Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

CÁC CHỨNG BỆNH VÙNG CỘT SỐNG CỔ (Kỳ 5) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.78 KB, 6 trang )

CÁC CHỨNG BỆNH VÙNG CỘT SỐNG CỔ
(Kỳ 5)
Hội chứng đau rễ thần kinh cổ, tùy thuộc mức độ của tác nhân gây bệnh và
các rễ thần kinh tủy cổ (kích thích, chèn ép) sẽ xuất hiện hội chứng đau một rễ
hoặc nhiều rễ thần kinh, có khi ở cả hai bên. Thường xuất hiện nhất là đau rễ C
6
,
C
7
, C
8
và C
5
hiếm gặp hơn.
Nếu đau rễ C
5
, bệnh nhân thấy đau ở phía ngoài bả vai tới nửa trên cánh
tay, rối loạn vận động, rối loạn phản xạ của cơ nhị đầu cánh tay, cần chẩn đoán với
viêm khớp bả vai –cánh tay.
Nếu tổn thương rễ C
6
, đau ở dải da từ mặt ngoài cánh tay, cẳng tay tới ngón
cái và một phần ngón trỏ, đôi khi đau lan ra ngực. Các rối loạn phân bố thần kinh
cơ khu trú cho cơ nhị đầu và cơ cẳng tay. Phản xạ gân cơ nhị đầu giảm hoặc mất.
Hội chứng rễ C
7
đau ở sau bên của vai – cánh tay tới giữa mặt sau và kéo
dài tới ngón 2,3,4. Cảm giác đau và dị cảm cũng thấy ở mặt trước của các ngón tay
tương ứng. Rối loạn vận động cơ tam đầu cánh tay, cơ sấp tròn, cơ ô mô cái. Giảm
sức cơ trong động tác duỗi cẳng tay, giảm hoặc mất phản xạ cơ tam đầu, giai đoạn
muộn có thể gặp teo cơ ô mô cái.


- Hội chứng rễ C
8
, đau và dị cảm suốt dọc dải phía trong cánh tay, cẳng tay,
bàn tay, tới ngón 4, 5. Rối loạn vận động các cơ gấp ngón tay, cơ liên đốt và các
cơ ô mô út.
Chẩn đoán phân biệt hội chứng cổ – vai – cánh tay với các bệnh sau:
- Các hội chứng chèn ép đám rối thần kinh cánh tay, hội chứng rễ do
TVĐĐ, hội chứng cơ bậc thang, hội chứng sườn - đòn, hội chứng ống cổ tay.
- Hội chứng đau khớp bả vai – cánh tay, đau ở bán khớp dưới – mỏm quạ.
- Hội chứng Pancoast – Tobias, đau và dị cảm ở vai, tay kèm theo hội
chứng Claude – Bernard – Horner, do khối u ở đỉnh phổi kích thích các rễ thần
kinh C
8
và D
1
. Bệnh nhân đau dữ dội từ vai lan xuống cánh tay, cẳng tay và bàn
tay. Rối loạn vận động, teo cơ bàn tay, rối loạn vận mạch, rối loạn giao cảm. Chụp
X.quang có đám mờ ở đỉnh phổi và hình ảnh tiêu xương ở cung xương sườn 1 và
đốt sống.
- Bệnh zona thần kinh.
- Bệnh viêm mỏm trên lồi cầu xương cánh tay.
- U rễ thần kinh.
3.5. Hội chứng cổ - đầu:
Hội chứng cổ - đầu xảy ra do động mạch đốt sống và giao cảm cổ bị chèn
ép do nhiều yếu tố như lệch trục cột sống, trượt đốt sống, hẹp ống sống động mạch
đốt sống do thoái hoá cột sống cổ gây hẹp lỗ mỏm ngang.
Lâm sàng, bệnh nhân đau đầu, có các cơn chóng mặt, rối loạn nhìn và nghe,
rối loạn nuốt cũng như các rối loạn tâm lý, có thể do những biến đổi sinh – cơ học
của đoạn vận động cột sống cổ, trong đó vai trò của hẹp động mạch đốt sống rất
quan trọng. Các biểu hiện lâm sàng trên phụ thuộc vào tư thế của cổ và đầu, có thể

