Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề kiểm tra chất lượng HKI (NV 10)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.58 KB, 5 trang )

SỞ GD- ĐT QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT CAM LỘ ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn 10 (Ban cơ bản)
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2 điểm):
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là gì? Hoạt động giao tiếp diễn ra theo mấy quá trình? Các nhân
tố tham gia vào hoạt động giao tiếp?
Câu 2 (2 điểm):
Chép thuộc lòng phần dịch thơ bài “ Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão và nêu ý nghĩa của 2 câu thơ
“Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”
Câu 3 (6 điểm):
Em nghĩ gì về cái chết của nhân vật Trọng Thủy? (Trong truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ
Châu- Trọng Thủy). Hãy tưởng tượng và viết tiếp cảnh Trọng Thủy gặp lại Mỵ Châu?

GV ra đề: Nguyễn Thị Hương Giang
ĐỀ CHÍNH THỨC
MÃ ĐỀ
01
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1 (2 điểm): Bài làm của HS cần đạt được các ý cơ bản sau.
* Khái niệm: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động trao đổi thông tin của con người
trong XH, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ nhằm thực hiện những mục
đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động…
* Mỗi HĐGT bằng ngôn ngữ diễn ra theo 2 quá trình trong quan hệ tương tác với nhau:
- Tạo lập văn bản
- Lĩnh hội văn bản
* Trong HĐGT bằng ngôn ngữ có sự tham gia và chi phối của các nhân tố:
- Nhân vật giao tiếp
- Hoàn cảnh giao tiếp
- Nội dung giao tiếp


- Mục đích giao tiếp
- Phương tiện và cách thức giao tiếp.
Câu 2 (2 điểm): Bài làm của HS cần đạt được.
* Chép đúng, đủ phần dịch thơ, không sai lỗi chính tả.
* Nêu ý nghĩa 2 câu thơ:
- Công danh nam tử: sự nghiệp của người đàn ông
- Công danh trái: món nợ công danh
→ Công danh và sự nghiệp được coi là món nợ đời phải trả của người đàn ông, nghĩa là
phải lập được công danh, để lại sự nghiệp, tiếng thơm cho đời, cho dân, cho nước. Chí
làm trai có tác dụng cổ vũ cho con người từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỉ, cá nhân để
chiến đấu cho sự nghiệp cứu quốc.
- Tự thấy hổ thẹn trước tấm gương tài- đức lớn lao ấy vì chưa trả được nợ công danh
cho nước, cho đời.
- Đó là cái tâm chân thành và trong sáng của người anh hùng, đó là nỗi hổ thẹn đầy
khiêm tốn và cao cả.
Câu 3 (6 điểm):
I. Yêu cầu về kĩ năng:
- Nắm được đặc điểm của văn bản tự sự và ngôn ngữ hội thoại.
- Lập luânj chặt chẽ, lí giải sắc sảo.
- Bố cục rõ ràng, khoa học
- Ít mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
II. Yêu cầu về nội dung:
1. Nghĩ về cái chết của Trọng Thủy: Cần nêu nguyên nhân cái chết của Trọng Thủy, từ đó đưa
ra ý kiến.
* Về góc độ lịch sử- chính trị: TRọng Thủy được xem là công cụ chiến tranh xâm lược, kẻ
phản bội trong tình cảm lứa đôi, cần phải lên án.
* Về góc độ nhân văn mang ý nghĩa nhân đạo: Trọng Thủy tự lao mình xuống giếng nước chết
theo hình bóng của Mỵ Châu, đó là cái chết sám hối, cái chết của người đã thước tỉnh. Ở
góc độ này Trọng Thủy được xem là nạn nhân đáng thương của chiến trang do cha y gây ra.
2. HS tưởng tượng kể tiếp câu chuyện theo yêu cầu của đề ra: phần này HS sẽ tự sáng tạo nên

