Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Ngừng tuần hoàn (Cardiac arrest) (Kỳ 2) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.25 KB, 7 trang )

Ngừng tuần hoàn
(Cardiac arrest)
(Kỳ 2)
TS. Ng. Oanh Oanh (Bệnh học nội khoa HVQY)
3. Chẩn đoán.
Cần chẩn đoán ngay dựa vào ba dấu hiệu chính sau:
- Mất ý thức đột ngột.
- Ngừng thở đột ngột.
- Mất mạch cảnh và mạch bẹn.
4. Điều trị.
Cấp cứu ngừng tuần hoàn là một cấp cứu khẩn cấp vì bệnh nhân chỉ phục
hồi chức năng não nếu cấp cứu kịp thời trước 5 phút. Tiến hành hồi sinh tim-
phổi- não cùng một lúc mới có thể cứu sống bệnh nhân.
+ Phục hồi chức năng sống cơ bản gồm ba bước:
- Khai thông đường thở: lấy hết đờm dãi và dị vật trong đường thở.
- Hô hấp hỗ trợ: có thể thổi miệng- miệng, miệng- mũi, hô hấp nhân
tạo qua mask, qua bóng ambu, đặt nội khí quản thở máy.
- Hỗ trợ tuần hoàn: vỗ mạnh vùng trước tim 3-5 cái, kích thích cơ học
này có thể làm tim
đập lại hoặc cắt vòng vào lại của rung thất. Phối hợp ép tim ngoài lồng
ngực với hô hấp nhân tạo với tần số 60-80 nhịp/phút, xen kẽ 16-20 nhịp hô hấp
hỗ trợ/phút, kết hợp với thở ôxy 5 -10 lít/phút.
- Cấp cứu theo từng nguyên nhân của ngừng tim qua thăm khám nhanh và
điện tim.
4.1. Cấp cứu nhanh thất và rung thất:
- Ngừng tim do rung thất: nếu có trang bị và chẩn đoán rõ thì cấp cứu
ngay bằng sốc điện vì có nhiều trường hợp có kết quả tốt:
. Sốc điện không đồng bộ, dòng điện 1 chiều, với mức năng lượng 200-
250-300-360w/s.
. Dùng thuốc: lidocain 1mg/kg/tĩnh mạch, sau đó duy trì dịch truyền
lidocain 1-5 mg/kg/giờ, pha trong huyết thanh ngọt 5%.


. Hoặc procainnamid 20mg cách mỗi 5 phút, với tổng liều 1g; duy trì
tĩnh mạch ở liều 2-6 mg/1phút/kg.
Nếu có xoắn đỉnh thì phải bồi phụ thêm Mg++, K+ : panangin 1-2 ống,
tiêm tĩnh mạch.
4.2. Vô tâm thu và phân ly điện cơ:
- Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm vào buồng tim các thuốc sau:
. Atropin 1/2- 1/4 mg.
. Adrenalin 0,5-1mg tiêm tĩnh mạch hoặc buồng tim; có thể tiêm nhắc lại
nhiều lần.
. Noradrenalin 1mg hoặc isuprel 0,2 mg tiêm buồng tim.
- Tạo nhịp tim nếu có đủ điều kiện.
- Chống nhiễm toan:
Khi ngừng tim, quá trình chuyển hóa chủ yếu là yếm khí, nồng độ axit
lactic trong cơ thể sẽ tăng cao, 1 phút ngừng tim thì lượng axit lactic sẽ tương
đương khoảng 1mEq/kg. Vì vậy phải cân bằng kiềm-toan bằng dung dịch kiềm 1
mEq/kg/phút ngừng tim.
Cách tính dung dịch natri bicacbonat bù khi ngừng tim:

Số ml NaHCO3 8,4% =
TLCT ~ số phút ngừng tim

10
Trong đó: TLCT là trọng lượng cơ thể bệnh nhân.
4.3. Xử trí tiếp sau cấp cứu ngừng tuần hoàn:
Giai đoạn này vẫn cần theo dõi sát vì vẫn có nguy cơ cao gây ngừng tim
trở lại:
- Nếu nhịp nhanh kịch phát trên thất: digoxin 1/2mg-1mg + 10ml dung
dịch glucose 5% tiêm tĩnh mạch chậm.
- Nhịp chậm xoang, blốc nhĩ-thất cấp II- III:
. Ephedrine 0,01 ~ 1 - 2 ống, tiêm bắp thịt.

. Atropin 1-2 mg/24 giờ.
. Isuprel 1 mg-1,5 mg/24h, pha dịch truyền tĩnh mạch, tốc độ phù hợp
duy trì nhịp tim 60- 80 chu kỳ/phút.
. Tạo nhịp tim nếu có đủ điều kiện
- Có thể dùng depersolon, solumedrol, tùy theo từng trường hợp cấp cứu.
- Dopamin, dobutamin, dobutrex để duy trì huyết áp tâm thu trên
90mmHg.
- Dự phòng rung thất tái phát: cordaron 200mg, liều 300-600-900 mg/24h.
- Cấy máy sốc điện tự động hoặc máy tạo nhịp tim nếu có đủ điều kiện.
- Chống ùn tắc đờm rãi.
4.4. Tiên lượng và biến chứng khi cấp cứu ngừng tim:
- Nếu ngừng tim đã sau 4-5 phút thì rất khó hồi phục vì đã có tổn thương
não thực thể. Nếu ngừng tim sau 10-15 phút thì bắt đầu tổn thương thực thể ở các cơ
quan ngoại vi.
- Khả năng cấp cứu thành công phụ thuộc vào thời gian cấp cứu sớm và
phương pháp cấp cứu đúng. Nếu nguyên nhân do nhịp nhanh thất hay blốc nhĩ-
thất độ III thì tiên lượng tốt hơn; nếu ngừng tim do vô tâm thu thì tỷ lệ cứu sống
bệnh nhân rất thấp 5-10%.
- Biến chứng có thể gặp khi cấp cứu ngừng tim:
. Gãy xương sườn.
. Tràn máu màng ngoài tim gây ép tim.
. Tràn máu màng phổi-phổi, vỡ phế nang.
. Vỡ gan, vỡ lách.
. Đứt vỡ động mạch vành, động mạch vú trong, động mạch liên sườn; vỡ
phình bóc tách động mạch chủ.
- Cấp cứu khoảng 45-50 phút ở bệnh nhân suy tim cấp và mạn mà không
kết quả thì ngừng cấp cứu. Đối với bệnh nhân chết đuối, điện giật thì cần cấp
cứu nếu không có hiệu quả 1-2 giờ mới được dừng.
- Tiêu chuẩn để đánh giá tử vong (ngừng công việc cấp cứu bệnh nhân):
. Đồng tử giãn > 6mm, không còn phản xạ với ánh sáng, da và niêm

mạc tím, thân nhiệt <35oC.
. ECG: đẳng điện kéo dài từ 30 giây-1 phút.
. Điện não: đẳng điện.






×