Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

GA LOP 5 tuần 29 CKT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.52 KB, 36 trang )

Ngày soạn : … /……/………. Ngày dạy :… /……./…….
TUẦN :29 MÔN: TẬP ĐỌC
TIẾT: 57 BÀI: MỘT VỤ ĐẮM TÀU
I. Mục đích, yêu cầu:
− Biết đọc diễn cảm bài văn.
− Hiểu ý nghĩa : Tình bạn đẹp giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta ; đức hi sinh cao thượng
của Ma-ri-ô. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết đoạn luyện đọc diễn cảm.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét bài kiểm tra.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Giới thiệu bài : Sử dụng tranh minh hoạ và
thông tin khác.
2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1: Luyện đọc
* Mục tiêu : Đọc đúng các từ ngữ khó ; đọc
trôi chảy đoạn văn, bài văn. Biết đọc diễn
cảm bài văn.
* Tiến hành :
− GV mời 1 HS đọc hay đọc cả bài. − 1 HS đọc cả bài văn.
− GV hướng dẫn chia đoạn ; luyện đọc nối
tiếp từng đoạn ; kết hợp luyện phát âm các từ
sai ; giải nghĩa từ mới.
− HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn ;
luyện phát âm các từ sai ; tập giải nghĩa
từ mới.
Đoạn 1 : Từ đầu … sống với họ hàng.


Đoạn 2 : tiếp theo … băng cho bạn.
Đoạn 3 : tiếp theo … thật hỗn loạn.
Đoạn 4 : tiếp theo … tuyệt vọng.
Đoạn 4 : phần còn lại
− GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. − HS luyện đọc theo cặp.
− Mời 1 HS đọc lại toàn bài. − 1 HS đọc lại toàn bài.
− GV đọc diễn cảm toàn bài. − GV chú ý theo dõi.
b) Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
* Mục tiêu : Hiểu ý nghĩa : Tình bạn đẹp giữa
Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta ; đức hi sinh cao
thượng của Ma-ri-ô. (Trả lời được các câu hỏi
trong SGK).
* Tiến hành :
GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi bằng cách
đọc thầm đoạn văn có liên quan đến câu hỏi
cần trả lời hoặc huy động kiến thức đã có.
− Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của
Ma-ri-ô và.
− HS đọc thầm đoạn 1 rồi trả lời.
− Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào
khi bạn bị thương ?
− HS đọc thầm đoạn 2 rồi trả lời.
− Tai nạn bất ngờ xảy ra như thế nào ? − HS đọc thầm đoạn 3 rồi trả lời.
− Ma-ri-ô phản ứng như thế nào khi những
người trên xuồng muốn nhận đứa bé nhỏ hơn
là cậu ?
− HS đọc thầm đoạn 5 rồi trả lời.
− Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu
nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu bé ?
− HS sử dụng sự hiểu biết của mình để

trả lời.
Ví dụ : Ma-ri-ô là người có tâm hồn
cao thượng đã nhường sự sống của
mình cho bạn.
− Hãy nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật
chính trong truyện.
− HS sử dụng sự hiểu biết của mình để
trả lời.
− GV gợi ý HS nêu ý nghĩa bài đọc trên. − HS trình bày theo hiểu biết của mình.
c) Hoạt động 3: HD đọc diễn cảm
* Mục tiêu : Biết đọc diễn cảm bài văn.
* Tiến hành :
− GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm từng
đoạn và toàn bài, gọi HS đọc nối tiếp từng
đoạn.
− HS chú ý GV hướng dẫn, sau đó 5
HS luyện đọc nối tiếp diễn cảm từng
đoạn.
− Hướng dẫn đọc kĩ đoạn sau :
Chiếc xuồng cuối cùng được hạ xuống…
“Vĩnh biệt Ma-ri-ô !”
+ GV hướng dẫn cách đọc. + HS chú ý theo dõi
+ Cho HS luyện đọc theo cặp. + HS luyện đọc theo cặp.
+ Tổ cho HS đọc và thi đọc diễn cảm. + HS đọc và thi đọc diễn cảm.
4. Củng cố:
- GV gọi HS nhắc lại nội chính bài đọc.
- GV mở rộng, giáo dục HS qua bài học.
5. Dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà đọc bài nhiều lần.

-Dặn HS về nhà đọc trước bài Con gái.
Điều chỉnh, bổ sung.
Ngày soạn : … /……/………. Ngày dạy :… /……./…….
TUẦN :29 MÔN: TẬP ĐỌC
TIẾT: 58 BÀI: CON GÁI
I. Mục đích, yêu cầu:
− Biết đọc diễn cảm toàn bộ bài văn.
− Hiểu ý nghĩa : Phê phán quan niệm trọng nam, khinh nữ ; khen ngợi cô bé Mơ học
giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Chuẩn bị:
-Hình minh hoạ bài đọc trong SGK.
-SGK, đọc trước bài
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lần lượt đọc bài và trả lời câu hỏi bài tập đọc Một vụ đắm tàu theo yêu cầu
của GV.
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Giới thiệu bài : Sử dụng tranh minh hoạ
và thông tin có liên quan.
2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1 : Luyện đọc
* Mục tiêu : Đọc đúng các từ ngữ phát âm sai
; đọc lưu loát ; biết đọc diễn cảm toàn bộ bài
văn.
* Tiến hành :
− Mời 1 HS đọc hay đọc cả bài. − 1 HS đọc cả bài văn.
− Hướng dẫn chia đoạn và yêu cầu HS

