Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ BẮC HÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.2 KB, 24 trang )

Trường Đại học Điện Lực Khoa Kế toán
LỜI MỞ ĐẦU
Sau hơn hai mươi năm đổi mới và phát triển (1986 - 2013), nền kinh tế Việt
nam đã có những bước ngoặt đáng khích lệ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực
sản xuất kinh doanh , xây dựng của nền kinh tế. Nền kinh tế thị trường mở ra cho
các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhiều cơ hội mới, bên cạnh đó cũng đặt ra
những thách thức mới phải vượt qua để tồn tại và phát triển lâu dài. Từ khi chuyển
sang nền kinh tế thị trường, sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá trong điều kiện
mở cửa và cạnh tranh kinh tế đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
phải quan tâm đến một số vấn đề quan trọng đó là: Chất lượng sản phẩm, giá thành
sản phẩm, các chế độ hậu mãi Mặt khác, các doanh nghiệp luôn phải đề cao
năng lực cạnh tranh, làm thế nào để thỏa mãn nhu cầu ngày một khắt khe của khách
hàng. Do đó thông tin kế toán trong các doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng
trong việc thực hiện các kế hoạch đề ra, từ đó đề ra các biện pháp, phương pháp
nhằm giảm chi phí tăng doanh thu để đảm bảo lợi nhuận mong muốn. Công ty Cổ
phần đầu tư xây dựng đô thị Bắc Hà là một doanh nghiệp sản xuất thuộc ngành xây
dựng, hoạt động trên lĩnh vực sản xuất, thi công xây dựng nhà cao tầng khu đô thị
kinh doanh bê tông trộn sẳn, sản phẩm của Công ty ngày càng được tin cậy với chất
lượng tốt và giá cả hợp lý. Là một doanh nghiệp dẫn đầu cả nước về lĩnh vực sản
xuất bê tông với khối lượng lớn. Vì thế, công tác kế toán là một trong những phần
hành quan trọng trong công tác hạch toán kế toán của công ty.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng đô thị Bắc Hà
được sự giúp đỡ tận tình của Thầy giáo Hoàng Thế Đông trường Đại học Điện lực
cùng các Cô, các chú và anh chị trong Công ty mà “Báo cáo thực tập” của em đã
được hoàn thành.
Phạm Thị Thương - Lớp Đ5LTKT17 Báo Cáo tốt nghiệp
1
Trường Đại học Điện Lực Khoa Kế toán
Nội dung “Báo cáo thực tập” đề cập đến quá trình hình thành, phát triển
công ty, đặc điểm kinh doanh của Công ty và tình hình tài chính kế toán của công
ty. Bên cạnh đó, đề cập đến quá trình tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán.


Phạm vi nghiên cứu của báo cáo là căn cứ vào nguồn số liệu từ Phòng Kế toán của
công ty nhằm mục đích phân tích đánh giá hoạt động của Công ty và các biện pháp
giúp Công ty hoạt động có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, do có những hạn chế nhất
định, bản báo cáo chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của quí thầy cô và các cô, các chú trong Công ty để giúp cho
báo cáo thực tập được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Ngoài “Lời nói đầu” và phần “kết luận” nội dung báo cáo tổng hợp gồm 1
phần chính:
NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ BẮC HÀ.
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ BẮC HÀ .
1.1. Tên và địa chỉ Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng đô thị Bắc Hà .
- Tên Công ty: Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng đô thị Bắc Hà .
- Tên tiếng anh: Bac Ha urban construction investment joint stock company.
- Giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh: 665A/GP do Bộ Kế hoạch và
Đầu tư cấp ngày 05 tháng 01 năm 2005.
* Địa chỉ: Tòa nhà hỗn hợp Sông Đà Hà Đông - Phường Văn Quán - Quận
Hà Đông - Hà Nội.
- Điện thoại: + 84 4 – 22112571/62812081
- Fax: + 84 4 – 37822602/925153
- Mã số thuế: 0102817344
* Loại hình Doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần
Phạm Thị Thương - Lớp Đ5LTKT17 Báo Cáo tốt nghiệp
2
Trường Đại học Điện Lực Khoa Kế toán
* Lĩnh vực hoạt động:
Công ty là doanh nghiệp sản xuất đa nghành nghề :
Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ

điện, công trình ngầm, công trình ngoài biển, bưu điện, văn hoá, thể thao, sân bay,
bến cảng, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, công trình cấp
thoát nước và môi trường, công trình đường dây và trạm biến thế điện;
Tư vấn xây dựng trong các lĩnh vực: Lập, quản lý và thực hiện các dự án đầu
tư xây dựng khu đô thị mới, khu công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, khu dân cư, văn
phòng cho thuê và dịch vụ công công (Trong phạm vi chứng chỉ hành nghề); Thiết
kế lập dự toán các công trình đến nhóm B; Tư vấn soạn thảo hồ sơ mời thầu và
đánh giá hồ sơ dự thầu; Tư vấn giám sát thi công và tư vấn quản lý dự án; Tư vấn
hợp đồng kinh tế; Tư vấn mua sắm vật tư, thiết bị công nghệ đối với các loại hình
công trình xây dựng;Gia công lắp dựng kết cấu thép, lắp đặt các hệ thống và các
thiết bị cơ điện kỹ thuật công trình (Điều hoà không khí-thông gió, thang máy, hệ
thống điều khiển điện năng, báo cháy, camera quan sát, hệ thống âm thanh);
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng đô thị Bắc Hà ,được thành lập ngày
05/01/2005, với lĩnh vực kinh doanh chính là Xây dựng. Trong những năm qua
công việc kinh doanh của công ty đã được mở rộng rất nhanh, đặc biệt trong lĩnh
vực Xây dựng, và gần đây lĩnh vực Xây dựng, chủ yếu hoạt động trong ba phần
chính: “Bê tông, Cọc bê tông và Dự án tại công trường”.
Chức năng, nhiệm vụ chung của công ty cổ phần đâu tư xây dựng đô thị Bắc
Hà: công ty sử dụng tiền vốn để thực hiện nhiệm vụ SXKD, đảm bảo đời sống
CBCNV, đóng góp vào sự phát triển Công ty. Đơn vi thành viên của Công ty đầu
tư đấu thầu các công trình xây dựng, quảng cáo, thi công các công trình dân dụng,
công nghiệp và cơ sở hạ tầng đến nhóm A, xây dựng các công trình thuỷ lợi, đường
bộ, đường dây và trạm biến thế điện. Công ty vừa tự tìm kiếm thị trường vừa tự lo
Phạm Thị Thương - Lớp Đ5LTKT17 Báo Cáo tốt nghiệp
3
Trường Đại học Điện Lực Khoa Kế toán
tổ chức thi công sao cho đúng tiến độ, đảm bảo về kỹ thuật, đẹp về mỹ thuật, nâng
cao uy tín, chất lượng sản phẩm. Đồng thời tìm ra các biện pháp tiết kiệm chi phí,
giảm giá thành công trình đem lại hiệu quả cao trong hoạt động SXKD.

