Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Giáo án lớp 5 - TUAN 26

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 34 trang )

Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
TUẦN 26
Ngày dạy : Thứ hai ngày 22 tháng 02 năm 2010
Môn : Đạo đức
Tiết : 26
Bài :
I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
− Nêu được những điều tốt đẹp do hoà bình đem lại cho trẻ em.
− Nêu được các biểu hiện của hoà bình trong cuộc sống hằng ngày.
− Yêu hoà bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả
năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
− Tranh ảnh minh hoạ về cuộc sống của trẻ em và nhân dân ở những nơi có chiến
tranh.
− Tranh ảnh minh hoạ về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của thiếu
nhi và nhân dân Việt Nam, thế giới.
− Điều 38, Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em.
III – CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Hỏi đáp, trực quan, thảo luận, giảng giải, luyện tập - thực hành.
IV – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A - Ổn định
B - Kiểm tra bài cũ
− GV yêu cầu HS nêu những việc làm chứng
tỏ lòng nước.
− 2 HS lần lượt nêu những việc làm
chứng tỏ lòng nước.
− GV nhận xét, đánh giá.
C - Dạy bài mới
1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu
của tiết học.


2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin SGK
* Mục tiêu : HS hiểu được những hậu quả do
chiến tranh gây ra và sự cần thiết phải bảo vệ
hoà bình.
* Tiến hành :
− GV cho HS quan sát tranh, ảnh và hỏi về
nội dung của tranh, ảnh đó.
− HS quan sát tranh, ảnh về cuộc sống
của nhân dan và trẻ em các vùng có
chiến tranh sau đó phát biểu.
− GV yêu cầu HS đọc nội dung câu hỏi
SGK, suy nghĩ trả lời.
− HS thảo luận nhóm đôi sau đó trả lời
câu hỏi.
66
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
b) Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ - BT1
* Mục tiêu : HS biết trẻ em có quyền được
sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham
gia bảo vệ hoà bình.
* Tiến hành :
− GV lần lượt đọc từng ý kiến trong BT1. − HS bày tỏ thái độ của mình bằng
cách giơ tay hoặc không giơ tay.
− GV có thể yêu cầu HS giải thích. − HS giải thích tại sao em chọn câu
đó.
c) Hoạt động 3: Làm bài tập 2 - SGK
* Mục tiêu : HS hiểu được những biểu hiện
của lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng
ngày.

* Tiến hành :
− GV hướng dẫn, tổ chức cho HS làm việc
nhóm đôi.
− HS làm việc nhóm đôi theo hướng
dẫn của GV.
c) Hoạt động 4: Làm bài tập 3 - SGK
* Mục tiêu : HS hiểu được những hoạt động
cần làm để bảo vệ hoà bình.
* Tiến hành :
− GV lưu ý HS : trong các hoạt động vì hoà
bình đã cho em đã biết được hoạt động nào
và đã từng tham gia hoạt động nào ?
− HS lưu ý.
− GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân sau
đó trình bày.
− HS tự suy nghĩ sau đó phát biểu.
− GV rút ra nội dung ghi nhớ như SGK, gọi
HS đọc lại.
− HS đọc nội dung ghi nhớ SGK.
3) Hoạt động nối tiếp
− Sưu tầm tranh ảnh, bài báo,… về các hoạt
động bảo vệ hoà bình của nhân dân Việt Nam
và thế giới ; sưu tầm các bài thơ, bài hát,… về
chủ đề “Em yêu hoà bình”.
− HS chú ý lắng nghe, thực hiện.
− Mỗi em sẽ vẽ 1 bức tranh chủ đề “Em yêu
hoà bình”.
− HS chú ý lắng nghe, thực hiện.
67
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674

TUẦN 26
Ngày dạy : Thứ hai ngày 22 tháng 02 năm 2010
Phân môn : Tập đọc
Tiết : 26
Bài :
I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
− Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương của cụ giáo Chu.
− Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở
mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó. (Trả lời được các câu hỏi trong
SGK).
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
− Tranh ảnh minh hoạ đọc trong SGK.
− Bảng phụ viết sẵn đoạn cần luyện đọc.
III – CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Hỏi đáp, trực quan, thảo luận, giảng giải, luyện tập - thực hành.
IV – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A - Ổn định
B - Kiểm tra bài cũ
− Gọi 2 HS lần lượt đọc bài Cửa sông và nêu
câu hỏi tìm hiểu nội dung bài.
− 2 HS lần lượt đọc bài và trả lời câu
hỏi tìm hiểu bài.
− GV nhận xét, đánh giá.
C - Dạy bài mới
1) Giới thiệu bài : Sử dụng tranh minh hoạ
và thông tin khác.
2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1: Luyện đọc
* Mục tiêu : Đọc đúng các từ ngữ khó đọc ;

đọc đúng câu, đoạn khó đọc. Biết đọc diễn
cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm
gương của cụ giáo Chu.
* Tiến hành :
− Mời HS đọc cả bài. − 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài.
− GV chia đoạn, hướng dẫn HS luyện đọc
nối tiếp từng đoạn và luyện đọc từ phát âm
sai, kết hợp giải nghĩa từ.
− HS luyện đọc tiếp nối từng đoạn ;
luyện đọc từ phát âm sai, kết hợp giải
nghĩa từ.
− Cho HS luyện đọc theo cặp. − HS luyện đọc theo cặp.
− Gọi 1 HS đọc lại toàn bài. − 1 HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.
− GV đọc diễn cảm bài văn. − HS lắng nghe, dò theo SGK.
b) Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
* Mục tiêu : Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi truyền
68
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc
nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền
thống tốt đẹp đó. (Trả lời được các câu hỏi
trong SGK).
* Tiến hành :
GV hướng dẫn HS trả lời câu bằng cách đọc
thầm đoạn văn có liên quan
− Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà
thầy để làm gì ?
− Để mừng thọ thầy, thể hiện lòng yêu
kính người đã dạy mình…
− Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất

