Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN quản lý mầm non: Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo n©ng cao chất lượng huy động trẻ tuổi mẫu giáo ra lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.25 KB, 14 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân
là nền tảng đầu tiên của ngành giáo dục đào tạo. Chất lượng chăm sóc, giáo dục
trẻ ở trường mầm non tốt có rác dụng rất lớn ở bặc học tiếp theo.
Giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn
diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, thẩm mĩ, đạo đức, trí tuệ là cơ sở hình thành
nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chuẩn bị những tiền đề
cần thiết cho trẻ bước vào tiểu học được tốt. Như Bác Hồ kính yêu đã nói: “
Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Vì vậy trường mầm
non có nhiệm vụ giáo dục trẻ có được những thói quen học tập, sinh hoạt
hanwfng ngày. Muốn thực hiện được điều đó, trước hết người quản lí chỉ đạo
phải toàn diện về chuyên môn, phải nhận thức đúng về nhiệm vụ, yêu cầu của
ngành học, đồng thời nắm vững các chỉ tiêu, kế hoạch của ngàng học giao cho.
Việc huy động trẻ mẫu giáo ra lớp để được học tập, vui chơi trong trường
mầm non là một biện pháp quan trọng, để thực hiện được điều này phải có sự
chung tay giúp đỡ của Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể của xã, các
ban mặt trận các xóm. Làm thế nào để phụ huynh tin tưởng đưa con em đến
trường và hiểu rõ về bậc học mầm non thì nhà trường phải là nơi tin cậy đối với
các bậc phụ huynh, duy trì chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ đạt lên
hàng đầu.
Trẻ ra lớp được tham gia tích cực để bộc lộ khả năng của mình trong môi
trường có bạn bè, có các cô giáo. Qua đó trẻ được cung cấp kiến thức kỹ năng để
hình thành và phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố
đầu tiên của nhân cách. Làm tốt việc huy động trẻ ra lớp là cơ sở dầu tiên là tiền
đề cho việc chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường mầm non
Việc huy động trẻ mẫu giáo ra lớp còn là tầm nhìn, chiến lược với mục
tiêu phát triển giáo dục mầm non trong giai đoạn mới với những năm tiếp theo.
Để đạt được mục tiêu giáo dục đó phải làm tốt nhiệm vụ huy động trẻ ra
lớp, nhất là huy động trẻ 5 tuổi phải ra lớp 100% và được thực hiện theo bộ
chuẩn quy định.
1




Qua ngiên cứu tôi đã làm đề tài “ Một số kinh nghiệm trong công tác
chỉ đạo n©ng cao chất lượng huy động trẻ tuổi mẫu giáo ra lớp” là đề tài
nghiên cứu hi vọng tìm ra một số biện pháp chủ yếu trong công tác chỉ đạo việc
huy động trẻ mẫu giáo ra lớp để mọi cán bộ giáo viên cùng thực hiện tốt hơn đáp
ứng được yêu cầu mà ngành cấp trên đã đề ra.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ:
Sau khi chương trình giáo dục ở bậc tiểu học được cải cách, bậc học mầm
non cũng thay đổi theo cho phù hợp, bắt đầu là chương trình cải cách giáo dục
mầm non, chương trình đổi mới hình thức tổ chức dạy học và bây giờ là chương
trình giáo dục mầm non mới. Có thể nói rằng bậc học mầm non là bậc học đầu
tiên cung cấp những kiến thức đơn giản cho trẻ em thông qua các hoạt động học
và vui chơi. Các môn học ở trường mầm non cũng chỉ là những môn học, hoạt
động mang tính chất “ nhận biết và làm quen”, với các hiện tượng tự nhiên và
vấn đề xã hội. Tuy nhiên nếu không có những kiến thức được thông qua nhận
biết và sự làm quen ban đầu ở trường mầm non thì trẻ vào học ở trường tiểu học
sẽ rất khó khăn.
Như các nhà tâm lí học đã nhận xét “ Sự khởi đầu ở một đứa trẻ theo quy
luật khách quan là những tư duy trừu tượng, trẻ được nhận thức thông qua các
đồ vật, hiện tượng đơn gian, lúc này trẻ sẽ được bắt đầu mọi thứ chỉ bởi sự nhận
biết và làm quen với thế giới bên ngoài mà thôi.
Chính vì thế bậc học mầm non đã nghiên cứu chương trình giáo dục cho
từng lứa tuổi phù hợp theo quá trình phát triển tư duy của trẻ. Do đó việc trẻ
được học ở trường mầm non là một điều rất quan trọng và cần thiết, quan trọng
hơn là trẻ đến trường mầm non phải được giáo dục, chăm sóc đảm bảo theo
chương trình giáo dục mầm non do bộ giáo dục và đào tạo ban hành. Chúng ta
không nên ngộ nhận và đánh đồng giữa việc nuôi dạy trẻ ở nhà với việc nuôi dạy
trẻ ở trường mầm non.


