Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Thiên nhiên và con người miền núi trong truyện ngắn của nguyễn huy thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

LƢƠNG VĂN THOẠI

THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƢỜI MIỀN NÚI
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

LƢƠNG VĂN THOẠI

THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƢỜI MIỀN NÚI
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS PHAN TRỌNG THƢỞNG

HÀ NỘI, 2016



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như hoàn thành
Luận văn Thiên nhiên và con người miền núi trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên từ thầy
cô, người thân, bạn bè để tôi có được kết quả như ngày hôm nay.
Trước tiên, tôi xin chân thành gửi lời biết ơn sâu sắc tới
PGS. TS Phan Trọng Thưởng. Bằng tất cả sự tận tình, tâm huyết, thầy
đã hướng dẫn và giúp đỡ để tôi hoàn thành Luận văn Thạc sĩ này.
Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến toàn thể các
thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, tổ Lí luận Văn học; phòng sau
Đại học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; các thầy cô ở Viện
nghiên cứu Văn học đã nhiệt tình giảng dạy, truyền thụ cho tôi
những kiến thức quý báu, là cơ sở để tôi nghiên cứu và hoàn thiện
Luận văn.
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến những người thân
trong gia đình tôi, những người bạn của tôi đã luôn động viên, giúp
đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu hoàn thành khóa học.
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2016
Học viên

Lương Văn Thoại


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Trong khi nghiên cứu Luận văn, tôi đã kế thừa thành quả khoa học
của các nhà khoa học và đồng nghiệp với sự trân trọng và biết ơn.
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2016
Học viên


Lương Văn Thoại


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 4
4. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 5
6. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 5
7. Các phương pháp nghiên cứu .................................................................... 5
8. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 6
9. Cấu trúc của luận văn ................................................................................. 6
Chương 1. NGUYỄN HUY THIỆP VÀ TRUYỆN NGẮN VIẾT VỀ ĐỀ TÀI
MIỀN NÚI......................................................................................................... 7
1.1. Tiểu sử, cuộc đời ..................................................................................... 7
1.2. Sự nghiệp sáng tác .................................................................................. 8
1.3 Thiên nhiên và con người trong cách cảm nhận mới của văn học ........ 13
1.3.1 Thiên nhiên và con người trong văn học dân gian .......................... 13
1.3.2. Thiên nhiên và con người trong văn học trung đại ........................ 18
1.3.3. Thiên nhiên và con người trong văn học hiện đại .......................... 21
* Tiểu kết...................................................................................................... 23
Chương 2. MỐI QUAN HỆ GIỮA THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI MIỀN
NÚI TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN HUY THIỆP ............................ 24
2.1. Thiên nhiên và con người miền núi trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp từ góc nhìn Địa - Nhân văn ............................................................... 24
2.1.1. Thiên nhiên là nguồn sống, môi trường sống của con người ......... 24
2.1.2. Thiên nhiên góp phần tạo nên tính cách, khí chất của con người.. 30



2.1.3. Thiên nhiên và con người ứng xử với nhau qua văn hoá, phong tục,
tập quán .................................................................................................... 34
2.1.4. Thiên nhiên tạo nên bản sắc, dấu ấn văn hoá ................................ 36
2.2. Thiên nhiên và con người miền núi trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp từ góc nhìn sinh thái môi trường ....................................................... 40
2.2.1. Sự can thiệp của con người vào thiên nhiên ................................... 42
2.2.2. Sự nổi giận của thiên nhiên ............................................................ 53
2.3. Quan hệ nhân quả và thông điệp nghệ thuật về vấn đề sinh thái
môi trường ................................................................................................... 68
* Tiểu kết: .................................................................................................... 74
Chương 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI
MIỀN NÚI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP.................. 75
3.1 Nghệ thuật lựa chọn chi tiết ................................................................... 75
3.2. Nghệ thuật xây dựng và khai thác tình huống ...................................... 79
3.3. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện ............................................................ 85
3.4. Nghệ thuật miêu tả ................................................................................ 91
3.4.1. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên ....................................................... 91
3.4.2. Nghệ thuật miêu tả con người......................................................... 96
*Tiểu kết..................................................................................................... 108
KẾT LUẬN ................................................................................................... 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 114


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Đề tài miền núi Tây Bắc là một trong những cảm hứng sáng tác bất
tận trong kho tàng văn học Việt Nam. Đã có rất nhiều nhà văn gặt hái được

thành công từ mảnh đất này như: Lan Khai, Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Ma Văn
Kháng, Đỗ Bích Thuý,…Tây Bắc đối với nhiều nhà văn như là quê hương thứ
hai gắn bó máu thịt. Nguyễn Huy Thiệp cũng vậy, ông đã từng gắn bó và sinh
sống ở đây trong thời gian khoảng mười năm (1970 - 1980). Có lẽ vì thế Tây
Bắc đã trở thành kỉ niệm sâu sắc khó phai, luôn ám ảnh trong tâm tưởng ông.
1.2. Nguyễn Huy Thiệp là một trong những gương mặt tiêu biểu của thể
loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Tuy xuất hiện muộn trên văn đàn nhưng
Nguyễn Huy Thiệp đã gây được sự chú ý bởi lối viết “tinh” và “lạ”, với đủ
các thể loại truyện: thế sự, giả cổ tích, có kết, không có kết… Với các tác
phẩm nổi tiếng như: Những ngọn gió Hua Tát (1989); Tướng về hưu (1989);
Như những ngọn gió (1995); Tuyển tập Nguyễn Huy Thiệp (1996)… Nguyễn
Huy Thiệp viết nhiều nhưng “mỗi tác phẩm là một sự kiện, và giới văn học,
cả công chúng đọc, cứ không ngớt bàn luận, bàn tán. Khen chê cứ ầm ĩ, mạnh
mẽ và quyết liệt” [57, 6]. Khi nền văn học chúng ta đang ngủ yên, thì Nguyễn
Huy Thiệp xuất hiện, ông “là người đầu tiên trong văn học Việt Nam lập kỉ
lục có nhiều bài viết nhất về sáng tác của mình, chỉ trong thời gian ngắn, và
không có độ lùi thời gian. Phê bình tức thời theo sáng tác, liên tục, lâu dài.
Không chỉ trong nước, cả ngoài nước, không chỉ người Việt, cả người ngoại
quốc” [57, 7]. Hầu hết các ý kiến đánh giá đều khẳng định truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp có nhiều phá cách táo bạo và mới mẻ cùng nghệ thuật kể
chuyện sắc sảo, linh hoạt trong từng tác phẩm. Tuy nhiên, các bài viết đều
hướng sự quan tâm đến những vấn đề: chủ đề lịch sử, không gian và thời gian


