chuyện.
3) Củng cố, dặn dò
− GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể
lại câu chuyện cho người thân nghe.
− HS lắng nghe, thực hiện.
− Dặn HS chuẩn bị trước đề bài và gợi ý
của tiết kể chuyện tuần 24 để tìm cho được
câu chuyện theo yêu cầu.
− HS lắng nghe, thực hiện.
156
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
TUẦN 23
Ngày dạy : Thứ năm ngày 04 tháng 02 năm 2010
Phân môn : Tập làm văn
Tiết : 45
Bài :
I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

Lập được một chương trình hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự, an ninh (theo
gợi ý trong SGK).
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
− Bảng phụ viết sẵn vắn tắt cấu tạo 3 phần của CTHĐ.
− Những ghi chép của HS đã có khi thực hiện bài học.
− Một vài bảng phụ để HS lập CTHĐ.
III – CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Hỏi đáp, trực quan, giảng giải, luyện tập - thực hành.
IV – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A - Ổn định
B - Kiểm tra bài cũ
C - Dạy bài mới
1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu
cầu của tiết học.
2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề
bài
* Mục tiêu : HS hiểu được yêu cầu của đề
bài.
* Tiến hành :
− Gọi HS đọc gợi ý SGK. − 2 HS nối tiếp nhau đọc đề bài và gợi
ý SGK.
− Gọi HS cả lớp đọc thầm lại đề bài, suy
nghĩ, lựa chọn 1 trong 5 hoạt động đã nêu.
− Cả lớp đọc thầm lại đề bài, suy nghĩ,
lựa chọn 1 trong 5 hoạt động đã nêu.
− GV lưu ý :
+ Đây là hoạt động do BCH liên đội tổ chức.
Khi lập CTHĐ em cần tưởng tượng mình là

liên đội trưởng hoặc liên đội phó.
+ Nêu hoạt động em đã biết hoặc tham gia.
− Gọi HS nói tên hoạt động em chọn để lập
CTHĐ.
− HS nói tên hoạt động em chọn để lập
CTHĐ.
− GV đính bảng phụ có viết sẵn 3 phần của − HS đọc 3 phần của của một CTHĐ
157
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
của một CTHĐ để HS biết cách làm bài. trên bảng.
b) Hoạt động 2: Hướng dẫn HS lập CTHĐ
* Mục tiêu : Lập được một chương trình hoạt
động tập thể góp phần giữ gìn trật tự, an ninh
(theo gợi ý trong SGK).
* Tiến hành :
− GV cho HS làm vào bảng phụ, phát 4
bảng phụ cho 4 HS làm.
− HS làm bài cá nhân vào VBT, 4 HS
làm vào bảng phụ.
− HS làm xong gọi trình bày trước lớp. − HS trình bày, cả lớp nhận xét, đánh
giá.
3) Củng cố, dặn dò
− GV nhận xét tiết học.
− Tiết sau Trả bài văn kể chuyện.
TUẦN 23
Ngày dạy : Thứ năm ngày 04 tháng 02 năm 2010
Môn : Toán
Tiết : 114
Bài :
I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

− Có biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật.
− Biết tính thể tích hình hộp chữ nhật.
− Biết vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải một số bài tập liên
quan.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Chuẩn bị một số hình như SGK, bảng phụ, vở bài làm.
III – CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Hỏi đáp, trực quan, giảng giải, luyện tập - thực hành.
IV – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A - Ổn định
B - Kiểm tra bài cũ
- GV cho HS nhắc lại mối quan hệ giữa mét
khối, đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối.
GV cho HS làm một số bài tập.
- 2 HS nhắc lại mối quan hệ giữa mét
khối, đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét
khối. HS làm bài tập vào vở nháp, 2 HS
158
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
làm bảng phụ.
a) 903,436672m
3
= …. dm
3
b) 1728279000cm
3
=…. dm
3
- GV nhận xét, cho điểm.

C - Dạy bài mới
1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu
cầu của tiết học.
2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng và
công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật
* Ví dụ : Tính thể tích hình hộp chữ nhật có
chiều dài 20cm, chiều rộng 16cm và chiều
cao 10cm.
- GV giới thiệu mô hình trực quan về hình
hộp chữ nhật và khối lập phương xếp trong
hình hộp chữ nhật.
- GV hướng dẫn, làm mẫu như SGK.
* GV đặt câu hỏi gợi ý để HS nhận xét, rút
ra được quy tắc tính thể tích của hình hộp
chữ nhật.
b) Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành
Bài 1 :
- Cho HS tự làm vào vở rồi chữa.
- Gọi 3 HS đọc kết quả.
- GV đánh giá bài làm của HS.
Bài 2 : (HS khá, giỏi)
- GV : Tính thể tích của khối gỗ có dạng
như hình sau.
- GV nêu câu hỏi :Muốn tính được thể tích
- HS quan sát hình.
- HS chú ý theo dõi.
- Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta
lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi
nhân với chiều cao (cùng một đơn vị

đo).
Công thức :
V = a
×
b
×
c.
- Tất cả HS tự làm bài tập vào vở.
- HS đọc kết quả, cả lớp nhận xét.
a) V = 5
×
4
×
9 = 180 (cm
3
) ;
b) V = 1,5
×
1,1
×
0,5 = 0,825 (m
3
) ;
c) V =
2 1 3 1
5 3 4 10
× × =
(dm
3
).

- HS trả lời :
159

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×