Công ty luôn đảm bảo giữ vững vị trí số một trên địa bàn Hà Nội và các
vùng lân cận. Năm 2012 Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng đô thị Bắc Hà nhận
chứng chỉ ISO 9001 và khởi động dự án mỏ đá. Công ty có được những thành công
này là nhờ một số ưu điểm sau: “Luôn đảm bảo được chất lượng của bê tông, đầu
tư vào các thiết bị máy móc có chất lượng cao và có độ bền cao, có bề dày kinh
nghiệm, chế độ đãi ngộ hợp lý”.
2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ BẮC HÀ.
2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty .
* Chức năng:
Trong lĩnh vực Xây dựng, Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng đô thị Bắc Hà
là công ty chuyên sản xuất bê tông trộn sẵn, mang đến cho khách hàng chất lượng,
sự hài lòng và dịch vụ nhanh chóng, chính xác, Công ty xứng đáng là một trong
những đơn vị hàng đầu cung cấp bê tông chất lượng cho các dự án xây dựng trọng
điểm tại thị trường Hà Nội và một số dự án tầm cỡ tại các tỉnh lân cận trên cả nước.
Hiện tại Công ty đang là nhà cung cấp bê tông duy nhất cho dự án Nhà máy xi
măng Hòa Phát do Tập đoàn Hòa Phát đầu tư. Sản phẩm của Công ty mang đến cho
các nhà đầu tư xây dựng nhiều lựa chọn mới.
* Nhiệm vụ:
Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng đô thị Bắc Hà với mong muốn mở rộng
kinh doanh và hợp tác thân thiện với khách hàng, đảm bảo chất lượng bê tông sản
xuất ra, công ty cam kết và sẵn sàng đầu tư, xây dựng trạm trộn ngay trong khu vực
xây dựng của dự án “ trạm trộn di động ”. Ưu điểm của phương án hoạt động sản
xuất này đã và đang được khẳng định qua các năm: năm 2010: Khách sạn Nikko
Phạm Thị Thương - Lớp Đ5LTKT17 Báo Cáo tốt nghiệp
4
Trường Đại học Điện Lực Khoa Kế toán
Hà Nội: 27.000m
3
(Trần Nhân Tông - Hà nội), Khu Đô Thị mới Mễ Trì Hạ:

30000m
3
(Mễ Trì Hạ - Hà nội), The Manor - Bitexco: 42.000m
3
(Mỹ Đình - Từ Liêm
- Hà nội). Đặc biệt là các dự án đang thực hiện: Nhà máy xi măng Hòa Phát: 80.000m
3
( Thanh Liêm - Hà Nam), Nhà máy sữa Vinamilk: 6.000m
3
, Nhà máy ABB: 8.000m
3
(KCN Tiên Sơn - Bắc Ninh), BMC Cửa Lò Plaza: 15.000m
3
( Nghệ An)…
2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty Cổ phần xây dựng
đô thị Bắc Hà.
Công ty hoạt động sản xuất và kinh doanh dưới hai hình thức chính là hoạt
động sản xuất và hoạt động thương mại.
* Hoạt động sản xuất:
Công ty tập trung vào Xây dựng , sản xuất bê tông trộn sẵn với phương châm
chất lượng, uy tín là hàng đầu. Với sự kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng nguyên
vật liệu: “kiểm tra mỏ đá, thử mẫu phân tích sàng, kiểm tra thiết bị nghiền và kiểm
tra vữa xi măng”, đây là phương châm duy nhất để duy trì chất lượng nguyên vật
liệu và phù hợp nhất để duy trì bê tông với tiêu chuẩn chất lượng cao, không ngừng
cải tiến thành phẩm, quy trình công nghệ sản xuất, tự động, hiện đại và sử dụng
trang thiết bị tiên tiến, với các dây chuyền sản xuất tiên tiến, công ty đảm bảo rằng
kết quả sản xuất là sản phẩm bê tông với chất lượng cao và đưa đến dịch vụ hợp lý
cho khách hàng.
* Hoạt động thương mại:
Sản phẩm sau khi được sản xuất, sẽ được xả vào thùng xe trộn và kiểm tra độ

