Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BỆNH GÚT NHỮNG ĐIỂM THEN CHỐT TRONG CHẨN ĐOÁN (Kỳ 3) ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.24 KB, 5 trang )

BỆNH GÚT NHỮNG ĐIỂM THEN CHỐT
TRONG CHẨN ĐOÁN
(Kỳ 3)
3. Corticosteroid:
Corticosteroid thường có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng trong các
đợt cấp của gút và có thể khống chế được hầu hết các cơn cấp nếu sử dụng thuốc
đầy đủ. Tốt nhất, corticosteroid chỉ nên dùng cho những bệnh nhân bị gút cấp mà
không thể uống các thuốc chống viêm không steroid. Ở những bệnh nhân chỉ có
viêm một khớp, tiêm thuốc tại chỗ thường có hiệu quả nhất (chẳng hạn dùng
triamcinolon, liều 10-40 mg tùy theo kích thước của khớp). Với thể gút có viêm
nhiều khớp, có thể dùng corticosteroid đường tĩnh mạch (chẳng hạn
methylprednisolon 40 mg/ngày, giảm liều dần và ngừng trong vòng 7 ngày) hoặc
đường uống (ví dụ, prednison 40-60 mg/ngày, giảm liều dần và ngừng trong 7
ngày). Người ta cũng thấy rằng gút và viêm khớp nhiễm khuẩn có thể cùng tồn tại.
Do vậy cần phải xét nghiệm dịch khớp, nhuộm gram trước khi dùng
corticosteroid.
4. Thuốc giảm đau:
Trong cơn gút cấp, khi bệnh nhân có đau nhiều, có thể phải dùng thêm
các thuốc giảm đau trước khi các thuốc đặc hiệu phát huy tác dụng. Thường dùng
codein hoặc meperidin, tránh dùng aspirin.
5. Nghỉ ngơi tại giường:
Nghỉ ngơi tại giường rất quan trọng trong điều trị cơn gút cấp và nên tiếp
tục ít nhất 24 giờ sau khi bệnh đã lui. Đi lại sớm có thể làm cho cơn tái phát.
Phương pháp điều trị lý liệu ít có hiệu quả trong cơn gút cấp. Tuy nhiên
áp nóng hoặc lạnh hoặc kê cao khớp bị viêm có thể làm cho người bệnh cảm thấy
dễ chịu hơn.
B. ĐIỀU TRỊ GIỮA CÁC CƠN CẤP
Điều trị trong giai đoạn không có triệu chứng nhằm hạn chế tối thiểu sự
lắng đọng urat trong các tổ chức, phòng ngừa tình trạng viêm khớp mạn tính có
tophi và làm giảm tần số và mức độ nặng của những cơn tái phát.
1. Chế độ ăn:


Bởi vì nguồn purin trong thức ăn đóng vai trò ít quan trọng trong nguyên
nhân của bệnh cho nên việc hạn chế thức ăn giàu purin (như thận, gan, bánh mì
ngọt, các sản phẩm của thịt) thường ít có hiệu quả trong điều trị bệnh. Những thức
ăn đặc biệt và các loại rượu có thể làm khởi phát cơn gút cấp, vì vậy nên tránh
dùng. Uống nhiều nước hàng ngày, tốt nhất là duy trì lượng nước tiểu ≥ 2 lít/ngày
sẽ giúp cho việc tăng thải trừ urat và hạn chế tới mức thấp nhất sự lắng đọng urat
trong đường tiết niệu.
2. Tránh những thuốc gây tăng acid uric máu:
Thiazid và các thuốc lợi tiểu ức chế bài tiết acid uric qua thận do đó làm
tăng acid uric máu hoặc làm cho tình trạng tăng acid uric máu trở nên nặng hơn.
Bất cứ lúc nào có thể, nên tránh dùng lợi tiểu cho những bệnh nhân gút. Tương tự,
liều thấp của aspirin (< 3 g/ngày) cũng ức chế bài tiết acid uric qua thận và làm
tăng acid uric máu. Acid nicotinic và một số thuốc khác có thể gây tăng acid uric
máu.
3. Colchicin:
Việc quyết định dùng colchicin kéo dài để điều trị gút nên dựa vào khả
năng tái xuất hiện của những cơn gút cấp. Những bệnh nhân mới bị gút cấp lần
đầu và có khả năng giảm được cân nặng sẽ ít có nguy cơ bị tái phát và do đó
không cần thiết phải dùng thuốc kéo dài. Trái lại, ở những bệnh nhân lớn tuổi hơn,
có kèm theo suy thận mạn tính nhẹ đòi hỏi phải dùng thuốc lợi tiểu, và có tiền sử
bị nhiều cơn gút cấp, nên được điều trị colchicin kéo dài. Nhìn chung, khi nồng độ
acid uric càng cao và khi những cơn gút cấp xuất hiện ngày càng nhiều thì càng
cần phải dùng thuốc kéo dài.
Có 2 chỉ định dùng colchicin hàng ngày:
(1) Dùng thuốc để ngăn chặn những cơn gút cấp tái phát. Thuốc không ảnh
hưởng đến nồng độ acid uric máu song có tác dụng làm giảm tần suất của những
cơn gút cấp. Với những bệnh nhân có tăng acid uric máu nhẹ và đã có vài đợt bị
viêm khớp cấp, chỉ cần sử dụng colchicin dự phòng dài ngày là đủ để ngăn chặn
bệnh tái phát và liều thường dùng 0,6mg, 2 lần mỗi ngày. Những bệnh nhân có
kèm theo suy thận mức độ trung bình hoặc có suy tim, liều lượng phải giảm xuống

còn 1 lần 0,6mg mỗi ngày để tránh những biến chứng khi sử dụng với liều cao như
bệnh thần kinh ngoại vi hỗn hợp, viêm cơ.
(2) Khi bắt đầu sử dụng những thuốc làm tăng đào thải acid uric máu hoặc
allopurinol, colchicin sẽ có tác dụng ngăn chặn những cơn gút cấp có thể xuất hiện
do có sự thay đổi đột ngột nồng độ acid uric huyết thanh.
4. Giảm acid uric huyết thanh:
Chỉ định dùng thuốc hạ acid uric máu bao gồm: xuất hiện nhiều cơn gút
cấp mà liệu pháp colchicin dự phòng không có tác dụng, có hạt tophi hoặc có tổn
thương thận. Khi có tăng acid uric máu và ít có những cơn gút cấp có thể không
cần thiết phải điều trị. Không nên điều trị tình trạng tăng acid uric máu không triệu
chứng. Nếu phải điều trị, thì mục đích của dùng thuốc là để duy trì acid uric huyết
thanh < 6 mg/dl, ở nồng độ này urat sẽ ít có khả năng bị kết tinh hóa.
Hai nhóm thuốc được dùng để hạ acid uric máu gồm: các thuốc tăng đào
thải acid uric qua thận và allopurinol (cả hai thuốc này đều không có giá trị trong
điều trị gút cấp). Lựa chọn 1 trong 2 loại thuốc này dựa vào nồng độ acid uric bài
tiết trong nước tiểu 24 giờ. Nếu acid uric nước tiểu dưới 800 mg/ngày, chứng tỏ có
hiện tượng giảm bài tiết acid uric, khi đó chỉ định dùng các thuốc làm tăng đào
thải. Nếu acid uric nước tiểu trên 800 mg/ngày, chứng tỏ có hiện tượng tăng tổng
hợp acid uric, đòi hỏi phải dùng allopurinol.

×