Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

khái niệm teambuilding

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.82 KB, 3 trang )

Khái niệm Teambuilding
Thời gian gần đây, loại hình teambuilding trở thành dịch vụ du lịch “hot”
nhất và được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng những mong kết nối chặt chẽ
các thành viên trong công ty. Để giúp độc giả hiểu rõ về loại hình này,
chúng tôi mời các chuyên gia về teambuilding của trang web
www.vietnamteambuilding.com tư vấn cụ thể trong loạt bài viết sau. Kính
mời độc giả đón đọcTeambuilding – xây dựng đội ngũ là một thuật ngữ
chuyên dùng để chỉ các hoạt động hỗ trợ việc hình thành một đội làm việc
hiệu quả.
Làm việc theo nhóm là một nhu cầu có ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực và
đặc biệt ngày nay, trong các doanh nghiệp lớn (đã lớn hay đang phát triển từ
nhỏ trở nên lớn), công việc ngày càng được chia nhỏ cho từng nhóm thực
hiện và mỗi nhóm thực hiện một phần công việc, không một cá nhân hay
một nhóm nhỏ nào có thể tự thực hiện được toàn bộ một kế hoạch tổng
thể. Điểm thú vị của sự phát triển này chính là ở chỗ: công việc lớn được
hoàn thành theo kế hoạch, mỗi kế hoạch thường có nhiều mục tiêu nhỏ trong
quá trình hoàn thành mục tiêu cuối cùng và cứ như thế, mục tiêu ngày một
chia nhỏ, chia nhỏ cho đến khi từng cá nhân có thể tự thực hiện được công
việc của mình trong một chuỗi các công việc có liên quan đến nhau một cách
hữu cơ của việc đạt đến mục tiêu cuối cùng. Khi đó, vai trò của mỗi cá nhân
lại có vẻ như không thay đổi, nghĩa là nhìn bề ngoài thì mỗi người tự làm
việc của mình, đầu giờ làm và cuối giờ kết thúc đi về! Quy luật chung thì
cũng không thay đổi gì, đó là mỗi người, không phân biệt theo bất kỳ thước
đo nào, cũng đều có 8 giờ làm việc công, 8 giờ ngủ và 8 giờ dành riêng cho
mình. Điều này đã được một vị vua từ thời xưa quy định và nhiều ngàn năm
trôi qua, quy tắc này cũng không có gì khác. Mỗi ngày qua đi, công việc có
vẻ như lặp đi lặp lại và dần dần từng cá nhân không còn nhìn ra được sự phụ
thuộc lẫn nhau. Khi đó bắt đầu phát sinh sự kém hiệu quả trong toàn bộ quá
trình hoàn thành công việc. Cũng có khi trong đội có một hoặc một vài nhân
sự mới, những người này được tuyển dụng vào với một bản mô tả công việc,
thường là không nói lên sự liên lạc của vị trí làm việc đến kết quả chung của


toàn bộ quy trình. Hoạt động xây dựng đội ngũ phát sinh chính là để khắc
phục các lỗi hệ thống của một tổ chức lớn, thông thường từ 200 nhân sự trở
lên thì hoạt động này sẽ thực sự phát huy hiệu quả khi áp dụng. Cơ sở lý
thuyết của quá trình hình thành một đội làm việc hiệu quả là MỘT NHÓM
người (group) chỉ có thể làm việc hiệu quả khi cùng tạo thành MỘT ĐỘI
(team). Một đội sẽ trải qua bốn giai đoạn phát triển từ khi mới hình thành
đến khi có thể thực hiện công việc hiệu quả là:
- Hình thành tổ chức của đội (forming)
- Hình thành trật tự quyền lực trong đội – chính thức và không chính thức,
hình thành quy tắc nội bộ (Norming)
- Trải qua thực tế hoạt động, cọ xát giữa các thành viên về cách thức làm
việc, tính cách, thói quen, tìm ra cách thỏa hiệp lẫn nhau… (storming).
- Từng thành viên chấp nhận những nguyên tắc làm việc chung theo quy tắc
riêng của đội mình để đạt được yêu cầu công việc hiệu quả nhất. Khi đó một
đội sẽ phát huy được tối đa hiệu quả công việc với các thành viên cụ thể của
mình (performing). Điều quan tâm của những người quản lý chính là nhanh
chóng đưa những người trong nhóm (group) làm việc của mình đạt đến được
giai đoạn 4 của quá trìnhhình thành đội. Khi đó người lãnh đạo mới có thể
hoàn thành được nhiệm vụ cấp trên giao. Teambuilding là thuật ngữ chỉ các
hoạt động hỗ trợ cho những người lãnh đạo đẩy nhanh quá trình chuyển biến
các thành viên của nhóm thành các thành viên của đội thông qua việc tổ
chức các môi trường cộng tác sáng tạo được mô phỏng một cách tế nhị
những hoạt động đặc thù của môi trường làm việc. Thông thường, hoạt động
ngoài trời sẽ là môi trường thường được chọn vì có khả năng thực hiện được
nhiều hoạt động sáng tạo nhất, đồng thời giúp cho từng cá nhân có thể vượt
qua các rào cản tâm lý và qua đó đạt được yêu cầu của hoạt động xây dựng
đội ngũ. Hoạt động xây dựng đội thường được thực hiện với những mục tiêu
rất cụ thể của từng tổ chức. Tuy nhiên, hầu hết các chương trình đều được
xây dựng trên nền tảng của lý thuyết phát triển đội ngũ và như vậy, trong
mỗi hoạt động, nhà tổ chức đều phải xác định được mục tiêu cụ thể là sau

khóa huấn luyện thì đội sẽ đạt đến mức độ nào trong 4 mức độ kể trên
(forming, norming, storming và performing). Thông thường, các đội sau một
thời gian hoạt động thường có sự thay đổi thành viên hoặc môi trường làm
việc hay thậm chí thay đổi yêu cầu công việc. Mỗi khi có sự thay đổi như
vậy, lãnh đạo đội thường tổ chức các hoạt động mô phỏng thực tế hoặc yêu
cầu công việc mới để các thành viên của đội mình có thể nhanh chóng đạt
được mức độ hợp tác hiệu quả trong môi trường làm việc mới. Nói cách
khác, teambuilding chính là một hoạt động nhắc nhở từng thành viên trong
công ty, trong từng phòng về ý nghĩa của sự hợp tác thông qua hình thức của
trò chơi một cách vui vẻ, bởi những người vui vẻ! Như vậy hiệu quả của lời
nhắc nhở đó cao hơn nhiều so với một cuộc họp chính thức toàn công ty
thông báo về yêu cầu công việc mới.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×