Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tình trạng khai thác quặng crômit trái phép ở Triệu Sơn – Thanh Hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.46 KB, 3 trang )

Tình trạng khai thác quặng crômit trái phép ở Triệu Sơn – Thanh Hoá:
(7/11/2005 5:02:54 PM)
“Nước mắt vùng quặng”
Bức xúc vì quặng
Một ngày giữa tháng 6/2005 hết giờ làm việc, nhưng tại văn phòng UBND xã Vân Sơn, cán
bộ xã gần như không thiếu một ai. Người nào cũng trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng. Ông Lê
Thanh Hải - Chủ tịch UBND xã cho biết, từ tháng 4/2004 khi UBND tỉnh có chỉ thị 10 cấm khai
thác quặng crômit, cán bộ xã không được nghỉ lấy một ngày, phải trực ca để giữ những chiếc máy
hút quặng đã bắt được từ nhiều tháng nay, nhiều cái đã trở thành sắt vụn, cái nào còn sử dụng được
thì sợ kẻ gian vào rình rập lấy cắp. Ngoài bãi quặng, người dân vẫn khai thác trộm. Đặc biệt, Vân
Sơn có đập chứa nước để phục vụ tưới nước cho mấy trăm ha lúa phòng khi gặp hạn, nếu sơ xuất
thì bà con vào đào bới để lấy quặng, đập nước vỡ thì nguy to. Các tuyến đường giao thông đã giao
cho lực lượng công an gác giữ nhằm ngăn chặn những phương tiên chở quặng nhưng không giữ
nổi. Tối 3/6 vừa rồi, ông Đàm Sơn – cán bộ tư pháp xã trong khi thi hành nhiệm vụ đã bị nhưng
người chở quặng đánh sưng mặt và chảy máu mũi, máu mồm mà không dám báo cáo sợ trả thù.
Đêm đến công an xã không dám xuống bãi quặng để kiểm tra vì sợ bị ném đá… Khoảng 3 giờ sáng
ngày 14/6/2005, hơn 200 người dân đã “bao vây” lực lượng giải toả của huyện, đánh tháo 6 máy
bơm bị thu giữ tại hiện trường…
Mặt trời sắp lặn, chúng tôi có mặt ở bãi quặng. Thật ấn tượng khi thấy cả vùng đất rộng
khoảng ngàn ha bị cày xới, đào bới, nhiều hố đào to, nhỏ còn khủng khiếp hơn chiến trường B52
hồi chiến tranh, rải rác vài chục nhóm người, mỗi nhóm một máy hút quặng. Người dân bắt đầu vào
cuộc khai thác quặng. Gặp một ông chừng 45 – 50 tuổi, vừa lặn xuống hồ sâu moi chiếc máy bơm
giấu hôm qua, ông ta gầy gò, ướt sũng. Thấy chúng tôi, ông định lẩn tránh. Tôi vội nói: “Chúng tôi
là nhà báo, liệu có thể giúp được việc gì chăng?”. Ông ta dừng chân lại rồi trả lời: Chúng tôi đã đến
ngày “tận số” rồi nhà báo ơi! Đầu năm 2004 tôi làm thủ tục vay ngân hàng huyện vài chục triệu
đồng hùn vốn với anh bạn để mua bãi, mua máy khai thác quặng. Tưởng đâu xoá được đói, giám
được nghèo, nào ngờ chỉ làm được vài chục ngày thì có lệnh cấm, thế là nợ ngân hàng không trả
được. Lúa bán đường lúa, bò bán đường bò, vậy mà nợ vẫn hoàn nợ. Hiện tại cả một toa “tàu há
mồm” đang chờ quặng, tôi không đi trộm quặng thì đi ăn trộm gà hàng xóm à?!”.
Từ bãi quặng về, tôi rẽ và thăm một cô bạn là giáo viên. Thấy nhà cửa tuềnh toàng, so sài, tôi
chưa kịp hỏi thăm thì cô giáo đã kể lể: “Chồng em nghe bạn bè, vay ngân hàng 100 triệu để đầu tư