luyện đọc nối tiếp từng đoạn, kết hợp luyện
đọc đúng từ ngữ, câu văn, đoạn văn và giải
nghĩa từ mới.
− Từng tốp 5 HS luyện đọc nối tiếp
từng đoạn, kết hợp luyện đọc đúng từ
ngữ, câu văn, đoạn văn và giải nghĩa từ
mới.
− Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. − HS luyện đọc theo cặp.
− Mời 1 HS đọc lại toàn bài. − 1 HS đọc lại toàn bài.
− GV đọc diễn cảm toàn bài văn. − Cả lớp lắng nghe, dò theo SGK.
b) Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài
* Mục tiêu : Hiểu ý nghĩa : Phê phán quan
niệm trọng nam, khinh nữ ; khen ngợi cô bé
Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn.
(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Tiến hành :
GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi bằng cách
đọc thầm đọc văn có liên quan đến câu hỏi
hoặc huy động kiến thức vốn có.
− Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở
làng Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con
gái ?
− HS đọc thầm đoạn 1, sau đó trả lời.
− Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không
thua gì các bạn trai ?
− HS đọc thầm đoạn 2, 3, 4 để chọn lựa
chi tiết cần trả lời.
− Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những
người thân của Mơ có thay đổi quan niệm về
“con gái” không ? Những chi tiết nào cho

thấy điều đó ?
− HS đọc thầm đoạn 5, sau đó trả lời
câu hỏi.
− Sau khi đọc câu chuyện này, em có suy
nghĩ gì ?
− HS dựa vào toàn bộ bài đọc và vốn
hiểu biết để trả lời câu hỏi.
Ví dụ : Sinh con trai hay con gái không
quan trọng. Điều quan trọng là con
phải biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ,
biết sống tốt,…
− GV hướng dẫn HS nói lên nội dung, ý
nghĩa của bài đọc.
− HS phát biểu, sau đó ghi vào vở.
c) Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm
* Mục tiêu : Biết đọc diễn cảm từng đoạn và
toàn bài văn.
* Tiến hành :
− GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm toàn bài
văn với giọng thủ thỉ, tâm tình. Chú ý lời
nhân vật,… sau đó gọi HS đọc nối tiếp từng
đoạn.
− GV chú ý GV hướng dẫn, sau đó 5
HS luyện đọc nối tiếp.
− Hướng dẫn đọc kĩ đoạn 5 : Từ đó…không
bằng.
+ GV hướng dẫn và đọc mẫu. + HS chú ý theo dõi.
+ Cho HS luyện đọc theo cặp. + HS luyện đọc theo cặp.
+ Tổ chức đọc trước lớp và thi đọc. + Một số HS đọc và thi đọc diễn cảm.
4. Củng cố:

- GV gọi HS nhắc lại nội chính bài đọc.
- GV mở rộng, giáo dục HS qua bài học.
5. Dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà đọc bài nhiều lần.
- Luyện đọc và tập tìm hiểu bài Thuần phục sư tử.
Điều chỉnh, bổ sung.
Ngày soạn : / / Ngày dạy : / /
TUẦN 29 MÔN: CHÍNH TẢ (NHỚ – VIẾT)
TIẾT 29 BÀI: ĐẤT NƯỚC
I. Mục đích, yêu cầu:
− Nhớ - viết đúng chính tả 3 khổ thơ cuối của bài Đất nước.
− Tìm được những cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu và giải thưởng trong BT2, BT3
và nắm được cách viết hoa những cụm từ đó.
II. Chuẩn bị:
− Bảng phụ có kẻ bảng phân loại để HS làm BT2.
− Bảng phụ để HS làm BT3.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét tiết kiểm tra.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu
của tiết học.
2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe – viết
* Mục tiêu : Nhớ - viết đúng chính tả 3 khổ
thơ cuối của bài Đất nước.
* Tiến hành :

− Yêu cầu HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ
cuối.
− Một số đọc thuộc lòng.
− GV hướng dẫn viết đúng các từ ngữ dễ
viết sai : rừng tre, bát ngát, phù sa, rì rầm,
tiếng đất,… ; cách trình bày bài thơ thể tự do.
− HS luyện viết các từ ngữ dễ viết sai,
HS đọc lại và chú ý các từ ngữ khó viết,
cách trình bày bài thơ.
− GV yêu cầu HS nhớ - viết vào vở. − HS viết vào vở.
− GV hướng dẫn HS soát lỗi chính tả. − HS mở SGK và tự soát lỗi chính tả.
− GV chọn chấm một số vở.
b) Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập
* Mục tiêu : Tìm được những từ chỉ huân
chương, danh hiệu và giải thưởng trong BT2,
BT3 và nắm được cách viết hoa những cụm
từ đó.
* Tiến hành :
Bài tập 2/Trang 109
− GV gọi HS đọc yêu cầu, hướng dẫn làm − HS làm bài cá nhân – đọc thần bài
vào vở, phát bảng phụ cho 1 HS làm, sau đó
chữa.
Lời giải :
a) Các cụm từ :
- Chỉ huân chương : Huân chương Kháng
chiến, Huân chương Lao động.
- Chỉ danh hiệu : Anh hùng Lao động
- Chỉ giải thưởng : Giải thưởng Hồ Chí Minh
b) Nhận xét về cách viết hoa các cụm từ :
Mỗi cụm từ có 2 bộ phận :