sụt, nếu đạt yêu cầu sẽ được chuyển đến đổ cho các công trình theo đơn đặt hàng. Vì
tính đặc thù của sản phẩm nên Công ty tự tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để
tăng tính chủ động, giảm thời gian chết cho sản phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Để đáp ứng nhanh chóng và kịp thời nhu cầu của khách hàng, công ty đã đầu
tư tập thể công nhân được đào tạo bài bản qua các khóa đào tạo tại công ty và đội
ngũ nhân viên cố hữu, hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại với quy mô lớn.
Phạm Thị Thương - Lớp Đ5LTKT17 Báo Cáo tốt nghiệp
5
Trường Đại học Điện Lực Khoa Kế toán
2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty Cổ
phần đầu tư xây dựng đô thị Bắc Hà.
* Đặc điểm quy trình công nghệ:
Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng đô thị Bắc Hà sản xuất sản phẩm bê tông
thương phẩm. Cũng như các vật liệu xây dựng khác, chất lượng bê tông phụ thuộc
rất lớn vào cấp phối, nguyên vật liệu thô, cũng như vào phương pháp trộn và giao
hàng. Vì thế, cấp phối phải liên tục được điều chỉnh một cách nhanh chóng và
thuận tiện dựa trên sự quan sát theo dõi những tính chất vật lý tại công trường (độ
dềnh nước và độ sụt) và sự phân tích thống kê của các kết quả thử mẫu. Đây là cách
duy nhất để đảm bảo chất lượng của bê tông thương phẩm. Ở tất cả các công
trường của công ty đều có kỹ thuật viên trực tiếp giám sát và lấy mẫu để bảo dưỡng
và thử. Toàn bộ số liệu này sau đó được đưa vào máy vi tính và kết quả được gửi
cho từng khách hàng. Việc sản xuất bê tông tuân theo quy trình sau:
Phạm Thị Thương - Lớp Đ5LTKT17 Báo Cáo tốt nghiệp
6
Điều phối nhận lịch cấp hàng
Trường Đại học Điện Lực Khoa Kế toán
Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất bê tông trộn sẵn
Phạm Thị Thương - Lớp Đ5LTKT17 Báo Cáo tốt nghiệp
7
Chuyển lịch cấp hàng đến trạm

trộn (qua Internet)
Nhập dữ liệu trộn
vào hệ thống MHW
Hệ thống băng tải tự động
đưa NVL vào cối trộn
Cối trộn quay đều trộn bê tông
Xả bê tông vào thùng xe trộn
Nhân viên trộn kiểm tra độ sụt
Xả bê tông vào thùng xe trộn
Xả bê tông vào thùng xe trộn
Trường Đại học Điện Lực Khoa Kế toán
Quy trình công nghệ sản xuất liên tục, không có sản phẩm dở dang và tự
động theo sự lập trình của phần mềm nên đã tiết kiệm rất nhiều thời gian, độ chính
xác cao và đã tiết kiệm được đáng kể chi phí nhân công trực tiếp. Vì thế công ty áp
dụng hệ thống sản xuất tự động đó đã giúp cho việc tính khấu hao TSCĐHH đơn
giản hơn nhiều, vì thế, khi có bộ phần nào hỏng hóc máy móc, các nhân viên kỹ
thuật sau khi có form thiết kế của máy móc để có phương hướng xử lý nhanh nhất
trong quá trình đang sản xuất, bộ phận kỹ thuật có thể ước lượng được những hỏng
hóc, đưa ra các tình huống để giải quyết cụ thể, tránh làm gián đoạn quá trình thi
công
 Đặc điểm tổ chức sản xuất:
Tại Công ty Cổ phần đầu tư xâu dựng đô thị Bắc Hà, bộ phận sản xuất được
tổ chức thành các trạm trộn, phân bố khắp địa bàn Hà Nội, cụ thể như sau:
 Trạm trộn 01 (P08): - Số 78 - Bạch Đằng - Hà Nội
 Trạm trộn 02 (P09): - Đường Láng Hoà Lạc – Hà Nội
 Trạm trộn 03 (P16): - Đường Phạm Hùng - Cầu Giấy - Hà Nội
 Trạm trộn 04 (P18): - Khu công nghiệp Thanh Oai - Hà Đông - Hà Nội
 Trạm trộn onsite Hòa Phát: - Thanh Thủy - Thanh Liêm - Hà Nam
 Trạm trộn onsite Bắc Ninh: - Khu công nghiệp Tiên Sơn - Tiên Du -
Bắc Ninh

Khi nhận được hợp đồng, tùy theo vị trí công trình xây dựng cần cung cấp bê
tông và theo công suất thiết kế của từng trạm trộn mà Giám đốc sản xuất sẽ quyết
định hợp đồng đó sẽ do một trạm trộn hay là những trạm trộn nào cùng tiến hành
sản xuất, để đảm bảo cung cấp đủ khối lượng, tiết kiệm thời gian và chi phí vận
chuyển nhất. Các trạm sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm sản xuất và giao sản phẩm tới
công trình theo sự chỉ đạo của giám đốc điều hành sản xuất.
Phạm Thị Thương - Lớp Đ5LTKT17 Báo Cáo tốt nghiệp
8
Giám đốc sản xuất
Trường Đại học Điện Lực Khoa Kế toán
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ phận sản xuất
 Trong bộ phận sản xuất:
* Giám đốc điều hành sản xuất:
Chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất của công ty, quản lý công tác kỹ
thuật, phối hợp với phó tổng giám đốc và các phòng ban khác để thực hiện mục
tiêu riêng của toàn công ty.
* Trưởng trạm trộn:
Lập kế hoạch, giám sát và phát triển việc thực hiện công việc của nhân viên
để luôn sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của hợp đồng và tuân thủ nghiêm ngặt nội
quy chính sách của công ty. Liên hệ chặt chẽ với khách hàng, công trình, lập
phương án phục vụ khách hàng tốt nhất. Đảm bảo khối lượng và chất lượng nguyên
vật liệu đáp ứng yêu cầu của hợp đồng.
Phạm Thị Thương - Lớp Đ5LTKT17 Báo Cáo tốt nghiệp
9
P08
Trưởng trạm
P09
Trưởng trạm
NV trộn
NV xúc