2


Trẻ em từ 3 đến 5 tuổi là độ tuổi mà các cấp giáo dục quy định phải huy
động ra lớp bởi vì ở lứa tuổi này trẻ cần được làm quen với những kiến thức cơ
bản sơ đẳng để hình thành những tư duy lôgíc cần thiết cho trẻ được tiếp nhận
kiến thức ở bậc tiểu học. Nói đến điều này là tôi muốn chứng minh tầm quan
trọng của bậc học mầm non trong quá trình giáo dục và hình thành nhân cách
đầu tiên của mỗi con người. Vì vậy cho trẻ em đến lớp là trách nhiệm của mỗi
bậc phụ huynh, huy động trẻ em đến lớp claf trách nhiện của nhà trường, gia
đình, xã hội, chăm sóc giáo dục trẻ em là nhiện vụ chủ yếu của giáo viên l\và
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ em tốt là nhiệm vụ chỉ đạo của các
nhà quản lý giáo dục mầm non.
Tóm lại, tập hợp sức mạnh của cộng đồng là thành tựu thành công bước
đầu trong công tác huy động trẻ mầm non đến trường. Song để có được sự tiến
triển đồng bộ giữa học sinh các xóm vùng ngoài cũng như các xóm vùng trong
trên địa bàn toàn xã. Bản thân tôi phải nắm vững tư tưởng chỉ đạo trên cơ sở
thực hiện theo đường lối lãnh đạo của Đảng các cấp từng bước quyết tâm thực
hiện huy động được các độ tuổi trẻ mẫu giáo ra lớp đúng phương hướng và ngày
càng phát triển theo yêu cầu của cấp học mầm non.
Nhận rõ tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của ngành học cũng như
của nhà trường về công tác phát triển số lượng giáo dục mầm non mấy năm qua
đã phổ cập độ tuổi 5 tuổi ra lớp đạt 100%, độ tuổi mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ
đạt từ 74-91% với nhà trường UBND xã đã có chỉ đạo thực hiện thắng lợi mục
tiêu này.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
1.Thực trạng
* Thực trạng chung
Đàu tư cho giáo dục đào tạo nói chung, ngành học mầm non nói riêng là

nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết của các cấp, các ngành, các địa phương
song thực chất không phải địa phương nào cũng quan tâm đầu tư. Thế nhưng đối
với trường mầm non Nga Liên là một nơi được Đảng và chính quền, các ban
3