Huân chương/Kháng chiến
Huân chương/Lao động
Anh hùng/Lao động
Giải thưởng/Hồ Chí Minh
Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành các
tên này đều được viết hoa.
Gắn bó với miền Nam, gạch chân các
chụm từ chỉ huân chương, huy chương,
danh hiệu, giải thưởng, sau đó nêu nhận
xét về cách viết hoa các cụm từ đó.
Bài tập 3/Trang 110
− Yêu cầu HS nói tên các danh hiệu được in
nghiêng trong đoạn văn.
− anh hùng lực lượng vũ trang nhân
dân, bà mẹ Việt Nam anh hùng.
− Yêu cầu HS viết lại các danh hiệu cho
đúng quy tắc viết hoa, cho HS làm sau đó
sửa.
− HS làm vào vở, 1 HS làm vào bảng
phụ, sau đó trình bày.
Lời giải :
Anh hùng/Lực lượng vũ trang nhân dân
Bà mẹ/Việt Nam/Anh hùng
4. Củng cố:
- Sửa một số lỗi HS mắc sai nhiều.
5. Dặn dò:
- Em nào viết sai trên 6 lỗi về nhà viết lại bài.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Chính tả Nghe – viết : Cô gái của tương lai.
Điều chỉnh, bổ sung.

Ngày soạn : / / Ngày dạy : / /
TUẦN 29 MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 57 BÀI: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(DẤU CHẤM, CHẤM HỎI, CHẤM THAN)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tìm được các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẩu chuyện (BT1) ; đặt đúng
các dấu chấm và viết hoa những từ đầu câu, sau dấu chấm (BT2) ; sửa được dấu câu cho
đúng (BT3).
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung BT3.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu
của tiết học.
2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1 : Bài tập 1/Trang 110
* Mục tiêu : Tìm được các dấu chấm, chấm
hỏi, chấm than trong mẩu chuyện.
* Tiến hành :
− GV gọi HS đọc yêu cầu, hướng dẫn làm
nhẩm sau đó nêu kết quả.
Lời giải :
+ Dấu chấm: đặt cuối câu 1 ,2, 9 dùng để
kết thúc câu kể (Câu 3, 6, 8, 10 cũng là câu
kể, nhưng cuối câu đặt dấu hai chấm để dẫn
lời nói nhân vật).

+ Dấu chấm hỏi : đặt ở cuối câu 7, 11 dùng
để kết thúc các câu hỏi.
− + Dấu chấm than : đặt ở cuối câu 4, 5
dùng để kết thúc câu cảm (câu 4), câu khiến
(câu 5).
− HS làm bài cá nhân, sau đó trình bày.
b) Hoạt động 2 : Bài tập 2/Trang 111
* Mục tiêu : Đặt đúng các dấu chấm và viết
hoa những từ đầu câu, sau dấu chấm.
* Tiến hành :
− GV hướng dẫn HS làm bài theo nhóm đôi
vào vở.
− HS làm bài theo nhóm đôi, sau đó
trình bày.
Lời giải :
1) Thành phố … là thiên đường của phụ
nữ./2) Ở đây, đàn ông … đẫy đà, mạnh
mẽ./3) Trong mỗi gia đình,… tạ ơn đấng tối
cao.
4) Nhưng điều đáng nói … phụ nữ./5) Trong
bậc thang xã hội … đàn ông./6) Điều này thể
hiện … của xã hội./7) Chẳng hạn, … còn đàn
ông : 70 pê-xô./8) Nhiều chàng trai … con
gái.
c) Hoạt động 3 : Bài tập 3/Trang 111
* Mục tiêu : Sửa được dấu câu cho đúng.
* Tiến hành :
− GV đính bảng phụ lên bảng có viết sẵn nội
dung BT3, GV hướng dẫn và yêu cầu HS tự
làm vào vở.

− HS chú ý GV hướng dẫn, sau đó làm
bài cá nhân vào vở.
− Gọi HS trình bày kết quả.
Lời giải :
Câu 1 : sửa thành câu hỏi (Hùng này, …
được mấy điểm ?)
Câu 2 : là câu kể, dấu chấm dùng đúng
Câu 3 : sửa thành câu hỏi (Nghĩa là sao ?)
Câu 4 : sửa thành câu kể là dấu chấm (Vẫn
đang hoà không – không.)
− Phần còn lại dùng đúng
− HS trình bày kết quả bài làm.
− GV hỏi HS về nội dung câu chuyện vui
trên.
− Hùng được 0 điểm cả hai bài kiểm
tra Tiếng Việt và Toán.
4. Củng cố:
- GV yêu cầu HS nêu lại dấu hiệu nhận biết câu và tác dụng của dấu câu vừa ôn.
5. Dặn dò:
-Dặn HS ghi nhớ kiến thức vừa học.
-Chuẩn bị bài Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than).
Điều chỉnh, bổ sung.
Ngày soạn : / / Ngày dạy : / /
TUẦN 29 MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 58 BÀI: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(DẤU CHẤM, CHẤM HỎI, CHẤM THAN)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tìm được dấu câu thích hợp để điền vào đoạn văn (BT1) ; chữa được các dấu câu
dùng sai và lí giải được tại sao lại chữa như vậy (BT2) ; đặt câu và dùng dấu câu thích hợp
(BT3).