lật
Thủ kho NV trộn
NV xúc
lật
Thủ kho
P16
Trưởng trạm
P18
Trưởng trạm
NV trộn NV xúc
lật
Thủ kho NV trộn NV xúc
lật
Thủ kho
Trường Đại học Điện Lực Khoa Kế toán
* Nhân viên trộn:
Liên lạc chặt chẽ với thí nghiệm hiện trường để đảm bảo độ sụt của bê tông
và đảm bảo tiến độ cấp hàng cho công trường. Trộn hàng đúng giờ, đúng mác theo
yêu cầu của phòng điều phối.
* Nhân viên xúc lật:
Xúc nguyên vật liệu vào các thùng kho chứa nguyên vật liệu, đảm bảo trong
thùng nguyên vật liệu luôn luôn đầy. Cấp đúng chủng loại, kích cỡ vào các thùng
theo quy định. Khi thủ kho nhập nguyên vật liệu, nhân viên xúc lật vun cát đá thành
đống gọn gàng.
* Nhân viên kho:
Nhập dữ liệu xuất kho, kiểm tra nguyên vật liệu tồn vào đầu giờ làm việc
buổi sáng. Kiểm tra chính xác nguyên vật liệu khi nhập hàng, nhập ngay dữ liệu
vào phần mềm khi có phát sinh. Cấp phát nguyên vật liệu, dầu mỡ, phụ tùng theo
đúng quy trình. Tổng hợp số liệu sổ sách, kiểm kê, đối chiếu số lượng với các nhà
cung cấp.

3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ BẮC
HÀ.
Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng đô thị Bắc Hà tổ chức bộ máy quản lí hoạt
động theo cơ chế một thủ trưởng, đứng đầu là Tổng Giám đốc. Là một Công ty có
bề dày sản xuất vật liệu xây dựng, việc tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty đều chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi đặc điểm chung của ngành
xây dựng. Để phù hợp với cơ chế thị trường, Công ty đã không ngừng hoàn thiện bộ
máy tổ chức theo hướng gọn nhẹ, sáng tạo mà vẫn đảm bảo tốt được công việc. Việc
tổ chức các trạm trộn và các tổ lao động hợp lý giúp công ty quản lý lao động và phân
công lao động ở các vị trí khác nhau một cách có hiệu quả.
Phạm Thị Thương - Lớp Đ5LTKT17 Báo Cáo tốt nghiệp
10
Trường Đại học Điện Lực Khoa Kế toán
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ bộ máy quản lí của công ty
Phạm Thị Thương - Lớp Đ5LTKT17 Báo Cáo tốt nghiệp
11
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Phó tổng
giám đốc
Giám đốc
điều hành
Phòng
Phát
triển
Phòng
Bán hàng
Phòng Tài
chính Kế

toán
Phòng
Nhân sự
Phòng
Kỹ thuật
Đội xe Phòng
Sản xuất
Phòng
Thiết bị
Bán hàng dự án
Kỹ sư dự án
Kỹ sư mỏ đá
Trạm P14
Trạm P17
Tài chính
Kế toán
Công nghệ
thông tin
Công nợ
Nhân sự
Hành chính
Trợ lý
TN độc
lập
TN hiện
trường
Phòng Lad
417
Điều phối
Đoàn xe

Trạm P08
Trạm P09
Trạm
P16
Trạm P18
Trợ lý
NV
mua
hàng
Giám sát cơ khi
Trường Đại học Điện Lực Khoa Kế toán
 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
* Tổng Giám Đốc:
Là người quyết định và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty theo đúng chế độ pháp luật nước Việt Nam và quy định chung của tập
đoàn, chịu trách nhiệm trước tập đoàn và tập thể lao động về kết quả sản xuất kinh
doanh.
Các quyền và nhiệm vụ sau đây:
- Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.
- Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các
chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
- Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty, kể cả
cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc (Tổng giám đốc).
* Giám đốc điều hành sản xuất:
Chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất của công ty, quản lý công tác kỹ
thuật và điều phối đoàn xe vận tải.
- Điều hành hoạt động sản xuất của Nhà máy theo nhiệm vụ, kế hoạch được giao.
- Tổ chức phân công công việc, đôn đốc, hướng dẫn công nhân trong ca sản xuất

đảm bảo đúng tiến độ, yêu cầu chất lượng.
- Quản lý toàn bộ máy móc thiết bị, vật tư, thành phẩm, bán thành phẩm, kho bãi.
- Lập kế hoạch sản xuất và tổ chức công việc theo quy trình công nghệ, đơn đặt
hàng theo kế hach được giao.
- Cân đối năng lực sản xuất của Nhà máy, chủ động đề xuất các giải pháp nâng cao
hệ số khai thác, sử dụng máy móc và nguồn nhân lực của Nhà máy.
- Triển khai kế hoạch sản xuất, tổ chức phân công, giao việc hàng ngày cho các tổ
Phạm Thị Thương - Lớp Đ5LTKT17 Báo Cáo tốt nghiệp
12
Trường Đại học Điện Lực Khoa Kế toán
và nhân viên trong xưởng đảm bảo sử dụng tối ưu máy móc và nhân công.
- Quản lý và phát triển đội ngũ công nhân viên, đáp ứng các yêu cầu, chức năng,
nhiệm vụ.
- Rà soát, xác định nhu cầu số lượng và chất lượng nhân sự, đề xuất tuyển dụng.
- Phối hợp với các bộ phận liên quan nhằm duy trì hoạt động sản xuất.
- Hướng dẫn, giải quyết các vấn đề phát sinh về kỹ thuật trong quá trình gia công
sản xuất và tham mưu, đề xuất phương pháp thực hiện.
- Tổ chức thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị. Tổng hợp, báo cáo về
hệ thống trang thiết bị, máy móc của Nhà máy và đề xuất mua sắm, sửa chữa
- Đôn đốc thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa và nâng cao năng suất máy móc, thiết bị.
Quản lý hồ sơ và lập kế hoạch duy trì máy móc, thiết bị của xí nghiệp.
- Phụ trách công tác An toàn lao động, Vệ sinh công nghiệp, Phòng chống cháy nổ
tại các tổ sản xuất, đảm bảo ngăn ngừa hiệu quả các nguy cơ mất an toàn lao động
có thể xảy ra.
- Thực hiện chế độ Báo cáo công việc và các công việc khác theo phân công
- Thực hiện các dự án đặc biệt khi được yêu cầu.
* Phó Tổng giám đốc:
Trực tiếp quản lý hoạt động của phòng phát triển, kết hợp với giám đốc điều
hành sản xuất và các phòng ban khác để hoàn thành mục tiêu chung của toàn công ty.
- Tham mưu và giúp việc cho TGĐ và HĐQT trong việc tổ chức, quản lý và điều

