Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.45 KB, 15 trang )

- 1 -
MỤC LỤC
A - MỞ ĐẦU
Trang 2
B - NỘI DUNG
Trang 3
I/ NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA
CÔNG TÁC NGOẠI KHOÁ
Trang 3

1. Các nhiệm vụ của công tác ngoại khoá
Trang 3
2. Nguyên tắc hoạt động của công tác ngoại khoá
Trang 3

II/ CÁC HÌNH THỨC CÔNG TÁC NGOẠI KHOÁ VỀ HÓA
HỌC
Trang 4

1. Tổ và nhóm ngoại khoá hoá học
Trang 4
2. Ngày hội hoá học
Trang 10
3. Câu lạc bộ hoá học
Trang 12
4. Thi học sinh giỏi về hoá học
Trang 12
C - KẾT LUẬN
Trang 14
D - TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 15


Giáo viên: Phạm Thị Hoa - Trường THCS Trung Hoà - Huyện Cư Kuin - ĐăkLăk
MỤC LỤC Trang 1
- 2 -
A - MỞ ĐẦU
Khi nghiên cứu việc giảng dạy và học tập hoá học ở các trường trung
học nước ta về các mặt như chương trình học, sách giáo khoa, thời khoá
biếu trên lớp, thời gian học tập ở nhà, các phương tiện để giảng dạy và học
tập, để kiểm tra, để thi cử chúng ta thấy nảy ra một số yêu cầu nữa của
việc giảng dạy và học hoá học khá gay gắt mà mỗi người giáo viên cần nhận
thức rõ.
1. Khối lượng kiến thức của loài người tăng lên nhanh chóng, trong
khi đó thời gian trong lớp học chưa thay đổi, do đó chỉ có những điểm cơ
bản nhất mới được chọn lọc vào chương trình. Như vậy còn rất nhiều vấn đề
đáng hiểu, đáng biết chưa có thể đưa vào chương trình trung học được
nhưng nếu đối với học sinh có điều kiện tốt như khả năng tiếp thu tốt, điều
kiện về vật chất, thời gian để học tập tốt, được học thêm hiểu thêm những
kiến thức trên là điều rất có lợi.
2. Trong việc học tập của từng học sinh cũng nảy ra một mâu thuẫn
giữa việc nhà trường cần bảo đảm cho học sinh những kiến thức trung học
nhưng đồng thời cần có sự chuyên môn hoá, cá biệt hoá tới mức độ cần thiết
sự chuyên môn hoá dần dần, cá biệt hoá có mức độ cần làm sớm ngay từ khi
học ngay ở các trường trung học, có tác dụng thúc đẩy, kích thích sự phát
triển hứng thú và tài năng, phát triển sớm được nhân tài cho Tổ quốc, tạo
điều kiện cho việc chọn nghề phù hợp với tài năng của từng học sinh.
3. Trong trường học giáo viên là người chịu trách nhiệm chính trong
việc dạy dỗ học sinh, nhưng nếu biết tổ chức tốt thì các lực lượng khác của
xã hội cũng có thể tham gia tốt trong việc giáo dục và giáo dưỡng học sinh
như các phụ huynh học sinh, các công nhân lành nghề, các cán bộ có trình
độ kỹ thuật và ngay cả sự hiểu biết của các học khác trong lớp.
Rõ ràng là các mâu thuẫn trên làm cho giáo viên và học sinh không

thể nào an tâm thoả mản với việc học tập của học sinh trên lớp học được.
những giáo viên dạy giỏi, những giáo viên dạy học có kết quả nhất chính là
những giáo viên tạo được cho học sinh khát vọng hiểu biết sâu rộng cao hơn
là những kiến thức học trong lớp.
Như vậy chúng ta cần phải có một cách dạy, cách học khác nữa bổ
sung cho cách dạy, cách học bình thường để giải quyết các mâu thuẫn trên.
Giáo viên: Phạm Thị Hoa - Trường THCS Trung Hoà - Huyện Cư Kuin - ĐăkLăk
- 3 -
B - NỘI DUNG
I/ NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA
CÔNG TÁC NGOẠI KHOÁ
Công tác ngoại khoá là một hoạt động nhận thức của học sinh, được
giáo viên tổ chức, được các đoàn thể giúp đỡ (Tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh, của Công đoàn, của Phụ huynh học sinh ). Với các nội dung học
ngoài chương trình học nhưng phục vụ cho việc nâng cao chất lượng đào tạo
của nhà trường.
1. Các nhiệm vụ của công tác ngoại khoá: Có 3 nhiệm vụ chính:
* Phát triển hứng thú học tập hoá học, nâng cao chất lượng học, rèn
luyện óc thông minh, mở rộng kiến thức và kỹ năng bằng việc nghiên cứu
học tập thêm các vấn đề khác về hoá học (đọc thêm sách, báo, tài liệu về hoá
học, làm thêm các thí nghiệm ).
* Tổ chức các buổi lao động công ích và khoa học vừa để phục vụ cho
xã hội, cho nhà trường, vừa để nâng cao chất lượng học tập (xây dựng phòng
thí nghiệm, làm các thí nghiệm phục vụ sản xuất cho các công ty, xí
nghiệp ).
* Tổ chức sử dụng thời gian rỗi rãi một cách ích lợi, hứng thú, hợp lí
và có hiệu quả cao nhất.
Như vậy công tác ngpại khoá có tác dụng rất lớn đối với trí dục (mở
rộng và làm sâu sắc kiến thức hoá học, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo), đối với
đức dục (kích thích tính tò mò, ham thích hoá học, thích đọc thêm sách, ham

