Bài 4 PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA
CHỦ NGHĨA MÁC
A/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Buổi đầu của phong trào công nhân – đập phá máy móc và bãi
công trong nửa đầu thế kỉ XIX.
- C. Mác và Ph. Ănghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học. Phong
trào công nhân vào những năm 1848-1870.
2/ Tư tưởng:
- Giáo dục tinh thần đoàn kết chân chính, tinh thần đấu tranh của
g/c công nhân.
- Bước đầu làm quen với văn kiện lịch sử: Tuyên ngôn của Đảng
Cộng sản.
3/ Kĩ năng: Biết phân tích, nhận định quá trình phát triển của phong
trào công nhân, vào thế kỉ XIX.
B/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:
Các tranh ảnh sgk, bản đồ thế giới.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1/ Ổn định, kiểm tra:
2/ Gii thiệu bài mới:
Giai cấp vô sản ra đời cùng với sự ra đời của g/c tư sản, nhưng bị áp
bức bóc lột ngày càng nặng nề, vì vậy đã nảy sinh mâu thuẫn và đưa
tới cuộc đấu tranh của vô sản, tuy họ chưa ý thức đựơc sứ mệnh của
mình. Phong trào đó diễn ra thế nào? Kết quả?
3/ Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI
Hoạt động 1: Cả lớp
GV: Em thử nhớ lại g/c công nhân ra đời trong hoàn
cảnh nào?
HS: Công nghiệp phát triển g/c công nhân ra đời
GV:Mác nói: G/c vô sản là con đẻ của nền đại công
nghiệp công nghiệp ngày càng phát triển thì g/c vô
sản càng trưởng thành.
GV: Vậy g/c công nhân hình thành sớm ở nước nào?
I/ Phong trào
công nhân nửa
đầu thế kỷ XIX:
1/Phong trào phá
máy móc và bãi
công:
HS: Hình thành sớm ở nứơc Anh.
GV: Vì sao tình cảnh của g/c công nhân vô cùng khốn
khổ HS: Trả lời ý sgk.
GV: Gọi một HS đọc chữ in nhỏ sgk và sau đó cho
HS quan sát kênh hình 24/28 sgk sau đó hướng dẫn
cho HS trả lời câu?
GV: Vì sao giới chủ lại thích lao động trẻ em?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Giải thích kênh hình sgk (Đây là hình ảnh các
em bé dưới 12 tuổi đang làm công việc nặng nhọc
trong hầm mỏ) sở dĩ giới chủ thích sử dụng lao động
trẻ em vì trẻ em không những làm công việc năng nhọc
mà trả tiền lương thì thấp gt lãi suất (thặng dư) của
chúng ngày càng cao.
Vậy: Vì sao ngay từ lúc mới ra đời g/c vô sản lại đấu
tranh với g/c tư sản.
HS: Bị bóc lột năng nề do lệ thuộc vào máy móc, nhịp
độ nhanh và liên tục.
GV: Chú ý: Công nhân phải làm việc nhiều giờ mà
tiền lương thấp, lao động nặng nhọc mà điều kiện lao
động và ăn ở thấp kém.
GV: Phong trào đã diễn ra như thế nào? Hình thức
đấu tranh? HS: Vào cuối thế kỉ XVIII phong trào đập
phá máy móc đốt công xưởng nổ ra mạnh mẻ ở Anh
phong trào lan rộng các nước khác
GV: Vì sao công nhân lại đập phá máy móc? Hành
động này thể hiện ý thức ntn của công nhân?
HS: Vì họ cho rằng máy móc là nguyên nhân gây ra
cho họ khổ. Trình độ nhận thức còn thấp.
GV:Ngoài ra họ còn bãi công (nghỉ làm) đòi tăng
lương, giảm giờ làm. Kết quả của quá trình đấu tranh
đó?
HS: Thành lập các công đoàn.
GV: Cho HS hoặc gv đọc phần chữ in nhỏ sgk.
- Công nghiệp phát
triển, giai cấp công
nhân đã ra đời.