hành tổng thể mọi hoạt động của Ban kinh doanh thị trường của công ty.
- Tổ chức xây dựng chính sách kinh doanh, chính sách nhân sự cho bộ phận này;
điều hành Ban kinh doanh thị trường hiệu quả để đảm bảo mục tiêu doanh số/ lợi
nhuận được Ban lãnh đạo Công ty giao.
* Phòng Phát triển kinh doanh:
Tìm kiếm các cơ hội kinh doanh. Xin các giấy phép đầu tư mỏ đá hoặc thiết
Phạm Thị Thương - Lớp Đ5LTKT17 Báo Cáo tốt nghiệp
13
Trường Đại học Điện Lực Khoa Kế toán
lập hợp tác khai thác, kinh doanh đá. Giám sát hoạt động xây dựng mỏ đá. Phát
triển thị trường bê tông bên ngoài Hà Nội. Phát triển mạng lứơi trạm trộn cố định
tại Hà Nội. Tham gia đào tạo nội bộ, thực hiện đánh giá chất lượng và khối lượng
công việc cho nhân sự trong phòng phát triển kinh doanh.
* Phòng Bán hàng:
Tìm kiếm nguồn khách hàng, phát triển thị trường theo chiến lược công ty.
Lập kế hoạch kinh doanh. Thực hiện hoạt động bán hàng, thu nợ của công ty. Tham
mưu, đề xuất cho ban giám đốc về kinh doanh, tiếp thị, lập thị trường.
* Phòng Tài chính - kế toán:
Tổng hợp số liệu từ các phòng ban trong công ty thực hiện công tác hạch
toán kế toán. Báo cáo tài chính và báo cáo quản trị theo yêu cầu hàng tháng, năm.
Báo cáo các vấn đề liên quan đến thuế. Mua bảo hiểm tài sản cho thiết bị toàn công
ty. Thực hiện công tác tài chính, vay vốn đảm bảo luồng tiền và nguồn vốn cho sự
hoạt động và phát triển của công ty. Quản trị hệ thống công nghệ thông tin. Lập và
quản lý ngân sách của công ty một cách hợp lý.
Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng đô thị Bắc Hà
áp dụng hình thức kế toán tập trung, hoạt động khá hiệu quả, cung cấp các thông tin
hữu ích cho các cơ quan, đoàn thể nói chung, phục vụ cho Ban Giám Đốc Công ty
nói riêng để có thể đưa ra những quyết định hợp lý đúng đắn, kịp thời. Hiện tại
Công ty có 10 nhân viên kế toán đó là: 1 kế toán trưởng, 2 kế toán tổng hợp, 1 kế
toán TSCĐ, 1 kế toán nguyên vật liệu và hàng tồn kho, 1 kế toán tiền lương, 1 kế

toán chi phí và tính giá thành, 2 người đảm nhiệm kế toán thanh toán và ghi nhận
doanh thu, và 1 thủ quỹ. Trình độ tay nghề của các nhân viên phòng kế toán là
tương đối cao, tất cả đều có trình độ đại học, cao đẳng về chuyên ngành tài chính
kế toán.
Phạm Thị Thương - Lớp Đ5LTKT17 Báo Cáo tốt nghiệp
14
Trường Đại học Điện Lực Khoa Kế toán
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
 Nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán như sau:
Kế toán trưởng:
Là người đứng đầu Phòng Kế toán có trách nhiêm tổ chức lập, quản lý toàn
bộ bộ máy kế toán của Công ty, bao quát chung toàn bộ tình hình tài chính, chịu
trách nhiệm chính về chuyên môn. Kiểm tra các báo cáo tài chính kế toán trong
công ty. Đảm bảo các hoạt động kinh tế phát sinh trong công ty phù hợp với các
quy tắc và quy định của luật thuế, chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán, các
chính sách của công ty….Hỗ trợ tổng giám đốc ban hành các chính sách và quy
trình nhằm kiểm soát tài chính. Duy trì và phát triển hệ thống quản trị thông tin
trong Công ty.
Kế toán tổng hợp:
Giám sát việc thực hiện công việc của các kế toán đảm bảo dữ liệu được
nhập đầy đủ, chính xác vào hệ thống. Chuẩn bị, kiểm tra báo cáo tài chính hàng
tháng. Khắc phục lỗi và phát triển hệ thống. Phối hợp với kiểm toán hoàn thành báo
cáo kiểm toán năm. Hỗ trợ trao đổi thông tin giữa các phòng ban.
Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:
Bộ phận kế toán này chịu trách nhiệm về tình hình nhập mua, bán nguyên vật
liệu,tình hình xuất nhập khẩu nguyên vật liệu,bên cạnh đó cũng phải đảm nhiệm cả
về hàng tồn kho của công ty, về số lượng, đơn giá của từng loại hàng hóa, nguyên
vật liệu tồn kho, lượng hao hụt trong và ngoài định mức, đồng thời cũng phải tính
toán trích lập dự phòng hợp lý…
Kế toán TSCĐ:

Bộ phận kế toán này chịu trách nhiệm theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ
Phạm Thị Thương - Lớp Đ5LTKT17 Báo Cáo tốt nghiệp
15
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán
NLVL
CCDC
Kế toán
tài sản
cố định
Kế toán
tiền
lương
Kế toán
thanh
toán
Kế toán
chi phí,
giá
thành
Thủ
quỷ
Nhân viên hổ trợ kế toán
Trường Đại học Điện Lực Khoa Kế toán
của công ty, tính khấu hao,cũng như tình hình thanh lý, nhượng bán các TSCĐ.
Kế toán tiền lương:
Nhận dữ liệu bảng lương từ phòng hành chính cùng giấy tờ có liên quan (các
quyết định nhân viên mới, quyết định thay đổi vị trí, điều chuyển nhân viên trong
công ty, bảng chấm thưởng, tiền tổ mẫu, tiền chuyến, hoa hồng bán hàng, trừ

lương….) phát sinh trong tháng để kiểm tra bảng lương chuẩn cho phòng hành
chính. Kiểm tra bảng thanh toán lương qua tiền mặt và tài khoản, đối chiếu với
bảng lương đã ký duyệt. Kiểm tra bảng tính BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN từ hành
chính lập, đối chiếu số liệu với bảng lương, chuyển cho lãnh đạo ký duyệt, chuyển
kế toán ngân hàng làm thanh toán. Kê khai, đối chiếu thuế GTGT đầu vào giữa số
kê khai và sổ hạch toán.
Kế toán chi phí - tính giá thành:
Có trách nhiệm tập hợp các chi phí bao gồm chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về
tiền lương và chi phí sản xuất chung, phân bổ và tính giá thành cho từng loại sản phẩm.
Kế toán thanh toán:
Thực hiện thanh toán theo đúng quy trình thanh toán, hạch toán vào phần
mềm. Đối chiếu thu tiền với khách hàng mua bê tông với tài khoản ngân hàng.
Đối chiếu công nợ với nhà cung cấp, nhận hóa đơn nguyên vật liệu, thanh
toán đúng thẻ nhà cung cấp vào phần mềm, đối chiếu tiền bơm và vữa thông bơm,
các khoản phải thu khác. Đối chiếu thanh toán lãi suất các khoản vay. Theo dõi và
trừ tiền tạm ứng và hạch toán. Quản lý các tài sản, chứng từ có giá trị của công ty
như séc, ủy nhiệm chi, thiết bị bảo mật và mật khẩu truy cấp tài khoản tiền gửi
ngân hàng của công ty.
Kế toán thanh toán còn đảm trách vai trò của kế toán doanh thu và kế toán
thuế với nhiệm vụ theo dõi, phản ánh doanh thu từ các hoạt động, kê khai các
khoản thuế, các khoản phải nộp Nhà nước theo chế độ quy định.
Thủ quỹ:
Phạm Thị Thương - Lớp Đ5LTKT17 Báo Cáo tốt nghiệp
16
Trường Đại học Điện Lực Khoa Kế toán
Nhận phiếu thu hợp lệ và tiền từ người nộp tiền, nhập vào sổ, quỹ, tập hợp các
khoản thu nộp ngân hàng hàng ngày, chuyển báo cáo cho kế toán thanh toán. Thanh
toán các phiếu chi có đầy đủ phiếu chi hợp lệ và chứng từ kèm theo, tập hợp các
khoản chi thành petty cash chuyển kế toán thanh toán kiểm tra và rút tiền mặt từ tài
khoản tiền gửi ngân hàng số tiền tương ứng đảm bảo quỹ tiền mặt có đủ 50 triệu

VND.
Như vậy bộ máy kế toán của công ty là hợp lý và có sự phân công công việc
rất cụ thể, chi tiết, khi một nghiệp vụ phát sinh thì lập tức sẽ có bộ phận kế toán
chịu trách nhiệm ghi chép, tính toán, kịp thời đưa ra các số liệu tính toán cho các
nhà quản trị.
* Phòng Nhân sự:
Đánh giá, tổ chức bộ máy nhân sự phù hợp với hoạt động kinh doanh của
công ty. Xác định nhu cầu nhân lực, lập kế hoạch nhân sự, tuyển dụng đủ, kịp thời
nhân sự cho các vị trí còn thiếu hoặc phát sinh mới, đáp ứng được nhu cầu công
việc. Tổ chức các hoạt động đào tạo, huấn luyện nhân viên theo định hướng, yêu
cầu công việc. xây dựng, thực hiện cơ chế tiền lương, thưởng cho nhân viên công
ty, tạo động lực khuyến khích đóng góp , phát huy khả năng, tiềm năng của nhân
viên. Thực hiện đúng chế độ về BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động theo
các quy định pháp luật. Lập và quản lý ngân sách hành chính nhân sự của công ty
hợp lý, hiệu quả.
Các hình thức tiền lương trong công ty:
Công ty áp dụng 2 hình thức trả lương là lương theo thời gian và lương theo
sản phẩm. Việc tính lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty do nhân viên
phòng nhân sự thực hiện dựa vào thang bảng lương, hợp đồng lao động và kết quả
sản xuất kinh doanh thực tế trong kỳ.
* Hình thức lương theo thời gian:
Phạm Thị Thương - Lớp Đ5LTKT17 Báo Cáo tốt nghiệp
17
Trường Đại học Điện Lực Khoa Kế toán
Áp dụng cho bộ phận gián tiếp sản xuất (nhân viên các phòng ban chức
năng), có thời gian làm việc như các cơ quan hành chính khác.
Hàng tháng, căn cứ vào tiền lương bình quân khu vực sản xuất để tính lương
cho khu vực hành chính, và tính theo mức 80% tổng lương công nhân sản xuất.
Căn cứ vào số người làm việc thực tế trong tháng của các bộ phận, phòng
ban để tính lương của cả bộ phận văn phòng như sau:

Tổng quỹ
lương
=
Lương bình
quân KVHC
x
Số người thực tế
làm việc
Điểm cho từng
đơn vị
=
Hệ số
lương
X
Hệ số điểm
thưởng
x
Hệ số trách
nhiệm
Lương bình
quân 1 điểm
=
Tổng quỹ
lương
Tổng điểm
Quỹ lương của
đơn vị
=
Lương bình
quân

1 điểm
x
Tổng số điểm của
đơn vị
Trên cơ sở quỹ lương hàng tháng, các phòng ban phân phân phối tiền lương
cho từng cá nhân. Hầu hết các đơn vị thường áp dụng chia lương trên cơ sở: số
ngày công hệ số lương, hệ số trách nhiệm cán bộ và hệ số điểm thưởng.
Có thể khái quát công thức tính lương cho KVHC như sau:
Lương
NV
KVHC
=
Lương theo
thời gian
+
Phụ cấp
trách nhiệm
+
Các khoản
thưởng
Trong đó:
Tiền
thưởng
=
Tiền điểm x Số ngày công thực
tế
x
Hệ số
thi đua
x