2
nghệ thuật, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật trần thuật,… mà chưa
quan tâm đến một điểm nhìn khá mới mẻ và độc đáo của truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp, đó là mối quan hệ giữa tự nhiên và con người trong một số truyện
ngắn của ông.
1.3. Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp viết về Tây Bắc, không chỉ đặc

sắc ở việc đặc tả vẻ đẹp của thiên nhiên và con người nơi đây. Hơn thế, ông
còn phản ánh mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Trước nhu cầu nóng
bỏng của nhân loại về cải thiện môi trường Nguyễn Huy Thiệp đã đặt ra
những câu hỏi con người phải ứng xử với thế giới tự nhiên như thế nào? Và
qua những truyện ngắn viết về đề tài miền núi Tây Bắc của mình, Nguyễn
Huy Thiệp đã phản ánh khát vọng về mối giao hoà vĩnh cửu giữa con người
và thiên nhiên. Qua đó, nhà văn đã thể hiện được tiếng nói riêng của mình về
vấn đề này bằng một quan điểm mới mẻ và cập nhật mang ý nghĩa thực tiễn
và tính thời sự cao.
1.4. Vốn có thời gian gắn bó với mảnh đất này, Nguyễn Huy Thiệp từng
sống và công tác nơi đây khoảng mười năm, đây là điều kiện thuận lợi để nhà
văn am hiểu văn hóa cũng như thiên nhiên và con người Tây Bắc. Chính vì
vậy nghiên cứu và tìm hiểu về “Thiên nhiên và con người miền núi trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” giúp chúng ta hiểu hơn về truyện ngắn của
ông cũng như thiên nhiên và con người Tây Bắc.
2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp không phải chỉ có một
vài công trình mà ông đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên
cứu trong và ngoài nước.
Điển hình là các đề tài tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ của các
trường đại học cũng dành nhiều sự quan tâm đến truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp như nghiên cứu về: Nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp của tác


3
giả Nguyễn Thị Lan, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; Người kể chuyện
trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp của tác giả Bùi Đức Thiện, trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Luận án Lời văn nghệ thuật Nguyễn
Huy Thiệp của Nguyễn Văn Đông, trường Đại học sư phạm Hà Nội…và một
số công trình nghiên cứu khác. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu

về thiên nhiên - con người miền núi cũng như mối quan hệ giữa thiên nhiên
và con người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
Ngoài ra có tới 54 bài báo bàn về Nguyễn Huy Thiệp được Phạm Xuân
Nguyên tập hợp trong cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp và rất nhiều đề tài khác
cùng nghiên cứu về các giá trị mà truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp mang lại.
Chúng tôi đã nghiên cứu hầu hết các bài viết về Nguyễn Huy Thiệp được tập
hợp trong tuyển tập Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp và thấy rằng những bài viết
này bao gồm trong đó những đánh giá về tác phẩm, tác giả, về chủ đề tư
tưởng, hình thức nghệ thuật, thi pháp, và không ít bài mang tính chất điểm lại
lịch sử tiếp nhận Nguyễn Huy Thiệp, những ý kiến ngổn ngang xung quanh
hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp.
Trong Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Ngôn ngữ và văn học vùng
Tây Bắc” tác giả Phạm Thị Phương Huyền đã bàn đến Quan niệm nhân sinh
trong tác phẩm Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp. Bài viết
đưa ra hai quan niệm nhân sinh tiêu biểu là “Ở hiền gặp lành, Ác giả ác báo”.
Tác giả đề cập đến vấn đề nhân vật, con người trong từng hoàn cảnh sống và
sống ra sao thì sẽ nhận lại cuộc sống như vậy, đó cũng chính là những quy
luật trong cuộc đời.
Cũng trong hội thảo khoa học đó, bài viết của tác giả Vũ Minh Đức
Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp nhìn từ góc độ phê bình sinh
thái đã đề cập đến mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên.
Thiên nhiên và con người có xung đột, hay mâu thuẫn thế nào thì con người


4
và thiên nhiên sẽ giải quyết mâu thuẫn đó. Và rồi thiên nhiên lại là nền tảng
cho con người phát triển.
Trong hội thảo khoa học ấy, bài viết của tác giả Ngô Thị Phượng Vẻ đẹp
Tây Bắc trong văn chương Nguyễn Huy Thiệp cũng nói tới vấn đề thiên nhiên
và con người. Tác giả đánh giá: “Văn Nguyễn Huy Thiệp có nhiều chi tiết đặc

