Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Nuôi cấy tế bào da cho bệnh nhân bỏng pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.46 KB, 11 trang )



Nuôi cấy tế bào
da cho bệnh
nhân bỏng



Với đề tài “Nghiên cứu một số
chế phẩm sinh học trong điều trị
bỏng” do Viện Bỏng quốc gia
thực hiện, công nghệ nuôi cấy tế
bào da lần đầu tiên đư
ợc áp dụng
tại Việt Nam. Bằng công nghệ
này, chỉ cần một phần da rất nhỏ
cũng có thể cứu sống đư
ợc những
bệnh nhân bỏng sâu diện rộng…


Nỗi đau khủng khiếp

Mỗi năm, Viện Bỏng quốc gia tiếp
nhận khoảng 2.800-3.000 bệnh
nhân bị bỏng mới do rất nhiều
nguyên nhân: bỏng lửa, bỏng nước
sôi, bỏng a-xit, bỏng điện… trong
đó có khoảng 20-30% bị bỏng sâu.
Chứng kiến những di chứng để lại
trên cơ thể những bệnh nhân bỏng


nặng đang nằm điều trị tại Viện
B
ỏng quốc gia mới thấy hết nỗi đau
của người bệnh. Có người phải
băng kín từ đầu đến chân, có người
khuôn mặt biến dạng, ngực rúm ró,
những vết sẹo chằng chịt khắp cơ
thể… Thương tâm nhất là những
nạn nhân bị bỏng điện, bỏng a-xit,
bị bỏng phần mặt, cổ.

Chị N.T.T. (Thanh Hoá) bị người
yêu cũ tạt a-xit do ghen tuông,
khiến toàn bộ phần mặt, cổ của chị
bị tàn phá. Gương mặt xinh đẹp
ngày xưa giờ bị biến dạng. Chị
vĩnh viễn không bao giờ còn dám
ngắm mình trong gương… Còn bé
L.V.H. 5 tuổi ở Đan Phượng - Hà
Tây thì bị bỏng lửa do có lần một
mình vào bếp, đột ngột lên cơn co
giật nên ngã nhào vào bếp lửa. Bé
bị bỏng nặng toàn bộ phần cổ,
ngực. Không ít bệnh nhân do diện
bỏng quá rộng và sâu, phần da l
ành
(của chính họ) không đủ để ghép
lên vết thương, dẫn tới bị tử vong.

Theo thống kê c

ủa Viện Bỏng quốc
gia, năm 2003, khoảng 3% bệnh
nhân nhập viện bị tử vong do bỏng
quá nặng. TS Nguyễn Viết Lượng,
trưởng Ban Kế hoạch Tổng hợp –
Viện Bỏng quốc gia cho biết: "Kỷ
lục" mà các BS của Viện Bỏng
quốc gia lập được là cứu sống đư
ợc
bệnh nhân bị bỏng nông (bỏng một
phần lớp da) chiếm 80% diện tích
cơ thể. Còn v
ới bệnh nhân bỏng sâu
(bỏng toàn bộ lớp da) thì mới cứu
được ngư
ời bỏng đến 53% diện tích
lớp da trên cơ thể. Với những bệnh
nhân bị bỏng nặng hơn thì các BS
đành bó tay


Ghép da cho bệnh nhân bỏng

Theo TS Nguyễn Viết Lượng, nếu
bỏng ở diện hẹp thì các tế bào lành
ở xung quanh sẽ phát triển lan dần
ra che kín vết thương. Nhưng phần
lớn trường hợp bỏng sâu không tự
liền được mà cần phải ghép da,
thường là dùng chính da b

ệnh nhân.
Tuy nhiên, ở những bệnh nhân
bỏng sâu với diện tích từ 50-60%
trở lên, phần da lành còn lại không
đủ ghép cho phần da bị phá huỷ.
Mặt khác, không phải vùng da nào
cũng lấy để ghép được (như da ở
hốc mắt, da ở mặt, ở gan bàn tay,
bàn chân ), hoặc do thể trạng của
bệnh nhân nên không thể lấy da tự
thân để ghép.