kính cụ giáo Chu.
− Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu
trước sân nhà thầy giáo Chu để mừng
thọ. Họ dâng thầy những cuốn sách hay
… sau thầy.
− Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người
đã dạy cho cụ từ khi còn nhỏ như thế nào ?
Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó.
− Thầy giáo Chu rất tôn trọng cụ đồ
dạy thầy từ thuở vỡ lòng. Thể hiện :
Thầy mời các học trò cùng đến thăm
/Thầy chắp tay cung kính vái cụ đồ.
− Những câu thành ngữ, tục ngữ nói lên bài
học mà các môn sinh nhận được trong ngày
mừng thọ cụ giáo Chu.
− Không thầy đố mày làm nên/Tiên
học lễ hậu học văn/Tôn sư trọng
đạo/Nhất tự vi sư bán tự vi sư/…
− Em biết thêm những thành ngữ, tục ngữ,
ca dao hay khẩu hiệu nào có nội dung tương
tự.
− Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy/Kính thầy
mến bạn/ Trọng thầy mới được làm
thầy/…
− Gợi ý HS nêu nội dung, ý nghĩa bài văn ;
GV rút ra ý nghĩa giáo dục.
− HS nêu nội dung, ý nghĩa của bài
văn.
b) Hoạt động 2: Đọc diễn cảm
* Mục tiêu : Biết đọc diễn cảm bài văn với

giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương của cụ
giáo Chu.
* Tiến hành :
− GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm : giọng
nhẹ nhàng, trang trọng ; lời thầy với trò ôn
tồn, thân mật ; lời thầy với cụ đồ kính cẩn
− 3 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm
từng đọc.
− Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn sau : Sáng
sớm … đồng thanh dạ ran” – chú ý nhấn
giọng các từ ngữ nói lên sự tôn trọng, nhớ ơn
thầy.
− HS chú ý theo dõi.
+ GV đọc mẫu. + HS lắng nghe, dò theo SGK.
+ GV cho HS luyện đọc theo cặp. + HS luyện đọc theo cặp.
+ Tổ chức cho HS đọc và thi đọc diễn cảm. + HS đọc và thi đọc diễn cảm.
3) Củng cố, dặn dò
− GV gọi HS nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài
văn. GV mở rộng, giáo dục HS.
− 1 HS nhắc lại ý nghĩa của bài văn.
− GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tiếp
tục luyện đọc ; Luyện đọc và tập tìm hiểu
trước bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
− HS lắng nghe, thực hiện.
69
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
TUẦN 26
Ngày dạy : Thứ hai ngày 22 tháng 02 năm 2010
Môn : Toán
Tiết : 126

Bài :
I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
Biết :
− Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
− Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
− Vở bài làm ; SGK ; bảng phụ.
III – CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Hỏi đáp, trực quan, giảng giải, luyện tập - thực hành.
IV – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A - Ổn định
B - Kiểm tra bài cũ
− GV yêu cầu HS tính :
a) 6 giờ 35 phút + 5 giờ 41 phút ;
b) 19 ngày 12 giờ − 17 ngày 24 giờ.
− 2 HS làm bảng phụ ; cả lớp làm
nháp.
− GV nhận xét, đánh giá.
C - Dạy bài mới
1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu
của tiết học
2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện phép
nhân số đo thời gian với một số
* Mục tiêu : Thực hiện phép nhân số đo thời
gian với một số.
* Tiến hành :
Ví dụ 1 : GV nêu bài toán như SGK.
- Yêu cầu HS nêu phép tính.

- GV cho HS nêu cách đặt tính rồi tính.
Ví dụ 2 : GV cho HS đọc đề toán.
- Yêu cầu HS nêu phép tính.
- GV cho HS nêu cách đặt tính rồi tính.
- HS nêu : 1 giờ 10 phút
×
3 = ?
- HS đặt tính vào nháp, 1 em lên bảng
thực hiện.
1 gio 10 phut

3
3 gio 30 phut
×
Vậy : 1 giờ 10 phút
×
3 = 3 giờ 30
phút.
70
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
- GV gợi ý HS cần đổi 75 phút ra giờ và phút.
- GV hỏi : Khi nhân một số đo thời gian với
một số ta làm như thế nào ?
- GV kết luận.
- HS nêu : 3 giờ 15 phút
×
5 = ?
- HS đặt tính vào nháp, 1 em lên bảng
thực hiện.
3 gio 15 phut


3
15 gio 75 phut
×
- HS thực hiện :
75 phút = 1 giờ 15 phút.
Vậy : 3 giờ 15 phút
×
5 = 16 giờ 15
phút.
- Vài HS trình bày, HS khác nhận xét.
a) Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành
* Mục tiêu : Vận dụng để giải một số bài toán
có nội dung thực tế.
* Tiến hành :
Bài 1 :
- Cho HS tự làm vào vở rồi chữa.
- Gọi HS lên bảng làm.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
- HS làm bài cá nhân vào vở, sau đó 6
em lên bảng làm.
- Cả lớp thống nhất kết quả đúng.
3 gio 12 phut
a) ;
3
9 gio 36 phut
×

4 gio 23 phut
;

4
16 gio 92 phut
= 17 gio 32 phut
×

12 phut 25 giay

5
60 phut 125 giay
= 62 phut 5 giay = 1 gio 2 phut 5 giay
×
b)
4,1 gio
;
6
24,6 gio
×

3,4 phut
;
4
13,6 phut

×

9,5 giay
3
28,5 giay
×
Bài 2 : (HS khá, giỏi)

- GV hướng dẫn HS khá, giỏi làm vào vở,
GV đến từng HS giúp đỡ.
- GV nhận xét, chấm điểm một số vở.
- HS làm vào vở.
Bài giải
Thời gian bạn Lan ngồi trên đu quay :
1 phút 25 giây
×
3 = 4 phút 15 giây
Đáp số : 4 phút 15 giây.
3) Củng cố, dặn dò
- Gọi HS nhắc lại cách nhân số đo thời gian
với một số.
- GV tổng kết tiết học. Dặn HS chuẩn bị
trước bài học sau.
- 2 HS nhắc lại cách nhân số đo thời
gian với một số.
- HS chú ý lắng nghe thực hiện.
71
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
TUẦN 26
Ngày dạy : Thứ hai ngày 22 tháng 02 năm 2010
Phân môn : Lịch sử
Tiết : 26
Bài :
I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
− Biết cuối năm 1972, Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội và các
thành phố lớn ở miền Bắc, âm mưu khuất phục nhân dân ta.
− Quân và dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt “Điện Biên Phủ trên không”.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