tả vẻ đẹp của thiên nhiên lãng mạn Tây Bắc… sương mù đang còn dày đặc,
người đi chợ như đi mơ, cách một sải tay chẳng nhìn thấy gì…” Con người
Tây Bắc đơn giản hoà mình vào thiên nhiên vô tận được Nguyễn Huy Thiệp
chụp từ nhiều phương diện: văn hoá, ngoại hình, đời sống nội tâm,…
Ngoài ra, bài viết Mùa xuân - sinh thái và văn chương của GS.TS.
Huỳnh Như Phương đăng trên trang web đã bàn về vấn đề lý
thuyết phê bình sinh thái đã dẫn ra truyện ngắn Muối của rừng của nhà văn
Nguyễn Huy Thiệp và một số ví dụ thực tế khác để nhấn mạnh đến sự tương
tác giữa môi trường tự nhiên với con người.
Các công trình nghiên cứu khoa học này bước đầu lí giải khá sâu sắc về
một số phương diện cụ thể trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Tuy nhiên,
để hiểu đầy đủ về Nguyễn Huy Thiệp nhằm xác định được những đóng góp
của ông cho nền văn học Việt Nam hiện đại, chúng ta cần có cách nhìn toàn
diện, đa chiều hơn. Những bài nghiên cứu khoa học trên là những gợi ý quý
báu để giúp chúng tôi đi sâu tìm hiểu “Thiên nhiên và con người miền núi
trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp”.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Thiên nhiên và con người miền núi qua một số truyện ngắn viết về Tây
Bắc của Nguyễn Huy Thiệp.
4. Mục đích nghiên cứu
Với luận văn “Thiên nhiên và con người miền núi trong truyện ngắn
của Nguyễn Huy Thiệp” chúng tôi mạnh dạn đặt ra các mục đích:


5

Khám phá nội dung và nghệ thuật trong các truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp để cảm nhận vẻ đẹp, mang bản sắc riêng về thiên nhiên và con
người miền núi Tây Bắc qua những truyện ngắn của ông. Góp thêm một cái
nhìn mới về giá trị của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu, khảo sát và chỉ ra các đặc điểm về thiên nhiên và con người
miền núi qua những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
6. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát một số truyện ngắn viết về đề tài miền núi
được in trong tập: Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp - Nxb Hội nhà văn - 2005
7. Các phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp phân tích
Trong quá trình thực hiện, luận văn có sử dụng một số dẫn chứng trích ra
từ các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp để minh họa cho những nhận xét,
lập luận của mình. Vì vậy, trong suốt quá trình thực hiện, chúng tôi luôn vận
dụng phương pháp phân tích để làm rõ các vấn đề được nêu ra ở các chương.
7.2. Phương pháp so sánh
So sánh với thiên nhiên và con người Tây Bắc trong sáng tác của một số
nhà văn để từ đó nổi bật được thiên nhiên và con người Tây Bắc trong sáng
tác của Nguyễn Huy Thiệp.
7.3. Phương pháp thống kê
Khảo sát truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi áp dụng phương
pháp thống kê để phân loại các chi tiết, tình huống truyện làm nổi bật những
những khía cạnh được đề cập trong luận văn.
7.4. Phương pháp liên ngành
Luận văn “Thiên nhiên và con người miền núi trong truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp” có liên quan đến một số lĩnh vực khoa học khác. Vì vậy


6
sự vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành khoa học
giúp chúng tôi soi sáng và làm rõ các phương diện, khía cạnh nội dung mà
luận văn đề cập.
8. Đóng góp của luận văn

Luận văn “Thiên nhiên và con người miền núi trong truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp” đã chỉ ra một cách cụ thể những đặc điểm, chi tiết về
thiên nhiên và con người Tây Bắc. Đồng thời cũng phản ánh được mối quan
hệ nhân quả giữa thiên nhiên và con người, từ đó giúp chúng ta có cái nhìn
toàn diện hơn về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, thư mục, tài liệu tham khảo, luận văn
được triển khai làm 3 chương:
Chƣơng 1: Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn viết về đề tài miền núi.
Chƣơng 2: Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người miền núi trong
sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp.
Chƣơng 3: Nghệ thuật thể hiện thiên nhiên và con người miền núi trong
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp


7

Chƣơng 1
NGUYỄN HUY THIỆP
VÀ TRUYỆN NGẮN VIẾT VỀ ĐỀ TÀI MIỀN NÚI
1.1. Tiểu sử, cuộc đời
Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 26 tháng 7 năm 1950, tại thôn Khương Hạ,
huyện Thanh Trì, Hà Nội. Thuở nhỏ ông đã từng cùng gia đình sống nhiều ở
vùng nông thôn thuộc tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Nguyễn Huy
Thiệp còn ảnh hưởng Nho học từ mẹ và tôn sùng đạo phật. Vì vậy, những
người lao động nông thôn với dáng vẻ mộc mạc đã in dấu khá đậm nét trong
nhiều trang sáng tác của ông sau này. Năm 1960, ông chuyển về Hà Nội sinh
sống. Đến năm 1970, ông tốt nghiệp Khoa Sử, trường Đại học tổng hợp (nay
là trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia, Hà Nội)
và ông lên Tây Bắc dạy học.

Năm 1980, Nguyễn Huy Thiệp trở về lập gia đình và làm việc tại Hà
Nội. Ông trải qua nhiều nghề như: công tác tại Bộ Giáo dục, sau đó, ông làm
việc tại Công ty Kĩ thuật Trắc địa bản đồ, Cục bản đồ cho đến khi về hưu.
Năm 1990, Nguyễn Huy Thiệp đã trở thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam,
khi ông cầm bút viết cũng là lúc đất nước bước vào đổi mới. Sáng tác của ông
bắt đầu với thể loại truyện ngắn. Năm 1986, ông tiếp tục viết nhiều thể loại
khác như tiêu thuyết, kịch, thơ, tiểu luận, phê bình văn học…Kể từ đó, ông có
nhiều tác phẩm được đăng lên báo Văn nghệ, báo Quân đội.., và dần về sau
cuộc đời của ông càng gắn liền với sự nghiệp văn chương cho đến nay.
Có thể nói, điểm qua cuộc đời nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, chúng ta thấy
ông thuộc thế hệ nhà văn sinh ra trong thời chiến, nhưng lớn lên trong thời
bình. Cuộc sống lại trở về với cơm áo gạo tiền, với tất cả lo toan vặt vãnh
hằng ngày. Đối diện với nhau lúc này không còn là ta - địch, nông dân - địa
chủ, người bị bóc lột - người bóc lột mà là người đối diện với người trong


