Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết: 8
BÀI 5
TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN (tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức: Giúp HS nắm được:
- Tình hình Trung Quốc dưới thời Minh – Thanh.
- Những thành tựu tiêu biểu về văn hóa của người Trung Quốc.
2. Về tư tưởng, tình cảm:
- Thấy được sự đóng góp về văn hóa của cư dân Trung Quốc.
- Quý trọng các di sản văn hóa, hiểu được các ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối
với Việt Nam.
3. Về kỹ năng:
- Biết liên hệ, so sánh với các nền văn hóa trong đó có văn hóa Việt Nam.
- Nắm vững các khái niệm cơ bản.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:
Sưu tầm tranh ảnh như: Vạn lý Trường thành, Cố cung, đồ gốm sứ của Trung Quốc
thời phong kiến. Các bài thơ Đường hay, các tiểu thuyết thời Minh - Thanh.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Nền kinh tế dưới thời nhà Đường phát triển như thế nào?
3. Dẫn dắt vào bài mới:
Kinh tế phong kiến Trung Quốc chủ yếu là nông nghiệp phát triển thăng trầm theo sự
hưng thịnh của chính trị. Cuối thời Minh - Thanh đã xuất hiện mầm mống quan hệ sản
xuất TBCN nhưng nó không phát triển được. Trên cơ sở những điều kiện kinh tế xã
hội mới, kế thừa truyền thống của nền văn hóa cổ đại, nhân dân Trung Quốc đã đạt
nhiều thành tựu văn hóa rực rỡ. Để hiểu được điều này ta cùng tìm hiểu tiếp bài 5.
4. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS Kiến thức HS cần nắm
3. Trung Quốc Thời Minh –
Thanh.
a. Sự thành lập nhà Minh.
-GV: Nhà Minh được thành lập vào thời gian nào?
Do ai sáng lập?
-HSTL+GVKQ: Nhà Minh được thành lập năm
1368, người sáng lập là Chu Nguyên Chương.
* GV giảng: Vào thế kỉ XIII, các bộ tộc du mục
Mông Cổ ở vùng thảo nguyên châu Á, rất giỏi cưỡi
ngựa, bắn cung đã lập nên 1 đế quốc rộng lớn từ Á
sang Âu. Thủ lĩnh nổi tiếng là Thành Cát Tư Hãn.
Sau khi tấn công tiêu diệt nhà Tống 1271, Hốt Tất
Liệt ( cháu Thành Cát Tư Hãn) lập nên nhà Nguyên ở
Trung Quốc. Nhà Nguyên đã thực hiện chính sách
- Nhà Minh được thành lập năm
1368, do Chu Nguyên Chương sáng
lập.
cai trị hết sức hà khắc làm cho mâu thuẫn dân tộc nổi
lên ngày càng gay gắt. Chính vì vậy phong trào đấu
tranh chống nhà Nguyên của nông dân đã nổ ra với
nhiều cuộc khởi nghĩa tiêu biểu. Trong đó tiêu biểu
nhất là cuộc khởi nghĩa của Chu Nguyên Chương.
Kết quả đã lật đổ nhà Nguyên thiết lập nên nhà Minh
1368 và nhà Minh tồn tại đến 1664.
* GV tiếp tục giảng: Sau khi lên ngôi Minh Thái Tổ
(tức Chu Nguyên Chương) đã ra sức khôi phục kinh
tế và củng cố bộ máy chính trị. Trên cơ sở đó làm
cho nền kinh tế lúc bấy giờ nhanh chóng được phục
hồi và từng bước phát triển hơn trước.
-GV: Dưới thời Minh nền kinh tế Trung Quốc có
điểm gì mới so với các triều đại trước?
-HSTL+GVKQ: Kinh tế Trung Quốc thời Minh có
sự xuất hiện mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa mà cụ thể là vào thế kỉ XVI.
-GV: Được biểu hiện như thế nào?
-HSTL+GVKQ:
+ Thủ công nghiệp xuất hiện công trường thủ công,
quan hệ chủ - người làm thuê.
+ Thương nghiệp phát triển,thành thị mở rộng và
phồn thịnh.
* GV giải thích thêm: Thành thị tiêu biểu như Bắc
Kinh, Nam Kinh. Thành thị lúc này không chỉ là
trung tâm chính trị mà còn là trung tâm văn hóa.
* GV dẫn dắt: Sự hưng thịnh của nhà Minh không
chỉ biểu hiện trên lĩnh vực kinh tế mà còn biểu hiện ở
lĩnh vực chính trị.
- Kinh tế: Từ thế kỉ XVI, mầm
móng QHSX TBCN đã xuất hiện ở
Trung Quốc.