không buộc theo một khuôn mẫu nào, tuy nhiên HS phải dựa trên sự lôgic của câu chuyện
để viết tiếp, không được viết tùy tiện những vấn đề không ăn nhập gì đến cái chết của Mỵ
Châu và Trọng Thủy…
III. Biểu điểm:
* Điểm 5- 6: Bài làm đáp ứng tất cả các yêu cầu trên
- Nêu cảm nhận về cái chết của Trọng Thủy tinh tế, sâu sắc, có tình, có lí, có sức thuyết phục
- Kể chuyện sáng tạo, hợp lí, tinh tế, am hiểu… bài viết có cảm xúc.
* Điểm 3-4: Bài làm có đề cập đến cả 2 yêu cầu trên nhưng cách đánh giá về Trọng Thủy chưa
thấu đáo, chưa có chính kiến rõ ràng. Phần kể chuyện đôi chổ còn gượng gạo nhưng không lạc ra
ngoài mạch truyện. Mắc một vài lỗi chính tả và diễn đạt
* Điểm 1- 2: Phần đánh giá về Trọng Thủy sơ sài, phiến diện chưa có chính kiến rõ ràng, kiến
thức còn non yếu, chưa nắm rõ ND truyện. Kể chuyện rối, hư cấu lung tung, đôi chổ tối nghĩa. Mắc
nhiều lỗi diễn đạt…
* Điểm 0: Những trường hợp còn lại.
SỞ GD- ĐT QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT CAM LỘ ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn 10 (Ban cơ bản)
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (4 điểm)
Chép thuộc lòng bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Hãy cho biết quan niệm sống của nhà thơ và nhận xét với lối sống ấy Nguyễn Bỉnh Khiêm chứng tỏ
cho người đọc thấy ông là người như thế nào?
Câu 2 (6 điểm):
Có một lần em nằm mơ thấy Tấm. Em đã tâm sự với chị về điều trăn trở của mình: “Vì sao cuối
cùng chị lại trừng phạt mẹ con Cám như thế?”. Hãy kể lại cuộc hội thoại đó?
GV ra đề: Nguyễn Thị Hương Giang
ĐỀ CHÍNH THỨC
MÃ ĐỀ
02
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1 (4 điểm):
- HS chép đủ đúng bài thơ và không sai lỗi chính tả.
- Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Thể hiện qua cách triết lí chữ nhàn: trở về với
thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên, phủ nhận danh lợi.
- Ta thấy NBK là người thông tuệ, sáng suốt, tỉnh táo trong việc lựa chọn cho mình cách ứng
xử và cách sống bởi theo ông:
“Khôn mà hiểm độc là khôn dại
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn”
- Nhà thơ là bậc đại trí uyên thâm, nắm vững quy luật trong cuộc sống, cái không của NBK là
cái khôn thanh cao biết quay lưng lại với danh lợi, tìm sự thư thái cho tâm hồn trong sự hòa
hợp với thiên nhiên.
Câu 2(6 điểm):
I. Yêu cầu chung:
- HS nắm được yêu cầu tạo lập văn bản kể chuyện
- Nắm vững cốt truyện Tấm Cám theo văn bản sgk Ngữ Văn 10.
II. Yêu cầu cụ thể:
1. Yêu cầu nội dung:
+ HS biết phát huy trí tưởng tượng để xây dựng nội dung kể chuyện phong phú và sinh động.
+ Lựa chọn ngôi kể hợp lí.
+ Biết kết hợp giữa kể và tả hoặc biểu cảm để câu chuyện thêm sinh động, bộc lộ được thái độ
và suy nghĩ của mình về chi tiết kết thúc trong truyện Tấm Cám.
2. Yêu cầu về hình thức:
+ Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, mạch lạc.
+ Diễn đạt trong sáng, văn viết có cảm xúc.
III. Biểu điểm:
* Điểm 5- 6: Xây dựng được câu chuyện hấp dẫn, sinh động. Lập luận chặt chẽ, bố cục cân
đối, sai sót nhỏ về dùng từ đặt câu, lỗi chính tả.
* Điểm 3-4: Hiểu đề, nội dung đảm bảo nhưng chưa sâu sắc. Hình thành được câu chuyện
nhưng chưa sinh động.
* Điểm 1- 2: Đáp ứng được một nữa yêu cầu, có ý thức xây dựng câu chuyện, kết cấu rõ

nhưng chưa gọn, có sai lỗi diễn đạt, chính tả.
* Điểm 0: Những trường hợp còn lại.

×