Hệ số
trách
nhiệm
Phạm Thị Thương - Lớp Đ5LTKT17 Báo Cáo tốt nghiệp
18
Trường Đại học Điện Lực Khoa Kế toán
22
Tiền điểm được tính trên cơ sở tiền thưởng bình quân 1 người 1 tháng của
năm trước liền kề, hệ số tăng, hệ số trách nhiệm của công ty do tổng giám đốc
quyết định trên cơ sở kết quả kinh doanh của công ty.
* Hình thức lương theo sản phẩm:
Áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất tại các trạm trộn của công ty.
Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất được tính như sau:
Tổng tiền lương
phải trả CNSX trực
tiếp
=
Khối lượng sản phẩm hoàn
thành trong tháng của các trạm
trộn
x
Đơn giá lương
theo sản phẩm
Trong đó khối lượng sản phẩm tính theo m
3
, đơn giá lương phụ thuộc vào
lương cấp bậc của từng công nhân.
Tiền
lương
CNSX

=
Tiền công
sản phẩm
+
Tiền phụ
cấp
+ Tiền ăn ca +
Các khoản
thưởng
Trong tiền lương sản phẩm và tiền lương thời gian đã có tính lương phép.
Tiền phụ cấp có tính chất lương, là một khoản trong tiền lương chính của công
nhân sản xuất được xác định dựa vào hệ số phụ cấp đối với từng bậc thợ và quỹ
tiền lương sản phẩm của công ty.
Hệ số phụ cấp phụ thuộc vào hệ số chức vụ, hệ số lương và ngày công thực
tế làm việc trong tháng.
Tiền phụ cấp =
Quỹ lương sản phẩm
Tổng hệ số phụ cấp
Công ty tiến hành trích trước lương nghỉ phép dựa theo số ngày nghỉ thực tế
của công nhân trong tháng.
Tiền lương = Số ngày nghỉ x
Tiền lương cơ bản
Phạm Thị Thương - Lớp Đ5LTKT17 Báo Cáo tốt nghiệp
19
Trường Đại học Điện Lực Khoa Kế toán
Ngày công theo chế độ
 Các quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương:
 Quỹ tiền lương:
Là toàn bộ số tiền lương của công ty quản lý, sử dụng và chi trả lương cho
cán bộ công nhân viên. Quỹ tiền lương của công ty gồm:

+ Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế và các
khoản phụ cấp thường xuyên như phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp khu vực….
+ Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất, do
những nguyên nhân khách quan, thời gian nghỉ phép.
+ Các khoản phụ cấp thường xuyên: phụ cấp học nghề, phụ cấp thâm niên,
phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp dạy
nghề, phụ cấp công tác lưu động, phụ cấp cho những người làm công tác khoa học-
kỹ thuật có tài năng.
+ Về phương diện hạch toán kế toán, quỹ lương của doanh nghiệp được chia
thành 2 loại : tiền lương chính, tiền lương phụ.
- Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ
thực hiện nhiệm vụ chính: gồm tiền lương cấp bậc, các khoản phụ cấp.
- Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ
thực hiện nhiệm vụ chính của họ, thời gian người lao động nghỉ phép, nghỉ lễ tết,
ngừng sản xuất được hưởng lương theo chế độ.
* Phòng Quản lý chất lượng:
Làm việc với các tư vấn dự án về các yêu cầu kỹ thuật. Lựa chọn vật liệu phù
hợp cho quá trình sản xuất. kết hợp với trưởng phòng LAB về công tác kiểm soát
chất lượng vật liệu đầu vào. Kiểm soát việc nén mẫu và kết quả nén tại các phòng
LAS độc lập. Xử lý các sự cố liên quan đến chất lượng bê tong.
* Đoàn xe:
Điều phối xe đáp ứng thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Vận chuyển hàng đảm
Phạm Thị Thương - Lớp Đ5LTKT17 Báo Cáo tốt nghiệp
20
Trường Đại học Điện Lực Khoa Kế toán
bảo thời gian, đảm bảo số lượng và chất lượng, đảm bảo an toàn giao thông. Điều
chuyển xe và lái xe làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
* Phòng Sản xuất:
Sản xuất bê tông theo đúng quy trình, đúng yêu cầu kỹ thuật. Sản xuất bê tông
đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Đảm bảo khối lượng và chất lượng đầu vào, và

sản phẩm đầu ra.
* Phòng Thiết bi:
Tìm các nhà cung cấp vật tư, phụ tùng phù hợp. Luôn duy trì và đảm bảo tất
cả các thiết bị luôn hoạt động được tốt nhất. Sử dụng vật tư, phụ tùng một cách tiết
kiệm và hiệu quả nhất. Lập trước kế hoạch sửa chữa cho từng thiết bị. Gia công,
sửa chữa, lắp đặt theo các hạng mục phát triển của các phòng ban.
1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ BẮC HÀ.
Từ khi Công ty chính thức đi vào hoạt động từ năm 2005 đến nay, Công ty
đã gặt hái được nhiều thành công trong sản xuất kinh doanh. Bên cạnh những thành
công cũng điểm xuyết nhiều khó khăn của nền kinh tế Việt Nam mấy năm gần đây,
đặc biệt là năm nay 2012. Bằng sự nỗ lực cố gắng phấn đấu của tập thể ban giám
đốc, của các phòng ban và các nhân viên trong toàn Công ty, Công ty đã không
những đứng vững trên thị trường mà sản xuất ngày càng tăng trưởng, khẳng định
thương hiệu của đơn vị, mang đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn thích hợp.
Điều đó, được thể hiện qua các chỉ tiêu kinh tế của công ty qua mấy năm gần đây:
Bảng 01: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính tại Công ty
qua các năm từ 2010 – 2012.
(ĐVT: 1000đ)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Chênh lệch
2011/2010 2012/2011
Số tiền % Số tiền %
Phạm Thị Thương - Lớp Đ5LTKT17 Báo Cáo tốt nghiệp
21
Trường Đại học Điện Lực Khoa Kế toán
1. Tổng tài
sản
77.769.901 93.763.466 95.934.817 15.993.565 20,565% 2.171.351 2,3%
2. Vốn chủ