+ Thủ công nghiệp xuất hiện công
trường thủ công, quan hệ chủ -
người làm thuê.
+ Thương nghiệp phát triển,thành
thị mở rộng và phồn thịnh.
- Chính trị: Xây dựng chế độ quân
chủ chuyên chế tập quyền đứng đầu
là vua.
-GV: Minh Thái Tổ đã có những việc làm gì để
củng cố quyền lực?
-HSTL+GVKQ:
+ Năm 1380, ông quyết định bỏ các chức Thừa
tướng, Thái úy và thay vào đó là các Thượng thư phụ
trách các bộ. Nhà Minh đã lập ra 6 bộ (lại, hộ, lễ,
binh, hình, công).
+ Các quan ở tỉnh chịu sự chỉ đạo của các bộ ở triều
đình.
+ Hoàng đế còn tăng cường phong tước và ban cấp
đất đai cho con cháu trong hoàng tộc, công thần thân
tín để làm chỗ dựa cho triều đình.
-GV: Tại sao với nền kinh tế và chính trị thịnh đạt
như vậy nhà Minh cuối cùng cũng bị sụp đổ?
-HSTL+GVKQ: Vì vào cuối triều đại ruộng đất tập
trung trong tay địa chủ và quí tộc. Trong khi đó nông
dân không có 1 mảnh đất để cắm dùi. Người nông
dân ruộng đất đã ít lại phải chịu sưu cao, thuế nặng
cộng với việc đi lính phục vụ cho các cuộc chiến
tranh mở rộng lãnh thổ. Vì vậy mâu thuẫn giữa nông
dân với địa chủ ngày càng gay gắt và cuộc khởi
nghĩa nông dân của Lý Tự Thành làm cho nhà Minh
sụp đổ.
* Chuyển ý: Kế tục nhà Minh là nhà Thanh. Vậy nhà
Thanh được thành lập như thế nào?
* GV giảng: Các em biết rằng vào cuối nhà Minh
cuộc khởi nghĩa nông dân của Lý Tự Thành làm cho
nhà Minh sụp đổ. Giữa lúc đó bộ tộc Mãn ở phía Bắc
Trung Quốc đã đánh bại Lý Tự Thành lập ra nhà
Thanh năm 1664 và nhà Thanh tồn tại đến năm 1911.
* GV giảng: Sau khi được thành lập nhà Thanh đã
thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại hết sức
phản động.
-GV: Biểu hiện của chính sách đối nội và đối ngoại
như thế nào?
-HSTL+GVKQ:
+ Đối nội: áp bức dân tộc, mua chuộc địa chủ người
Hán.
→ Người Mãn vào Trung Quốc lập ra nhà Thanh đã
bắt người Trung Quốc ăn mặc và theo phong tục của
người Mãn. Bên cạnh đó để tạo chỗ dựa thì nhà
Thanh còn mua chuộc địa chủ người Hán, giảm tô
thuế cho nông dân. Thế nhưng mâu thuẫn dân tộc vẫn
diễn ra gay gắt.
+ Đối ngoại: thi hành chính sách «bế quan tỏa cảng».
→ Tong bối cảnh các nước tư bản phương Tây đang
nhòm ngó. Thế nhưng triều đình Mãn Thanh đã thực
hiện chính sách «bế quan tỏa cảng». Đây cũng là 1
trong những nguyên nhân dẫn đến sự đổ của nhà
Thanh.
b. Sự thành lập nhà Thanh.
- Nhà Thanh được thành lập (1664-
1911)
- Đối nội: áp bức dân tộc, mua
chuộc địa chủ người Hán.
- Đối ngoại: thi hành chính sách «bế
quan tỏa cảng».
* Chuyển ý: Trải qua quá trình phát triển lâu dài,
người Trung Quốc đã sáng tạo ra những thành tựu
văn hóa hết sức rực rỡ, để lại giá trị quý báu cho nền
văn hóa của nhân loại. 4. Văn hóa Trung Quốc thời
phong kiến.
a. Tư tưởng:
-GV: Trung Quốc thời phong kiến có những tư
tưởng nào?
-HSTL+GVKQ: Đó là Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo
và nhiều tư tưởng khác nữa nhưng trong đó chủ đạo
vẫn là Nho giáo và Phật giáo.
-GV: Nho giáo do ai sáng lập ra? Nội dung cơ bản
của nó là gì?
-HSTL+GVKQ:
+ Do Khổng Tử (thời Xuân Thu) sáng lập, Mạnh Tử
(thời Chiến Quốc) phất triển, Đổng Trọng Thư (thời
- Nho giáo:
+ Giữ vai trò quan trọng, là công cụ
tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến.
Hán) hoàn chỉnh.
+ Nội dung cơ bản của Nho giáo là thuyết «tam
cương», «ngũ thường», «chính danh định phận».