làm thí nghiệm, nâng cao tinh thần dám nghĩ, dám làm, tinh thần sáng tạo,
xây dựng động cơ học tập ), đối với phát triển tư duy (đặt cho học sinh
những vấn đề suy nghĩ, phải giải quyết trong khoa học và kỹ thuật, trong lịch
sử và hiện nay), đối với giáo dục kỹ thuật tổng hợp qua việc tham quan nhà
máy, đọc sách kỹ thuật, nghe báo cáo về các vấn đề kỹ thuật, tạo cho học
sinh khát vọng hiểu biết về kỹ thuật và khoa học, rèn luyện cho học sinh tư
duy kiến thức và thúc đẩy rèn luyện kỹ năng, kỹ thuật.

2. Nguyên tắc hoạt động của công tác ngoại khoá.
a) Công tác ngoại khoá về hoá học xây dựng trên cơ sở phù hợp với
trình độ của học sinh, với điều kiện vật chất và thời gian thu xếp được của
học sinh.
Giáo viên: Phạm Thị Hoa - Trường THCS Trung Hoà - Huyện Cư Kuin - ĐăkLăk
- 4 -
b) nội dung của công tác ngoại khoá phải được kết hợp chặt chẽ với
nội dung của chương trình nội khoá.
c) Công tác ngoại khoá về hoá học do có tác dụng nâng cao về chất
lượng học, kích thích tinh thần ham học nên cần thu nạp học sinh giỏi và học
sinh trung bình những cũng nên có cả học sinh kém.
d) Giáo viên là người tổ chức và lãnh đạo nhưng thực hiện những
nhiệm vụ cụ thể là việc làm của học sinh, cần tôn trọng tinh thần sáng tạo,
tinh thần tự quản của học sinh.
e) Công tác ngoại khoá được thực hiện theo tinh thần tự nguyện, tự
giác nhưng khi đã ở trong tổ chức cần đề cao tinh thần kỹ luật thì mới có kết
quả được.
g) Công tác ngoại khoá là một hoạt động có nhiều tác dụng: học tập,
rèn luyện, phục vụ và giải trí, là một hoạt động nhiều mặt. Đọc sách, làm thí
nghiệm và đi thực tiễn, vừa là hoạt động cá nhân, nhóm hoặc có thể là của
tập thể, cần bảo đảm có sự cân đối trong các hoạt động mới tạo kết quả tốt
nhất.

h) Lãnh đạo và tổ chức công tác ngoại khoá chủ yếu là nhiệm vụ của
nhà trường, nhưng nếu tranh thủ thêm sự giúp đỡ của các thành phần khác
như các phụ huynh học sinh có trình độ, các kĩ sư, cán bộ y tế, cán bộ kỹ
thuật của các nhà máy, xí nghiệp các sinh viên
Những người này có thể là các cố vấn cho các nhóm ngoại khoá, cung
cấp các tài liệu và các phương tiện hoạt động cho các nhóm, hoặc trực tiếp
giảng dạy các vấn đề cần thiết cho học sinh. Đây cũng là một hình thức để
cho mọi người trong xã hội tham gia vào việc giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng
nhà trường.
II/ CÁC HÌNH THỨC CÔNG TÁC NGOẠI KHOÁ
VỀ HÓA HỌC
Công tác ngoại khoá về hoá học trong trường trung học có thể tiến
hành dưới 4 hình thức chính:
- Tổ và nhóm ngoại khoá hoá học là hình thức chủ yếu nhất;
- Ngày hội hoá học;
- Câu lạc bộ hoá học;
- Thi học sinh giỏi về hoá học;
1. Tổ và nhóm ngoại khoá hoá học.
a) Tổ chức chung: Các tổ gồm tất cả học sinh ở tất cả các lớp trong toàn
trường mỗi tổ được phân công đi sâu vào một khía cạnh của hoá học. Một tổ
Giáo viên: Phạm Thị Hoa - Trường THCS Trung Hoà - Huyện Cư Kuin - ĐăkLăk
- 5 -
được chia thành nhiều nhóm. mỗi lớp học thành một nhóm hoặc cả khối lớp,
lập mỗi nhóm gồm 2 hoặc 3 học sinh tuỳ theo yêu cầu hoạt động riêng của
từng nhóm, các tổ trưởng và nhóm trưởng do các thành viên tự bầu lên.
Thầy giáo hoá học là cố vấn chính, gợi ý, giúp đỡ, cung cấp phương tiện rèn
luyện các cán bộ học sinh. Bên cạch dó, giáo viên có thể mời thêm các thành
viên khác làm cố vấn, chính những người này có điều kiện cung cấp các tài
liệu mở rộng sự hiểu biết của học sinh, những tin tức, những thành tựu mới
nhất về hoá học, những ứng dụng quan trọng nhất tạo cho học sinh hiếu