II. Chuẩn bị:
− Bảng phụ viết nội dung mẩu chuyện vui ở BT1, BT2.
− Bảng phụ để HS làm BT3.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV đưa ra bài tập, yêu cầu HS điền dấu câu hoặc chữa lại các dấu câu dùng sai,
giải thích vì sao chữa lại như vậy.
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu
của tiết học.
2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1 : Bài tập 1/Trang 115
* Mục tiêu : Tìm được dấu câu thích hợp để
điền vào đoạn văn.
* Tiến hành :
− Cho HS đọc yêu cầu và làm vào vở, phát
bảng phụ cho 1 em làm.
Lời giải :
Tùng bảo Vinh:
- Chơi cờ ca-rô đi !
- Để tớ thua à ? Cậu cao thủ lắm !
- A ! Tớ cho cậu xem cái này. Hay lắm !
Vừa nói, Tùng vừa mở tủ lấy ra quyển ảnh
lưu niệm gia đình đưa cho Vinh xem.
- Ảnh chụp cậu lúc lên mấy tuổi mà nom ngộ
thế ?
- Cậu nhằm to rồi ! Tớ đâu mà tớ ! Ông tớ

đấy !
- Ông cậu ?
− - Ừ ! Ông tớ ngày còn bé mà. Ai cũng bảo
tớ giống ông nhất nhà.
− HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng
phụ sau đó trình bày.
b) Hoạt động 2 : Bài tập 2/Trang 115
* Mục tiêu : Chữa được các dấu câu dùng sai
và lí giải được tại sao lại chữa như vậy.
* Tiến hành :
Tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi. Phát
bảng phụ cho 1 nhóm HS làm.
HS làm việc nhóm đôi, sau đó trình bày.
Lời giải:
Các câu sai Sửa lại
Nam : 1/ Tớ vừa bị mẹ mắng vì toàn đễ
chị phải giặt giúp quần áo.
Câu 1, 2, 3 dùng đúng dấu câu.
Hùng : 2/ Thế à ? 3/ Tớ thì chẳng bao giờ
nhờ chị giặt quần áo.
Nam : 4/ Chà. 5/ Cậu tự giặt lấy cơ à ! 6/
Giỏi thật đấy ?
4/ Chà ! 5/ Cậu tự giặt lấy cơ à ?
6/ Giỏi thật đấy !
Hùng : 7/ Không ? 8/ Tớ không có chị,
đành nhờ … anh tớ giặt giúp !
7/ Không ! 8/ Tớ không có chị, đành
nhờ … anh tớ giặt giúp.
Nam : !!! Dùng đúng.
c) Hoạt động 3 : Bài tập 3/Trang 116

* Mục tiêu : Đặt câu và dùng dấu câu thích
hợp.
* Tiến hành :
− Theo nội dung được nêu trong các ý a, b,
c, d em cần đặt câu với những dấu câu nào ?
− HS trả lời :
a/ Đặt câu khiến, sử dụng dấu “!”.
b/ Đặt câu hỏi, sử dụng dấu “?”.
c/ Đặt câu cảm, sử dụng dấu “!”.
d/ Đặt câu cảm, sử dụng dấu “!”.
− GV yêu cầu HS đặt câu vào vở, sau đó gọi
HS đọc, nhận xét, chấm điểm.
− HS làm bài cá nhân - đặt một câu với
yêu cầu trên.
4. Củng cố:
- GV yêu cầu HS nêu lại dấu hiệu nhận biết câu và tác dụng của dấu câu vừa ôn.
5. Dặn dò:
-Dặn HS ghi nhớ kiến thức vừa học.
-Chuẩn bị bài Mở rộng vốn từ : Nam và nữ.
Điều chỉnh, bổ sung.
Ngày soạn : / / Ngày dạy : / /
TUẦN 29 MÔN: KỂ CHUYỆN
TIẾT 29 BÀI: LỚP TRƯỞNG LỚP TÔI
I. Mục đích, yêu cầu:
− Kể được từng đoạn câu chuyện và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện theo lời
một nhân vật.
− Hiểu và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
II. Chuẩn bị:
Tranh phóng to minh hoạ câu chuyện.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 1 HS kể câu chuyện về truyền thống tôn sư trọng đạo của Việt Nam hoặc kể
một kỉ niệm về thầy giáo, cô giáo.
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu
của tiết học.
2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1 : GV kể chuyện
* Mục tiêu : HS lắng nghe GV kể, kết hợp
quan sát tranh nhớ từng đoạn và toàn bộ câu
chuyện.
* Tiến hành :
− GV kể toàn bộ câu chuyện lần 1. − HS lắng nghe.
− GV kể lần 2, có sử dụng tranh minh hoạ.
Ghi lên bảng tên nhân vật, giải nghĩa từ mới,
ghi tóm ý chính từng đoạn.
− HS lắng nghe và quan sát tranh. Chú
ý ghi nhớ nội dung câu chuyện.
b) Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS kể chuyện
và trao đổi ý nghĩa của chuyện
* Mục tiêu : Kể được từng đoạn câu chuyện
và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện theo
lời một nhân vật. Hiểu và biết trao đổi về ý
nghĩa câu chuyện.
* Tiến hành :
− GV hướng dẫn HS kể từng đoạn, toàn bộ
câu chuyện trong nhóm. GV lưu ý HS khá,

