Mày đay (Urtcaire – Urticaria
– Hives - Wheals)
(Kỳ 2)
2. Mày đay do tiếp xúc (với chất hữu cơ hay hóa học)
3. Mày đay vật lý
a. Da vẽ nổi.
b. Mày đay do vận động xúc cảm.
c. Mày đay do chèn ép, chấn động.
d. Mày đay do lạnh, nóng, nước, ánh sáng mặt trời
4. Mày đay hệ thống
a. Bệnh chất tạo keo (Lupus đỏ ).
b. Viêm mạch.
c. Bệnh nội tiết (tiểu đường, cường giáp).
d. Bệnh ung thư.
5. Mày đay do di truyền: khiếm khuyết di truyền C1 Esterase Inhibitor
Enzyme dẫn đến dạng mày đay không ngứa (non-itchy form of urticaria) gọi là
phù mạch có tính chất gia đình (familial angioedema)
6. Mày đay tự phát (vô căn)
IV. ĐIỀU TRỊ MÀY ĐAY
- Tốt nhất là loại bỏ yếu tố gây bệnh nếu biết.
- Tránh một số thức ăn, một số thuốc có thể gây dị ứng; Tránh các chất kích
thích như gia vị, rượu, trà, cà phê
- Trong cơn cấp:
+ Ăn nhẹ, giảm muối.
+ Trường hợp gây ngứa, khó chịu nhiều, có thể dùng giấm thanh pha
trong nước ấm (một phần giấm hai phần nước), Mentol 1%, dung dịch
Calamine để thoa hay tắm.
+ Tránh dùng thuốc mỡ kháng histamin (phenergan) thoa vì dễ gây
viêm da dị ứng. Mỡ corticoides ít hiệu quả, có thể gây một số tác dụng phụ
(nhất là khi thoa trên diện tích quá lớn).
- Hiện nay, cơ sở chính của điều trị mày đay là liều cao của thuốc kháng
histamine thế hệ hai và dùng trong thời gian dài (³ 6 tuần). Liều kinh điển gấp đôi
của thuốc kháng histamine không gây ngủ như Acrivastine, Cetirizine,
Loratadine và Fexofenadine có thể dùng được để giảm triệu chứng. Các đồng
phân mới có tên gọi là desloratadine và levocetirizine chưa chứng tỏ mang lại một
hiệu quả hay lợi điểm nổi bật nào trong điều trị mày đay. Tỉ lệ đáp ứng của mày
đay đối với các thuốc kháng Histamin chỉ vào khoảng 40%.
- Một loại thụ thế đối kháng Leukotriene mới gần đây được sử dụng điều trị
hen phế quản như Montelukast và Zafirlukast cũng cho thấy có thể làm giảm
triệu chứng mày đay mạn tính khi dùng phối hợp với các thuốc kháng Histamin.
- Chlorphenamine và Loratadine rất an toàn cho phụ nữ mang thai, trong
khi Cetirizine và Loratadine lại an toàn trong thời gian đang cho con bú.
- Hướng điều trị mày đay thứ ba rất đặc biệt là dùng thuốc ức chế miễn
dịch (Cyclosporin, Methotrexate, Sulphasalazine) hay các Hormone androgen,
Nifedipine và Warfarin. Colchicine và Dapsone rất có ích trong điều trị viêm
mạch mày đay hay viêm mạch dị ứng. Tiêm Immunoglobulin hay
Plasmaphoresis hoặc sử dụng những loại kháng thể đơn dòng kháng IgE mới
như Omalizumab (Xolair) cũng có thể điều trị mày đay. Trong tương lai có thể
có nhiều phương thức điều trị mày đay mới, trong đáng chú ý là các vaccine DNA
plasmid.
- Thuốc Corticoides (uống hay tiêm) chỉ nên dùng trong điều trị mày đay
cấp, nặng, kèm phù thanh quản hoặc một số trường hợp nổi mày đay do viêm
mạch, mày đay do chèn ép không đáp ứng với các thuốc kháng Histamin thông
thường;
- Không nên dùng Corticoides để điều trị mày đay mạn tính tự phát.
- Epinephrine được chỉ định dùng trong các trường hợp mày đay có phù
thanh quản nặng và các trường hợp có sốc phản vệ. Không dùng Epinephrine cho
những bệnh nhân khiếm khuyết di truyền C1 Esterase Inhibitor Enzyme.
- Đối với mày đay mãn tính: vì thường có liên quan đến các bệnh lý nội
khoa nên bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa khám bệnh, thực hiện thêm các
xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.