được cách suy nghi về các vấn đề hiện nay của hoá học và kỹ thuật hoá học.
Để hoạt động ngoại khoá có chất lượng cao cần dành cho mỗi nhóm làm
việc 4 giờ trong 2 tuần hoặc mỗi tuần một buổi. Kế hoạch hoạt động cần
vạch ra trước và cố gắng thực hiện dù gặp khó khăn.
Không nên để một học sinh dù có tài năng sinh hoạt ở nhiều nhóm
ngoại khoá. Chỉ trường hợp đặc biệt có thể để học sinh vừa ở nhóm văn
nghệ vừa ở nhóm hoá học được.
Trong mỗi nhóm ngoại khoá có thể có học sinh giỏi và cũng có thể có
học sinh kém, cần chọn vấn đề cho phù hợp trình độ học sinh tạo điều kiện
thúc đẩy sự tiến bộ nhanh chóng và hứng thú cao nhất của các em.
Để tổ chức được chặt chẽ, nên giải thích cho học sinh rõ ràng mục
đích của nhóm ngoại khoá, kèm theo tổ chức một vài triễn lãm nhỏ của các
tổ ngoại khoá các năm trước hoặc có thể tổ chức một tối vui hoá học.
Sau đó để các em viết đơn xin vào hoạt động ở một nhóm ngoại khoá,
cũng có thể dùng thử thách nhỏ để chọn lọc học sinh thực sự nhiệt tình với
hoá học mà công nhận vào các nhóm, tổ ngoại khoá.
Ví dụ: Giao cho một số em ghi chép và theo giỏi một vấn đề nào đó
về hoá học đăng trong một năm báo “khoa học thường thức”, làm lại toàn
bộ nhãn các lọ hoá chất của phòng thí nghiệm
Tổ chức có chọn lọc là điều đáng chú ý, nhưng quan trọng hơn cả là
việc thực hiện thường xuyên kế hoạch đã vạch ra, cần hết sức tránh biến kế
hoạch thành ra “đầu voi, đuôi chuột”, làm mất ý nghĩa, tác dụng của công
tác ngoại khoá. Kế hoạch vạch ra thì lớn nhưng thực hiện được rất ít.
Trong khi lãnh đạo các nhóm ngoại khoá cần chú ý khéo léo giáo dục
các em học sinh có các cá tính sau:
Giáo viên: Phạm Thị Hoa - Trường THCS Trung Hoà - Huyện Cư Kuin - ĐăkLăk
- 6 -
+ Học thông minh nhưng có tính hời hợt, không có nghị lực đi sâu
một vấn đề nào cả, cần từng bước động viên, thúc đẩy thường xuyên để các
em tự thấy nếu không kiên nhẫn thì không thể có một thành tích nào cả;