sở hữu
7.728.333 2.573.331 5.099.424 -5.155.002 -66,7% 2.526.093 98,16%
3. Hệ số tài
trợ VCSH
0,0994 0,0274 0,053 -0,072 0,025
4. Hệ số
thanh toán
tổng quát
1,11 1,028 1,056 -0,081 0,027
5. ROA -0,058 -0,06 -0,026 -0,002 0,086
6. ROE -0,409 -1 -0,658 -0,591 1,658
7. ROS -0.043 -0,047 -0,013 -0,004 0,060
(Nguồn: Phòng kế toán)
Theo nguồn tài liệu Phòng Kế toán Tài chính tại công ty và với số liệu vừa
tính toán được tình hình tài chính của công ty được nhìn nhận qua các cách phân
tích sau:
Ngoài 2 chỉ tiêu trên, các chỉ tiêu còn lại: Hệ số tài trợ VCSH, hệ số thanh
toán tổng quát, ROA, ROE, ROS của năm 2011 đều giảm so với năm 2010, nhưng
đến năm 2012 thì các chỉ tiêu này đều đã tăng lên so với năm 2011, nhưng vẫn ở
mức rất thấp, cho thấy khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng tài sản, tính tự chủ
trong hoạt động tài chính không được tốt, đáng lo ngại, công ty cần cân đối lại thu -
chi để hoạt động được hiệu quả hơn.Sở dĩ có công ty rơi vào tình trạng trên là do
các nguyên nhân sau:
Năm 2010 là năm đầu tư chiến lược của công ty. Trong nửa đầu năm tài
chính công ty đã đầu tư rất lớn để tạo lập cơ sở cho sự tăng trưởng trong tương lai
bằng việc xây dựng mới một trạm trộn bê tông và di chuyển 1 trong 2 trạm trộn bê
tông đang hoạt động. Kết quả hoạt động của công ty đã phản ánh tình hình trên.
Bảng 02: Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty qua các năm từ 2010 – 2012.
(ĐVT: 1000đ)
CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng doanh thu 99.670.070 109.522.803 187.544.450
Tổng chi phí 102.975.574 115.357.609 185.019.648
Phạm Thị Thương - Lớp Đ5LTKT17 Báo Cáo tốt nghiệp
22
Tổng tài sản
Trường Đại học Điện Lực Khoa Kế toán
Lợi nhuận trước thuế (3.305.504) (5.834.806) 2.524.802
Lợi nhuận sau thuế (2.479.128) (4.376.104.5) 1.893.601.5
(Nguồn: Phòng kế toán)
Doanh thu của năm 2010 giảm 20% so với năm 2009 (doanh thu năm 2009:
124.555.146), phát sinh lỗ 4,3 tỷ đồng do đầu tư lớn cho trạm trộn mới và dừng sản
xuất trong thời gian di chuyển trạm trộn.
Tổng tài sản cuối năm 2011 tăng so với cuối năm 2010 là 15.993.565 tương
ứng là 20,565%, tổng tài sản cuối năm 2012 tăng so với cuối năm 2011 là
2.171.351 tương ứng là 2,3%, điều đó chứng tỏ quy mô tài sản của công ty giai
đoạn 2009 -2011 tăng. Vốn CSH cuối năm 2011 giảm so với cuối năm 2010 là
-5.155.002 tương ứng là -66,7% là do trong năm 2010 công ty đầu tư mở rộng quy
mô sản xuất, xây dựng thêm trạm trộn, vốn CSH cuối năm 2012 tăng 2.526.093
tương ứng là 98,164% là do công ty đã hoàn thành việc xây dựng trạm trộn, bắt đầu
đi vào ổn định sản xuất.
Kết quả của các khoản đầu tư lớn và sự di chuyển địa điểm sản xuất trong
năm 2010 vẫn ảnh hưởng đáng kể đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
trong những tháng đầu năm 2011. Mặc dù doanh thu trong năm 2011 tăng 10% so
với năm 2010, nhưng sản lượng bán bê tông hàng tháng vẫn không đạt được năng
suất tối đa cho tới cuối năm do một vài tác động.
Những dự án mở rộng từ các năm trước có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của
năm 2012. Việc mở rộng các mạng lưới trạm trộn bê tông đã góp phần làm giảm
chi phí và khoảng cách vận chuyển một cách đáng kể. Điều này làm chất lượng sản
phẩm của công ty được nâng cao và bê tông được giao đến công trình đúng thời
hạn hơn. Do vậy, công ty đã giành lại vị trí hàng đầu trong lĩnh vực này. Những

thành tựu nổi bật trên làm doanh thu năm 2012 tăng 72% so với năm 2011, đem lại
nguồn lợi nhuận cao và ổn định trong suốt cả năm. Trên cơ sở tình hình hiện tại,
2013 , để củng cố vị trí đầu ngành, Công ty đang đưa vào hoạt động 4 trạm trộn bê
Phạm Thị Thương - Lớp Đ5LTKT17 Báo Cáo tốt nghiệp
23
Trường Đại học Điện Lực Khoa Kế toán
tông và đã tiến hành xây dựng trạm trộn di động thứ 5 và thứ 6 trong năm 2012 ở
khu vực Hà Đông, nâng tổng số trạm trộn lên thành 6 trạm trộn. Thị phần tiêu thụ
của Công ty trên thị trường trong nước cho đến nay là 12%. Công ty luôn quyết tâm
giữ vững vị trí hàng đầu trên thị trường bằng việc cung ứng sản phẩm chất lượng
cao, giá cả cạnh tranh, phong cách phục vụ chuyên nghiệp.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN



























Phạm Thị Thương - Lớp Đ5LTKT17 Báo Cáo tốt nghiệp
24

×