- Giai cấp công
nhân bị tư sản bóc
lột nặng nề, nên họ
đã nổi dậy đấu
tranh: Đập phá
máy móc, đốt công
xưởng…
- Thành lập các
công đoàn
2/ Phong trào
công nhân những
năm 1830 1840:
Khẳng định rằng ý thức đấu tranh của giai cấp công
nhân ngày càng cao.
Hoạt động 2: Cả lớp
GV: Từ những năm 30 của thế kỉ XIX g/c công nhân
đã lớn mạnh, tiến hành đấu tranh chính trị trực tiếp
chống lại giai cấp tư sản. Tiêu biểu đó là những
phong trào nào?
HS: Trình bày những phong trào sgk.
GV: Giới thiệu đôi nét về Liông, một trung tâm công
nghiệp của Pháp, sau Pari; 30.000 thợ dệt sống cực
khổ họ đòi tăng lương nhưng không chấp được chủ
chấp nhận nên đứng dậy đấu tranh, làm chủ thành
phố trong một số ngày. Em hiểu thế nào là “Sống
trong lao động, chết trong chiến đấu”
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Có nghĩa là: Quyền được lao động, không bị bóc
lột và quyết tâm chiến đấu để bảo vệ quyền lao động
của mình.
- Nguyên nhân, kết quả, tinh thần đ/t của vùng
Sơlêdin?
HS: Dựa vào sgk trả lời
GV: Một phong trào rộng lớn có tổ chức hơn đó là
phong trào nào?
HS: Phong trào Hiến chương ở Anh:
GV: Khẳng định: Đây là phong trào đấu tranh chính trị
của công nhân 1836
- Giới thiệu kênh hình sgk/
Trg25
cho học sinh đọc chữ
in nhỏ sgk.
- Hình thức đ/t của phong trào này? Mục đích?
HS: Mít tinh biểu tình đưa kiến nghị lên quốc hội đòi
phổ thông đầu phiếu.
GV: Kết quả của phong trào? Ý nghĩa của nó?
HS: Phong trào bị dập tắc nhưng mang tính quần
chúng rộng lớn, tính tổ chức và mục tiêu chính trị rõ
- Từ những năm
30-40 của thế kỉ
XIX, giai cấp công
nhân đã lớn mạnh ,
đấu tranh chính trị
trực tiếp chống lại
giai cấp tư sản.
- Tiêu biểu:
+ 1831 phong trào
công nhân dệt tơ
thành phố Liông
(Pháp)
+ 1844 phong trào
công nhân dệt
vùng Sơ-lê-din
(Đức)
+ Từ 1836-1847
Phong trào Hiến
chương ở Anh.
- Phong trào đều bị
thất bại.
- Đánh dấu sự
trưởng thành của
phong trào công
nhân.
II/Mác và Ăng-
nét.
GV: Giải thích kênh hình 25/30 sgk “Công nhân ký
tên vào các bản kiến nghị gửi lên nghị viện đồi quyền
được tuyển cử phổ thông. Hàng triệu người đã ký vào
bản kiến nghị 5/1842 hơn 20 công nhân khiêng chiếc
hòm to có bản kiến nghị trên 3 triệu chữ ký tới nghị
viện. Theo sau là nghìn người. Nhân dân đứng hai
bên đường hân hoan đón chào, nhưng nghị viện không
chấp nhận kiến nghị này”.
GV: Kết quả, nguyên nhân thất bại, ý nghĩa.
* Củng cố: Nêu kết cục của phong trào đ/t của công
nhân ở các nước Châu Âu trong nửa đầu thế kỉ XIX.
* Hoạt động 1: Cả lớp (Tiết 2)
GV: Cho HS trình báy cuộc đời của Các Mác vàĂng
ghen (Tài liệu + kiến thức sgk). HS đọc phần chữ in
nhỏ sgk, g/t kênh hình 26,27 về chân dung của Mác
và Ang- ghen, sau đó cho HS nêu lên phẩm chất cách
mạng, tình bạn vĩ đại, tình yêu chung thuỷ, tinh thần
vượt khó khăn, thiếu thốn trong đời sống để phục vụ
cách mạng.