Bản đồ Thành phố Hà Nội ; tranh ảnh có liên quan ; bảng phụ các nhóm cho hoạt động
2.
III – CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Hỏi đáp, trực quan, thảo luận, giảng giải, luyện tập - thực hành.
IV – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A - Ổn định
B - Kiểm tra bài cũ
− GV yêu cầu HS kể lại cuộc chiến đấu của
quân giải phóng ở sứ quán Mĩ tại Sài Gòn.
− 1 HS kể lại cuộc chiến đấu của quân
giải phóng ở sứ quán Mĩ tại Sài Gòn.
− Nêu ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và
nổi dậy Tết Mậu thân 1968.
− 1 HS nêu ý nghĩa của cuộc tổng tiến
công và nổi dậy Tết Mậu thân 1968.
− GV nhận xét, đánh giá.
C - Dạy bài mới
1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu
của tiết học
2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1: Âm mưu của Mĩ
* Mục tiêu : Biết cuối năm 1972, Mĩ dùng
máy bay B52 ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội
và các thành phố lớn ở miền Bắc, âm mưu
khuất phục nhân dân ta.
* Tiến hành :
− GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và cho
biết âm mưu của đế quốc Mĩ đầu nam 1972.
− HS đọc thông tin trang 51 – SGK sau

đó trả lời câu hỏi.
Trả lời : Do Mĩ thất bại nặng nề trên
chiến trường miền Nam đầu năm 1972
vì thế chúng muốn dùng máy bay B52
hòng ném bom huỷ diệt Hà Nội và các
thành phố khác ở miền Bắc.
72
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
b) Hoạt động 2: Diễn biến của chiến dịch
“Điện Biên Phủ trên không”
* Mục tiêu : Quân và dân ta đã lập nên chiến
thắng oanh liệt “Điện Biên Phủ trên không”.
* Tiến hành :
− GV chia nhóm và hướng dẫn hoàn thành
vào bảng phụ sau :
− HS làm việc theo nhóm sau đó trình
bày kết quả.
Thời gian Những thắng lợi của quân dân và Hà Nội
Đêm 20 rạng sáng
21-12-1972


26-12-1972


29-12-1972


30-12-1972



− Sau khi các nhóm làm xong yêu cầu trình
bày, GV sử dụng bản đồ, tranh ảnh minh hoạ
thêm cho HS hiểu.
− HS biết xác định Thành phố Hà Nội
và các tỉnh khác của miền Bắc trên bản
đồ ; nói nội dung tranh minh hoạ,…
3) Củng cố, dặn dò
− GV rút ra nội dung chính cần nắm qua bài
học (phần nội dung bài học SGK), gọi HS
nhắc lại.
− 2 HS đọc nội dung cần nhớ của bài
học trong SGK.
− GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị tiết
học sau Lễ kí Hiệp định Pa-ri.
− HS chú ý lắng nghe thực hiện.
TUẦN 26
Ngày dạy : Thứ ba ngày 23 tháng 02 năm 2010
Môn : Toán
Tiết : 127
Bài :
I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
Biết :
− Thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
− Vận dụng giải một số bài toán có nội dung thực tế.
73
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Vở bài làm ; bảng phụ ; SGK.
III – CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :

Hỏi đáp, trực quan, giảng giải, luyện tập - thực hành.
IV – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A - Ổn định
B - Kiểm tra bài cũ
− GV yêu cầu HS tính :
a) 3 ngày 8 giờ × 4 ;
b) 2 giờ × 13
− 2 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào
nháp.
− GV nhận xét, đánh giá.
C - Dạy bài mới
1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu
của tiết học
2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện phép
chia số đo thời gian cho một số
* Mục tiêu : Thực hiện phép chia số đo thời
gian cho một số.
* Tiến hành :
Ví dụ 1 : GV nêu bài toán như SGK.
- Yêu cầu HS nêu phép tính.
- GV hướng dẫn HS đặt tính và tính như sau :
Vậy : 42 phút 30 giây : 3 = 14 phút 10 giây
Ví dụ 2 : GV cho HS đọc đề toán.
- Yêu cầu HS nêu phép tính.
- GV cho HS nêu cách đặt tính rồi tính.
- Em có nhận xét gì về phần dư của phép chia
này ?
- HS nêu : 42 phút : 3 = ?

- HS theo dõi GV hướng dẫn.
- HS nêu : 7 giờ 40 phút : 4 = ?
- HS đặt tính vào nháp, 1 em lên bảng
thực hiện.
- Cần phải đổi 3 giờ ra phút, cộng với
40 phút và chia tiếp :
74
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
- Hãy nêu cách chia số đo thời gian cho một
số.
Vậy : 7 giờ 40 phút : 4 = 1 giờ 55 phút.
- Một số HS phát biểu.
a) Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành
* Mục tiêu : Vận dụng giải một số bài toán có
nội dung thực tế.
* Tiến hành :
Bài 1 :
- Cho HS tự làm vào vở rồi chữa.
- Gọi HS lên bảng làm.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
- HS làm bài cá nhân vào vở, sau đó 4
em lên bảng làm.
- Cả lớp thống nhất kết quả đúng.
a) 24 phút 12 giây : 4 = 6 phút 3 giây.
b) 35 giờ 40 phút : 5 = 7 giờ 4 giây.
c) 10 giờ 48 phút : 9 = 1 giờ 11 phút.
d) 18,6 phút : 6 = 3,1 phút.
Bài 2 :
- Cho hướng dẫn HS tự làm vào vở.
- GV đến từng HS giúp đỡ.