máy, khai thác quặng crômit. Nhưng vừa rồi bị bắt mấy giàn máy. Đồ đạc trong nhà bán hết vẫn
không đủ trả nợ”. Thì ra “Cơn bão” khai thác quặng dường như không chừa một ai!
Hiện tại, các cấp chính quyền địa phương đang đứng trước hai sức ép: Giải toả không được,
để dân khai thác quặng trái phép thì không hoàn thành nhiệm vụ, sẽ bị cấp trên phê bình, khiển
trách; còn nếu làm căng để giải toả triệt để thì vấp phải sự phản ứng thậm chí chống đối của người
khai thác quặng trái phép. Thực tế, UBND huyện Triệu Sơn, các xã vùng quặng đã làm rất kiên
quyết, nhưng chỉ được một thời gian thì việc khai thác quặng trái phép lại tái phát. Đầu năm 2005,
Chính phủ đã có công văn phê bình UBND ba tỉnh, trong đó có tỉnh Thanh Hoá về việc để người
dân khai thác quặng trái phép. Huyện và xã cũng phải kiểm điểm trách nhiệm trước cấp trên. Tất cả
lại chính đốn lại lực lượng, lại lao vào giải toả nhưng người dân vẫn “chui lủi” để khai thác quặng
trái phép. Bị bắt quặng, mặc. Bị bắt máy cũng mặc! Bởi theo họ: Không khai thác quặng, không
nguồn sống, không có tiền trả nợ còn đáng sợ hơn. Vậy là “nước mắt” vùng quặng vần tiếp tục
chảy, dù cả người dân và chính quyền đều không mong muốn. Vậy đâu là nguyên nhân?
Đi tìm nguyên nhân…
Lý giải vì sao người dân khai thác quặng trái phép bất chấp cả pháp luật, thậm chí chống cả
người thi hành công vụ, điều dễ thấy là do sức ép đời sông, việc làm của người dân. Nếu vậy cũng
chưa thuyết phục vì giải quyết việc làm, đời sông mà không tuân thủ pháp luật như thực tế đang
diễn ra ở vùng quặng crômit ở huyện Triệu Sơn dường như lai do công tác tuyên truyền, giáo dục
pháp luật cho người dân rất kém và công tác giải toả tuy kiên quyết nhưng thiếu sự phối hợp đồng
bộ. Vì quặng vấn được vận chuyển trót lọt qua biên giới và đã kích thích việc khai thác quặng trái
phép…
Theo chúng tôi, những lý do trên là không sai nhưng còn thiếu một nguyên nhân rất quan
trọng. Đó là người dân vùng quặng trong nhiều năm nay đã trót vay vốn ngân hàng với số tiền rất
lớn để khai thác quặng nên họ “cố sống cố chết” khai thác quặng đẻ trả nợ. Được biết, với khoảng
800 giàn máy khai thác quặng, mỗi giàn máy mua sắp cộng với tiền thuê đất là 50 triệu đồng, vậy
toàn vùng quặng đã đầu tư khoảng 40 tỉ đồng. Trong việc vay vốn ngân hàng, họ đã có “bảo bối” là
chỉ thị 08 của UBND tỉnh Thanh Hoá ngày 15/5/1996 với sự thoả thuận của xí nghiệp Mỏ crômit
Cổ Định, cho phép các doanh nghiệp của huyện và các xã tổ chức cho dân khai thác quặng crômit,
sản phẩm bán cho xí nghiệp Mỏ crômit Cổ Định. Nhưng đến tháng 4/2004, tỉnh lại có chỉ thị 10
nghiêm cấm việc khai thác, xuất khẩu quặng thô, trong đó có quặng crômit là rất kịp thời và đúng

đắn. Tuy nhiên để lập lại trật tự, kỷ cương vung quặng, không thể xem xét trách nhiệm của UBND
tỉnh Thanh Hoá khi ban hành chỉ thị 08. Mặc dù ngược dòng thời gian, việc ra chỉ thị 08 cũng chỉ là
giải pháp tình thế. Vì khi đó, Xí nghiệp Mỏ crômit Cổ Định được cấp giấy phép khai thác 16.600 ha
để khai thác mỏ nhưng do năng lực hạn chế, việc khai thác kém hiệu quả đã tạo điều kiện bùng phát
việc khai thác trái phép của dân. Chỉ thị 08 với mong muốn lập lại trật tự vùng quặng, nhưng thực tế
không diễn ra như quy định trong Chỉ thị mà tái diễn việc đầu nậu tranh mua với xí nghiệp quặng
làm thất thoát tài nguyên, ô nhiễm môi trường, thất thu thuế và mất trật tự an ninh nên việc cấm
khai thác vào tháng 4/2004 là việc phải làm. Hơn nữa, Chỉ thị 08 ra đời vào năm 1996 đến năm
2000 Luật Khoáng sản ra đời thì Chỉ thị 08 không còn phù hợp. Vấn đề bây giờ là tìm giải pháp nào
“có trách nhiệm” với nguồn vốn của dân đã đầu tư.
…Và giải pháp
Theo chúng tôi, Chỉ thị 08 có một “hạt nhân hợp lý” nên đã được Xí nghiệp Mỏ Crômit Cổ
Định lúc đó đồng thuận với tỉnh. Đó là tổ chức cho dân khai thác trên vùng quặng nghèo, nếu khai
thác công nghiệp sẽ không hiệu quả. Bây giờ có Luật Khoáng sản. Trao đổi với ông Lê Văn Phan -
Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn – ông cho rằng UBND tỉnh Thanh Hoá nên trình với Chính phủ
và các bộ, ngành liên quan như Bộ Công nghiệp, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép cho
các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực và điều kiện của Luật quy định được khai thác tận thu quặng
crômit. Sản phẩm bán cho Xí nghiệp Mỏ Crômit để tinh chế quặng xuất khẩu, tránh “chảy máu”
quặng thô như hiện nay. Với điều kiện Xí nghiệp Mỏ Crômit Cổ Định phải được đầu tư thiết bị tinh
chế quặng và UBND tỉnh Thanh Hoá và địa phương vùng quặng phải bảo đảm khai thác có tổ chức,
bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh trật tự, chông thất thu thuế tài nguyên. Không vì những bất cập
của công tác quản lý mà đẩy người dân và tình trạng “không lối thoát” như hiện nay.
Đinh Diệp và Phạm Ngọc - Báo Pháp Luật ngày 07/7/2005

×