đau đầu thành cơn, hay nhầm với Migraine, nuốt khó, chóng mặt, ám điểm lấp
lánh, ù tai…
Triệu chứng đau đầu trong hội chứng cổ - đầu với các đặc trưng sau đây:
đau hai bên hoặc một bên giống như Migraine, phụ thuộc vào tư thế vận động của
đầu, đột ngột xuất hiện nặng dần hoặc mất đi nhanh chóng, đồng thời với triệu
chứng của hội chứng cổ cục bộ.
Các cơn chóng mặt và rối loạn thăng bằng xuất hiện ở một tư thế nhất định
của đầu. Khi xoay cột sống cổ xuất hiện chóng mặt từ vài giây đến vài phút, không
có rối loạn ý thức. Triệu chứng láy mắt (nystagmus) rất hay gặp, thường láy mắt
ngang theo hướng nhất định hoặc láy mắt xoay, láy mắt khi chuyển tư thế.
Các rối loạn nghe, nhìn, nuốt. Bệnh nhân thường kêu ù tai, hoặc đau tai,
nguồn gốc do kích thích dây thần kinh C
2
, C
3
(dây chẩm njor và tai lớn). Bệnh
nhân thường có triệu chứng đau lan ra hốc mắt, có rối loạn nhìn, ám điểm lấp lánh,
nhìn mờ sương. Bệnh nhân thường thấy tối sầm trước mặt trong thời gian ngắn.
Trong thoái hoá đốt sống cổ cũng có thể xảy ra rối loạn nuốt do hai nguyên nhân
cơ học (gai xương chèn lấn vào thực quản) và thần kinh giao cảm.
Rối loạn tuần hoàn não do động mạch đốt sống bị trồi xương của mỏm móc
chèn ép, làm giảm lưu lượng máu lên não, gây thiểu năng tuần hoàn não.
3.6. Hội chứng cổ – nội tạng do thoái hoá cột sống:
Hội chứng cổ – tim còn gọi là cơn đau thắt tim do cổ, những thay đổi bệnh
lý của hạch giao cảm cổ ảnh hưởng đến chi phối thần kinh tim qua dây X. Bệnh
nhân có cảm giác đau như đè nén, khoan dùi ở toàn bộ vùng tim hoặc sau xương
ức, cơn đau kéo dài 60 – 90 phút, có triệu chứng báo trước bằng đau ở vùng vai,
đặc biệt ở vùng liên – bả. Triệu chứng đau ở vùng tim tăng lên khi cử động đầu, ho
hoặc nâng một cánh tay lên, Trong cơn đau vùng tim bệnh nhân thấy đánh trống
ngực, nhịp tim nhanh, có thể có ngoại tâm thu. Điện tim không có biến đổi đặc

hiệu của thiếu máu cơ tim. Chụp X.quang đều thấy hư xương sụn cột sống cổ.
Điều trị bằng Nitroglycerin không kết quả. Phóng bế và kéo giãn cột sống cổ, cắt
được cơn đau vùng tim.
Hội chứng cổ – túi mật, bệnh nhân hư xương sụn cột sống cổ có biểu hiện
đau đầu kiểu Migraine cổ và viêm quanh khớp vai phải, kèm theo giãn túi mật, sau
thời gian điều trị bằng phóng bế novocain vùng cổ và kéo giãn cột sống cổ, bệnh
nhân hết đau và hết giãn túi mật.
3.7. Hội chứng khe cơ bậc thang:
Trong khoang hẹp giữa các cơ bậc thang trước và giữa có dây thần kinh cổ,
các thân nhì của đám rối thần kinh cánh tay và động mạch dưới đòn chạy qua. Cơ
bậc thang trước và xương sườn có tĩnh mạch chạy qua vì vậy hội chứng khe cơ
bậc thang là những cơn đau kịch phát với những rối loạn thần kinh và mạch máu
do động mạch dưới đòn và đám rối thần kinh cánh tay bị kích thích hay chèn ép
bởi xương sườn cổ hoặc những bất thường của cơ bậc thang hoặc do lỗ liên đốt
sống bị thoái hoá.
Lâm sàng, đau và dị cảm vùng mặt trong cánh tay, cẳng tay, bàn tay và
ngón 4, 5, đôi khi lan tới vùng chẩm. Đau đặc biệt tăng lên khi xoay đầu về phía
tay bị đau hoặc hít thở sâu. Trường hợp đau lan xuống lồng ngực dễ nhầm với cơn
đau thắt ngực. Bệnh nhân thấy yếu cơ, trương lực cơ, teo cơ ở tay và mô út, ngưng
đặc biệt thấy căng các cơ ở cổ, nhất là cơ bậc thang trước. Có rối loạn mạch máu,
tay trở nên tê cóng, tím tái, phù nề, lạnh đầu chi, nếu nặng thấy mất mạch quay.
Cần chẩn đoán phân biệt với hội chứng cơ ngực bé (khi dạng cánh tay, cơ
ngực bé đè ép động tĩnh mạch dưới đòn, đám rối thần kinh cánh tay và mỏm quạ
của xương bả vai).
Ngoài ra còn với hội chứng sườn - đòn, viêm đám rối thần kinh cánh tay,
TVĐĐ cột sống cổ, hội chứng Raynaud…

×