- HS làm vào vở.
Bài giải
Thời gian người thợ đó làm 3 dụng cụ

12 giờ - 7 giờ 30 phút = 5 giờ 30
phút
Trung bình người đó làm 1 dụng cụ
mất thời gian là :
5 giờ 30 phút : 3 = 1 giờ 46 phút.
Đáp số : 1 giờ 46 phút .
3) Củng cố, dặn dò
- Gọi HS nhắc lại cách chia số đo thời gian
cho một số.
- GV tổng kết tiết học. Dặn HS chuẩn bị
trước bài học sau Luyện tập.
- 2 HS nhắc lại cách chia số đo thời
gian cho một số.
- HS chú ý lắng nghe thực hiện.
TUẦN 26
Ngày dạy : Thứ ba ngày 23 tháng 02 năm 2010
Phân môn : Chính tả
Tiết : 26
Bài :
75
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
− Nghe – viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn.
− Tìm được các tên riêng theo yêu cầu của BT2 và nắm vững quy tắc viết hoa tên
riêng nước ngoài, tên ngày lễ.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

− Bảng phụ viết sẵn quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
− 2 bảng phụ kẻ nội dung BT2.
III – CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Hỏi đáp, trực quan, giảng giải, luyện tập - thực hành.
IV – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A - Ổn định
B - Kiểm tra bài cũ
− GV yêu cầu HS luyện viết lại các từ ngữ
đã viết sai ở tiết trước.
− HS viết vào nháp, 2 HS lên bảng
viết.
− Gọi HS làm BT tiết trước. − 1 HS làm.
− GV nhận xét, đánh giá.
C - Dạy bài mới
1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu
của tiết học.
2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết
* Mục tiêu : Nghe – viết đúng bài chính tả ;
trình bày đúng hình thức bài văn.
* Tiến hành :
− GV đọc toàn bài chính tả. − HS lắng nghe dò theo SGK.
− GV gọi HS nêu ý chính của bài chính tả. − 1 HS nêu ý chính của bài chính tả :
giải thích sự ra đời của Ngày Quốc tế
Lao động.
− GV hướng dẫn HS luyện viết các từ ngữ
khó ; lưu ý HS cách viết hoa tên người, tên
địa lí.
− HS luyện viết từ khó, đọc thầm bài

lưu ý cách viết hoa tên người, tên địa lí.
− GV đọc chính tả cho HS viết vào vở. − HS viết chính tả vào vở.
− GV đọc lại từng câu cho HS soát lỗi. − HS tự soát lỗi chính tả.
− GV chọn chấm một số bài chính tả.
− GV đính bảng phụ có viết sẵn quy tắc viết
hoa tên người, tên địa lí lưu ý HS ghi nhớ.
− HS đọc quy tắc viết hoa tên người,
tên địa lí.
b) Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
* Mục tiêu : Tìm được các tên riêng theo yêu
cầu của BT2 và nắm vững quy tắc viết hoa
tên riêng nước ngoài, tên ngày lễ.
* Tiến hành :
76
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
Bài tập 2/Trang 81
− GV hướng dẫn HS làm bài cá nhân vào
VBT, cho 1 HS làm bảng phụ.
− HS làm bài cá nhân vào VBT : đọc
thầm bài văn Tác giả bài Quốc tế ca
dùng viết chì gạch dưới các tên riêng
tìm được , 1 HS làm bảng phụ.
− GV gọi HS nêu các tên riêng có trong bài
và nói cách viết hoa các tên riêng đó.
− HS trình bày kết quả làm việc.
3) Củng cố, dặn dò
− GV gọi HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên
riêng vừa học. Cho HS viết lại các từ đã viết
sai.
− 1 HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên

riêng vừa học. HS nào viết sai chính tả
lên bảng viết lại từ đó.
− GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà HTL
bài Cửa sông để tiết sau nhớ viết.
− HS chú ý lắng nghe thực hiện.
TUẦN 26
Ngày dạy : Thứ ba ngày 23 tháng 02 năm 2010
Phân môn : Luyện từ và câu
Tiết : 51
Bài :
I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
− Biết một số từ ngữ liên quan đến Truyền thống dân tộc.
− Hiểu nghĩa từ ghép Hán Việt : Truyền thống gồm từ truyền (trao lại, để lại cho
người sau, đời sau) và từ thống (nối tiếp nhau không dứt) ; làm được các BT1, 2, 3.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
− Bảng phụ viết sẵn BT2, BT3.
− Từ điển Tiếng Việt.
III – CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Hỏi đáp, trực quan, thảo luận, giảng giải, luyện tập - thực hành.
IV – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A - Ổn định
B - Kiểm tra bài cũ
− GV yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ và làm lại
BT2, 3 của bài Liên kết câu bằng cách thay
− 1 HS nhắc lại ghi nhớ ; 2 HS làm
BT2, 3.
77
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
thế từ ngữ.

− GV nhận xét, đánh giá.
C - Dạy bài mới
1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu
của tiết học.
2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1: Bài tập 1/Trang 81
* Mục tiêu : Hiểu nghĩa từ ghép Hán Việt :
Truyền thống gồm từ truyền (trao lại, để lại
cho người sau, đời sau) và từ thống (nối tiếp
nhau không dứt).
* Tiến hành :
− GV có thể yêu cầu HS sử dụng từ điển để
HS hiểu tiếng truyền/ thống
− HS tra từ điển tìm hiểu nghĩa của từ
truyền/ thống.
− GV yêu cầu HS tìm dòng nêu đúng nghĩa
của từ truyền thống.
− HS đọc thầm, suy nghĩa sau đó phát
biểu.
Đáp án : c) Lối sống và nếp nghĩ đã
hình thành từ lâu đời và được truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác.
b) Hoạt động 2: Bài tập 2/Trang 82
* Mục tiêu : Tìm hiểu một số nét nghĩa của
tiếng truyền và tìm ghép một tiếng khác với
tiếng truyền để tạo thành từ ngữ có nghĩa.
* Tiến hành :
− Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi, 1
nhóm HS làm bảng phụ sau đó chữa.
− HS làm việc theo nhóm đôi, 1 nhóm

HS làm bảng phụ sau đó chữa.
Đáp án :
Truyền có nghĩa là trao cho người khác
(thế hệ sau)
truyền nghề, truyền ngôi, truyền thống,

Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc cho
nhiều người biết
truyền bá, truyền hình, truyền tin, truyền
tụng,…
Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa
vào cơ thể
truyền máu, truyền nhiễm,…
c) Hoạt động 3: Bài tập 3/Trang 82
* Mục tiêu : Biết một số từ ngữ liên quan đến
Truyền thống dân tộc.
* Tiến hành :
− GV tổ chức cho HS làm bài theo nhóm 4
vào bảng phụ.
− HS làm việc theo nhóm 4 vào bảng
phụ.
Đáp án :
Những từ ngữ chỉ người gợi nhớ
đến lịch sử và truyền thống dân tộc
Những từ ngữ chỉ sự vật gợi nhớ đến lịch sử và
truyền thống dân tộc
các vua Hùng, cậu bé làng Gióng,
Phan Thanh Giản.
mũi tên đồng Cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá
làng Gióng, Vườn Cà bên sông Hồng, thanh

gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, chiếc
hốt đại thần của Phan Thanh Giản, nắm tro bếp
thuở các vua Hùng dựng nước.
78
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
3) Củng cố, dặn dò
− GV gọi HS nhắc lại nghĩa của từ truyền
thống.
− 1 HS nhắc lại nghĩa của từ truyền
thống.
− GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ các
từ ngữ liên quan đến Truyền thống dân tộc.
Chuẩn bị tiết sau Luyện tập về thay thế từ
ngữ để liên kết câu.
− HS chú ý lắng nghe thực hiện.
TUẦN 26
Ngày dạy : Thứ ba ngày 23 tháng 02 năm 2010
Môn : Khoa học
Tiết : 51
Bài :
I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
− Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
− Chỉ và nói tên các bộ phận của hoa như nhị và nhuỵ trên tranh vẽ hoặc vật thật.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
− Hình trong SGK trang 104, 105.
− Sưu tầm hoa thật ; tranh ảnh về hoa.
III – CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Hỏi đáp, trực quan, thảo luận, giảng giải, luyện tập - thực hành.
IV – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A - Ổn định
B - Kiểm tra bài cũ
− Yêu cầu HS trình bày Sự biến đổi hoá học
là gì ?
− 1 HS trình bày Sự biến đổi hoá học.
− GV yêu cầu HS kể tên một số phương tiện,
máy sử dụng năng lượng điện.
− 1 HS kể tên một số phương tiện, máy
sử dụng năng lượng điện.
− GV nhận xét, đánh giá.
C - Dạy bài mới
1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu
của tiết học.
2) Các hoạt động
79
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
a) Hoạt động 1: Quan sát tranh
* Mục tiêu : HS biết cơ quan sinh sản của hoa
; phân biệt được nhị, nhuỵ ; hoa đực, hoa cái.
* Tiến hành :
− GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 và cho
biết cơ quan sinh sản của cây dong riềng và
cây phượng.
− Cơ quan sinh sản của cây dong riềng
và cây phượng là hoa.
− GV đính tranh lên bảng, yêu cầu HS chỉ
đâu là nhị (nhị đực) và nhuỵ (nhị cái) cùa hoa
râm bụt và hoa sen.
− HS quan sát hình 3, 4 sau đó chỉ trên
tranh nhị và nhuỵ.

− Nhìn hình 5 và cho biết hoa mướp đực và
hoa mướp cái ? Vì sao em biết ?
− HS quan sát hình 5 sau đó phát biểu.
b) Hoạt động 2: Thực hành với vật thật
* Mục tiêu : HS biết phân biệt hoa có cả nhị
và nhuỵ chung ; hoa có nhị và nhuỵ riêng.
* Tiến hành :
− GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. − HS làm việc theo nhóm với vật thật
sau đó trình bày sản phẩm.
− Yêu cầu các nhóm đính hoa lên bảng phụ
theo 2 cột :
Hoa có cả nhị và nhuỵ Hoa có nhị, nhuỵ riêng
c) Hoạt động 3: Thực hành sơ đồ
* Mục tiêu : Củng cố về các bộ phận của hoa
* Tiến hành :
− Cho HS quan sát sơ đồ nhị và nhuỵ, đọc
ghi chú để tìm ra những ghi chú đó với bộ
phận nào của nhị và nhuỵ trên sơ đồ.
− HS làm việc cá nhân : nhìn vào hình
sơ đồ SGK trang 105.
− GV yêu cầu HS lên bảng chỉ. − Một số HS lên bảng chỉ trên sơ đồ.
3) Củng cố, dặn dò
80
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
− GV rút ra nội dung bài học như SKG, gọi
HS nhắc lại.
− HS đọc nội dung bài học trong SGK
trang 105.
− GV nhận xét tiết học. Dặn HS sưu tầm hoa
thật để tiết sau học bài Sự sinh sản của thực

vật có hoa.
− HS chú ý lắng nghe thực hiện.
TUẦN 26
Ngày dạy : Thứ tư ngày 24 tháng 02 năm 2010
Phân môn : Tập đọc
Tiết : 52
Bài :
I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
− Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung miêu tả.
− Hiểu nội dung và ý nghĩa : Lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là nét đẹp văn hoá của
dân tộc. Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
− Hình minh hoạ trong SGK.
III – CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Hỏi đáp, trực quan, giảng giải, luyện tập - thực hành.
IV – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A - Ổn định
B - Kiểm tra bài cũ
− Yêu cầu HS lần lượt đọc bài Nghĩa thầy
trò và nêu câu hỏi tìm hiểu bài.
− 2 HS lần lượt đọc bài và trả lời câu
hỏi tìm hiểu nội dung bài.
− GV nhận xét, đánh giá.
C - Dạy bài mới
1) Giới thiệu bài : Sử dụng tranh minh hoạ và
thông tin khác.
2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1: Luyện đọc
* Mục tiêu : HS đọc đúng các từ ngữ khó