+ Hấp tấp, học sinh do kinh nghiệm cuộc sống và trình độ kỹ thuật
còn thấp nên dễ có những đề án cải cách khoa học phi lí. Cần giải quyết tốt
được mâu thuẫn giữa việc khuyến khích tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám
làm, với giáo dục tinh thần thận trọng, nghiêm túc, sâu sắc;
+ Còn bao nhiêu em nung nấu, ấp ủ bao nhiêu phát minh khoa học,
nghe cũng có nhiều điều hợp lí nhưng lại mắc những thiếu sót có tính chất
mấu chốt, cơ bản nhất.
Ví dụ: Khá nhiều học sinh đề nghị dùng than hoạt tính để hấp phụ khí
ôxi trong khí quyển để đốt lò tạo ra hiệu suất cao. Sự suy nghĩ và thiết bị đều
có ý hay, nhưng do kiến thức còn nông cạn, nên các em không thể hiểu được
than hoạt tính chỉ hấp phụ tốt những chất khí dễ hoá lỏng như Clo, Brôm
còn Ôxi, Nitơ than hấp phụ không đáng kể vì độ hoá lỏng rất thấp.
Tất cả các điều suy nghĩ của các em qua hoạt động ngoại khoá nên
khuyến khích trân trọng, cần phân tích rõ các mặt hợp lí, đồng thời tìm cách
cung cấp các tài liệu để các em tự đọc, tự thấy sai lầm, thấy thiếu sót trong
cách suy nghĩ, hoặc trong kiến thức. Đối với những đề nghị hợp lí nên giúp
đỡ các em thực hiện cho bằng được ý muốn và tuyên dương các thành tích
đó.
- Muốn động viên các tổ ngoại khoá hoạt động tích cực cần tận dụng
các kết quả của các em đã sưu tầm, đã làm ra
Dùng một giáo cụ do các tổ ngoại khoá chế tạo để dạy học nên biểu
dương những em đã làm. Khi dạy bài Ôxi có thể cho tổ ngoại khoá ra một tờ
báo hoá học xung quanh lịch sử tìm ra ôxi, quá trình biết ôxi là thành phần
của không khí, cũng như quá trình phát hiện của PrisLy về hiện tượng cây
cối hấp thụ khí cacbonic và nhả khí ôxi ngoài ra còn có những bài nói về
cách điều chế ôxi khác, các ứng dụng của ôxi trong lĩnh vực y tế, công
nghiệp quốc phòng khi dạy giáo viên nên chọn một vài khía cạnh giới
thiệu cho học sinh, dặn học sinh nên đọc thêm ở tờ báo hoá học do các bạn
đã sưu tầm
- Cuối học kì hay gần cuối năm học nên tổ chức ngày hội hoá học, để

tất cả các tổ ngoại khoá có điều kiện báo cáo với toàn thể học sinh về thành
tích của tổ mình, triến lãm những kết quả đã sưu tầm, đã làm ra. Việc nay
không những nhằm mục đích phổ biến rộng rãi các kết quả của tổ ngoại
Giáo viên: Phạm Thị Hoa - Trường THCS Trung Hoà - Huyện Cư Kuin - ĐăkLăk
- 7 -
khoá nâng cao sự hiểu biết chung của toàn thể học sinh mà còn có tác dụng
động viên các tổ ngoại khoá, biểu dương các tổ hoạt động có thành tích hơn
cả.
b) Tổ thí nghiệm: Tổ này cần có các nhóm ở đủ các lớp học, mỗi
nhóm có độ từ 2 đến 3 học sinh.
Tổ viên có quyền lợi là được rèn luyện làm thí nghiệm, chế tạo các đồ
dùng dạy học nhưng có nhiệm vụ giúp đỡ phòng thí nghiệm trong việc chế
tạo đồ dùng dạy học sưu tầm dụng cụ hoá chất, pha chế hoá chất, bảo quản
phòng thí nghiệm, giúp đỡ giáo viên biểu diễn các thí nghiệm và tổ chức các
buổi thí nghiệm thực hành.
Chúng ta có thể khẳng định rằng bất cứ trường cấp II nào cũng đều có
thể và rất nên tổ chức tốt tổ ngoại khoá này. Các trường tiên tiến đều có khả
năng biết dựa vào học sinh để xây dựng phòng thí nghiệm.
Có trường, tổ chức ngoại khoá này chỉ để khai thác học sinh lau chùi
quét dọn học sinh không thể cảm thấy hứng thú lâu dài trong các hoạt
động đó được nên tổ chức sẽ tan vỡ, đó là ta không thấy cần thiết phải cân
đối các tác dụng của công tác ngoại khoá: Nhận thức, phục vụ, hứng thú giải
trí và rèn luyện.
Cần có kế hoạch rèn luyện cho học sinh ở tổ này thành bài học kèm
theo phần thực hành. Nếu ta biết tổ chức thì học sinh rất hứng thú mà phòng
thí nghiệm thì ngày càng đầy đủ hơn. Có giáo viên ngay từ lúc tổ chức ngoại
khoá thí nghiệm đến xắp sếp phòng thí nghiệm, dán nhãn chai lọ cũng làm
cho học sinh thấy rất hứng thú.
Trước hết giáo viên đặt vài câu hỏi cho các em suy nghĩ rồi trả lời:
+ Tất cả các hoá chất chỉ được xếp trong cái tủ có 4 ngăn này, các em