ngành đoàn thể quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị về trường
học. Các cháu từ tuổi ấu thơ được sinh ra và lớn lên trong vòng tay của cha mẹ
chưa đủ, phải có sự dạy dỗ của các cô giáo mầm non. Với nhiệm vụ chăm sóc
giáo dục thông qua trẻ được trải nghiệm học tập vui chơi trong thời gian một
ngày ở trường được quy định theo nhóm tuổi, theo độ tuổi, dưới sự chỉ đạo của
toàn ngành thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới.
Xã Nga Liên là một xã vùng biển có diện tích tự nhiên là 445,77ha. Có
1850 hộ và 8.700 nhân khẩu, trường mầm non được xây dựng 2 khu trường đảm
bảo diện tích phòng học và các phòng chức năng đảm bảo chuẩn theo quy định.
Đường đi học của xã từ cầu hói lên gồm có xóm 4,6,7,8 là khu vực gần trường
khu trong, khu ngoài gồm xóm 1,9,2,3,5 các xóm này đường đi lại khó khăn dân
ở rải xác xa trường. Việc nắm bắt thông tin đôi khi chưa kịp thời, điều kiện kinh
tế nhân dân chủ yếu làm nghề cói và đi biển. Có 92% dân theo đạo thiên chúa
nên nhận thức có nhiều hạn chế việc huy động trẻ ra lớp ở tất cả các xã vùng
giáo nói chung xã Nga Liên nói riêng, số trẻ ra lớp không đồng đều đặc biệt là
các cháu nhà trẻ được phụ huynh đưa đến trường gửi để đi làm thì đạt chỉ tiêu
của nghành giao cho, các cháu độ 5 tuổi ra lớp để được vào lớp 1 còn lại các
cháu mẫu giáo bé, nhỡ thì lại có quan niệm để trẻ học 1 năm ở mầm non rồi lên
lớp 1. Do nhận thức của người dan vùng giáo đôi khi còn hiểu như vậy, không
biết được tầm quan trọng của ngành học nên có ảnh hưởng phần nào đến việc
huy động trẻ mẫu giáo ra lớp.
Một số phụ huynh khác lại tích cực đưa con em đến trường đi học và con
em học được ở trường nhiều hơn ở nhà nên họ thường xuyên gặp gỡ cô giáo để
trao đổi tình hình của con em họ, một số phụ huynh khác thì chỉ cần đưa con em

đến trường giao cho cô là yên tâm để làm việc khác.
* Đối với giáo viên:
Đội ngũ giáo viên là người địa phương chiếm 2/3 trên tổng số cán bộ giáo
viên. 100% cán bộ giáo viên có sức khoẻ tốt, có chuyên môn nghiệp vụ vững
4


vàng, đội ngũ cán bộ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ có ý thức trách
nhiệm cạo, nhà trường luôn tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên đi học đạt trình
độ trên chuẩn, sinh hoạt chuyên môn đúng định kỳ. Còn lại thời gian tổ chức cho
giáo viên làm đồ dùng dạy học đồ chơi tự làm và đăng ký giờ dạy thực hành
hoạt động mẫu để dự giờ rút kinh nghiệm nhân diện đại trà. 100% cán bộ giáo
viên có phẩm chất đạo đức nhà giáo theo bộ chuẩn.
Đồng thời củng cố lòng tin với nhân dân và các bậc phụ huynh.
*Đối với trẻ: Nhiều những trẻ được ra lớp từ tuổi nhà trẻ cho đến khi học hết
lớp mẫu giáo lớn thì trẻ mạnh dạn tự tin, dí dỏm được ra lớp tham gia các hoạt
động một cách tích cực góp phần phát triển tư duy thẩm mỹ và hình thành nhân
cách đầu tiên và tham gia hoạt động chơi bằng học, học bằng chơi. Vì thế chất
lượng thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng ở nhà trường đạt kết quả cao.
Tổng số huy động toàn trường 344 cháu.
+ 3-4 tuổi = 82 cháu.
+ 4-5 tuổi = 92 cháu.
+ 5-6 tuổi = 155 cháu.
Nhưng thực chất tổng số cháu ra lớp chỉ được 237 cháu.
2. Kết quả của thực trạng:
Qua khảo sát thực trạng đầu năm :
TT

Khu vực các cháu vùng trong
xóm: 6-7-8

Độ tuổi

Điều tra

Huy động
Tổng

Tỷ lệ

số

%

Khu vực các cháu vùng ngoài
xóm: 1-2-3-4-5-9
Độ tuổi

Điều
tra

Huy động
Tổng

Tỷ lệ

số

%

1


3-4 tuổi

27

20

74

3-4 tuổi

55

16

29

2

4-5 tuổi

29

26

89

4-5 tuổi

63


30

47

3

5-6 tuổi

43

40

93

5-6 tuổi

112

105

94

5


Từ kết quả khảo sát trên tôi nhận thấy khả năng phụ huynh ở các xóm khu
vực ngoài cách xa trường hơn nên đưa con em ra lớp còn ở mức độ thấp so với
các cháu khu vực trong. Nguyên nhân là do nhận thức của phụ huynh, hay điều
kiện kinh tế khó khăn. Bằng kinh nghiệm của bản thân tôi đã có những biện

