Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Về tài nguyên sinh học Vườn quốc gia Bạch Mã pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.21 KB, 7 trang )




Về tài nguyên sinh
học Vườn quốc gia
Bạch Mã


Trên cơ sở các kết quả
nghiên cứu mang tính riêng
lẻ của các tác giả trong và
ngoài nước, các tác giả đã
tổng hợp lại và vẽ nên bức
tranh tổng thể về tài nguyên
sinh học ở Vườn quốc gia
Bạch Mã, từ đó đưa ra một
số kiến nghị trong việc khai
thác, bảo vệ và phát triển
tính đa dạng sinh học của
Vườn và khu vực.

Vườn quốc gia Bạch Mã có
diện tích 22500 ha, nằm ở
cuối Bắc Trường Sơn, tạo
thành vành đai địa lý tự nhi
ên,
góp phần ngăn cách hai vùng
khí hậu nhiệt đới gió mùa của
hai miền bắc và nam dải
Trường Sơn. Đây là vùng
thường xuyên giao tranh của


gió tây nam và gió đông bắc.
Do đó đã tạo nên một tiểu
vùng khí h
ậu khác hẳn với các
nơi khác trong khu v
ực. Trong
vùng có lượng mưa hàng năm
lớn (bình quân là 3500-4500
mm, cá biệt vài năm gần đây
đạt tới 6000-7000mm), địa
hình có mức độ chia cắt lớn,
thảm thực bì đang có độ che
phủ tương đ
ối tốt. Hệ sinh thái
Vườn quốc gia Bạch Mã còn
mang nhiều nét nguyên sơ c
ủa
rừng lá rộng thường xanh m
ưa
mùa nhiệt đới. Do vậy mà
ngay từ đầu những năm 20
của thế kỷ này, người Pháp đã
chú ý đến tài nguyên sinh học
và nhiều lần đề xuất thành lập
vườn quốc gia. Bạch Mã đư
ợc
khám phá vào năm 1932 và
sau đó đã được xây dựng
thành một khu nghỉ mát sánh
được với Đà Lạt và Sa Pa.

Trên đỉnh, người Pháp đã xây
dựng một khách sạn lớn và
139 biệt thự, làm cho Bạch
Mã nổi tiếng một thời. Trong
thời gian đó, người Pháp cũ
ng
xây dựng một con đường dài
hơn19 km từ quốc lộ 1A lên
đỉnh. Hai bên đường có nhiều
loài thực vật điển hình làm
tăng vẻ đẹp của cảnh quan
trong vùng.

Những năm trước đây, khi
Vườn quốc gia Bạch Mã chưa
được thành lập, sức ép khai
thác tài nguyên sinh học của
nhân dân vùng đệm rất lớn,
làm cho tính đa dạng sinh học
ngày càng suy giảm. Một
trong những nhiệm vụ quan
trọng của Vườn hiện nay là
hiểu rõ được nguồn t
ài nguyên
thiên nhiên vốn có để làm cơ
sở khoa học cho việc bảo vệ
và phát triển bền vững chúng.

Cho đến nay đã có một số
công trình nghiên c

ứu về động
thực vật trong Vườn. Tuy
nhiên, các công trình chỉ phản
ánh từng khía cạnh riêng của
từng nhóm sinh vật. Là những
người đã có d
ịp tham gia đánh
giá nguồn tài nguyên sinh học
của Vườn, trong bài báo ngắn
này, chúng tôi xin tổng hợp v
à
trình bày về thành phần một
số nhóm loài động thực vật
chủ yếu đã được các tác giả
trong và ngoài nước nghiên
cứu hoặc công bố.

×