suy nghĩ xem ngăn nào vững chắc nhất, ngăn nào dễ lấy hoá chất nhất, chỗ
nào dễ tìm hoá chất nhất
+ Bình đựng H
2
SO
4
đậm đặc, bình Brôm lỏng nên xếp ở đâu, các chất
lỏng nói chung xếp ở đâu? Các chất đắt tiền, muối iốt, muối bạc, nên để ở
chỗ nào? Các chất như cồn đốt, dung dich kiềm, chất chỉ thị màu thường
xuyên dùng đến nên xếp ở đâu?
+ Sau đó tiến hành thảo luận các phương án sắp xếp các hoá chất
trong 4 ngăn tủ do các em đề ra, xếp theo các nguyên tắc nào, xếp theo
chương trình học của các năm hay theo các loại hoá chất cơ bản axit, bazơ,
ôxit, muối hay theo hệ thống tuần hoàn.
Giáo viên: Phạm Thị Hoa - Trường THCS Trung Hoà - Huyện Cư Kuin - ĐăkLăk
- 8 -
+ Cuối cùng để cho các em chọn và xếp lại theo kế hoạch đã thống
nhất.
Trong khi đó có một nhóm quấy hồ làm nhãn và dán vào chai lọ, dán
lại các nhãn gần bong. Nhóm này cũng phải trao đổi vài vấn đề như: khi
quấy hồ tại sao phải cho thêm lượng nhỏ CuSO
4
? Tại sao khi dán nhãn xong
lại tráng một lớp Parafin nóng chảy lên trên?
- Nhiều thí nghiệm nếu làm trong giờ học sẽ không đủ thời gian, nên
cho tổ ngoại khoá làm các thí nghiệm hữu cơ như làm giấm, làm rượu, lấy
mêtan từ bùn ao
- Tổ thí nghiệm ở các trường trung học hiện nay có tác dụng rất tốt
trong việc sưu tầm các mẫu vật và chất. Mặt khác tổ thí nghiệm cũng có tác
dụng rất lớn trong việc tiết kiệm các hoá chất và giáo dục học sinh tinh thần

tiết kiệm.
c) Tổ hoá nông: Hoạt động của tổ khá phong phú, không những các
học sinh được đọc các tài liệu về hoá học phục vụ nông nghiệp mà còn được
làm các thí nghiệm tại vườn trường hay các cánh đồng địa phương.
Công việc chủ yếu của các tổ hoá nông gồm các việc sau:
- Đọc và sưu tầm các tài liệu về hoá nông trong các sách báo;
- Làm các thí nghiệm nhận biết các loại phân hoá học;
- Làm thí nghiệm về tác dụng của các loại phân với cây trồng trong
vườn trường, trong các chậu
- Làm thí nghiệm về tác dụng của các loại phân vi lượng, tác dụng của
các loại cây họ đậu với cây trồng
- Xác định độ chua, xác định N, P, K của các mẫu đất trong trường,
hay ở địa phương, lập bản đồ khoanh vùng sau khi đã phân tích các mẫu đất.
Tổ hoá nông ở các trường nông thôn có tác dụng không những đối với
địa phương tạo điều kiện cho việc chọn lọc cây giống khoanh vùng nông
nghiệp, lập chế độ bón phân mà còn có tác dụng mở rộng kiến thức, trau dồi
kỹ năng, kỹ xảo thực hành và xây dựng lòng yêu quê hương nông nghiệp
cho các em học sinh.
- Đối với tổ này, điều cần thiết phải cố gắng tới mức tối đa làm sao
cho kết quả được chính xác. nếu không đủ phương tiện làm được chính xác
thì cần nói rõ cho học sinh và không nên sử dụng các số liệu đó vào thực
tiễn.
Giáo viên: Phạm Thị Hoa - Trường THCS Trung Hoà - Huyện Cư Kuin - ĐăkLăk
- 9 -
- Tổ hoá nông hoạt động cần có kế hoạch dài hạn hơn các tổ khác vì tổ
này có nhiều thí nghiệm trồng trọt, mà cây cối có thời vụ và phải một thời
gian dài thì các thí nghiệm mới thể hiện rõ ràng.
d) Tổ lịch sử: Khác với hai tổ trên, hoạt động của tổ lịch sử thiên về
đọc tài liệu, sưu tầm tài liệu, viết thành báo cáo và tổ chức nói chuyện. Tổ
viên không cần nhiều người như các tổ khác, mỗi khối lớp cần vài học sinh.