pháp mà tôi cho là hiệu quả nhất để huy động trẻ ra lớp đạt kết quả cao.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Chỉ đạo và xây dựng kế hoạch:
Đầu năm học 2011 – 2012 hội đồng trường, trường mầm non Nga Liên đã
bàn bạc và thống nhất xây dựng kế hoạch huy động trẻ mẫu giáo ra lớp và nhiệm
vụ năm học 2011 – 2012. Như vậy công tác huy động trẻ mẫu giáo ra lớp đã
được nhà trường triển khai kịp thời đến đội ngũ cán bộ giáo viên. Xác điịnh đay
là một trong nững nhiệm vụ chủ yếu, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc,
giáo dục trẻ mẫu giáo nói chung. Bản thân tôi đã dầy dông nghiên cứu các văn
bản, nắm bắt thông tin liên quan một cáh kịp thời.
Xây dựng kế hoạch cụ thể được thông qua hội đồng sư phạm với sự thống
nhất cao trong tập thể, tôi bắt đầu triển khai bước tiếp theo là xây dựng kế hoạch
huy động cho từng năm học, giao nhiệm vụ cụ thể đến từng giáo viên dạy lớp
mẫu giáo, đến các tổ chuyên môn và xem đây là một trong những kế hoạch
chính mà tổ chuyên môn khối mẫu giáo phải xây dựng kiểm tra, theo dõi và báo
cáo hàng tháng.
Để nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ mẫu giáo tôi đã chỉ đạo các lớp ghép
2 – 3 độ tuổi ở điểm trường lẻ dạy học 2 buổi trên ngày. Với nhiều khó khăn khi
thực hiện, nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt và với quyết tâm cao của ban giám
hiệu nhà trường, các tổ chuyên môn, các lớp mẫu giáo này đã thực hiện dạy 2
uổi trên ngày. Trẻ đươch ăn bán trú và duy trì được số lượng học sinh.
Nói tóm lại trong thời gian qua tôi đã chỉ đạo và triển khai đầy đủ các kế
hoạch đến từng cán bộ giáo viên trong trường. Bản thân tôi nhận định chỉ có đọc

6


văn bản, hiểu văn bản và nghiên cứu những nội dung liên quan và nắm bắt tình
hình thực tế của từng xóm, từng khu dân cư trên địa bàn toàn xã sẽ giúp cho
người quản lý thực hiện tốt nhất khâu chỉ đạo quản lý và điều hành công việc

của mình.
2. Công tác huy động trẻ mẫu giáo ra lớp.
2.1. Công tác huy động trẻ mẫu giáo ra lớp.
- Đầu tháng 8 nhà trường tuyên truyền bằng nhiều hình thức, viết bài
tuyên truyền thông qua thông tin xã phát thanh 4 lần/ 4 lượt, kết hợp với bí thư,
xóm trưởng tuyên truyền loa phát thanh của xóm .
- Phát động cán bộ giáo viên điều tra độ tuổi trẻ từ 0 – 5 tuổi, tổng hợp
nắm bắt số lượng, phân công giáo viên phụ trách lớp theo xóm. Giáo viên nhận
xóm nào thì điều tra xóm đó và giao luôn cho dạy cháu xóm đó, tạo cơ hội cho
giáo viên biết về gia đình trẻ, biết trẻ để theo dõi trẻ trong quá trình huy động trẻ
ra lớp.
- Tất cả những trẻ bắt đầu đến trường phải có đủ hồ sơ cá nhân đơn xin
học, giấy khai sinh. Phần đa số trẻ mới mà ở các xóm vùng ngoài do ít được tiếp
xúc, không gần chợ, chỗ đông người nên rất nhút nhát, sợ tiếp xúc với cô với
bạn nên cô giáo phải gần trẻ chia sẻ nắm bắt những gì trẻ cần tạo cơ hội cho trẻ
hứng thú được đến trường với cô, trong tháng 8 nhà trường tổng hợp nắm bắt
tình hình đến ngày tựu trường. Thành lập ban chỉ đạo kiểm tra sĩ số kết hợp với
giáo viên chủ nhiệm lớp có kế hoạch sắp xếp thời gian kiểm tra xem những hộ
gia đình nào có con em trong độ tuổi chưa đưa ra lớp, nhất là các cháu 5 tuổi mà
chưa đến trường, giáo viên cần đến tận gia đình trẻ để động viên cho phụ huynh
đưa con em đến trường, biết tình hình về trẻ 3 – 4 tuổi ra lớp còn thấp so với kế
hoạch tổ chức chỉ đạo cán bộ giáo viên mời phụ huynh một ngày mở chuyên đề
về chăm sóc trẻ tại trường và tổ chức cho phụ huynh thăm quan quang cảnh của
nhà trường.