đọc, đọc lưu loát từng đọc, bài văn ; hiểu
nghĩa từ.
81
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
* Tiến hành :
− Mời 1 HS đọc toàn bài. − 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài.
− GV hướng dẫn HS luyện đọc từng đoạn,
sửa phát âm sai ; hướng dẫn hiểu nghĩa từ
mới.
− HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn,
luyện đọc từ khó ; tìm hiểu nghĩa từ
mới.
− Cho HS luyện đọc theo cặp. − HS luyện đọc theo cặp.
− Mời 1 HS đọc lại toàn bài. − 1 HS đọc lại toàn bài.
− GV đọc diễn cảm toàn bài văn. − HS lắng nghe dò theo SKG.
b) Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
* Mục tiêu : Hiểu nội dung và ý nghĩa : Lễ
hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là nét đẹp văn
hoá của dân tộc. Trả lời được các câu hỏi
trong SGK).
* Tiến hành :
GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi bằng cách
đọc thầm đoạn văn có liên quan đến câu hỏi.
− Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt
nguồn từ đâu ?
− Bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân
đánh giặc của người Việt cổ bên bờ
sông Đáy ngày xưa.
− Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm. − HS đọc thầm đoạn 2 sau đó kể lại.
− Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của

mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp
nhàng, ăn ý với nhau.
− Trong khi một thành viên của đội lo
việc lấy lửa, những người khác mỗi
người một việc…
− Tại sao nói việc giật giải trong cuộc thi là
niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân
làng.
− Vì giật được giải trong cuộc thi là
bằng chứng cho thấy đội thi rất tài giỏi,
khéo léo, phối hợp nhau nhịp nhàng, ăn
ý, thể hiện sự nhanh nhẹn tinh thần
đoàn kết.
− Qua bài văn, tác giả thể hiện tình cảm gì
đối với một nét đẹp cổ truyền trong văn hoá
dân tộc.
− HS phát biểu theo sự hiểu biết của
mình.
− GV kết luận rút ra nội dung bài học.
c) Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
* Mục tiêu : Biết đọc diễn cảm bài văn phù
hợp với nội dung miêu tả.
* Tiến hành :
− GV hướng dẫn cách đọc bài văn giọng kể
linh hoạt, thể hiện không khí vui tươi, náo
nhiệt,… Mời từng tốp HS đọc nối tiếp.
− 4 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm 4
đoạn văn.
− Hướng dẫn đọc diễn cảm 1 đoạn trong bài
(đoạn 2) : “Hội thi bắt đầu … thổi cơm”

+ GV hướng dẫn và đọc mẫu. + HS chú ý theo dõi.
+ Cho HS luyện đọc theo cặp. + HS luyện đọc theo cặp.
+ Tổ chức cho HS đọc và thi đọc diễn cảm. + HS đọc và thi đọc diễn cảm.
3) Củng cố, dặn dò
− GV gọi HS nhắc lại nội dung của bài. GV
mở rộng, giáo dục HS qua bài học.
− 1 HS nhắc lại nội dung bài học.
82
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
− Tổng kết tiết học. Dặn HS về nhà tiếp tục
luyện đọc lại bài, đồng thời luyện đọc và tìm
hiểu trước bài Tranh làng Hồ.
− HS lắng nghe thực hiện.
TUẦN 26
Ngày dạy : Thứ tư ngày 24 tháng 02 năm 2010
Môn : Toán
Tiết : 128
Bài :
I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
Biết :
− Nhân, chia số đo thời gian.
− Vận dụng tính giá trị của biểu thức và giải các bài toán có nội dung thực tế.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Vở bài làm ; SGK ; bảng phụ.
III – CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Hỏi đáp, trực quan, giảng giải, luyện tập - thực hành.
IV – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A - Ổn định
B - Kiểm tra bài cũ

− Yêu cầu HS thực hiện tính :
10 giờ 36 phút : 9
− 1 HS lần làm bảng phụ, cả lớp làm
vào nháp.
− GV nhận xét, đánh giá.
C - Dạy bài mới
1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu
cầu của bài học.
2) Hướng dẫn luyện tập
Bài 1 : (a, b : HS khá, giỏi)
- Yêu cầu HS tự làm vào nháp rồi chữa.
- Gọi HS lên bảng đặt tính và tính.
- GV đánh giá kết quả bài làm của HS.
- HS làm việc cá nhân vào vở.
- 2 HS lên bảng đặt tính và tính.
- Cả lớp nhận xét, thống nhất kết quả.
a) 3 giờ 14 phút
×
3 = 9 giờ 42 phút ;
b) 36 phút 12 giây : 3 = 12 phút 4 giây ;
c) 7 phút 26 giây
×
2 = 14 phút 52 giây ;
83
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
d) 14 giờ 28 phút : 7 = 2 giờ 4 phút.
Bài 2 : (c, d : HS khá, giỏi)
- Yêu cầu HS tự làm vào vở rồi chữa.
- Gọi HS lên bảng đặt tính và tính.
- GV đánh giá kết quả bài làm của HS.

- HS làm việc cá nhân vào vở.
- 2 HS lên bảng đặt tính và tính.
- Cả lớp nhận xét, thống nhất kết quả.
Đáp án :
a) 15 giờ 195 phút = 16 giờ 15 phút
b) 10 giờ 55phút
c) 2 phút 59 giây
d) 25 phút 9 giây.
Bài 3 :
- Cho HS đọc đề toán và tự làm.
- GV cho HS tự chọn cách giải cho mình.
- GV nhận xét, sửa chữa.
- HS đọc đề và làm vào vở, 1 em làm ở
bảng phụ.
Bài giải
Số sản phẩm được làm trong cả 2 lần :
7 + 8 = 15 (sản phẩm)
Thời gian làm 15 sản phẩm là :
1 giờ 8 phút
×
15 = 17 giờ.
- Cả lớp trao đổi vở nhau để kiểm tra.
Bài 4 :
- Cho HS xác định yêu cầu bài tập và tự làm
bài.
- Cho HS nêu kết quả và trình bày cách làm.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- 3 HS nêu kết quả, trình bày cách làm.
- Cả lớp nhận xét, thống nhất kết quả