8
cuộc sống thường ngày, trong lao động sản xuất. Văn chương lúc này được trả
lại nhiệm vụ thiêng liêng: phản ánh con người và số phận con người. Hiện
thực đó đã tác động không nhỏ tới cảm hứng sáng tác của nhà văn Nguyễn
Huy Thiệp. Đặc biệt đối với một nhà văn luôn trăn trở, suy tư, day dứt trước
cuộc sống như ông thì cuộc sống không chỉ là cuộc sống mà còn là những
“góc khuất” bấy lâu nay người ta vô tình hay hữu ý hay người ta “ngủ quên”.
Bằng khả năng sáng tác nghệ thuật điêu luyện, Nguyễn Huy Thiệp đánh thức
“góc khuất” trong những sáng tác của mình. Bởi vậy, bên cạnh những trang
viết “ đầy ứ” gánh nặng cuộc sống “cơm áo gạo tiền”, Nguyễn Huy Thiệp
còn táo bạo dung nạp thêm những phần “ái ố” trần trụi thuộc về bản năng
thầm kín trong con người để đưa vào trang viết của mình. Ông đã phanh phui
ra ánh sáng những vấn đề mà lâu nay người ta biết nhưng né tránh không dám
nói ra, đó cũng là lí do tại sao xuất hiện nhiều ý kiến khen chê bàn cãi tranh

luận xung quanh cuộc đời của Nguyễn Huy Thiệp. Và rồi Nguyễn Huy Thiệp
luôn tìm được “nguồn riêng giữa dòng chung” góp phần xây dựng nên nền
văn học nước nhà ngày càng phong phú và đa dạng.
1.2. Sự nghiệp sáng tác
Nguyễn Huy Thiệp là một bông hoa nở muộn trên văn đàn. Chỉ một vài
truyện ngắn của ông được xuất hiện lần đầu tiên trên báo Văn Nghệ của Hội
Nhà Văn Việt Nam năm 1986. Tháng 1 năm 1987, Những ngọn gió Hua Tát
– tác phẩm đầu tay được đăng nhưng chưa gây chú ý đến độc giả nhiều. Phải
đến khi tác phẩm Tƣớng về hƣu được in trên báo Văn nghệ số 24 ra ngày 20
tháng 6 năm 1987, và đặc biệt khi bộ ba tác phẩm Kiếm sắc – Vàng lửa –
Phẩm Tiết liên tiếp ra mắt độc giả thì Nguyễn Huy Thiệp đã thật sự nổi tiếng
trên văn đàn lúc bấy giờ. Cả làng văn học trong lẫn ngoài nước xôn xao
những cuộc tranh luận về các tác phẩm của ông. “Có người lên án anh gay
gắt, thậm chí coi văn chương của anh có những khuynh hướng thấp hèn.


9
Người khác lại hết lời ca ngợi anh và cho rằnh anh có trách nhiệm cao với
cuộc sống hiện nay” (Lời cuối sách của NXB Đa Nguyên).
Nguyễn Huy Thiệp được mệnh danh là ông vua truyện ngắn. Ông đã
thành công trong việc viết truyện ngắn của mình bằng phong cách độc đáo và
mới lạ từ nội dung đến nghệ thuật và ngay cả ở cách lựa chọn đề tài, bao gồm:
lịch sử được hư cấu, cuộc sống thành thị và thực trạng xã hội đương đại, cuộc
sống nông thôn và những người dân lao động, con người miền núi và những
câu chuyện mang hơi hướng huyền thoại, cổ tích… Các tác phẩm chính:
Ngọn gió Hua Tát (tập truyện ngắn, 1989), Tƣớng về hƣu (tập truyện ngắn,
1989), Con gái thủy thần (tập truyện ngắn, 1992), Tuyển tập Nguyễn Huy
Thiệp (tuyển, 1996). Ngoài ra Nguyễn Huy Thiệp còn viết nhiều truyện ngắn
như: Không có vua (1987), Giọt máu(1988), Vàng lửa - Kiếm sắc - Phẩm
tiết (1988), Những ngƣời thợ xẻ(1988), Những bài học nông thôn

(1988)….
Ngoài truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp còn viết tiểu thuyết và kịch. Số
lượng tiểu thuyết của ông không nhiều và chưa nổi bật bằng truyện ngắn, đó
là: Tiểu Long Nữ (1996), Tuổi hai mƣơi yêu dấu (2002). Kịch của Nguyễn
Huy Thiệp tập trung các tập như: Như những ngọn gió (tập truyện, 1995),
Tuyển tập kịch Nguyễn Huy Thiệp (2003) với những vở tiêu biểu: Xuân
hồng, Còn lại tình yêu, Suối nhỏ dịu êm (2001),…
Không chỉ sáng tác Nguyễn Huy Thiệp còn viết tạp văn, tiểu luận, phê
bình, giới thiệu đăng trên các báo tạp chí Văn nghệ, Lao động, Tiền Phong,
Chủ nhật, Tuổi trẻ Tp.Hồ Chí Minh, Đất Quảng, Cửa Việt, Sông Hương… Cả
bốn thể loại này được tập hợp và in thành sách Giăng lƣới bắt chim (NXB
Hà Nội năm 2003).
Nguyễn Huy Thiệp còn sáng tác thơ. Tuy chưa có tập thơ nào xuất bản,
nhưng trong truyện ngắn của ông xuất hiện khá nhiều thơ.