7


- Kết quả qua đợt học tập phụ huynh đã hiểu hơn về nhà trường, nhà
trường đã thu hút thêm số học sinh 3-4 tuổi đến trường so với đầu năm 34 cháu/

tổng số.
Ngoài thực hiện các biện pháp huy động truyền thống ở trên nếu trẻ trong
độ tuổi ra lớp chưa đủ thì chúng tôi đã thành lập đoàn đi vận động. Năm học
2011 – 2012 tiếp tục tôi viết thông báo gửi đến 9 xóm trưởng của từng xóm
trong xã trong thông báo có nêu cụ thể những việc cần thiết để phụ huynh của
trẻ trong độ tuổi để phụ huynh của trẻ biết trước khi đến trường nhập học.
2.2. Công tác duy trì sĩ số trẻ mẫu giáo.
Với công tác này tôi đã tham mưu với lãnh đạo địa phương và ban đại
diện cha mẹ học sinh tổ chức hội nghị quán triệt tinh thần chung về sự phát triển
giáo dục tinh thần chung về sự phát triển giáo dục ở địa bàn trường. Thành phần
gồm lãnh đạo địa phương, các đoàn thể trong xã, ban đại diện hội cha mẹ học
sinh, hội khuyến học xã, các bí thư, xóm trưởng trong địa bàn của xã. Chương
trình và nội dung do hiệu trưởng chuẩn bị.
Nếu có học sinh bỏ học, giáo viên báo cáo ban giám hiệu, ban giám hiệu
báo cáo với cha mệ đại diện học sinh có mặt trong hội nghị đồng thời ban giám
hiệu trực tiếp đến hộ gia đình. Tôi đã động viên giáo viên tổ chức sinh hoạt cho
trẻ ở trường bằng các hoạt động qua các mô hình hoạt động hấp dẫn. Xây dựng
mô hình giáo dục bên ngoài vườn thiên nhiên đẹp mắt.
Xây dựng vườn rau của bé tạo cảnh quan cho trẻ được hoạt động trồng
cây xanh vườn trường được hài hoà tạo nên môi trường thân thiện để trẻ thích
đến trường. Phát động các nhóm lớp xây dựng các góc hoạt động mở, thu hút cô
và trẻ được thực hiện. Để thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới
trong công tác chỉ đạo đẻ thực hiện tốt chương trình này chỉ đạo cho cán bộ giáo
viên. Xây dựng môi trường giáo dục bên ngoài, bên trong phù hợp theo chủ đề.
Đảm bảo về vệ sinh môi trường, vệ sinh nhóm lớp, vệ sinh cá nhân trẻ
phát động phụ huynh gửi con, đón đúng quy định của nhà trường.
3. Tăng cường công tác tuyên truyền.
8