HS: Dựa vào sự chuẩn bị để trả lời những câu hỏi của
GV
GV: Giáo dục tư tưởng tình cảm sâu sắc cho HS đối
với những nhà sáng lập ra CNXH KH. Nêu điểm
giống nhau trong tư tưởng của Mác và Ăngghen
HS: Suy nghĩ trả lời
GV:Cả 2 đều nhận thức được sứ mệnh lịch sử của g/c
công Nhân (vô sản): đánh đổ ách thống trị của g/c tư
sản, giải phóng g/c vô sản và loài người khỏi ách áp
bức bóc lột Vì sớm có chí hướng cách mạng nên 2
ông sớm trở thành đôi bạn tri kỉ.
GV: Tình bạn đó bắt đầu từ khi nào?
HS: 1844 Ăngghen từ Anh sang Pháp và gặp Mác, từ
đó bắt đầu một tình bạn bền chặt lâu dài và cảm động
ghen:
- Mác và Ăng-
ghen thấy được sứ
mệnh lịch sử của
giai cấp công
nhân, hai ông cùng
nghiên cứu lý luận
cách mạng.
- Năm1844,
Ăngghen gặp Mác
ở Pháp và tình bạn
bắt đầu.
2/ “Đồng minh
những người
cộng sản” và
“Tuyên ngôn của
Đảng Cộng sản”
- Vì có chung một
lý tưởng cách
mạng nên Mác và
Ăngghen sớm trở
thành bạn tri kỉ.
giữa 2 nhà lý luận cách mạng
GV: Có thể kể một vài chi tiết về sự cảm động của
tình bạn vĩ đại ấy?
* Hoạt động 2: Cá nhân
GV: Ở Anh Ăngghen đã làm gì?
HS: Trả lời, ý sgk.
GV:Chủ yếu là hướng dẫn HS tự học phần này, tuy
tổ chức là kế thừa của “Đồng minh chính nghĩa song
được cải tổ thành chính Đảng độc lập đầu tiên của vô
sản quốc tế
GV: Hai ông được uỷ nhiệm làm gì?
HS: Soạn thảo cương lĩ nh của đồng minh
GV: Tháng 2-1848 cương lĩnh được tuyên bố ở Luân
Đôn dưới hình thức là một bản tuyên ngôn: Tuyên
ngôn của Đảng cộng sản. Giới thiệu kênh hình 28/32
sgk, HS đọc phần chữ in nhỏ sgk. Nội dung chủ yếu
của bản tuyên ngôn?
HS: HS suy nghĩ trả lời
GV: Khẳng định: Tuyên ngôn là văn kiện quan trọng
của CNXH khoa học gồm những luận điểm cơ bản về
sự phát triển của xã hội và cách mạng XHCN. Gv
hướng dẫn cho HS nắm những nguyên lý cơ bản sau:
+ Sự thay đổi các chế độ xã hội trong lịch sử loài
người là do sự phát triển của sản xuất xã hội phân
chia thành giai cấp đối kháng, đ/t g/c là động lực thúc
đẩy xã hội phát triển
+ Sứ mệnh lịch sử của g/c vô sản là“Người đào huyệt
chôn chủ nghĩa tư bản”. Mối quan hệ giữa g/c vô sản
và Đảng Cộng sản sẽ đảm bảo sự thắng lợi của cách
mạng
+ Kết thúc của bản tuyên ngôn “Vô sản các nước
đoàn kết lại”
- Nếu có t/gian và trình độ HS khá gv có thể đặt câu
hỏi “Ý nghĩa của câu kết thúc bản tuyên ngôn là gì?
- Tháng 2-1948,
Tuyên ngôn của
Đảng Cộng sản ra
đời.
3/ Phong trào
công nhân từ
1848 1870
Quốc tế thứ nhất:
- Những năm
1848-1849 công
nhân ở các nước
(Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản)
GV: Ý nghĩa của bản Tuyên ngôn?