10
Một số tác phẩm của ông còn được dựng thành phim như: Tƣớng về
hƣu, Những ngƣời thợ xẻ, Thƣơng nhớ đồng quê. Tác phẩm Sang sông đã
chuyển thể thành tác phẩm sân khấu. Bên cạnh đó, ông còn quan tâm đến
chèo tuồng Việt Nam và tác phẩm tiêu biểu là: Vong Bƣớm, Truyền thuyết
tìm vua…Nhà Osin (2008). Năm 1990, tác phẩm của ông còn được sang
tiếng Pháp như: Tƣớng về hƣu, Trái tim hổ, Sói trả thù, chuyện tình kể
trong đêm mƣa… Nhờ đó mà dân tộc Pháp có điều kiện khám phá thêm về
nền văn học đương đại, đất nước, con người cùng với truyền thống văn hóa
Việt Nam. Theo thống kê của Vietnamnet, trong danh sách có 20 tác giả có
sách bán chạy nhất thế giới của nhà xuất bản E’dition de I’ Aube ở Pháp thì
sách bán được của Nguyễn Huy Thiệp bán chạy thứ ba (35283 bản) riêng
cuốn tiểu thuyết Tuổi hai mƣơi yêu dấu được in lần đầu bằng tiếng Pháp là
4000 bản.

Năm 2007, Chính phủ Pháp đã trao cho Nguyễn Huy Thiệp Huân
chương Văn học Nghệ thuật. Đó là sự ghi nhận của Chính phủ Pháp đối với
ông, người có công truyền bá văn học, văn hóa Việt Nam tại Pháp.
Năm 2008, ông nhận được Giải thưởng văn chương Nonino tại Ý.
Trong quá trình sáng tác Nguyễn Huy Thiệp là một trong những người
đã góp phần làm phong phú, đa dạng về thể loại vào nền văn học đương đại,
mà còn nhanh chóng đứng vững trên văn đàn bằng tài năng của mình về thể
loại truyện ngắn. Trong mỗi trang viết, nhà văn đã đưa ra cách lí giải về cuộc
đời, số phận con người gần với thực tế cuộc sống, cũng như tìm hiểu, khám
phá bản chất của con người trong những ngày đầu đổi mới.
Cuộc sống đang biến đổi từng phút, từng giờ, con người không thể sống
mãi trong hoài niệm cũ, biết bao vấn đề nảy sinh trong cuộc sống mới, đòi hỏi
mọi cá nhân tồn tại trong xã hội đó phải tự điều chỉnh mình cho phù hợp, và
Nguyễn Huy Thiệp cũng vậy. Con đường văn chương mà ông tìm đến không


11
phải là một con đường mòn mà người ta vẫn đi, ông đã đột phá ra khỏi con
đường ấy bằng lối đi cho riêng mình. Ông đã tự bộc bạch “văn học giúp con
người nhận thức về mình, về cuộc sống”. Văn học giúp con người ta phải biết,
phải dám nhìn thẳng vào chính mình, cuộc sống mà mình đang tồn tại để tự ý
thức về mình. Thái độ e thẹn, ngại ngùng không dám nói sẽ làm chết đi chức
năng phản ánh của văn chương. Chính vì điều đó, Nguyễn Huy Thiệp dám
nhìn thẳng vào sự thật và đời sống hiện tại để phản ánh. Đi sâu vào thế giới
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng ta không bắt gặp những gì quá gay
gắt, nghẹt thở trước một cuộc sống trần tục rất gần gũi với chúng ta. Có thể do
hữu ý hay vô tình mà chúng ta thừa nhận ra đó là một xã hội thu nhỏ, gồm
những gia đình con con trong những mối quan hệ “cơm áo gạo tiền”, tình yêu
hôn nhân, gia đình xã hội… thậm chí là cả những ý thức nhỏ nhoi, tầm
thường của con người cũng được ông lột trần trong những trang viết. Có sỗ

sàng đấy, nhưng đó mới là cuộc sống, những cái là hằng giờ, hằng ngày con
người đang tồn tại. Trong những trang viết của mình, tác giả không ngần ngại
nêu lên những sự bê tha, nhếch nhác của cuộc sống; kể cả sự rùng rợn, khủng
khiếp, quái đản, qua đó bộc lộ sự đốn mạt, kém hèn của con người. Tác giả
nhấn mạnh tâm lý vụ lợi đang trở thành nếp sâu trong não trạng, tâm thuật của
con người hiện đại. Chẳng hạn, ông Bổng lo đám ma cho chị mà vẫn lạnh
lùng tính toán: “mất mẹ bộ xà long ai lại đi đóng quan tài bằng gỗ dồi bao
giờ! Bao giờ bốc mộ, cho chú bộ ván” (Tƣớng về hƣu). Trong Huyền thoại
phố phƣờng, cách Hạnh mò cống tìm chiếc nhẫn thật thảm hại để tranh thủ
sự tin cậy của gia đình, của người đánh rơi chiếc nhẫn mà Hạnh toan lợi dụng.
Nhân vật này trục lợi đã trở thành một cương lĩnh sống. Muốn cải tổ xã hội
phải cải tổ tâm lý con người, Nguyễn Huy Thiệp đã đề cập đến vấn đề quan
trọng của tâm lý con người thời kỳ quá độ. Thời kỳ lịch sử trước đây là thời
kỳ của chế độ bao cấp, và nhất là trong chiến tranh, người ta hoàn toàn sống