* GV giảng giải về thuyết «tam cương», «ngũ
thường», «chính danh định phận» và việc đề cao
«lễ» của Nho giáo (có liên hệ thực tế) cho HS hiểu
thêm. + Ban đầu tiến bộ về sau lỗi thời,
bảo thủ, kìm hãm sự phát triển của
xã hội.
* GV giảng: Vua Đường đã cử các nhà sư sang Ấn
Độ lấy kinh Phật như cuộc hành trình đầy gian nan
vất vả của nhà sư Đường Huyền Trang.
- Phật giáo: thịnh hành nhất dưới
thời Đường.
* GV giảng: Bắt đầu vào thời Tây Hán, sử học đã trở
thành lĩnh vực độc lập, người đặt nền móng là Tư Mã
Thiên với bộ sử kí. Tư Mã Thiên được coi là cha đẻ
của nền sử học Trung Quốc.
b. Sử học: Có Tư Mã Thiên với bộ
sử kí.
* Chuyển ý: Về văn học thì phát triển nhất, đóng góp
vào kho tàng văn hóa của nhân loại: đa dạng về nội
dung, phong phú về hình thức thể hiện, điêu luyện và
tinh tế về ngôn từ. Vì vậy đã vượt qua không gian và
thời gian trở thành nổi tiếng thế giới. c. Văn học:
-GV: Trên lĩnh vực văn học đạt những thành tựu
chủ yếu ở thể loại nào?
-HSTL+GVKQ:
+ Thơ phát triển mạnh dưới thời Đường: Thơ thời
Đường được coi là đỉnh cao nhất của thi ca Trung
Quốc. Còn 48.000 bài thơ của hơn 2.300 tác giả với 3
cây đai thụ:
→ Lý Bạch với 2.800 bài.
→ Đỗ Phủ với 1.400 bài.
→ Bạch Cư Dị với 1.200 bài.
+ Tiểu thuyết phát triển mạnh dưới thời Minh,
Thanh. Các tác phẩm tiêu biểu:
→ Tây Du kí của Ngô Thừa Ân.
→ Tam Quốc Chí của La Quán Trung.
→ Thủy Hử của Thi Nại Am.
→ Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần.
→ Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh.
+ Thơ phát triển mạnh dưới thời
Đường.
+ Tiểu thuyết phát triển mạnh dưới
thời Minh, Thanh.
d. Khoa học- kĩ thuật.
- Khoa học: Có toán học, thiên văn
học, y dược… đạt những thành tựu
quan trọng.
-GV: Vậy đó là những thành tựu nào?
-HSTL+GVKQ:
+ Quyển Cửu Chương toán thuật thời Hán nêu các
biện pháp tính diện tích và khối lượng khác nhau…
Tổ Xung Chi (thời Nam- Bắc Triều) đã tìm ra số Pi
đến 7 số lẻ.
+ Thời Tần- Hán, Trung Quốc phát minh ra nông lịch
chia 1 năm thành 24 tiết để nông dân có thể dựa vào
đó mà biết thời vụ sản xuất. Trương Hành còn làm 1
dụng cụ đo động đất là địa động nghi…
+ Từ rất sớm người Trung Quốc đã có nhiều thầy
thuốc giỏi. Nổi tiếng như Hoa Đà (thời Hán) người
đầu tiên của Trung Quốc biết dùng phẫu thuật để
chữa bệnh. Tác phẩm «bản thảo cương mục» của Lý
Thời Trân là 1 quyển sách rất có giá trị.
-GV: Đó là những phát minh nào?
-HSTL+GVKQ: Giấy,kĩ thuật in, thuốc súng, la bàn.
* GV giảng: 4 phát minh này được người Phương
Tây đánh giá rất cao. Bacon cho rằng những phát
minh đó đã làm thay đổi hẳn bộ mặt thế giới. “Giấy
và nghề in làm thay đổi hẳn trên lĩnh vực văn học,
thuốc súng trên lĩnh vực chiến tranh, la bàn trên
lĩnh vực đi biển”.
-GV: Có những công trình kiến trúc nào tiêu biểu?
- Kĩ thuật: 4 phát minh quan trọng.
+ Giấy.
+ Kĩ thuật in.
+ Thuốc súng.
+ La bàn.
- Kiến trúc: Cố Cung (Tử Cấm
Thành), Di Hòa Viên và đặc biệt là
Vạn Lý Trường Thành.
IV. CỦNG CỐ- BÀI TẬP VỀ NHÀ:
1.Củng cố:
-Trung Quốc dưới thời Minh- Thanh.
-Những thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến.
2.Bài tập về nhà:
-Làm các bài tập trong SGK.
-Học bài cũ, xem trước bài mới.