KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN
CHỦ ĐIỂM : QUÊ HƯƠNG - ĐẤT NƯỚC - BÁC HỒ.
TUẦN I
Thứ,
Hoạt
động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
1 - ĐÓN
TRẺ
- Trò chuyện
với phụ huynh
về tình hình
của trẻ.
- Trò chuyện
về xóm làng
nơi bé ở.
- Trò chuyện
về những công
trình ở địa
phương trẻ.
- Trò chuyện về
những công
trình ở địa
phương trẻ.
2 -THỂ
DỤC
VẬN
ĐỘNG
- Bài tập phát
triển chung.
- Bài tập phát
triển chung.
- Bài tập TD
buổi sáng.
- Bài tập TD
buổi sáng.
3
-HOẠT
ĐỘNG
CHUNG
- MTXQ : Giới
thiệu về thủ đô
Hà Nội.
- GDÂN : Yêu
- TH : Vẽ về
miền núi.
- TD : Ném
trúng đích
- LQVT : Nhận
biết khối cầu
với khối trụ,
Khối vuông
với khối chữ
nhật.
- LQCC :
Ôn các chữ cái
đã học.
- LQVH : Sự
Hà Nội. thẳng đứng. - HĐG tích hồ gươm.
4
-HOẠT
ĐỘNG
NGOÀI
TRỜI
- Quan sát một
công trình xây
dựng gần
trường.
- Trò chơi :
Dung dăng
dung dẻ.
- Quan sát một
công trình xây
dựng gần
trường.
- Trò chơi :
Dung dăng
dung dẻ.
- Trẻ chơi tự
do với bóng.
- TC : Xỉa cá
mè.
- Trẻ chơi tự
do với bóng.
- Trò chơi : Xỉa
cá mè.
5
-HOẠT
ĐỘNG
GÓC
- Xây dựng mô hình Lăng Bác.
- Vẽ, nặn, tô màu Lăng Bác.
- Trẻ biết đóng vai Bác.
6
-HOẠT
ĐỘNG
TỰ
CHỌN
- Dạy trẻ làm
quen với tiếng
việt : Thủ đô,
Lăng, Bác Hồ.
- Giáo dục lễ
phép.
- Trẻ làm quen
với toán : khối
cầu, trụ,
vuông, chữ
nhật
- Giáo dục vệ
sinh.
- Trẻ làm quen
với văn học :
Sự tích hồ
Gươm.
- Giáo dục vệ
sinh ăn uống.
- Biểu diễn văn
nghệ.
- Nhận xét tuyên
dương, phát
phiếu bé ngoan.
Thứ 4
1) Đón trẻ : TRÒ CHUYỆN VỚI TRẺ VỀ XÓM LÀNG NƠI BÉ Ở.
I/Mục đích :
- Trẻ biết được những người hàng xóm nơi bé ở.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, ghi nhớ.
II/Chuẩn bị :
- Câu hỏi đàm thoại.
III/Tiến hành :
1)Ổn định giới thiệu :
- Cho lớp hát bài “ Cả nhà thương nhau”
- Đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát.
- Cô đàm thoại cùng trẻ về xóm, làng, những người gần nhà nơi bé ở.
- Cô mời lần lượt từng trẻ đứng lên kể theo yêu cầu của cô.
2)Trò chơi :
Cho trẻ chơi trò chơi “chim bay cò bay” .
3)Kết thúc : Chuyển hoạt động.
000
3)HOẠT ĐỘNG CHUNG MÔN TẠO HÌNH
ĐỀ TÀI : VẼ VỀ MIỀN NÚI.
I/ Yêu cầu :
1/Kiến thức
- Trẻ nhận biết và gọi đúng tên các cảnh vật có ở miền núi.
- Trẻ biết được hình dáng của các cảnh vật đó.
- Trẻ biết phối hợp các nét vẽ để vẽ nên hình của một cảnh vật cụ thể.
2)Kỹ năng :
- Rèn luyện sự nhanh nhẹn.
- Củng cố cách cầm bút, tư thế ngồi.
- Rèn luyện kỹ năng vẽ và biết kết hợp các nét.