12
bằng tình nghĩa không cần so đo tính toán. Nhưng khi chuyển sang kỷ nguyên
mới, kỷ nguyên của hạch toán thì chỉ tình nghĩa thôi không đủ. Con người
ngày hôm nay đòi hỏi sự sòng phẳng, sự tính toán phân minh, và đương nhiên
hạch toán là năng suất, là văn minh, là tiến bộ. Tuy nhiên cuộc sống thật
khủng khiếp nếu như quan hệ giữa con người với con người chỉ là quan hệ
tiền trao cháo múc và tính toán vụ lợi. Nếu như tinh thần thực dụng rất cần
cho chế độ hạch toán lại biến thành chủ nghĩa thực dụng, mọi tình cảm vô tư
và chân thật của con người bị nhấn chìm trong sự tính toán lạnh lùng thì đó là
một điều xấu không lường. Về mặt này truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
có ý nghĩa cảnh tỉnh sâu xa.
Có một thời văn học của ta đã ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp, những
con người thuộc về khối cộng đồng. Những con người cộng đồng này phổ
biến lại những điều hay, điều tốt, những nét xấu và dở nếu có chăng chỉ là

ngẫu nhiên và nhất thời. Do đó Phẩm tiết, Vàng lửa, Kiếm sắc không được
người ta chấp nhận, bởi vậy là phỉ báng, là sỉ nhục nhân vật, con người lịch sử
bởi người đọc không quen cách nhìn nhân vật sử thi như vậy. Nhưng họ đâu
biết rằng cuộc sống còn cực kỳ phức tạp, có cả ánh sáng và có cả bóng tối.
Con người ai cũng phải đi từ cuộc sống trần tục nhất, có đủ “hỷ, nộ, ái, ố”
của cuộc đời. Đó chính là điều Nguyễn Huy Thiệp đem đến cho độc giả cách
nhìn mới về con người. Thiên nhiên và con người trong văn học luôn là hình
tượng sánh đôi cùng nhau, và hình tượng thiên nhiên luôn là nền tảng nổi bật
cho hình tượng con người. Thiên nhiên luôn là người bạn gần gũi của con
người, có lúc hiu hắt một nỗi buồn, nhưng đôi khi lại như một niềm vui thiết
tha, như một tâm sự, ôm ấp gắn bó với con người. Tô Hoài, Nguyễn Tuân đã
gặt hái được những vụ mùa bội thu từ mảnh đất này. Nguyễn Huy Thiệp tuy
là người đến sau nhưng ông đã nhanh chóng khẳng định được tên tuổi của
mình với mảng đề tài này. Ông sinh ra ở Hà Nội, nhưng đặc biệt là đã có quá


13
trình gắn bó với miền Tây Bắc của Tổ quốc như quê hương thứ hai của mình,
“một thời để thương để nhớ trong ông” - mảnh đất và con người nơi đây đã
để lại những ấn tượng sâu sắc khó phai trong tâm tưởng tác giả. Nhiều tác
phẩm viết về đề tài Tây Bắc của Nguyễn Huy Thiệp đã tạo được tiếng vang
lớn trên văn đàn, được độc giả, giới lí luận, phê bình quan tâm đánh giá nhiều
chiều. Đề tài về thiên nhiên và con người Tây Bắc trong sáng tác của Nguyễn
Huy Thiệp hiện lên như một lẽ tự nhiên bởi ông “có duyên nợ” với mảnh đất
này. Phải chăng những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp về Tây Bắc như là
những món quà ông dành tặng cho con người nơi đây - nơi ông gắn bó suốt
mười năm (1970 – 1980).
1.3 Thiên nhiên và con ngƣời trong cách cảm nhận mới của văn học
1.3.1 Thiên nhiên và con người trong văn học dân gian
Có thể thấy rằng các tác phẩm văn học dân gian phản ánh những vấn đề

xung quanh mối quan hệ giữa con người và tự nhiên cho thấy con người thụ
động trong mối quan hệ với tự nhiên. Từ buổi sơ khai văn học, bằng tư duy
thần thoại, văn học nhìn tự nhiên như các vị thần linh, nhằm nhận thức, cải
tạo, chinh phục tự nhiên. Tiếp đến, tự nhiên xuất hiện trong văn học chính là
thiên nhiên quê hương, đất nước: núi sông, đồng ruộng, bến nước, dòng sông,
con trâu, cánh cò tươi đẹp, thân thương. Thiên nhiên này chủ yếu được thể
hiện trong các thể loại trữ tình dân gian. Khi văn học viết chưa xuất hiện, đời
sống văn hóa tinh thần của con người được làm giàu và nuôi dưỡng bởi một
nền văn học dân gian phong phú và ngọt ngào. Trong bầu sữa tinh thần ấy
tình cảm và mối quan hệ giữa con người với con người, con người với thiên
nhiên được nuôi dưỡng và bày tỏ bằng những câu cao dao, dân ca, những
truyền thuyết, thần thoại hay những câu chuyện cổ tích. Bên cạnh những tác
phẩm dân gian nói về mối quan hệ giữa con người với con người trong cộng
đồng xã hội còn có một mảng nói về mối quan hệ giữa con người với thiên


14
nhiên. Đó là tình yêu thiên nhiên, yêu những cảnh đẹp của quê hương đất
nước hay những chiến công của các vị anh hùng của cộng đồng trong công
cuộc chinh phục và chiến thắng các thế lực tự nhiên đe dọa cuộc sống bình
yên loài người.
Nước ta bắt đầu với nền văn minh nông nghiệp nên phụ thuộc rất nhiều
vàotự nhiên. Đặc biệt trong thời phong kiến, khi khoa học kĩ thuật chưa là
công cụ đắc lực cho con người như ngày nay. Chính vì vậy, con người và tự
nhiên có mối quan hệ vô cùng gắn bó, mật thiết. Một mặt con người tôn sùng,
những hiện tượng tự nhiên; một mặt cũng lo sợ trước thiên nhiên biến hóa
không cùng, ngoài vòng kiểm soát của họ. Chính vì vậy cha ông ta vẫn có tín
ngưỡng thờ các vị thần tự nhiên như thần mặt trời, thần nước, thần sông, mây,
mưa, sấm, chớp… để cầu mong mưa thuận gió hoà, không có hạn hán, lụt lội
để có mùa màng bội thu, cuộc sống bình yên.