− HS kể chuyện trong nhóm đôi từng
đoạn, toàn bộ câu chuyện và nêu ý
giỏi có thể chọn một nhân vật để kể theo vai
nhân vật đó.
nghĩa câu chuyện.
− GV đính tranh lên bảng mời một số nhóm
lên kể nối tiếp từng đoạn câu chuyện.
− HS kể từng đoạn câu chuyện trước
lớp.
− Tổ chức kể toàn bộ câu chuyện ; thi kể câu
chuyện theo vai.
− Một số HS đứng trước lớp kể toàn bộ
câu chuyện ; thi kể toàn bộ câu chuyện
theo vai.
− GV cùng HS nhận xét, đánh giá. − Cả lớp nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố:
- GV mở rộng, giáo dục HS qua câu chuyện trên.
5. Dặn dò:
-Dặn HS ghi nhớ kiến thức vừa học.
- Chuẩn bị câu chuyện đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
Điều chỉnh, bổ sung.
Ngày soạn : / / Ngày dạy : / /
TUẦN 29 MÔN: TẬP LÀM VĂN
TIẾT 57 BÀI: TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
I. Mục đích, yêu cầu:
- Viết tiếp được lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn kịch theo gợi ý của SGK và
hướng dẫn của GV ; trình bày lời đối thoại của từng nhân vật phù hợp với diễn biến câu
chuyện.
II. Chuẩn bị:
- Một số bảng phụ để các nhóm viết tiếp lời đối thoại cho màn kịch.

- SGK, đọc trước bài.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu
của tiết học.
2) Các hoạt động
Bài tập 1
* Mục tiêu : Nhớ lại tình tiết và nắm nội
dung chính truyện Một vụ đắm tàu.
* Tiến hành :
− Yêu cầu HS phân vai đọc lại hai phần của
truyện Một vụ đắm tàu đã chỉ định trong
SGK.
− HS đọc theo vai.
Bài tập 2
* Mục tiêu : Viết tiếp được lời đối thoại để
hoàn chỉnh một đoạn kịch theo gợi ý của
SGK và hướng dẫn của GV.
* Tiến hành :
− Gọi HS đọc nội dung BT2. − HS 1 : đọc yêu cầu.
− HS 2 : đọc nội dung màn 1, màn 2.
− Yêu cầu HS đọc 4 gợi ý (màn 1), đọc 5 gợi
ý về lời đối thoại (màn 2).
− 2 HS lần lượt đọc.
− GV chia nhóm, hướng dẫn và phát bảng
phụ cho các nhóm viết tiếp để hoàn thành

màn kịch 1 và 2.
− HS làm việc theo nhóm.
+ Nhóm 1 và 3 : viết màn kịch 1.
+ Nhóm 2 và 4 : viết màn kịch 2.
− Mời các nhóm trình bày (đọc màn kịch)
trước lớp.
− Đại diện các nhóm trình bày trước
lớp.
− GV nhận xét, đánh giá. − Cả lớp nhận xét.
Bài tập 3
* Mục tiêu : Trình bày lời đối thoại của từng
nhân vật phù hợp với diễn biến câu chuyện.
* Tiến hành :
− GV hướng dẫn phân vai đọc màn kịch 1 và − Một số nhóm phân vai đọc.
2.
− GV mời một số HS có năng khiếu lên diễn
thử màn kịch trên.
− HS khá, giỏi thực hiện.
4. Củng cố:
- GV mở rộng, giáo dục HS qua câu chuyện trên.
5. Dặn dò:
- Dặn HS ghi nhớ kiến thức vừa học.
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh màn kịch trên vào vở.
Điều chỉnh, bổ sung.
Ngày soạn : / / Ngày dạy : / /
TUẦN 29 MÔN: TẬP LÀM VĂN
TIẾT 58 BÀI: TRẢ BÀI VĂN TẢ CÂY CỐI
I. Mục đích, yêu cầu:
-Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cây cối ; nhận biết và sửa lỗi trong bài ;
viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.

II. Chuẩn bị:
Bảng phụ viết 5 đề bài của tiết Kiểm tra viết ; một số lỗi điển hình cần chữa chung
trước lớp.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 tốp HS phân vai đọc lại màn kịch của tiết tập làm trước.
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu
của tiết học.
2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1 : Nhận xét kết quả bài viết
* Mục tiêu : Biết rút kinh nghiệm về cách
viết bài văn tả cây cối.
* Tiến hành :
− GV mở bảng phụ đã viết 5 đề bài của tiết
Kiểm tra viết, hướng dẫn HS xác định rõ yêu
cầu đề bài ; một số lỗi điển hình.
- HS quan sát
 Nhận xét chung về kết quả bài viết cả lớp
− Những ưu điểm chính.
- Lắng nghe
− Những thiếu sót, hạn chế.
 Thông báo điểm số cụ thể
b) Hoạt động 2 : Hướng dẫn chữa lỗi
* Mục tiêu : Nhận biết và sửa lỗi trong bài ;
viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc
hay hơn.