3/Giáo dục :
- Giáo dục trẻ trật tự trong giờ học.
- Trẻ yêu quê hương, làng xóm.
4/ Phát triển :
- Khả năng quan sát, chú ý có chủ định.
- Phát triển khả năng sáng tạo.
II.Chuẩn bị:
- Tranh mẫu của cô.
- Phấn màu, bút chì, giấy vẽ, màu tô của trẻ.
- Hệ thống câu hỏi đàm thoại
- Tranh ảnh về cảnh vật, làng quê ở miền núi.
III. Phương pháp
- Trực quan, đàm thoại, thực hành .
- Tích hợp: âm nhạc, môi trường xung quanh, toán.
IV/ Cách tiến hành :
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1)Ổn định, dẫn dắt, giới thiệu :
- Hôm nay trời đẹp, các con cùng cô hát bài “đi
chơi” đến xem triễn lãm tranh nhé.
Đàm thoại với trẻ :
+ Tranh vẽ về gì ?
+ Trong tranh có những gì ?
+ Quê hương các con ở miền núi hay ở miền xuôi ?
+ Ở quê các con có cây cối núi non không ?
+ Con có yêu quê hương của mình không ?
+ Chúng ta cùng hát bài “Quê hương em”
Các con có muốn dùng đôi tay khóe léo của mình
để vẽ nên những bức tranh đẹp về quê hương, về
phong cảnh miền núi của chúng ta không ?
Vậy thì giờ tạo hình hôm nay cô sẽ hướng dẫn
cho lớp mình vẽ về phong cảnh miền núi nhé.
2)Quan sát, đàm thoại về đối tượng :
a)Cho trẻ quan sát :
- Cô giới thiệu tranh mẫu :
- Đàm thoại về tranh mẫu :
+ Cô có mấy bức tranh ?
+ Tranh vẽ cái gì đây ?
+ Trong tranh gồm có những chi tiết nào?
- Cô lần lượt đàm thoại với trẻ về các chi tiết ở trong
tranh về hình dáng, màu sắc
- Trẻ hát và đi cùng cô.
- Phong cảnh
- Miền núi.
- Trẻ kể.
- Miền núi.
- Có ạ.
- Có ạ.
- Trẻ hát.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ quan sát.
- Nét thẳng và nét xiên.
- Nét chẫm tròn.
- Màu đen.
- Màu đỏ.
- Màu đen.
- Cô vẽ mẫu và hướng dẫn cách vẽ từng chi tiết và
cách tô màu.
- Cho một vài trẻ nhắc lại.
b)Hướng dẫn của giáo viên :
c) Trẻ thực hành :
- Cô kiểm tra vật liệu thực hành của từng trẻ. Cho
trẻ cầm bút vẽ trên không.
- Cô nhắc trẻ cách ngồi, cách cầm bút.
- Cho trẻ tiến hành vẽ, cô gợi ý nhắc nhỡ, động viên
trẻ vẽ đẹp, đúng các kỹ năng.
- Gần hết giờ cô nhắc trẻ hoàn thành sản phẩm.
- Hết giờ cho trẻ dừng bút và thể dục chống mệt
mỏi.
d) Nhận xét sản phẩm :
- Cho trẻ lên trưng bày sản phẩm.
- Cô mời 3 – 5 trẻ nhận xét.
- Cô nhận xét lại, tuyên dương trẻ vẽ đẹp, khuyến
khích những trẻ vẽ chưa được.
- Cho trẻ hát bài : “ Cô giáo miền xuôi ” và đi ra
ngoài.
- Trẻ hoàn thành sản phẩm.
- Trẻ thể dục chống mệt
mỏi.
- Trẻ mang sản phẩm lên
trưng bày.
000
4)Hoạt động ngoài trời : QUAN SÁT MỘT CÔNG TRÌNH
XÂY DỰNG GẦN TRƯỜNG.
I/Mục đích:
- Trẻ biết được tên, công dụng, hình dáng của công trình xây dựng đó.
- Rèn luyện kỷ năng quan sát.
- Trẻ chơi trò chơi thành thạo.