Xác định công tác tuyên truyền là một trong những phương tiện thông tin
nhanh nhất và giúp chúng ta thực hiện vấn đề mà mình đang hướng tới đạt hiệu
quả cao nhất. Ngay sau khi xây dựng kế hoạch tôi đã triển khai tôi đã triển khai
đến tập thể hội đồng sư phạm, đến tất cả các bậc phụ huynh thông qua hội nghị
cha mẹ học sinh toàn trường và đầu năm học. Sau khi thành lập ban đại diện cha
mẹ học sinh năm học 2011 – 2012, nhà trường đã thành lập ban tuyên truyền bao
gồm các cán bộ chủ chốt của nhà trường, các thành viên, ban đại diện, cha mẹ
học sinh để phối hợp thực hiện.
Ban tuyên truyền có nhiệm vụ liên lạc với ban cán sự tổ, thôn, xóm lên kế
hoạch triển khai trong các đợt họp xóm cung cấp những nội dung cần thiết liên
quan đến công tác giáo dục của nhà trường và các văn bản liên quan. Về phía
nhà trường, tôi cử đại diện cán bộ, giáo viên của nhà trường hiện đang cư trú ở
các thôn trong địa bàn xã tham gia sinh hoạt và theo dõi, báo cáo kết quả để triển
khai trong tổ về ban chỉ đạo của nhà trường.
Phối hợp với các ông trương chính sứ đạo, ông trùm họ đạo nhờ tuyên
truyền qua các buổi sinh hoạt họ ở họ đạo các xóm đưa chương trình giáo dục
mầm non và lồng ghép việc huy động trẻ ra lớp. vừa làm cho giáo dân hiểu hơn
về ngành học, vừa làm tăng số lượng trẻ ra lớp.
Về phía địa phương, tôi tham mưu với UBND xã tuyên truyền của địa
phương về công tác trẻ mẫu giáo ra lớp hàng tuần, hàng tháng nhằm giúp mỗi
người dân, đặc biệt là mội gia đình có con, em trong độ tuổi mẫu giáo nhận thức
được tầm quan trọng của công tác huy động trẻ mẫu giáo ra lớp. Từ đó các
baach phụ huynh tích cực vận động trẻ ra lớp đầy đủ để trẻ được học chương
trình giáo dục mầm non và chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vào học
lớp một.
Bên cạnh đó thông qua các hoạt động mang tính tập thể cho học sinh toàn
trường để thu hút trẻ và sự chú ý của phụ huynh về công tác giáo dục của nhà
trương, các chủ trương lớn của Đảng và nhà nước. Công tác nhân đạo từ thiện
cũng là một việc làm thu hút đồng thuận của xã hội và người dân. Trong những
9



năm học qua nhà trường luân tích cực làm công tác từ thiện, tham gia các đợt
đóng góp những người gặp hoàn cảnh khó khăn, những người gặp hoạn nạn
trong cuộc sống, quan tâm đặc biệt đến trẻ em nghèo, trẻ em mô côi không nơi
nương tựa, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ khuyết tật như thăm hoi
và tặng quà cho trẻ, tham mưu với ban đại diện cha mẹ học sinh miễn giảm tiền
học bán trú, tham mưu các tổ chức đoàn thể trong ngành hỗ trợ quần áo sách vở
và thanh toán đầy đủ chế độ chính sách của con hộ nghèo. Nhằm thu hút động
viên các cháu đến trường.
4. Kinh nghiệm trong công tác điều tra và huy động các cháu ra lớp.
Công tác điều tra là một việc làm thường xuyên hàng năm của mỗi nhà
trường, tuy nhiên ít ai đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác này trong vai
trò phát triển giáo dục của mỗi địa phương là như thế nào. Vì vậy các nhà quản
lý của bậc học mầm non đã xá định được vai trò của công tác điều tra trong việc
lập kế hoạch phát triển giáo dục hàng năm và từng giai đoạn tôi đã quan tậm chỉ
đạo công tác này và xem đây là một công tác không kém phần quan trọng trong
thực hiện nhiệm vụ năm học, đặc biệt là huy đông trẻ mẫu giáo ra lớp.
Kinh nghiệm của tôi trong công tác điều tra dân số là hàng năm vào thời
điểm tháng 6 tôi đã triển khai cho cán bộ giáo viên thực hiện công tác này. Phân
công giáo viên đến từng hộ nhà dân điều tra trẻ từ 0 – 5 tuổi, rà soát đối tượng
trẻ có hộ khẩu thường trú trên đia bàn toàn xã, số trẻ tạm trú, trẻ có hộ khẩu
thường trú nhưng đi học nơi khác và số trẻ nơi khác đến trường học. Sau khi các
giáo viên hoàn thành công tác điều tra tôi bắt đầu thành lập tổ kiểm tra tổng hợp.
Đối chiếu danh sách học sinh mà nhà trường đang quản lý để phát hiện những
học sinh cư trú trên địa bàn nhưng chưa có hộ khẩu hoặc những trẻ đã thay đổi
chỗ ở, việc làm này có các mục đích.
- Giúp nhà trường quản lý chặt chẽ hơn độ tuổi tuyển sinh hàng năm.
- Tuyên truyền phụ huynh.
- Thống kê trẻ có hộ khẩu trên địa bàn nhưng theo cha mẹ đi học nơi khác