đúng.
• 4,5 giờ > 4 giờ 5 phút ;
• 8 giờ 16 phút - 1 giờ 25 phút = 2
giờ 17 phút
×
3 ;
• 26 giờ 25 phút : 5 < 2 giờ 40
phút + 2 giờ 45 phút.
3) Củng cố, dặn dò
- Gọi HS nêu lại cách nhân, chia số đo thời
gian cho một số.
- GV tổng kết tiết học. Dặn HS chuẩn bị
trước bài học sau.
- 2 HS nêu lại cách nhân, chia số đo thời
gian cho một số.
- HS lắng nghe thực hiện.
84
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
TUẦN 26
Ngày dạy : Thứ tư ngày 24 tháng 02 năm 2010
Phân môn : Địa lí
Tiết : 26
Bài :
I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
− Nêu được một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Phi.
+ Châu lục có dân cư chủ yếu là người da đen.
+ Trồng cây công nghiệp nhiệt đới, khai thác khoáng sản.
− Nêu được một số đặc điểm nổi bật của Ai Cập : nền văn minh cổ đại, nổi tiếng về
các công trình kiến trúc cổ.
− Chỉ và đọc trên bản đồ tên nước, tên thủ đô của Ai Cập.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
− Bản đồ thế giới.
− Tranh về dân cư, hoạt động kinh tế của châu Phi.
III – CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Hỏi đáp, trực quan, thảo luận, giảng giải, luyện tập - thực hành.
IV – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A - Ổn định
B - Kiểm tra bài cũ
− GV yêu cầu HS chỉ vị trí, giới hạn của
châu Phi trên bản đồ.
− 1 HS chỉ vị trí, giới hạn của châu Phi
trên bản đồ.
− Nêu đặc điểm tự nhiên của châu Phi. − 1 HS nêu đặc điểm tự nhiên của châu
Phi.
− GV nhận xét, đánh giá.
C - Dạy bài mới
1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu
cầu của bài học.
2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1: Dân cư châu Phi Làm việc cả lớp
* Mục tiêu : Nêu được một số đặc điểm về
dân cư châu Phi.
* Tiến hành :
− Dựa vào bảng số số liệu ở bài 17, em hãy
cho biết châu Phi có dân số đứng hàng thứ
mấy trong các châu lục trên thế giới ?
− HS quan sát bảng số liệu sau đó nêu :
dân số châu Phi đứng thứ 2 thế giới với
884 triệu người sau châu Á.

− Cho HS quan sát tranh để tìm hiểu về đặc − HS quan sát hình 3 SGK và tranh ảnh
85
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
điểm màu da, cách ăn mặc của người châu
phi,…
khác để nêu.
b) Hoạt động 2: Hoạt động kinh tế
* Mục tiêu : Nêu được một số đặc điểm hoạt
động sản xuất của người dân châu Phi.
* Tiến hành :
− GV yêu cầu HS thảo luận nhóm các câu
hỏi sau :
− HS làm việc theo nhóm 4.
+ Kinh tế châu Phi có gì khác so với châu
lục khác.
+ Kinh tế chậm phát triển, chỉ trồng được
cây công nghiệp nhiệt đới.
+ Đời sống của người dân châu Phi còn có
những khó khăn gì ? Vì sao ?
+ Nhiều người dân thiếu ăn, dịch bệnh,
…do kinh tế kém phát triển.
− GV yêu cầu HS chỉ trên bản đồ một số
nước có nền kinh tế phát triển hơn cả châu
Phi.
− Một số HS chỉ trên bản đồ : Cộng hoà
Nam Phi, An-giê-ri, Ai Cập.
c) Hoạt động 3: Ai Cập
* Mục tiêu : Nêu được một số đặc điểm nổi
bật của Ai Cập : nền văn minh cổ đại, nổi
tiếng về các công trình kiến trúc cổ. Chỉ và

đọc trên bản đồ tên nước, tên thủ đô của Ai
Cập.
* Tiến hành :
− GV chia nhóm, hướng dẫn HS hoàn
thành vào bảng sau :
− HS làm việc theo nhóm đôi vào nháp.
Vị trí, giới hạn Tự nhiên Kinh tế - xã hội
Nằm ở bắc châu Phi, là
cầu nối giữa châu Phi và
châu Á, châu Âu và châu
Phi.
Đất nước của các kim tử
tháp, có kênh đào Xuy-ê,
sông Nin chảy qua, có
đồng bằng châu thổ màu
mỡ.
Có nền van minh sông Nin
từ xa xưa, nước có nền
kinh tế tương đối phát
triển, nổi tiếng về du lịch,
sản xuất bông và khai thác
khoáng sản,…
− GV yêu cầu HS chỉ trên bản đồ tên thủ
đô của Ai Cập, chỉ vị trí của sông Nin, kênh
đào Xuy-ê.
− HS xác định nước Ai Cập và thủ đô
trên bản đồ thế giới ; xác định vị trí của
sông Nin, kênh đào Xuy-ê trên lược đồ
hình 1 – trang 116.
− GV hướng dẫn HS rút ra nội dung bài

học trong SGK.
− 1 HS đọc nội dung bài học trong SGK
– trang 120.
3) Củng cố, dặn dò
− GV mở rộng nội dung bài học. − HS chú ý theo dõi.
− Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài
học sau Châu Mĩ.
− HS chú ý lắng nghe thực hiện.
86
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
TUẦN 26
Ngày dạy : Thứ tư ngày 24 tháng 02 năm 2010
Phân môn : Kể chuyện
Tiết : 26
Bài :
I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
Kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn
kết của dân tộc Việt Nam ; hiểu nội dung chính của câu chuyện.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
− Bảng lớp viết sẵn đề bài.
− Sách báo, truyện (GV và HS cùng sưu tầm) như đề bài.
III – CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Hỏi đáp, trực quan, kể chuyện, thảo luận, giảng giải, luyện tập - thực hành.
IV – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A - Ổn định
B - Kiểm tra bài cũ
− GV yêu cầu HS kể lại câu chuyện tiết
trước Vì muôn dân, nêu câu hỏi tìm hiểu câu
chuyện đó.