Để làm tăng thêm cơ hội sống cho
những nạn nhân bị bỏng sâu, diện
rộng, ở Việt Nam đã áp dụng nhiều
phương pháp như lấy da đồng loại
(thường là da của người thân) để
ghép cho nạn nhân bỏng. Một biện
pháp khác là làm tăng diện tích da
bằng kỹ thuật ghép da mắt lưới để
một mảnh da có thể tăng diện tích
lên gấp ba lần, thậm chí độ căng
dãn tối đa có thể lên tới chín lần.
Ngoài ra, còn có phương pháp kết
hợp hai lớp da, ở dưới là l
ớp da mắt
cáo (da của chính bệnh nhân), ở
trên là một lớp da đồng loại chồng
lên (có thể của người sống hoặc tử
thi) có tác dụng bảo vệ cho bệnh

nhân không bị nhiễm trùng, bị mất
dịch, suy mòn, đau đ
ớn trong thời
gian chờ lành vết thương.

Tuy nhiên, những ph
ương pháp này
có hạn chế, như thời gian lành vết
thương rất lâu, khả năng nhiễm
trùng tăng lên do vết thương để hở
trong thời gian dài. Một hạn chế
nữa là không phải ai cũng sẵn sàng
cho da, trong khi ở nư
ớc ta đến nay
vẫn chưa có Luật cho lấy tạng
(trong đó có da) ở tử thi. Chưa nói
là lấy da tử thi có nguy cơ lây
nhiễm các bệnh qua đường máu
như HIV/AIDS, viêm gan B


Công nghệ da nhân tạo

Đư
ợc chuyển giao công nghệ từ các
chuyên gia Nga, Viện Bỏng quốc
gia đang nghiên cứu công nghệ
mới: nuôi cấy tế bào da để tạo
thành da nhân tạo ghép lên các vết
thương c

ủa những bệnh nhân bỏng.
Với công nghệ này, chỉ cần một
phần da rất nhỏ, sau khi nuôi cấy
các tế bào da trong môi trư
ờng nuôi
cấy có thể tạo ra mảnh da với diện
tích theo ý muốn để ghép cho bệnh
nhân.

Nói về công nghệ này, TS Nguyễn
Viết Lượng - thư ký đề tài nghiên
cứu này cho biết: Hai lớp tế bào
quan trọng nhất làm liền vết th
ương
là lớp tế bào sừng (tế bào biểu mô)
và lớp tế bào sợi (tế bào trung bì).
Để có được da nhân tạo, trước tiên
lấy các tế bào mầm (của tế bào sợi,
sừng) đưa vào môi trường nuôi cấy
rồi cấy lên các màng nền (có thể
bằng silicon, collagen, da đồng
loại ) tạo thành m
ột giá đỡ cho các
tế bào da bám vào phát triển.

Bằng phương pháp này, có khi chỉ
sau một tuần đã có thể ghép mảnh
da nhân tạo này lên vết th
ương, sau
đó các tế bào da (sừng, sợi) sẽ tiếp

tục phát triển cho đến khi lành vết
thương. Theo đánh giá của các
chuyên gia, công nghệ này tăng
cường chất lượng liền vết thương,
hạn chế được những di chứng về
mặt chức năng hoạt động bệnh lý
để lại cho bệnh nhân, hạn chế gây
sẹo lồi hoặc sẹo co kéo… Ngo
ài ra,
phương pháp này có tỷ lệ thành
công cao, nguy cơ nhiễm trùng
giảm, nguy cơ tan rữa lớp da ghép
cũng thấp vì đã có lớp màng làm
nền Hiện nay, công nghệ này m
ới
trong giai đoạn thử nghiệm. Dự
kiến đến khi kết thúc đề tài (cuối
năm 2005) sẽ có khoảng 100 bệnh
nhân được áp dụng công nghệ này.


Được biết, công nghệ nuôi cấy tế
bào không chỉ dừng lại trong việc
nuôi cấy da cứu bệnh nhân bỏng
mà còn m
ở rộng ra cả lĩnh vực nuôi
cấy giác mạc, xương nhân tạo,
trong nghiên cứu tìm ra cơ chế h
ình
thành ung thư, cơ chế hình thành

sẹo lồi, che phủ những vết loét ở
bệnh nhân tiểu đường, AIDS Đặc
biệt, với công nghệ này, một số
nước trên thế giới đang nghiên cứu
để nuôi cấy tạng, phục vụ cho việc
thay ghép các cơ quan bị bệnh

×