II/Chuẩn bị :
- Địa điểm quan sát.
- Câu hỏi đàm thoại.
III/Cách tiến hành :
1/ Ổn định giới thiệu :
- Các con à, hôm nay các con quan sát một công trình xây dựng gần
trường.Lớp hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân” và đi ra ngoài.
2/ Tổ chức cho trẻ hoạt động.
a/ Hoạt động quan sát có mục đích.
- Cho trẻ quan sát công trình gần trường.(Dẫn trẻ đến địa điểm cần
quan sát)
- Giới thiệu hoạt động.
- Cho trẻ quan sát trong vòng 5 phút.
- Đàm thoại về công trình :
+ Con có biết đây là công trình xây dựng gì không ?
+ Nó được ai xây ? và xây từ lúc nào ?
+ Nó dùng để làm gì ?
+ Nó có dạng hình gì ?
+ Nó được sơn màu gì ?
+ Con đã từng sinh hoạt trong công trình này chưa ?
- Ngoài công trình này ra, ở địa phương con còn có những công trình
xây dựng nào nữa không ?
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn các công trình xây dựng có ở địa phương.
b/ Hoạt động tập thể:
- Cho trẻ chơi trò chơi : Dung dăng dung dẻ.
- Cách chơi : 5-6 trẻ nắm tay nhau thành 1 hàng ngang, vừa đi vừa đọc
lời ca, chân bước nhẹ nhàng, tay vung theo nhịp lời ca. Khi hát đến
chữ “dung” thì tay vung về phía trước, hát đến chữ “dăng” thì tay
vung về phía sau, hoặc ngược lại. Cứ như thế hát cho đến từ cuối
cùng của lời ca thì tất cả cùng ngồi xuống và trò chơi lại tiếp tục.
- Cho trẻ chơi 1-3 lần.
Dung dăng dung dẻ Cho dê đi học
Dắt trẻ đi chơi Cho cóc ở nhà
Đến cửa nhà trời Cho gà bới bếp
Xì xà xì xụp Ngồi thụp xuống đây.
c/ Trò chơi tự chọn:
- Cho trẻ nhặt lá rụng.
3/ Kết thúc:
- Cho trẻ về lớp.
000
6)Hoạt động tự chọn: LÀM QUEN VỚI KHỐI CẦU - TRỤ - VUÔNG -
CHỮ NHẬT.
I/Mục đích:
- Trẻ được làm quen với một số khối cầu, trụ , vuông, chữ nhật
- Trẻ biết phân biệt được các khối trên.
II/Chuẩn bị :
- Các khối : cầu, trụ , vuông, chữ nhật
II/Cách tiến hành:
- Cô cùng trẻ hát bài “ Tập đếm”
- Hỏi trẻ vừa hát bài hát nói về gì ?
- Cô nói : Ngoài ra cô còn có rất nhiều hình khối như : cầu, trụ,
vuông, chữ nhật . Bây giờ các con hãy chú ý xem cô giới thiệu nhé.
- Cô cầm từng khối giơ lên và giới thiệu. Đồng thời gắn lên bảng giới
thiệu và cho tẻ đọc.
- Giáo dục lễ giáo.
Hoạt động góc : XÂY DỰNG MÔ HÌNH LĂNG BÁC.
I/ Yêu cầu:
- Trẻ biết xây dựng mô hình Lăng Bác.
- Trẻ biết tô màu một số danh lam thắng cảnh
- Trẻ biết hát, múa những bài hát về chủ điểm.
- Trẻ biết đóng vai Bác Hồ và người người đi viếng Lăng Bác.
- Trẻ biết kết hợp cùng nhau khi chơi.
II/Chuẩn bị :
- Mô hình Lăng Bác.
- Một số cảnh quan .
- Giấy vẽ, bút màu, bút chì, rổ để trẻ vẽ, tô màu những danh lam thắng
cảnh.
- Tranh vẽ một số danh lam thắng cảnh để trẻ tô màu.
- Vở tập tô, giấy, vở, đồ dùng học tập cần thiết.