tạm thời và trẻ nơi khác đến học.
10


- Hàng năm vào thời điểm cuối tháng 4, tháng 5 tôi bắt đầu lập kế hoạch
phát triển trường lớp, tính đến số lượng học sinh huy động cho năm học đến năm
học tiếp theo.
- Vào khoảng đầu tháng 8 tôi bắt đầu lập danh sách học sinh và chia lớp
trên cơ sở phiếu đăng ký học bán trú của phụ huynh và độ tuổi đã được điều tra.
Công tác này giúp tôi chọn lọc ra được trẻ cũ và trẻ mới để phân bổ đồng đều
cho các lớp, tạo sự công bằng hơn khi phân công nhiệm vụ cho giáo viên.
Bắt đầu năm học mới tôi thành lập hôi đồng tuyển sinh có trách nhiêm
tuyển sinh theo quy định, kiểm tra hồ sơ học sinh mới và đối chiếu với danh
sách học sinh mà tôi đã chuẩn bị sẵn. Mội giáo viên được nhận danh sách học
sinh và coi đây như là chỉ tiêu huy động được giao tạm thời, sau một tuần lễ nếu
có một số trẻ có trong danh sách chưa ra lớp, giáo viên sẽ theo địa chỉ đến tận
nhà vận động trẻ ra lớp và báo cáo về hội đồng tuyển sinh nhà trường tìm biện
pháp để huy động trẻ.
5. Đẩy mạnh công tác xã hôi hoá giáo dục.
Đầu năm học nhà trường chir đạo các lớp tiến hành họp bầu ban đại diện
hội cha mẹ học sinh theo điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh quy định, bước
tiếp theo nhà trường tiến hành tổ chức hội nghị ban đại diện cha mẹ học sinh của
trường và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của năm học trong đó có công tác
huy động trẻ mẫu giáo ra lớp và việc thu các khoản đầu năm của năm học 2011
– 2012 để ban đại diên cha mẹ học sinh phối hợp cùng nhà trường trong nhiệm
vụ chăm sóc giáo dục trẻ. Từ đó công tác triển khai các nhiệm vụ, công tác kết
hợp giữa nhà trường và gia đình diễn ra thuận lợi hơn, việc thu học phí theo nghị
định 49 của chính phủ cũng được đa số phụ huynh đồng tình hưởng ứng, tiến
hành thực hiện việc thu các khoản đóng góp của phụ huynh phục phụ nhu cầu ăn
ở bán trú do ban đại diện cha mẹ học sinh, đại diện thu, chi trên cơ sở được sự

thống nhất chủ trương của địa phương cũng đạt kết quả tốt. Đay là sự minh
chứng cho sự phát triển trong công tác xã hội hoá giáo dục của trường mầm non
Nga liên.
11


Sự quan tâm hỗ trợ và tạo điều kiện của chính quyền địa phương, sự vào
cuộc của các ban ngành của xã, sự đồng tình ửng hộ và phối hợp nhiệt tình của
các bậc cha mẹ trẻ đã đẩy mạnh phong trào xã hội hoá giáo dục của nhà trường
trong những năm học qua và năn học vừa qua. Nhấn mạnh điều này là tôi muốn
khẳng định vai trò công tác xã hội hoá giáo dục trong quá trình phát triển giáo
dục của nhà trường.
6. Chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên.
Công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên cũng đóng góp một phần không nhỏ
vào quá trình thực hiện công tác huy động trẻ mẫu giáo ra lớp, bởi vì trình độ
chuyên môn tốt, chất lượng giảng dạy của mỗi giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến kết quả học tập của mỗi học sinh. Xác định được điều này tôi đã động viên,
khuyến khích và tạo điều kiện để giáo viên của mình học nâng cao chuẩn trình
độ chuyên môn từ trung cấp sư phạm lên đại học sư phạm tình đến tới điểm này
đạt 61 %. Giáo viên đạt chuẩn về nghiệp vụ giảng dạy đạt 95%, tôi đã phân công
giáo viên có năng lực chuyên môn vững, có trách nhiệm và nhiệt tình dạy các
cháu lớp mẫu giáo.
Khuyến khích giáo viên biết tận dụng, tạo cơ hội gặp gỡ phụ huynh, thực
hiện tốt các phong trào thi đua và các cuộc vận động lớn của ngành và giáo viên
tuyên truyền phát động phụ huynh cùng tham gia.
IV. KIỂM NGHIỆM:
Qua một số biện pháp, giải pháp tôi tìm tòi và kinh nghiệm để áp dụng từ
đầu năm học đến nay. Tạo được niềm tin yêu của các bậc phụ huynh trong việc
huy động trẻ mẫu giáo ra lớp, tạo nên sự hoà nhập phấn khởi của học sinh khi
đến lớp. Trẻ yên tâm học tập và vui chơi dưới sự hướng dẫn của các cô giáo