* Tiến hành :
GV phát bài viết cho từng HS.
 Hướng dẫn chữa lỗi chung
− GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết trên bảng
phụ.
− Một số HS lên bảng chữa lần lượt
từng lỗi. Cả lớp tự chữa vào vở.
− Cả lớp trao đổi về bài chữa.
 HD chữa lỗi trong bài
− HS đọc lời nhận xét của GV và sửa
lỗi, đổi vở cho bạn bên cạnh để rà soát
lỗi.
 HD học tập những đoạn văn, bài văn hay
GV đọc cho HS nghe những đoạn văn, bài HS trao đổi, tìm hiểu chỗ hay cần học
văn hay và hướng dẫn HS tìm hiểu. tập.
 HD viết lại một đoạn văn cho hay hơn
GV hướng dẫn HS viết vào vở, sau đó đọc
trước lớp, GV nhận xét, đánh giá.
HS tự viết đoạn văn vào vở, sau đó đọc
trước lớp.
4. Củng cố:
- GV mở rộng, giáo dục HS qua câu chuyện trên.
5. Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS nào viết bài chưa đạt hoặc chưa hay về nhà hoàn chỉnh lại. Dặn HS
chuẩn bị đọc trước nội dung tiết TLV tuần 30 Ôn tập về tả con vật – chọn quan sát trước
hình dáng, hoạt động của con vật em yêu thích.
Điều chỉnh, bổ sung.
Ngày soạn : / / Ngày dạy : / /
TUẦN 29 MÔN: LỊCH SỬ

TIẾT 29 BÀI: HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết tháng 4 – 1976, Quốc hội chung cả nước được bầu và họp vào cuối tháng 6 đầu
tháng 7 – 1976 :
− Tháng 4 – 1976 cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả
nước.
− Cuối tháng 6, đầu tháng 7 – 1976 Quốc hội đã họp và quyết định : tên nước, Quốc
huy, Quốc kì, Quốc ca, Thủ đô và đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành là Thành
phố Hồ Chí Minh.
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh, tư liệu về cuộc bầu cử và kì họp Quốc hội khoá VI, năm 1976.
- SGK, đọc trước bài.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS tường thuật lại cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập.
- Nêu ý nghĩa của chiến dịch Hồ Chí Minh.
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu
của tiết học.
2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1 : Quốc hội thống nhất 4 - 1976 Làm việc theo nhóm
* Mục tiêu : Tháng 4 – 1976 cuộc Tổng
tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức
trong cả nước.
* Tiến hành :
− GV chia lớp làm các nhóm, đưa ra các câu
hỏi yêu cầu các nhóm thảo luận :

− HS các nhóm đọc thông tin SGK,
thảo luận để hoàn thành các câu hỏi :
+ Hoàn cảnh ra đời của Quốc hội nước Việt
Nam thống nhất.
+ Thuật lại không khí tưng bừng của ngày
bầu cử Quốc hội 25 – 4 – 1976 ở nước ta.
− GV mời đại diện một số nhóm trình bày
kết quả trước lớp.
− Đại diện các nhóm trình bày kết quả
làm việc.
− GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung tranh
ảnh SGK.
− HS quan sát tranh và nói nội dung
của từng bức tranh.
b) Hoạt động 2 : Nội dung kì họp Quốc hội
khoá VI – cuối tháng 6, đầu tháng 7 – 1976
Làm việc cá nhân
* Mục tiêu : Cuối tháng 6, đầu tháng 7 –
1976 Quốc hội đã họp và quyết định : tên
nước, Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca, Thủ đô
và đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định
thành là Thành phố Hồ Chí Minh.
* Tiến hành :
− GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang
59, 60 để trả lời câu hỏi, GV ghi nhanh trên
bảng.
Câu hỏi : Nêu những quyết định quan trọng
của kì họp Quốc hội khoá VI cuối tháng 6,
đầu tháng 7 – 1976.
− HS đọc thông tin SGK trang 59, 60

để tìm câu trả lời.
Tên nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Quốc huy
Quốc kì
Cờ đỏ sao vàng
Quốc ca Tiến quân ca
Thủ đô Hà Nội
Đổi tên Thành phố
Sài Gòn – Gia Định
Thành phố Hồ Chí Minh
4. Củng cố:
- GV rút ra nội dung chính của bài học như SGK, yêu cầu HS nhắc lại.
5. Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị tiết học sau Xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.
Điều chỉnh, bổ sung.
Ngày soạn : / / Ngày dạy : / /
TUẦN 29 MÔN: ĐỊA LÍ
TIẾT 29 BÀI: CHÂU ĐẠI DƯƠNG VÀ CHÂU NAM CỰC
I. Mục đích, yêu cầu:
− Xác định được vị trí địa lí, giới hạn và một số đặc điểm nổi bật của châu Đại
Dương, châu Nam Cực :
+ Châu Đại Dương Nằm ở bán cầu Nam gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo, quần đảo
ở trung tâm và tây nam Thái Bình Dương.
+ Châu Nam Cực nằm ở vùng địa cực.
+ Đặc điểm của Ô-xtrây-li-a : khí hậu khô hạn, thực vật, động vật độc đáo.
+ Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới.
− Sử dụng quả Địa cầu để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Đại Dương,
châu Nam Cực.
− Nêu được một số đặc điểm về dân cư, hoạt động sản xuất của châu Đại Dương :

+ Châu lục có số dân ít nhất trong số các châu lục.
+ Nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò và sữa ; phát triển công nghiệp
năng lượng, khai khoáng, luyện kim,…
II. Chuẩn bị:
− Hình trong SGK.
− Qủa Địa cầu.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cho ví dụ về một bảng số liệu.
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
- HS 1 : Trình bày về đặc điểm dân cư.
- HS 2 : Xác định nước Hoa Kì trên bản đồ và một số hoạt động kinh tế của Hoa Kì.
- Xác định nước Hoa Kì trên bản đồ và một số hoạt động kinh tế của Hoa Kì.
- GV nhận xét, đánh giá.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu
của tiết học.
a) Hoạt động 1 : Vị trí địa lí, giới hạn châu
Đại Dương
Làm việc nhóm đôi
* Mục tiêu : Xác định được vị trí địa lí, giới
hạn của châu Đại Dương. Sử dụng quả Địa
cầu để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ
châu Đại Dương.
* Tiến hành :
− GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 và sử
dụng quả Địa cầu để xác định lục địa Ô-
xtrây-li-a nằm ở bán cầu nào ?

− Lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở bán cầu
Nam, HS xác định trên quả Địa cầu.
− Đọc tên các đảo, quần đảo thuộc châu Đại
Dương.
− HS quan sát hình 1 để nêu.
b) Hoạt động 2 : Đặc điểm tự nhiên châu
Đại Dương
Làm việc cá nhân
* Mục tiêu : Đặc điểm của Ô-xtrây-li-a : khí
hậu khô hạn, thực vật, động vật độc đáo.
* Tiến hành :
− GV hướng dẫn HS làm việc để hoàn thành
bảng sau :
− HS đọc thông tin trong SGK, sau đó
phát biểu.
c) Hoạt động 3: Dân cư và hoạt động kinh tế
châu Đại Dương
Làm việc cả lớp
* Mục tiêu : Nêu được một số đặc điểm về
dân cư, hoạt động sản xuất của châu Đại
Dương.
* Tiến hành :
− Về số dân, châu Đại Dương có gì khác các
châu lục khác ?
− Có số dân ít nhất, dân cư chủ yếu là
người da trắng, trên các đảo dân cư chủ
yếu là người bản địa có da màu sẫm,
mắt đen, tóc xoăn.
− Yêu cầu HS nêu một số đặc điểm về kinh
tế (công nghiệp, nông nghiệp).

− Nông nghiệp : xuất khẩu lông cừu,
len, thịt bò và sữa.
− Công nghiệp : năng lượng, khai
khoáng, luyện kim, chế tạo máy, chế
biến thực phẩm.
d) Hoạt động 4: Châu Nam Cực Làm việc theo nhóm
* Mục tiêu : Xác định được vị trí địa lí, giới
hạn, một số đặc điểm nổi bật châu Nam Cực.
Sử dụng quả Địa cầu để nhận biết vị trí địa lí,
giới hạn lãnh thổ châu Nam Cực.
* Tiến hành :
− GV hướng dẫn HS quan sát hình 4, sử
dụng quả Địa cầu để xác định vị trí, giới hạn
của châu Nam Cực.
− Nằm ở vùng địa cực, được bao bộc
bởi Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương,
Thái Bình Dương.
− Đặc điểm về tự nhiên. − Châu lục lạnh nhất thế giới, quanh
năm dưới 00C. Toàn bộ bề mặt băng
dày, động vật chủ yếu là chim cánh cụt.
4. Củng cố:
- GV kết luận nội dung bài học như SGK, gọi HS nhắc lại.
5. Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị tiết học sau Các đại dương trên thế giới.
Điều chỉnh, bổ sung.
Ngày soạn : / / Ngày dạy : / /
TUẦN 29 MÔN: KHOA HỌC
TIẾT 57 BÀI: SỰ SINH SẢN CỦA ẾCH
I. Mục đích, yêu cầu:

Viết sơ đồ chu trình sinh sản của ếch.
II. Chuẩn bị:
- Hình SGK trang 116, 117. 4 bảng phụ (để HS viết sơ đồ chu trình sinh sản của ếch).
- SGK
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS viết sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng.
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu
của tiết học.
2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự sinh sản của
ếch
Làm việc cả lớp
* Mục tiêu : HS biết được đặc điểm sinh sản
của ếch.
* Tiến hành :
− Bạn nghe tiếng ếch kêu khi nào ? − Đầu mùa mưa, sau cơn mưa lớn, vào
ban đêm.
− Tại sao những bạn chỉ sống gần nơi có ao,
hồ mới nghe tiếng ếch kêu ?
− Tại vì ếch sống và đẻ trứng trong ao,
hồ.
− Tiếng kêu đó là của ếch đực hay ếch cái. − Đó là tiếng kêu của ếch đực gọi ếch
cái.
− GV hướng dẫn HS tìm hiểu hình 1, 2 trong
SGK trang 116.

− HS quan sát hình, sau đó phát biểu :
Hình 1 : Ếch cái và ếch đực tìm nhau
để giao phối…
Hình 2 : Chùm trứng ếch sắp nở…
− GV kết luận, gọi HS đọc mục Bạn cần
biết.
− 1 HS đọc mục Bạn cần biết.
b) Hoạt động 2 : Viết sơ đồ chu trình sinh
sản của ếch
Làm việc cá nhân.
* Mục tiêu : Viết sơ đồ chu trình sinh sản của
ếch.
* Tiến hành :
− GV yêu cầu HS quan sát các hình 3, 4, 5,
6, 7, 8 SGK trang 117, chỉ vào từng hình và
nêu sự phát triển của nòng nọc cho đến khi
thành ếch.
− HS quan sát hình, sau đó phát biểu
Hình 3. Trứng ếch đã nở.
Hình 4. Nòng nọc
Hình 5. Nòng nọc mọc 2 chân.
Hình 6. Nòng nọc mọc 4 chân.
Hình 7. Nòng nọc rụng đuôi, phát triển
thành ếch con, nhảy lên bờ.
Hình 8. Ếch trưởng thành.
− Nòng nọc sống ở đâu ? Ếch sống ở đâu ? − Nòng nọc sống dưới nước. Ếch vừa
sống được trên bờ, vừa sống được dưới
nước.
− GV yêu cầu HS dựa vào các hình vừa tìm
hiểu, viết thành sơ đồ chu trình phát triển của

