Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khám Kiểm Tra Bàn Chân Đái Tháo Đường doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.68 KB, 6 trang )

Khám Kiểm Tra Bàn Chân
Đái Tháo Đường

Một trong những biến chứng hay gặp và có thể dẫn đến tàn phế là biến
chứng trên bàn chân người đái tháo đường (ĐTĐ). Để kịp thời phát hiện sớm và
ngăn chặn những biến chứng có thể xảy ra, khi khám kiểm tra bàn chân của người
bệnh tiểu đường, các bác sĩ nên lưu ý một số điểm sau:
1-Quan sát xem có:
- Loét
- Hoại tử
- Nhiễm trùng
- Vết chai
- Teo cơ
- Rụng lông
- Loạn dưỡng
- Biến dạng


2-Sờ nắn để đánh giá:

- Thay đổi hoặc khác biệt về nhiệt độ
- Đau
3-Kiểm tra mạch đập:
- Mạch mu bàn chân (Dorsalis pedis)
- Mạch chày sau (Posterior tibial) (1-2cm dưới và sau mắt cá trong)
- Động mạch khoeo chân (gập gối 30 độ, ấn mạnh bằng 2 ngón cái ở mặt
trước, và bằng bốn ngón tay của cả hai bàn tay ở mặt sau trên động mạch khoeo
dưới gối)
- Mạch đùi (điểm giữa gai chậu trước trên và xương mu)

4-Kiểm tra cảm giác:


- Xúc giác (bằng bông gòn, monofilament)
- Đau (bằng kim)
- Cảm giác sâu (bóp cơ cẳng chân hoặc đè mạnh lên móng ngón chân cái)
- Nhiệt độ (ống nghiệm chứa nước nóng và lạnh)
- Vị trí của khớp/Cảm nhận của cơ thể (proprioception)
- Rung (dùng âm thoa để trên các ụ xương)

5-Kiểm tra hệ vận động:
- Trương lực (xoay bàn chân, xoay cẳng chân, gập và duỗi gối)
- Sức cơ: Bệnh nhân thực hiện tất cả các cử động chống lại sự đề kháng của
thầy thuốc như:
+ Gập, duỗi, xoay ngoài, xoay trong khớp háng,
+ Gập duỗi gối
+ Gập, duỗi, xoay ngoài, xoay trong bàn chân
+ Gập, duỗi các ngón chân
- Kiểm tra các phản xạ: gối, cổ chân và bàn chân.


BS. ĐỒNG NGỌC KHANH - BV Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn


×