III/Phương pháp :
- Đàm thoại, thực hành, hướng dẫn, gợi ý.
- Tích hợp : Âm nhạc, MTXQ.
IVCách tiến hành :
1)Thỏa thuận trước khi chơi :
- Trẻ cùng cô hát bài : “Yêu Hà Nội” .
- Cô nói : các con à ! Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam chúng ta, ở đó có
rất nhiều di tích lịch sử, những công trình xây dựng lớn. Gìơ HĐG hôm nay các
con hãy xây dựng lại một số công trình kiến trúc trên nhé. Bây giờ các con vào
góc chơi nhé
- Cô giới thiệu các góc chơi
- Nhắc nhở trẻ về góc chơi, đoàn kết, nhường nhịn, kết hợp cùng nhau.
2)Qúa trình chơi :
- Góc xây dựng : Muốn mua vật liệu về xây các con đến đâu để mua ?
Cô hỏi : + Các con mua những gì ?
+ Các con ơi: các chú công nhân làm việc vất vả, dễ bị cảm nắng, khi bị
cảm náng các chú đến đâu để khám bệnh ?
- Ởi bệnh viện có những ai ?
- Đúng rồi ! Hằng ngày ai là người dạy cho con biết đọc, biết viết ?
Thế các con đến đâu để học, khi học thì cần những gì ? và ai là
người dạy cho các con. Vậy muốn vẽ được các con phải dùng gì ?
Muốn đọc được các con phải dùng gì để đọc ?. Đúng rồi sách là kho
tàng vô giá, vì thế khi đọc xong các con nhớ cất cẩn thận.
- Góc phân vai :
+ Nhóm cô giáo : 1 trẻ đóng vai cô giáo dạy học sinh:
. Hôm nay cô giáo kể chuyện gì cho học sinh ?
. Trong truyện có những ai ?
. Con thích ai nhất
. Cô dạy trẻ hát bài hát gì ? Chơi trò chơi gì ?
+ Nhóm bác sĩ : 1 trẻ làm bác sĩ, 1 trẻ làm ytá và có thái độ ân cần đối
với bệnh nhân.
. Các con ơi ! hôm nay các bác nông dân làm đồng rất mệt nên đã bị
xay nắng. Vì thế khi bị bệnh thì bác nông dân đến đâu để khám bệnh.
. Khi bị xay nắng thì bác sỹ cho bạn uống những gì ?
. Chanh ở đâu mà có ?
. Cần chọn những quả chanh như thế nào ?
- Góc nghệ thuật : Vẽ, nặn, tô màu các địa danh lớn ở Hà Nội….
+ Hôm nay các vẽ những gì ?
+ Muốn vẽ sản phẩm đẹp các bạn cần gì ?
+ Muốn bức tranh đẹp, thì dùng gì để tô ?
+ Dùng gì để nặn ?
- Góc âm nhạc :
+ Hôm nay các con hát những bài hát về chủ điểm để các bạn thưởng
thức nhé.
Trẻ vào góc chơi trẻ thích, cô nhập vào chơi cùng trẻ, phân vai chơi và tiến hành
cho trẻ chơi
- Cô theo dõi, động viên, khuyến khích trẻ chơi, mở rộng nội dung
chơi.
- Tuyên dương và uốn nắn trẻ kịp thời.
- Tạo mối quan hệ giữa các nhóm chơi.
- Gần hết giờ nhắc trẻ hoàn thành trò chơi.
3)Nhận xét sau khi chơi :
- Cho trẻ dừng chơi.
- Cô đến góc nghệ thuật cho trẻ nhận xét, cô bổ sung.
- Cô dẫn trẻ đến góc học tập, cho trẻ nhận xét, cô bổ sung.
- Cô dẫn trẻ đến góc phân vai, cho trẻ nhận xét, cô nhận xét lại.
- Dẫn tất cả trẻ đến góc xây dựng, cô cho bác trưởng công trình tự nhận xét,
các bạn nhận xét, cô nhận xét lại ( góc chính).
- Cho lớp đọc bài thơ và đi ra ngoài.
- Cho trẻ dọn đồ dùng, vệ sinh cá nhân.