HS: Trả lời theo sgk
GV: Khẳng định:
+ Trình bày về chủ nghĩa xã hội khoa học một cách
rõ ràng, có hệ thống (về sau gọi là chủ nghĩa Mác)
+ CN Mác phản ánh quyền lợi của g/c công nhân và
là vũ khí lý luận, trong công cuộc đấu tranh chống
G/c tư sản. (Trước đó thiếu vũ khí này nên thất bại)
Từ khi có chủ nghĩa Mác ra đời: pt công nhân kết
hợp với CN Mác mới trở thành pt cộng sản Quốc tế
cho HS nắm công thức: Phong trào công nhân + chủ
nghĩa Mác = phong trào Cộng sản
GV: Củng cố ý:
* Hoạt động 3: Cả lớp
GV: Cho HS nhắc lại một số điểm đã học về cuộc
đấu tranh của công nhân vào nữa đầu thế kỉ XIX tiếp
đó gv tương thuật một vài nết về cuộc k/n 6-1848
“Từ sáng sớm 23-6, công nhân bắt đầu xây dựng…
thuộc địa”
GV: Ngoài cuộc khởi nghĩa 6-1848 của nhân dân
Pari còn có phong trào nào?
HS: Phong trào công nhân và thợ thủ công ở Đức.
GV: Cho HS đọc phần chủ in nhỏ sgk.
- Phong trào công nhân từ sau cách mạng 1848-1849 đến
1870 có nét gì nổi bật? Vì sao g/c công nhân ngày càng
nhận thức rõ tầm quan trọng của sự đoàn kết?
HS: Suy nghĩ trả lời + kiến thức sgk.
GV: Sau khi HS trả lời gv khẳng định:
Giai cấp công nhân đã nhận thức rõ về g/c mình và
tinh thần đoàn kết quốc tế. Vì họ có cùng chung một kẻ
thù, hiểu rằng: Đoàn kết mới là sức mạnh.
- Trước tình hình đó cần phải làm gì?
HS: Thành lập một tổ chức quốc tế của g/c vô sản để
châu Âu đấu tranh
quyết liệt:
- Tiêu biểu:
+ Khởi nghĩa 23-6-
1848 của nhân dân
Pari.
+ Phong trào công
nhân và thợ thủ
công ở Đức
- Ngày 28-9-1864,
Quốc tế thứ nhất
được thành lập tại
Luân Đôn. Mác trở
thành linh hồn của
Quốc tế thứ nhất.
lãnh đạo pt đấu tranh.
GV: Quốc tế thứ nhất được thành lập ở đâu?Vào thời
gian nào, do ai sáng lập?
HS: Dựa vào sgk trả lời.
GV:Giải thích cho HS kênh hình 29/34 về quang cảnh
buổi lễ thành lập quốc tế và gv tường thuật buổi lễ thành
lập Quốc tế “Ngày 28-9-1864” Quốc tế thứ nhất (SGV)
GV: Hoạt động của quốc tế, HS đọc phần chữ in nhỏ Sgk.
Nêu vai trò của Mác?
HS: Dựa vào kiến thức sgk trả lời.
GV: Sơ kết ý.
4/ Củng cố:
- Tuyên ngôn của Đảng cộng sản ra đời trong hoàn cảnh nào? Nội
dung chủ yếu?
- Hoàn cảch thành lập. Quá hoạt động của quốc tế thứ nhất? Vai trò
của Mác trong Quốc tế thứ nhất?
5/ Hướng dẫn tự học:
a/ Bài vừa học:
Dựa vào câu hỏi đã củng cố. Làm câu hỏi và bài tập ở cuối bài.
b/ Bài sắp học: I/ Sự thành lập công xã Pari (Bài 5)
- Tổ 1, 2: Thái độ của “Chính phủ vệ quốc” và nhân dân pháp trước
tình hình đất nước sau ngày 4-9-1870?
- Tổ3, 4: Diễn biến chính của k/n 18-3-1871. Những chính sách của
công xã Pari?