− 1 HS kể lại câu chuyện tiết trước Vì
muôn dân, trả lời câu hỏi của GV nêu.
− GV nhận xét, đánh giá.
C - Dạy bài mới
1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu
cầu của bài học.
2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hiểu yêu
cầu đề bài
Làm việc cả lớp
* Mục tiêu : HS hiểu được nội dung, yêu
cầu của đề bài : kể câu chuyện đã nghe, đã
đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền
thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
* Tiến hành :
− GV yêu cầu HS đọc nội dung đề bài,
gạch dưới các từ ngữ quan trọng.
− 1 HS đọc nội dung đề bài, HS chú ý
GV hướng dẫn.
Đề bài : Hãy kể câu chuyện đã nghe, đã đọc
về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống
đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
− GV gọi HS đọc các gợi ý trong SGK. − 1 HS đọc các gợi ý 1, 2, 4 trong SGK.
87
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
− GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
b) Hoạt động 2: HS kể chuyện, trao đổi về
nội dung, ý nghĩa câu chuyện
* Mục tiêu : HS kể được câu chuyện theo
yêu cầu đã nêu ở đề bải ; hiểu nội dung

chính của câu chuyện.
* Tiến hành :
 Kể chuyện trong nhóm
− GV hướng dẫn HS kể chuyện trong
nhóm, trao đổi về nội dung của câu chuyện
đã kể.
− Từng cặp HS kể nhau nghe về câu
chuyện và trao đổi về nội dung chính của
câu chuyện đó.
− GV đến từng nhóm HS theo dõi, giúp đỡ.
 Thi kể chuyện trước lớp
− GV mời đại diện một số nhóm lên thi kể
toàn bộ câu chuyện hoặc chia từng đoạn câu
chuyện trong nhóm để kể.
− HS thi kể chuyện trước lớp, nói về nội
dung chính của câu chuyện đó.
− GV cùng HS cả lớp nhận xét, đánh giá
câu chuyện các nhóm vừa kể.
− Cả lớp cùng nhận xét, đánh giá.
3) Củng cố, dặn dò
− GV nhận xét tiết học.
− Dặn HS về kể lại câu chuyện cho người
thân nghe. Nghiên cứu trước đề bài và đọc
các gợi ý của tiết kể chuyện chứng kiến
hoặc tham gia để chuẩn bị câu chuyện tuần
27.
− HS chú ý lắng nghe thực hiện.
TUẦN 26
Ngày dạy : Thứ năm ngày 25 tháng 02 năm 2010
Phân môn : Tập làm văn

Tiết : 51
Bài :
I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và gợi ý của GV, viết tiếp được các lời đối
thoại trong màn kịch đúng nội dung văn bản.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Một số bảng phụ để các nhóm viết tiếp lời đối thoại cho màn kịch.
III – CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
88
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
Hỏi đáp, trực quan, thảo luận, giảng giải, đóng vai, luyện tập - thực hành.
IV – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A - Ổn định
B - Kiểm tra bài cũ
− GV yêu cầu 1 HS đọc màn kịch đã viết
lại ở tiết trước Xin Thái sư tha cho.
− 1 HS đọc màn kịch Xin Thái sư tha
cho đã viết lại ở tiết trước.
− Gọi 4 HS phân vai đọc lại nội dung đối
thoại.
− 4 HS phân vai đọc.
− GV nhận xét, đánh giá.
C - Dạy bài mới
1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu
cầu của tiết học.
2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1: Bài tập 1/Trang 85
* Mục tiêu : HS nắm được nội dung chính
của màn kịch để có thể viết được lời đối

thoại theo yêu cầu BT2.
* Tiến hành :
− GV gọi một 1 HS đọc to đoạn trích trước
lớp, sau đó yêu cầu cả lớp đọc thầm để nắm
được nội dung của đoạn trích.
− 1 HS khá giỏi đọc to, cả lớp đọc thầm
trong SGK.
b) Hoạt động 2: Bài tập 2/Trang 85
* Mục tiêu : Dựa theo nội dung đoạn trích
ở BT1 và gợi ý của GV, viết tiếp được các
lời đối thoại trong màn kịch đúng nội dung
văn bản.
* Tiến hành :
− GV lưu ý HS : SGK đã cho sẵn gợi ý về
nhân vật, cảnh trí, thời gian, lời đối thoại ;
đoạn đối thoại giữa Trần Thủ Độ và phu
nhân. Các em phải viết tiếp lời đối thoại để
hoàn chỉnh màn kịch.
− HS chú ý GV hướng dẫn. Đọc lại 6
gợi ý về lời đối thoại.
− GV phát bảng phụ cho một số làm thực
hiện.
− HS làm việc theo nhóm sau đó trình
bày.
c) Hoạt động 3: Bài tập 3/Trang 86
* Mục tiêu : Dựa vào nội dung đoạn đối
thoại đã hoàn chỉnh, phân vai đọc lại màn
kịch.
* Tiến hành :
− GV hướng dẫn HS phân vai đọc đọc màn

kịch trên (chú ý đến HS khá, giỏi).
− HS phân vai : Người dẫn chuyện, Trần
Thủ Độ, Lính hầu, Người quân hiệu,
Linh Từ Quốc Mẫu, … đọc lại màn kịch.
3) Củng cố, dặn dò
− GV lưu ý HS về cách viết lời đối thoại
cho nhân vật.
− HS chú ý lắng nghe.
89
Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674
− GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà
hoàn chỉnh màn kịch vào VBT.
− HS chú ý lắng nghe thực hiện.
TUẦN 26
Ngày dạy : Thứ năm ngày 25 tháng 02 năm 2010
Môn : Toán
Tiết : 129
Bài :
I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
− Biết cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.
− Vận dụng để giải các bài toán có nội dung thực tế.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Vở bài làm ; SGK ; bảng phụ.
III – CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Hỏi đáp, trực quan, giảng giải, luyện tập - thực hành.
IV – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A - Ổn định
B - Kiểm tra bài cũ
− GV yêu cầu HS thực hiện phép tính sau :

5 giờ 15 phút
×
3 + 30 giờ 15 phút : 5 = ?
− 1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm nháp.
− GV nhận xét, đánh giá.
C - Dạy bài mới
1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu
cầu của tiết học.
2) Các hoạt động
Bài 1 :
- Yêu cầu HS tự làm vào vở rồi chữa.
- Gọi HS lên bảng đặt tính và tính.
- GV đánh giá kết quả bài làm của HS.
- HS làm việc cá nhân vào vở.
- 4 HS lên bảng đặt tính và tính.
- Cả lớp nhận xét, thống nhất kết quả.
a) 17 giờ 53 phút + 4 giờ 15 phút
= 22 giờ 8 phút ;
b) 45 ngày 23 giờ - 24 ngày 17 giờ
= 21 ngày 6 giờ;
c) 6 giờ 15 phút
×
6 = 37 giờ 30 phút ;
90

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×