- Lịch sử phát trển của hoá học có rất nhiều vấn đề có ý nghĩa lớn về
giáo dục và giáo dưỡng học sinh. Tuy vậy trong một thời gian ngắn của giờ
học trên lớp không thể đưa vào bài học được các sự kiện lịch sử của hoá học,
lịch sử phát triển của các thuyết, các khái niệm, các định luật, sự phát triển
của các nguyên tố hoá học, các hoá học có công dụng quan trọng làm cho
học sinh hiểu rõ ý nghĩa của thuyết khoa học, học tập được các phẩm chất
cao quý của các nhà hoá học và nếu khéo đặt vấn đề lôi cuốn học sinh vào
tình huống có vấn đề của các nhà hoá học trước đây. Chính như vậy kích
thích nhiều đến tư duy sáng tạo của học sinh.
Nói chung các vấn đề lịch sử có tác dụng làm học sinh hứng thú học
tập, thúc đẩy các mơ ước khoa học ở học sinh. Các tài liệu về lịch sử hoá
học hiện nay chưa có nhiều, ta đã có một số sách như: Lịch sử phát hiện các
nguyên tố hoá học, du lịch trong thế giới hoá học, hoá học vui các giáo
trình hoá học ở các bậc đại học và kỹ thuật cũng có một phần lịch sử hoá
học.
Kết quả thu hoạch của tổ này cần thiết được phổ biến rộng rãi trong
toàn thể học sinh theo từng chương học của từng khối lớp dưới dạng báo
tường, phát thanh trước giờ học, báo cáo trong các hội vui hoá học điều cơ
bản là cần chọn lọc các vấn đề có tác dụng nhất và biết viết theo các dạng
khác nhau.
Ví dụ: Sự cháy là gì? Các nhà hoá học đã hiểu sự cháy như thế nào?
cuộc tranh luận Prut và BecTơLô đã kết thúc chưa? LơbLăng và Son - Vay
hoặc: Bạn có biết chăng? cuộc đời của Mac Tanh, tại sao nguyên tố đó gọi là
Ăngtimon (chống với nhà tu hành).
- Ngoài ra cũng nêu trong những ngày kỉ niệm, ngày sinh, ngày chết
của một nhà bác học nào đó mà có công trình được chọn làm kiến thức cơ
bản trong sách giáo khoa, viết một bài báo về công trình và sự nghiệp của
nhà hoá học đó.
Giáo viên: Phạm Thị Hoa - Trường THCS Trung Hoà - Huyện Cư Kuin - ĐăkLăk
- 10 -

Ví dụ: Lavoađiê, Lômônôxôp, Đan Tông, gia đình Quyri
e) Một số tổ ngoại khoá khác: Nếu ở các trường có nhiều điều kiện
thuận lợi về người lãnh đạo như giáo viên hoá và người hỗ trợ, thuận lợi về
thời gian thu xếp của học sinh và khả năng của phòng thí nghiệm có thể tổ
chức thêm nhiều tổ ngoại khoá nữa như các tổ sau:
* Tổ sản xuất hoá học: Tổ này có mặt hạn chế như khó khăn đặc biệt
về mặt quản lý lao động, quản lý tài chính
* Tổ hoá ứng dụng: Tổ này chia thành các nhóm tìm hiểu tài liệu,
sưu tầm các vật mẫu để triễn lãm hay viết báo cáo. Có thể có các nhóm tìm
hiểu về:
- Hoá học phục vụ quốc phòng;
- Hoá học phục vụ cho việc ăn uống;
- Hoá học phục vụ cho việc làm nhà cửa.
Thành lập các tổ ngoại khoá nào tuỳ thuộc tình hình của giáo viên,
của học sinh, của địa phương, phòng thí nghiệm và thư viện của nhà trường.
2. Ngày hội hoá học.
a) Tổ chức: Mỗi năm nên cố gắng tổ chức một ngày hội vui hoá học,
thời gian tổ chức gần vào cuối học kì II là có lợi hơn cả vì các lí do sau: Nội
dung của ngày hội nên dựa vào kết quả hoạt động của các tổ ngoại khoá,
triễn lãm và thư viện của nhà trường.
Ngày hội có chủ đề theo chương trình học nên cần cho học sinh nắm
được phần cơ bản của chương trình đã học của năm. Ngày hội tổ chức dễ
thành công nhất là nên làm theo khối lớp hay vài lớp của một khối, không
nên tổ chức ngày hội trong toàn trường vì trình độ học sinh không đồng đều
nhau. Các báo cáo, các trò chơi không thể phục vụ thoả mãn tất cả các đối
tượng đó được. Mặt khác nằm ở khối lớp, các học sinh không quá đông, nội
dung hội của từng lớp của thể dùng năm này sang năm khác được. Tham dự
là tuỳ theo ý thích của học sinh nhưng nên vận động học sinh tham gia. Ban
tổ chức là tổ trưởng, nhóm trưởng các nhóm ngoại khoá. Giáo viên vẫn chỉ
đóng vai trò cố vấn về trực tiếp điều khiển hội vui nên dành cho học sinh, để