Trước những vẻ đẹp của tự nhiên, dân gian đã sáng tác nên những câu
cao dao đằm thắm, ngọt ngào, con người đắm mình trong ánh trăng huyền ảo,
ngây ngất trước vẻ nên thơ của sông núi quê hương. Thông qua những câu ca
dao hay những bài dân ca đó, thiên nhiên hiện lên với dáng vẻ của một nàng
thiếu nữ dịu dàng và sẵn sàng ban tặng những báu vật của mình cho con
người. Không phải khi đó con người không khai thác tự nhiên để phục vụ cho
sự sinh tồn của mình, càng không phải thiên nhiên khi đó không biết nổi giận
trước con người mà vì sự can thiệp của con người vào giới tự nhiên vẫn còn
trong chừng mực cho phép. Hơn nữa, con người khi ấy chưa có nhiều công cụ
hiện đại để hỗ trợ việc khai thác tự nhiên như hiện nay nên tự nhiên sẵn sàng
ban tặng của cải của mình cho con người. Nói về vẻ đẹp của quê hương đất
nước với những thắng cảnh đẹp có bài ca dao:
“Ai đi qua phố Khoa Trường
Dừng chân ngắm cảnh núi rừng xanh xanh


15

Dòng sông uốn khúc chảy quanh
Trên đường cái lớn bộ hành ngược xuôi”.
Dân gian cũng nói đến những mảnh đất trù phú, cây cối tốt tươi, chim
chóc đông đúc, líu lo ca hát :
“Ở đâu bằng xứ Lung Tràm
Chim kêu như hát bội, cá lội vàng tơ mắm nêm".
“Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn

Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Than
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè
Hàng Thùng, Hàng Bút, Hàng Tre
Hàng Vôi, hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà
Quanh đi đến phố Hàng Da
Trải xem phường phố thật là cũng xinh
Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố Giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ
Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền”.
Mối quan hệ thân thuộc và hài hòa giữa con người và tự nhiên được
phản ánh trong ca dao hết sức bình dị:
“Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy con trâu đi bừa”.


16
Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong văn học dân gian hết sức
hài hòa, có chăng ở một số thần thoại hay truyền thuyết xảy ra một số xung
đột với tự nhiên thì chỉ dừng lại ở việc con người tìm cách chinh phục tự
nhiên nhằm thể hiện sức mạnh của mình. Khi đó, tự nhiên chưa được con
người nhận thức mà chỉ nhìn thấy những hiện tượng của tự nhiên và sợ hãi
trước sự hung hãn của nó mà không phải khi ấy thiên nhiên đã nổi giận với
con người như hiện nay. Mối quan hệ giữa hai đối tượng này trong môi
trường sinh thái không kèm theo thái độ của mỗi bên đối với nhau. Những
vấn đề xảy ra hoàn toàn do bản chất của tự nhiên quy định thế nào thì nó thể
hiện như vậy. Hoàn toàn không có sự đối đầu, đe dọa lẫn nhau. Vì là nền văn
minh nông nghiệp, lại chưa có nhiều công cụ nên con người sản xuất dựa vào

phỏng đoán của mình vào tự nhiên là chủ yếu: “trăng quầng trời hạn, trăng tán
trời mưa” hay “chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì
râm”... Nhận thức của con người về tự nhiên hết sức mơ hồ, hầu như dựa vào
sự tích lũy kinh nghiệm từ sự trải nghiệm của đời này qua đời khác mà chưa
nhận thức đúng về bản chất của các hiện tượng tự nhiên. Lúc này, con người
cũng bắt đầu tìm cách tác động vào tự nhiên, bắt tự nhiên phục vụ mình như
đắp đê ngăn nước, làm thủy lợi dẫn nước… nhưng cơ bản vẫn lệ thuộc vào
thiên nhiên:
“Đêm trời lạnh, trăng sao không tỏ
Đó là điềm mưa gió tới nơi
Đêm nào sao sáng xanh trời
Ấy là nắng ráo, yên vui suốt ngày”.
Hay việc dân gian quan sát các hiện tượng tự nhiên để biết mùa vụ:
“Trên trời có ông sao Thần
Bốn mùa chỉ lối cho dân ăn làm
Sang xuân thần cúi lom khom


17
Là mùa trồng đậu dân làng biết chăng?
Bước sang tháng chín rõ trăng
Lưng thần hơi đứng là đang gặt mùa”.
Lúc bấy giờ, thiên nhiên với con người vẫn là điều bí ẩn. Trước những
hiện tượng thiên nhiên mà họ không thể chống chọi hoặc lí giải được nguyên
nhân thì họ lại thần thánh hóa nó lên và gắn cho nó một sự tích hay một hình
tượng nào đó để thờ cúng như Sơn Tinh, Thủy Tinh gắn với hiện tượng lũ lụt
hằng năm. Họ khao khát có được khả năng chống lại nước lụt bằng cách nước
dâng đến đâu thì đất cao lên đến đó; tháng bảy mưa nhiều làm nên câu chuyện
tình của Ngưu Lang - Chức Nữ… Khi đó, những tai biến của thiên nhiên chưa
được nhìn nhận dướigóc độ môi trường sinh thái. Ngày nay, khi con người đã

nhận thức được tự nhiên, chinh phục được tự nhiên lại không tìm cách chung
sống hài hòa với nó mà dùng sức mạnh của khoa học, kỹ thuật có được để đe
dọa sự ổn định của giới tự nhiên, can thiệp quá sâu vào cái hoang sơ, vốn có
của tự nhiên khiến chúng dần mất đi dáng dấp và bản chất vốn có của mình.
Có thể thấy rằng không phải đến bây giờ các tác phẩm văn học mới nói
đến mối quan hệ giữa con người với tự nhiên mà ngay từ những tác phẩm văn
học dân gian, ý thức về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên đã được
hình thành và xây dựng. Do những nhận thức ban đầu của con người về tự
nhiên còn mơ hồ nên họ thần thánh hóa tự nhiên và cầu mong các hiện tượng
tự nhiên giúp đỡ con người trong sản xuất nông nghiệp. Văn học dân gian đã
dừng lại ở những tác phẩm nói về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên
thiên, về khao khát chinh phục tự nhiên của con người. Công cuộc chinh phục
tự nhiên được phản ánh trong văn học dân gian nhờ vào sức mạnh của cộng
đồng và những người anh hùng của cộng đồng. Tự nhiên trong cái nhìn của
tác giả dân gian có lúc là một đối tượng thẩm mĩ mang vẻ đẹp vốn có của nó,
khi thì là những vị thần có sức mạnh và có sức tàn phá ghê gớm. Trong các