ếch vào vở nháp. GV phát 4 bảng phụ cho 4
HS thi viết.
− HS viết vào nháp, 4 HS thực hiện
vào bảng phụ.
− GV cho HS trình bày và thi đua trình bày
trước lớp. GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
− HS nêu kết quả, 4 HS mang bảng
phụ đính trên bảng lớp. Cả lớp quan sát,
nhận xét.
3) Củng cố, dặn dỏ

− GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị tiết
sau
4. Củng cố:
- GV hướng dẫn HS cách ghi nhớ chu trình sinh sản và phát triển của ếch (như sơ
đồ). 5. Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài.
- Dặn HS chuẩn bị tiết học sau Sự sinh sản và nuôi con của chim.
Điều chỉnh, bổ sung.
Ngày soạn : / / Ngày dạy : / /
TUẦN 29 MÔN: KHOA HỌC
TIẾT 58 BÀI: SỰ SINH SẢN VÀ NUÔI CON CỦA CHIM
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết chim là động vật đẻ trứng.
II. Chuẩn bị:
- Hình trong SGK trang 118, 119.
- SGK, đọc trước bài.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát

2. Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu HS viết sơ đồ chu trình sinh sản của ếch.
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu
của tiết học.
2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1 : Sự sinh sản của chim Làm việc nhóm đôi
* Mục tiêu : Biết chim là động vật đẻ trứng.
* Tiến hành :
− GV yêu cầu HS quan sát hình 1 và nói nội
dung hình đó.
− Chim bố và chiếc tổ chim trên cành
cây, bên trong tổ có trứng chim.
− Yêu cầu HS quan sát các hình 2, 3, 4 và
cho biết sự khác nhau từng giai đoạn từ lúc
trứng đến lúc nở thành gà con.
− HS quan sát hình 2, 3, 4 sau đó phát
biểu.
− GV kết luận :
+ Con vật có cánh, có lông vũ đề là động vật
đẻ trứng.
+ Trứng gà (hoặc trứng chim,…) đã thụ tinh
tạo thành hợp tử. Nếu được ấp, hợp tử sẽ phát
triển thành phôi.
+ Trứng gà cần ấp khoảng 21 ngày sẽ nở
thành gà con.
b) Hoạt động 2 : Sự nuôi con của chim Làm việc cá nhân
* Mục tiêu : Nói về sự nuôi con của chim.

* Tiến hành :
− Bạn có nhận xét gì về những con chim
non, gà con mới nở ? Chúng đã tự đi kiếm
mồi được chưa ? Tại sao ?
− HS quan sát hình 3, 4 và vốn kiến
thức đã biết để nêu
− Quan sát hình 5 và cho biết nội dung của
hình đó.
− Chim non chưa đủ lông cánh nên
không thể bay đi tìm mồi được chim mẹ
phải mớm mồi cho con,…
− GV hỏi thêm về sự bảo vệ con của gà,
chim,… đối với con mình.
− HS khá, giỏi phát biểu.
− GV kết luận nội dung bài học như trong − HS đọc nôi dung mục Bạn cần biết
SGK, mời HS nhắc lại. trang 119.
3) Củng cố, dặn dò
− GV mở rộng, giáo dục HS qua bài học.
− GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị tiết
học sau Sự sinh sản của thú.
4. Củng cố:
- Chim đẻ gì?
- Gà ấp bao nhiêu ngày thì nở.
- Đọc nội dung bài học.
5. Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài.
- Dặn HS chuẩn bị tiết học sau Sự sinh sản của thú.
Điều chỉnh, bổ sung.
Ngày soạn : / / Ngày dạy : / /

TUẦN 29 MÔN: TOÁN
TIẾT 141 BÀI: ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ (TT)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết xác định phân số ; biết so sánh, sắp xếp các phân số theo thứ tự.
II. Chuẩn bị:
- Vở bài làm.
- SGK ; bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét bài kiểm tra.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu
của tiết học.
2) Hướng dẫn ôn tập
Bài 1 : Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời
đúng :
- Yêu cầu HS đọc đề toán quan sát hình sau
đó nêu miệng.
- Gọi HS nêu kết quả và giải thích.
- HS quan sát hình vẽ rồi nêu kết quả.
- Khoanh vào D.
3
7
, vì 7 phần đã tô
màu 3 phần 7.
Bài 2 : Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời
đúng :
- Yêu cầu HS đọc đề toán và tự làm nháp sau

đó nêu kết quả và cách làm.
- HS đọc bài toán rồi tự làm nháp.
- Khoanh vào B. Vì
1
4
số viên bi là
20
1
4
×
= 5 (viên bi), đó chính là 5 viên
bi đỏ.
Bài 3 : (HS khá, giỏi)
Tìm các phân số bằng nhau trong các phân số
đã cho.
- Yêu cầu HS đọc đề toán và tự làm vào
SGK.
- HS đọc đề toán và tự làm vào SGK.
- Cả lớp nhận xét và thống nhất kết quả :
Bài 4 : So sánh các phân số
- Yêu cầu HS đọc đề toán và tự làm vào vở.
- Gọi HS lên bảng trình bày cách làm.
- HS đọc đề toán và tự làm vào vở.
- 3 HS lên bảng trình bày cách làm. Có
thể làm như sau :

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×