Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đừng biến con thành ích kỷ pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.16 KB, 5 trang )

Đừng biến con thành ích kỷ

Ngày càng có nhiều cặp vợ chồng chỉ sinh một con để có điều kiện chăm sóc. Vì
là con một, các cô cậu bé được cha mẹ cưng chiều. Một số em nảy sinh tính xấu,
ích kỷ, tham lam, cho rằng mình là "sếp" nhỏ có quyền vòi vĩnh. Để rèn luyện con,
các bậc phụ huynh hãy tham khảo lời khuyên sau:
Cha mẹ hãy dạy cho con biết chia sẻ tình cảm. Vì là con một nên trẻ cảm thấy rất
cô độc, muốn cha mẹ dành hết sự quan tâm, chiều chuộng cho mình. Bởi vậy,
ngay từ khi trẻ còn nhỏ, hãy dạy cho trẻ có lòng nhân ái và có một tình cảm yêu
ghét đúng đắn, biết thương yêu cha mẹ, nhường nhịn, thân ái với bạn bè.
Hãy dạy cho trẻ sống hòa đồng bằng cách đưa các em đến nơi có đông trẻ cùng lứa
tuổi. Ở đấy, với sự hướng dẫn của người mẹ kết hợp với không khí vui vẻ sẽ giúp
trẻ hòa đồng hơn. Cũng có thể mời một số trẻ khác cùng khu tập thể đến nhà chơi,
mỗi em khi đến cầm một món đồ chơi. Mong muốn được đổi đồ chơi với trẻ khác
đó cũng là biểu hiện của sự hòa đồng.
Cha mẹ không nên chiều theo tất cả sở thích của con dù trẻ có khóc hoặc dỗi. Lựa
lúc trẻ bình tâm trở lại, hãy phân tích cho nó thấy sự đúng sai, lợi ích hay hậu quả
của sự đòi hỏi ấy. Chỉ một vài lần đầu trẻ còn có thái độ phản ứng, sau chính trẻ sẽ
nhận thấy sự thái quá của mình.
Nguồn: Gia Đình & Xã Hội
Ðừng dạy trẻ tính ích kỷ (-D)
Nghe tiếng chị Thư, mẹ Tú mắng con bé trên phòng khách, dì Út vội chạy lên. Dì
Út phân trần:
- Chị biết là Tú đâu có bao giờ tè dầm, đi bậy trong quần nhưng hôm nào em cũng
đem thêm một bộ đồ phòng hờ lỡ như đồ có dơ hoặc trục trặc gì đó thì cô có cái
thay cho cháu, vậy mà ngày nào về bộ đồ đem theo cũng bị ướt, hỏi thì nó nói cô
lấy cho bạn mặc, hôm nay thì bộ đồ mất tiêu rồi, tức không chịu được.
Quay qua Tú, dì Út mắng tiếp:
- Ðồ ngu, tại sao mày để cô lấy đồ cho người khác mặc hả? Miệng đâu mà mày
không biết nói với cô đó là đồ của con hả?
Bé Tú lí nhí:


- Cô lấy đồ con lúc nào con đâu có biết, hôm nay bạn Quân bị ỉa chảy nên cô
mượn đỡ đồ con cho bạn mặc thôi mà.
Mẹ Tú la:
- Tốt bụng dữ ha, giờ mất đồ rồi đó, vừa lòng mày chưa đồ phá của, đồ khôn nhà
dại chợ, nuôi cho mày lớn để mày lấy đồ cho người ta mặc, sao mẹ nó không đem
đồ cho nó thay mà để cô lấy đồ mày, ngày nào về bộ đồ cũng ướt nhẹp, tao đâu
phải người ở mà đem đồ, giặt đồ cho bọn nó hoài. Ngày mai mày phải đòi cho
được bộ đồ về cho tao, mày mà không đòi được cô trả bộ đồ đó thì mày khỏi về
nhà luôn, tao không cho mày về nữa, mày đi theo tụi nó đi, coi tụi nó có nuôi cơm
mày ăn không…
Ðể làm dịu cơn giận của mẹ Tú, dì Út nói với Tú:
- Mai con vào nói với cô là cho con xin lại bộ đồ của con nhé.
Tú òa khóc:
- Con không dám nói đâu.
Mẹ Tú lại nổi nóng:
- Không dám đòi vậy thì đừng cho mượn, miệng mày đâu không biết nói, hễ mất
đồ là về nhà con bị mẹ đánh. Ngày mai mà mày không đòi được bộ đồ đó về thì
biết tay tao.
Mẹ Tú bỏ xuống nhà sau, dì Út ôm Tú vào lòng, Tú sợ hãi:
- Mai dì chở con đi học, dì gặp cô dì nói giùm con.
Dì Út an ủi:
- Con biết giúp bạn như thế là ngoan đó nhưng sau này nếu cô có lấy đồ con nữa
thì con nói cô lấy đỡ đồ bạn khác, đừng lấy đồ con vì mẹ con khó lắm.
- Nhưng dì ơi, cô lấy đồ bạn khác rồi về nhà bạn cũng bị mẹ đánh giống con thì
sao?
Dì Út giật mình trước câu hỏi của Tú, dì tự hỏi không biết mình và mẹ Tú có vô
tình dạy cháu tính ích kỷ hay không?
Có một điều nữa mà mẹ và dì Út của Tú đều quên là, hàng ngày ở gia đình cũng
như trong lớp Tú cùng các bạn đều được dạy rằng: không được xưng mày tao với
bất kỳ ai. Bởi cả giận nên mẹ Tú đã vô tình đi ngược lại với lời "giáo huấn" này.

Lời khuyên
Từ sự bất ngờ nghe được những gì con trẻ nói dì Út băn khoăn tự hỏi như vậy
chứng tỏ dì đã sớm nhận ra nguy cơ - chỉ lệch đi một ly thôi là đã dạy cháu tính
ích kỷ. Cháu chẳng "khôn nhà dại chợ” theo kiểu "tốt thì của ta, xấu xa dạt ra cho
người" mà cháu thật trong sáng, thơ ngây, lo lắng cho người khác, không muốn
người khác bị nạn như mình, điều đó thật đáng quý. Không nên bỏ qua mà phải
tận dụng cơ hội này giáo dục cháu tính chia sẻ, biết thương người.
Mẹ cháu hoặc dì Út cần gặp cô giáo trao đổi thẳng thắn để cô rút kinh nghiệm
đồng thời tìm hiểu xem vì sao có việc mượn đồ cháu này mặc cho cháu kia vì
chuyện này không chỉ xảy ra một lần. Có thể trao đổi thẳng thắn với cô giáo, nếu
lỡ một lần vì không còn cách nào khác thì có thể thông cảm, còn chuyện này xảy
ra thường xuyên thì cô nên nhắc các phụ huynh khác đem theo quần áo cho con
đầy đủ.


×