18
thần thoại, chúng ta vẫn tiếp nhận với thái độ đề cao khát vọng khám phá,
chinh phục tự nhiên của con người chứ chưa nhìn nhận chúng dưới góc độ
sinh thái như hiện nay bởi môi trường thần thoại tồn tại hoàn toàn khác biệt
với đặc điểm xã hội ngày nay. Chính vì thế, vấn đề trở nên khác biệt khi
không áp dụng hoàn cảnh xuất hiện tác phẩm cũng như quan niệm thời đại
vào việc hiểu và phân tích, đánh giá các tác phẩm văn học.
Nhìn lại các tác phẩm dân gian ta nhận thấy ngay từ thủa sơ khai văn
học, mối quan hệ giữa con người với tự nhiên đã được đề cập đến. Tuy nhiên,
hầu hết đều nói về vẻ đẹp của thiên nhiên, sức mạnh hay sự hung hãn của các
thế lực tự nhiên, sự đấu tranh chống lại thiên tai của loài người hay công cuộc
chinh phục tự nhiên. Dưới con mắt của các tác giả dân gian, tự nhiên khi ấy

vẫn là những điều đáng sợ, chưa được khám phá và cần phải chinh phục, con
người run rẩy trước sức mạnh của tự nhiên và tìm cách chế ngự nó nhằm
mang lại cuộc sống bình yên cho mình. Dù là vậy thì đó cũng là một cách làm
nhằm tìm kiếm một mối quan hệ hòa hợp giữa tự nhiên với con người.
1.3.2. Thiên nhiên và con người trong văn học trung đại
Tiếp mạch cảm xúc từ văn học dân gian, các tác giả văn học trung đại
cũng đến với thiên nhiên để tìm cảm hứng sáng tạo, hòa mình vào thiên nhiên
và tìm hình ảnh của mình trong đó, đồng thời cũng mượn các đối tượng của tự
nhiên để bày tỏ cái tôi của mình, bộc bạch tâm sự và thể hiện khí chất của
đấng quân tử trong thiên hạ. Văn học trung đại cũng có một thiên nhiên hiện
thực, vừa bình dị vừa nên thơ lại gần gũi với cuộc sống con người. Thiên
nhiên ấy cứ đi vào thơ văn một cách tự nhiên và mộc mạc nhưng cũng không
kém phần tinh tế. Một trong những tác gia văn học trung đại tiêu biểu là
Nguyễn Trãi. Ông đã dành phần nhiều các sáng tác của mình cho thơ về thiên
nhiên. Trong thơ ông, thiên nhiên hiện lên với sức sống riêng và vô cùng sinh
động với đầy đủ đường nét, màu sắc, âm thanh, hương hoa. Cảnh vật thiên


19
nhiên nhờ ông trở nên có tình, có ý, có cá tính, có tâm tư và trong trắng, cao
khiết, trung hậu, hiền hòa. Cảnh vật thiên nhiên với nhà thơ là bạn bè, là thầy
trò, có khi là con cái:
“Khách đến, chim mừng, hoa xẩy động,
Chè tiên nước kín nguyệt đeo về” [70; 21]
Trong thơ Nguyễn Trãi ta thấy trúc, mai, mây, gió, chim, bướm, suối,
thông, hoa, trăng, hồ, đá là những người bạn nhỏ của nhà thơ, chúng bao vây,
quấn quýt lấy nhà thơ. Đây cũng là nét cơ bản trong văn học trung đại khi viết
về thiên nhiên. Ta cũng bắt gặp một khung cảnh thiên nhiên đậm chất Việt,
hình ảnh chắt lọc mang đặc trưng riêng có của mùa xuân:
“Trong tiếng cuốc kêu xuân đó muộn

Đầy sân mưa bụi nở hoa xoan”.[70; 18]
Do thời phong kiến, đời sống lệ thuộc hoàn toàn vào nông nghiệp đã tạo
nên một sự gắn bó mật thiết giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ. Mặt khác,
chủ trương vô vi, sống hoà vào thiên nhiên của Lão Trang đã gieo vào tâm
thức người trung đại một ý thức rất coi trọng thiên nhiên. Do vậy, điều dễ
thấy nhất trong thơ ca trung đại là sự xuất hiện rất thường xuyên của hình ảnh
vũ trụ và thiên nhiên.
Hầu như trong tác phẩm của các nhà thơ lớn, thiên nhiên và không gian
bao la khoáng đạt của nó có một vị trí hết sức quan trọng. Thiên nhiên còn là
một nơi ẩn mình lý tưởng của nhiều bậc trí thức thời trung đại. Chốn quan
trường lao xao, nhiều tranh chấp, không thích hợp cho những bậc quân tử nên
họ thường tìm về thiên nhiên, sống cuộc sống dân dã, vui thú điền viên để giữ
tinh thần luôn được thanh tịnh. Thiên nhiên lúc này không còn mang cái vẻ
bao la, huyền bí nữa mà nó đã trở thành người bạn thân thiết, tri âm tri kỷ của
thi sĩ. Trong Ngôn chí - bài 20, Nguyễn Trãi viết :


×