Tuần: 7
Bài 7 : EM BÉ THÔNG MINH
(Truyện cổ tích)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp học sinh :
- Hiểu được nội dung, ý nghóa của truyện “Em bé thông minh” và một số đặc
điểm tiêu biểu của nhân vật thông minh trong truyện.
- Kể lại được câu chuyện.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
- Thầy : Tranh minh hoạ cảnh viên quan ra câu đố SGK/70.
- Trò : Soạn bài, tóm tắt truyện.
C. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
I. Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra vở soạn của học sinh.
II. Giới thiệu bài mới .
- Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam rất phong phú về nội dung và cũng rất lí
thú. Có loại truyện kể về sự thông minh tài trí của nhân vật. Trí tuệ dân gian sắc sảo
vui, hài được tập trung vào việc vượt qua những thử thách của tư duy, đặt và giải
nhiều câu đố oái oăm trong những tình huống oái oăm, phức tạp. Từ đó, tạo nên tiếng
cười, sự hứng thú khâm phục người nghe. Em bé thông minh là một loại truyện như
vậy.
Hoạt động 1.
GV hướng dẫn HS đọc với giọng vui, hóm hỉnh và chú
ý những câu hỏi và những câu trả lời của em bé với
viên quan, với vua, …
GV đọc mẫu, HS đọc.
H: Truyện có thể chia được mấy phần ? Nêu ý chính
của mỗi phần ?
+ Đoạn 1 từ đầu đến “thật lỗi lạc” : Vua sai quan đi
tìm người tài giỏi.
+ Đoạn 2 tiếp đến “láng giềng” : Những lần thử tài
mà em bé đã trải qua.
+ Đoạn 3 còn lại : Vua phong em bé làm trạng
nguyên.
HS tóm tắt truyện, GV nhận xét.
+ Vua sai quan đi tìm ngøi tài giỏi.
+ Quan thách một em bé nông dân đếm được một số
đường cày hàng ngày.
+ Vua thách em bé nuôi trâu đực sao cho đẻ trâu con.
+ Vua thách em bé dọn ba cỗ thức ăn bằng một con
chim sẻ.
+ Vua và các quan đại thần, nhà thông thái, các trạng
yêu cầu em bé xâu chỉ qua một con ốc dài.
+ Vua phong em bé làm trạng nguyên và cố vấn cho
vua.
Hoạt động 2.
HS đọc từ đầu đến “thật lỗi lạc”.
H: Theo em, đoạn văn mới đọc ứng với phần nào trong
bài văn tự sự ? (Mở bài)
H: Đoạn văn giới thiệu nhân vật nào ? Để giới thiệu
vật nhân vật, tác giả dân thường dùng những từ quen
thuộc nào ?
H: Cho biết đoạn văn đã nêu lên nội dung gì ?
- Vua sai quan đi tìm người tài giỏi (tình huống sinh ra
câu chuyện)
H: Cách mở bài như vậy, có tác dụng gì đặc biệt ?
(Tạo tình huống cho cốt truyện phát triển, gây hứng
thú hồi hộp cho người đọc)
H: Viên quan đã thực hiện lệnh vua bằng hình thức
nào?
- Ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.
H: Oái oăm có nghóa là gì ? (Xem chú thích 1)
I. Tìm hiểu văn bản.
1. Những lần thử tài mà em bé đã trải
qua.
H: Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ
biến trong truyện cổ tích hay không ? (Rất phổ biến
-> Trạng Cờ, Trạng Lợn, Trạng Quỳnh, truyện đối
đáp, đi sứ, …)
H: Tác dụng của hình thức này là gì ? (Nhân vật tự
bộc lộ tài năng, phẩm chất và tạo ra sự hứng thú)
Hoạt động 3.
H: Cho biết nội dung chính của đoạn 2 ?
H: Trong truyện, nhân vật chính là ai ?
H: Vì sao em bé là nhân vật chính ?
H: Nhân vật chính trong câu chuyện đã làm
được những việc gì ? (Giải đáp những câu đố)
H: Vậy em bé đã giải đố mấy lần tất cả ? Hãy nêu tên
những người ra câu đố ?
- Viên quan, vua (lần 2, 3), sứ thần nước ngoài.
GV treo tranh minh họa, HS quan sát.
H: Theo em, tranh minh hoạ cho cảnh nào trong truyện
? (Cảnh viên quan ra câu đố)
H: Viên quan ra câu đố nhằm mục đích gì ?
- Tìm người tài giỏi.
H: Viên quan ra câu đố như thế nào ? (Trâu của lão
ngày cày được mấy đường ?)
H: Trước những câu đố của viên quan, người cha có
thái độ như thế nào ? (Đứng ngẩn ra không biết trả
lời như thế nào)
H: Theo em, tại sao người cha đứng ngẩn người ra ?
(Không biết trả lời như thế nào)
H: Cha con em bé nhận câu đố trong hoàn cảnh nào ?
(Đang làm ruộng)
H: Trong hoàn cảnh đó, em bé đã giải đố bằng cách
nào? Hỏi vặn lại : Ngựa cùa ông đi một ngày được
mấy bước ?
H: Em có nhận xét gì về hình thức giải đố của em bé ?
(Dùng gậy ông đập lưng ông)
H: Viên quan có giải được câu đố của em bé không ?