rèn luyện tình thần tự quản và học sinh cũng cảm thấy vui chơi thoải mái
nếu do các em tự điều khiển.
Nên cổ động, tuyên truyền, phát thanh trước, gây cho học sinh không
khí đón chờ ngày hội hoá học.
Giáo viên: Phạm Thị Hoa - Trường THCS Trung Hoà - Huyện Cư Kuin - ĐăkLăk
- 11 -
Sự chuẩn bị cần rất chu đáo, dự tính thời gian cho từng mục, chọn
người điều khiển, người đóng kịch, người giới thiệu và nhất là người giữ trật
tự
b) Gọi là ngày hội hoá học nên nội dung cần cân nhắc tính vui lên
trước (điều này khác với sinh hoạt các câu lạc bộ vì trong trường hợp này
điều cân nhắc đâu tiên là nâng cao nhận thức). Tất nhiên tính vui trong khoa
học có phần khác với tính vui trong cuộc sống, trong văn học nghệ thuật,
cho nên cân nhắc tính vui như thế nào cho đúng là một điều khó nhất của
việc tổ chức ngày hội, vui vì hiểu biết mở rộng, vui vì tư duy phát triển, vui
vì hoá học có những khía cạnh hấp dẫn, học sinh thấy hứng thú, thấy cần
thiết phải sáng tạo
Trong ngày hội có thể có:
- Một vài báo cáo các nội dung hấp dẫn về lịch sử, về một vài thành
tựu mới nhất về ứng dụng hoá học trong thực tiễn;
- Câu đố vui về hoá học;
- Trò chơi về hoá học;
- Một số kịch vui về hoá học;
- Triến lãm nhỏ về các thành tích của các tổ ngoại khoá hoá nông, thí
nghiệm, sản xuất (các báo tường, các vật mẫu, các sản phẩm, các thí nghiệm
thành công ). Tổng kết ngày hội là mục phát phần thưởng cho các tổ ngoại
khoá hoạt động có thành tích nhất, phát phần thưởng cho học sinh trả lời
đúng câu đố vui, hoặc trò chơi vui. Luôn động viên khích lệ học sinh, em
này đã mạnh dạn sáng tạo như như Lavoađiê, cách suy luận tìm quy luật như
thế này của em giống như Menđêlêep, em đã kiên nhẫn như Quyri

* Khi tổ chức ngày hội hoá học cần chú ý những nội dung sau: tránh
gây nhàm chán hay ngại, không muốn làm lần nữa vì:
- Nội dung ngày hội không có nòng cốt là các hoạt động thường
xuyên của các tổ ngoại khoá, chỉ dưạ vào vài câu đố, trò chơi, thí nghiệm
vui dựa vào vài học sinh có tài pha trò vui
- Tổ chức cho học sinh toàn trường, nên khi tổ chức lần sau phải hoàn
toàn khác với lần trước do đó sau độ 2 lần tổ chức ngày hội, các giáo viên
hoá không còn đủ nội dung để tổ chức được các lần sau một cách hấp dẫn
nữa, mà yêu cầu của học sinh lại càng cao lên. Tổ chức tốt ngày hội hoá học
sẽ có tác dụng rất tốt đối với học sinh nhất là trong việc nâng cao hứng thú
học tập hoá học.
Giáo viên: Phạm Thị Hoa - Trường THCS Trung Hoà - Huyện Cư Kuin - ĐăkLăk
- 12 -
Nên tổ chức ngày hội vào ban ngày tiện lợi hơn ban đêm, học sinh đi
lại đỡ vất vã, không phải lo lắng về ánh sáng nhất là đối với các trường ở
nông thôn hay ở miền núi. Có thể tổ chức ngày hội hoá học cùng ngày hội
vui với các bộ môn khác.
Ví dụ: ngày hội lí, hoá
3. Câu lạc bộ hoá học:
Hình thức này gồm một số công việc chính như sau:
- Tổ chức nhưng buổi nói chuyện thường kì về hoá học;
- Tổ chức những lớp đặc biệt, huấn luyện học sinh đi sâu vào một số
vấn đề của hoá học và kỹ thuật.
a) Tổ chức nói chuyện thường kì: nếu có điều kiện tổ chức mỗi tháng
có một ngày nhất định dành cho một môn học (hoặc một học kì có một
ngày).
Trong ngày dành cho môn hoá, mời những người có trình độ về hoá
học hay kỹ thuật những người có thành tích đặc biệt đến nói chuyện cho học
sinh nghe. Các buổi nói chuyện này học sinh nào muốn nghe hay không tuỳ
ý, nhưng nên khuyến khích học sinh đi nghe, hình thức này có tác dụng làm

