Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phân loại Đái tháo đường pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.11 KB, 5 trang )

Phân loại Đái tháo đường

Các type Đái tháo đường
Phân loại Đái tháo đường :
 Đái tháo đường type 1
 Đái tháo đường type 2
 Đái tháo đường thai kỳ
 Các dạng Đái tháo đường hiếm gặp khác

Bệnh Đái tháo đường type 1:
Bệnh Đái tháo đường type 1 còn được gọi là bệnh Đái tháo đường phụ
thuộc insulin (insulin-dependent), qua trung gian miễn dịch(immune-medicated),
hoặc là dạng khởi phát lứa tuổi vị thành niên (juvenile-onset).
Type Đái tháo đường này thường ảnh hưởng đến trẻ em, nhưng cũng có thể
xảy ra ở người lớn. Trong Đái tháo đường type 1, cơ thể không thể sản xuất
insulin. Lý do,hệ thống miễn dịch của cơ thể do nhầm lẫn đã tấn công các tế bào
trong tuyến tuỵ làm cho tế bào tuyến tụy không còn sản xuất được insulin. Khi
không có Insulin, tế bào sẽ không sử dụng được Glucose, do đó Glucose trong
máu sẽ tăng rất cao. Bệnh nhân cần được tiêm insulin để sống.

Đái tháo đường type 2:
Đây là đạng Đái tháo đường thường gặp nhất. Thông thường, với bệnh Đái
tháo đường type 2, trong cơ thể vẫn còn sản xuất insulin, nhưng các tế bào không
thể sử dụng nó. Điều này được gọi là đề kháng insulin. Theo thời gian, đường
huyết sẽ tăng cao trong máu. Béo phì và ít vận động làm tăng nguy cơ phát triển
bệnh Đái đường type 2.

Đái tháo đường thai kỳ:
Đây là dạng Đái tháo đường xảy ra ở một số phụ nữ mang thai và sẽ biến
mất sau khi sanh. Có thể gây ra các biến chứng cho mẹ và con trong quá trình
mang thai. Phụ nữ bị Đái tháo đường thai kỳ có nhiều khả năng phát triển thành


bệnh Đái tháo đường type 2.

Các type đái tháo đường khác :
Có rất nhiều type Đái tháo đường khác . Một bệnh nhân có thể có đồng thời
nhiều đặc điểm của nhiều type khác nhau.Ví dụ, trong Đái tháo đường tự miễn âm
ỉ ( latent autoimmune diabetes in adults (LADA)), còn gọi là Đái tháo đường type
1.5 hay Đái tháo đường đôi, bệnh nhân có đặc điểm của cả Đái tháo đường type 1
và type 2. Chẩn đoán thường xảy ra sau tuổi .
Phần lớn bệnh nhân LADA vẫn tiết đủ insulin khi mới được chẩn đoán
giống như Đái tháo đường type 2 nhưng trong vòng vài năm sau bệnh nhân cần
insulin để kiểm soát đường huyết.Trong LADA,giống như trong Đái tháo đường
type 1, tế bào beta của tuyến tụy không sản xuất insulin vì hệ thống miễn dịch của
cơ thể tấn công và phá hủy tế bào beta. .Các chuyên gia cho rằng Đái tháo đường
LADA là dạng diễn tiến chậm của Đái tháo đường type 1.
Những type khác của Đái tháo đường được gây ra bởi :
 Khiếm khuyết về gen của tế bào beta, như là Đái tháo đường khởi
phát ở người trẻ (MODY)Bệnh tuyến tụy hay tổn thương tuyến tụy , như viêm tụy
hay xơ hóa tụy
 Sản xuất quá nhiều hormone đối kháng insulin do bệnh lý khác như :
hormone cortisol trong hội chứng Cushings .
 Những thuốc giảm hoạt động của insulin như là glucocorticoids, hay
hóa chất phá hủy tế bào beta.
 Nhiễm trùng,như là bệnh sởi hay virus cytomegalo bẩm sinh
 Những rối loạn tự miễn hiếm , như là hội chứng stiff-man ,một bệnh
tự miễn của hệ thần kinh trung ương.
 Hội chứng về gen kết hợp với Đái tháo đường , như là hội chứng
Down và hội chứng Prader-Willi


Viết bởi Bs.Ngô Thế Phi


×