mầm non.
Nhà trường đã hoàn thành xuất xắc nhiệm vụ đã đề ra thu hút được sự
quan tâm của các cấp lãnh đạo, các tổ chức xã hội, các ban ngành đoàn thể ở địa
phương tạo nên sự chuyển biến nhất định trong nhận thức của các bậc cha mẹ về
chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non.
12


Kết quả khảo sát cuối năm: Đã huy động được tổng số cháu là : 274
Khu vực các cháu vùng trong
tt
Độ tuổi
1
2
3

3- 4 tuổi
4- 5 tuổi
5- 6 tuổi

Xóm: 6 – 7 – 8
Điều
Huy động
Tổng
Tỷ
tra
số
lệ%
27
20

74
29
27
93
53
53
100

Khu vực các cháu vùng ngoài
Xóm : 1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 9
Điều
Huy động
Độ tuổi
Tổng Tỷ lệ
tra
số
%
3- 4 tuổi 55
22
40
4- 5 tuổi 63
50
79
5- 6 tuổi 122
122
100

C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:
I. KẾT LUẬN:
Chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non là sự nghiệp cao quý cho toàn

xã hội, của mỗi gia đình, của những người cha, người mẹ. Nhưng nhà trường
đóng vai trò chủ đạo, cô giáo đóng vai trò chủ chốt. Thông qua các hoạt động trẻ
được học tập, vui chơi ở trường mầm non nhằm hình thành cho trẻ những cơ sở
đầu tiên của nhân cách con người mới. Trẻ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn phát triển
cân đối, hài hoà, biết nhường nhịn, biết quan tâm đến những người xung quanh,
thật thà, lễ phép, mạnh dạn hồn nhiên, yêu thích cái đẹp, tạo ra cái đẹp.
Chính vì vậy trách nhiệm của gia đình phụ huynh đối với con, cháu là
niềm mong đợi cao quý nhất của các cô giáo mầm non. Trường mầm nong Nga
Liên đã có nihều đổi mới so với các trường bạn, so với giáo dục trước kia trong
việc thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ tại trường mầm non. Do đó trẻ có đủ điều
kiện để chuẩn bị vào học lên các lớp lớn hơn và vào cấp 1 vững chắc.
Do đó tổ chức huy động trẻ ra lớp là một hoạt động vô cùng quan trọng
cần thiết của trường mầm non. Có làm tốt việc này mới đáp ứng được mục tiêu,
nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ, đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH đất nước.
Qua kinh nghiệm của bản thân. Là hiệu trưởng nhà trường cần năng động,
sáng tạo và có mối quan hệ tốt với cộng đồng, tích cực trao đổi thường xuyên
với giáo viên toàn trường để đồng tâm và có quyết tâm cao trong mọi công tác ở
nhà trường.
Thấy được trách nhiệm của mình và tổ chức thực hiện đunhs khoa học sẽ
có hiệu quả tốt.

13


Trình độ dân trí được tăng cao và nhận thức của mọi người tốt thì công
việc gì dù khó khăn bao nhiêu cungx vượt qua. Sự nghiệp giáo dục phải có mọi
tầng lớp, mọi đối tượng trong xã hội tích cực tham gia với được thành công.
II. ĐỀ XUẤT:
- Đề nghị UBND huyện cho kinh phí cho công tác phổ cập, điều tra, huy
động trẻ ra lớp hàng năm để bồi dưỡng động viên giáo viên thực hiện..


Nga Liên, ngày 08 tháng 04 năm 2012
Người thực hiện

Lê Thị Hương

14



×