(Không)
H: Chi tiết nào nói lên điều đó ?
- Há hốc mồm sững sốt, không biết trả lời sao cho ổn.
H: Lúc này, tình thế hai bên như thế nào ?
- Viên quan từ chủ động chuyển sang bò đông, phải trả lời
Ứng đối nhanh
Khôn ngoan
Nhanh nhạy
Kinh nghiệm đời sống
Ngựa của ông ngày đi được mấy bước.
Cha không chòu đẻ em bé buộc nhà vua phải nói điều vô lí …
Một cái kim rèn thành một con dao xẻ thòt chim.
Tang tình tang ! Tính tình tang…
-> Càng thông minh
Người đố Câu đố Cách giải đố Tài năng
câu hỏi oái oăm của em bé.
H: Sau đó, viên quan tỏ ra ngạc nhiên, vui vẻ, vì sao ?
(Quan nghó thầm, nhất đònh nhân tài ở đây rồi, tìm đâu cho
mất công)
H: Qua lần một này, em bé bộc lộ tài năng gì ?
- Sự ứng đối nhanh của em bé, chính là sự ứng đối nhanh
của dân gian. Vì nhân vật của em bé là sản phẩm tưởng
tượng của nhân dân, như truyện Vũ Công Duệ, hay sự ứng
đối giũa Sư Thuận và Lý Giác :
Lý Giác : Ngỗng ngỗng hai con ngỗng
Nghênh cổ nhìn chân trời.
Sư Thuận : Nước xanh phô lông trắng
Sóng biếc chân trời bơi.
Đó là sự ứng khẩu tài tình của Sư Thuận đã làm cho Lý
Giác khâm phục trí thông minh của người.
Tiết 2
HS kể tóm tắt lần giải đố thứ 2.
H: Lần giải đố thứ hai có gì khác lần một?
- Hình thức ra câu đố, mức độ đố …
H: Trong câu đố của vua có điều gì vô lí, dân làng có
biết không ? (Giống đực đẻ, dân làng không biết cho
là tai hoạ)
H: Thái độ của em bé trước lệnh vua ra sao ?
- Bình tónh, nắm chắc phần thắng.
H: Lần này, em giải đố bằng cách nào ?
- Đòi cha đẻ em bé.
H: Kết quả lần giải đố thứ hai là gì ?
- Nhà vua bật cười nói là cha làm sao đẻ được.
H: Qua cách giải đố như vậy, em đã thể hiện tài năng
gì của mình ? (Khôn ngoan)
H: Lần thứ ba vua ra câu đố thế nào?
H: Trước câu đố ấy, em bé giải đố ra sao ?
- Nêu điều kiện cần thiết để thực hiện lệnh vua.
H: Nêu nhận xét về tài năng của em be giải đố lần này
? (Nhanh nhạy)
HS đọc thầm đoạn cuối.
H: Nội dung và mức độ của câu đố có gì khác trước ?
H: Những ai phải giải câu đố đó? (Cả triều đình, ông
trạng, các nhà thông thái, )
H: Người thông thái là người như thế nào? (Xem chú
thích 13)
Trâu của lão ngày cày được mấy đường ?
Ba con trâu đực, sau một năm đẻ thành chín con , đem nộp.
Một con chim sê thành ba mâm cỗ.
Một sợi chỉ mảnh xâu qua ruột con ốc vặn rất dài rỗng hai đầu.
-> Càng khó
1. Viên quan.
2. Nhà vua
3. Nhà vua
4. Sứ thần nước ngoài
-> ĐT càng phức tạp
Em bé
H: Trước câu đố hóc búa như vậy, em bé đã giải đố
bằng cách nào? (HS đọc bài thơ …)
H: Tâm trạng của mọi như thế nào trước câu trả lời
của em bé ?
- Họ sung sướng và thán phục.
H: Nêu nhận xét về tài năng giải đố của em bé lần
này? (Kinh nghiệm đời sống …)
H: Qua bốn lần giải đố, em có nhận xét gì về mức độ
của câu đố ? (Tăng cấp dần)
H: Dùng phép tăng cấp trong những câu đố đó nhằm
mục đích gì ?
- Khẳng đònh sự thông minh của em bé.
H: Em bé trong truyện thuộc kiểu nhân vật
nào?
Hoạt động 4.
H: So sánh truyện “Em bé thông minh” với truyện
Thạch Sanh có điểm gì giống nhau và khác nhau ?
(Kết thúc truyện, các chi tiết tưởng tượng kì ảo …)
H: Sự khác nhau ấy nhân dân ta muốn nói lên
điều gì ?
HS đọc phần ghi nhớ SGK/74.
H: Qua câu chuyện, em học được gì ở em bé ?
- Rèn luyện năng lực, phẩm chất khôn khéo của mình
bằng cách ra sức học tập.
HS kể lại câu chuyện
Và đọc phần đọc thêm.
2. Ý nghóa truyện
- Ghi nhớ SGK/74.
III. Luyện tập
1. Kể diễn cảm câu chuyện
III. Hướng dẫn về nhà :
- Tóm tắt câu chuyện, nắm ý nghóa của truyện.
- Soạn bài “Cây bút thần”.
- Soạn bài “Chữa lỗi dùng từ”.
IV. Rút kinh nghiệm :