cho học sinh thấy được vấn đề thực tiễn của hoá học của kỹ thuật hiện nay,
tạo cho học sinh có những ước mơ thiết thực đúng đắn không quá đơn giản
hay quá viễn vông.
Nếu chọn được những người nói có chất lượng, vừa có trình độ, vừa
biết trình bày thì có tác dụng rất tốt.
b) Mở các lớp học thêm, có chương trình đặc biệt. Hình thức này chưa
được áp dụng nhiều nhưng nếu áp dụng cũng có tác dụng tốt.
Chương trình học cần có hệ thống, vừa có tác dụng mở rộng hiểu biết,
rèn kỹ năng, kỹ xảo vừa là khâu chuẩn bị cho học sinh tham gia lao động sản
xuất một cách có kỹ thuật.
4. Thi học sinh giỏi về hoá học:
Thi học sinh giỏi có nhiều ý nghĩa lớn:
Giáo viên: Phạm Thị Hoa - Trường THCS Trung Hoà - Huyện Cư Kuin - ĐăkLăk
- 13 -
- Khuyến khích việc học tập vững chắc sâu rộng, học một cách thông
minh sáng tạo và rèn luyện thành thạo kỹ năng, kỹ xảo.
- Lựa chon được học sinh có khả năng đặc biệt.
- Thúc đẩy khuyến khích động viên phong trào giảng dạy chăm lo đến
các học sinh có năng khiếu, nâng cao chất lượng dạy.
- Cung cấp những số liệu cần thiết để đánh giá chất lượng khả năng tư
duy cho các đề tài nghiên cứu về học sinh trong từng giai đoạn
Mức thấp nhất là thi học sinh giỏi ở cấp trường, thứ 2 cấp huyện, thứ
3 là thi học sinh giỏi trong tỉnh, sau cùng là thi học sinh giỏi trong toàn
quốc. Cao hơn nữa là còn tổ chức thi học sinh giỏi của nhiều nước với nhau.
- Tìm hiểu về đề thi và cách tổ chức thi học sinh giỏi của các nước
bạn so với ta chúng ta thấy có một số kinh nghiệm đáng nghiên cứu sau:

1. môn hoá học cũng được chọn làm một môn học để tìm kiếm nhân
tài như các môn toán, văn
2. Để đánh giá cho đúng khả năng và toàn diện, cách thi bao giờ cũng

gồm chừng 4 đến 6 câu hỏi về lí thuyết và tính toán vài bài tập bằng thí
nghiệm.
3. Tham gia tổ chức thi, ra đề tài, chấm thi, ngoài các cán bộ giáo viên
của Bộ giáo dục, của Sở, của các trường phổ thông khác người ta còn mời
nhiều cán bộ các ngành khác có trình độ khoa học cơ bản kỹ thuật như cán
bộ giảng dạy các trường đại học tổng hợp, sư phạm, bách khoa, viện hoá
các cán bộ này tham gia vào việc tổ chức thi học sinh giỏi có tác dụng nâng
cao tính khách quan trong việc đánh giá học sinh, mặt khác lôi cuốn nhiều
nhà khoa học quan tâm đến vấn đề đào tạo nhân tài hơn.
4. Dùng nhiều biện pháp để động viên những học sinh giỏi và lôi cuốn
mọi người theo dỏi kì thi, nhất là học sinh.
Thường trong kì thi vòng một ở cấp trường là cuộc thi tự do, bất kì
học sinh nào cũng có quyền dự, đề thi được phổ biến rộng rãi, học sinh
mang đề về nhà, làm cá nhân, hay tập thể cũng được, nếu tự xét thấy làm
được chừng 3/4 số bài thi thì nộp bài giải để chuẩn bị thi vòng 2.
Từ vòng 2, học sinh làm bài trong lớp, có thời gian hạn chế, vòng 3 là
các bài tập bằng thí nghiệm.
Giáo viên: Phạm Thị Hoa - Trường THCS Trung Hoà - Huyện Cư Kuin - ĐăkLăk
- 14 -
Cách thi như vậy lôi kéo được sự chú ý theo dỏi thi của tất cả các học
sinh kém, trung bình và khá, ngay cả học sinh lớp dưới muốn dự kì thi học
sinh giỏi của lớp trên cũng được.
Các học sinh trúng giải sẽ được lĩnh các phần thưởng xứng đáng hay
được hưởng quyền lợi như đi tham quan khu công nghiệp hoá học
C - KẾT LUẬN
Việc thực hiện tốt công tác ngoại khoá sẽ phát triển hứng thú học tập
môn hoá học, nâng cao chất lượng học, rèn luyện óc thông minh, mở rộng
kiến thức và kỹ năng, sử dụng được thời gian rãnh rỗi của học sinh một cách
ích lợi, hứng thú, hợp lí và có hiệu suất cao nhất. Ngoài ra còn có thể phát
triển những ý tưởng lớn lao được các em nung nấu, ấp ủ, bên cạnh đó còn

rèn luyện cho các em những kỹ năng, kỹ xảo khi làm thí nghiệm, nghiên cứu
khoa học, giáo dục tinh thần cần cù, tỉ mỉ, kiên nhẫn, tiết kiệm
Giáo viên: Phạm Thị Hoa - Trường THCS Trung Hoà - Huyện Cư Kuin - ĐăkLăk
- 15 -
D - TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoá học dành cho người yêu thích - Dương Văn Đảm - NXB Giáo
Dục.
2. Lý luận dạy học hoá học - Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương,
Dương Xuân Trình - NXB Giáo Dục.
Giáo viên: Phạm Thị Hoa - Trường THCS Trung Hoà - Huyện Cư Kuin - ĐăkLăk

×