Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

giáo án lớp 1 tuần 8 đến 24

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.28 KB, 30 trang )

Trường tiểu học : Trần Hưng Đạo - Giáo án bổ sung lớp 1 - Trần Thị Thu Hà
TUẦN 8
Thứ tư ngày 14 tháng 10 năm 2009
(soạn bổ sung tiết luyện tập tiếng việt )
Tiết 6 : LTTV
ÔN VẦN : OI , AI
I – MỤC TIÊU
- Củng cố cho học sinh đọc , viết một cách chắn hai vần oi , ai
- Rèn kĩ năng viết cho học sinh
II – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
* HĐ1 : Luyện đọc
- Viết bảng : oi , ai - Đọc đánh vần , đọc trơn
- Tìm tiếng , từ có vần oi ? - ngà voi , nhà ngói , bói cá , ngói
đỏ , vòi vọi , củ tỏi , chọi gà , nói to
- Tìm tiếng , từ có vần ai ? - bé gái , cái rổ , bờ vai , mái nhà , gà
mái , bài vở , cái tai …
- Viết các từ trên lên bảng - Luyện đọc từ : CN , N , CL
- Đọc cả bài trên bảng : 15 em , lớp
ĐT
- Sửa cách phát âm , ghi điểm
+ Giai lao - chơi trò chơi
* HĐ2 : Luyện viết
- Đọc các vần và từ vừa luyện đọc ở
trên
- Viết vào bảng con
- Nhắc nhở tư thế viết , cầm bút , để
vở
- Đọc các từ trên - Viết vào vở ô ly
- Thu chấm 15 bài - Đổi chéo vở chữa lỗi
- Nhận xét và chữa lỗi


III – CỦNG CỐ , DẶN DÒ
- Đọc lại bài
- Thi ghép nhanh tiếng có vần oi , ai
Nhận xét giờ
TUẦN 9
Thứ năm ngày 22 tháng 10 năm 2009
( soạn bổ sung tiết luyện tập tiếng việt )
Tiết 5 : LTTV
LUYỆN VIẾT TRONG VỞ Ô LY
I – MỤC TIÊU
- Củng cố cho học sinh đọc , viết thành thạo các vần đã học
- Rèn kĩ năng viết trong vở ôly
II – CHUẨN BỊ
- GV : Bảng có kẻ ô, chữ mẫu
- HS : vở ô ly
Trường tiểu học : Trần Hưng Đạo - Giáo án bổ sung lớp 1 - Trần Thị Thu Hà
III – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
*HĐ1 : Luyện đọc
- Hãy kể những vần đã học ? - ia , ua , ưa , oi , ai , ôi , ơi , ui , ưi ,
uôi , ươi , ay , ây
- Ghi các vần trên lên bảng
- luyện đọc các vần : cá nhân , tổ ,
lớp
- Tìm một số từ có chứa các vần
trên ?
- Tìm và nêu VD : bia đá , cua bể ,
mùa dưa , nói dối , bơi lội , đồi núi ,
máy bay …
- Chọn và ghi một số từ lên bảng - Luyện đọc các từ trên

- Đọc lại cả bài
* HĐ2 : Luyện viết
- Hãy nêu tư thế ngồi viết , cầm bút ,
để vở ?
- Ngồi thẳng lưng , đầu hơi cúi , cầm
bút bằng ba đầu ngón tay , để vở
nghiêng 15 độ
- Hướng dẫn viết và viết mẫu vần ia - Viết 1 dòng vần ia vào vở
- Hướng dẫn tương tự với các vần
còn lại
- Lần lượt viết các vần còn lại vào vở
- Thu chấm 15 vở - Đổi chéo vở chữa lỗi
- Nhận xét và chữa lỗi
IV – CỦNG CỐ , DẶN DÒ - Đọc lại cả bài
Nhận xét giờ

TUẦN 10
Thứ tư ngày 28 tháng 10 năm 2009
( soạn bổ sung tiết luyện tập toán )
Tiết 5 : LTT
ÔN : PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 4
I – MỤC TIÊU
- Củng cố cho học sinh phép trừ trong phạm vi 4
- Rèn kĩ năng làm toán trừ
II – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Bài 1 : Tính
4-1= 2-1= 2+2= - Làm miệng nối tiếp nhau nêu kết
quả
4-2= 3-2= 4-2=

4-3= 3-1= 4-0=
Bài 2 : tính
1+1+1= 2+1+1= - Làm bảng con , bảng lớp
3-1-1= 3-1-2=
4-2-1= 4-2+2=
Trường tiểu học : Trần Hưng Đạo - Giáo án bổ sung lớp 1 - Trần Thị Thu Hà
- H : Khi làm các phép tính này ta
phải thực hiện theo thứ tự nào ?
- Làm lần lượt từ trái sang phải
Bài 3 : Điền số
1+…= 2 2=…-1 - Làm phiếu
2-…= 1 3=4-…
2+…= 4 1=4-…
4-…=2 4=…-0
- Thu chấm 15 phiếu - đổi chéo kiểm tra bài
- Nhận xét , chữa bài
III – CỦNG CỐ , DẶN DÒ - Đọc lại bảng trừ trong phạm vi3 , 4
Nhận xét giờ
TUẦN 11
Thừ tư ngày 4 tháng 11 năm 2009
( soạn bổ sung tiết luyện tập toán )
Tiết 5 : LTT
LUYỆN TẬP
I – MỤC TIÊU
- Củng cố cho học sinh về cộng , trừ các số trong phạm vi 3, 4 , 5 và số 0 trong
phép trừ
- Rèn kĩ năng làm toán nhanh , chính xác
II – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Bài 1 : Tính

1+1= 2+2= 5-2= - Nối tiếp nhau nêu miệng kết quả
2+1= 3+2= 5-3=
3+1= 4+1= 4-2=
4+1= 5+0= 3-2=
Bài 2 : Tính
1+1= 3+1= 4+1= - Làm bảng con , bảng lớp
1+0= 3+0= 4+0=
1-0= 3-0= 4-0=
- Một số cộng với o có kết quả như
thế nào ?
- Một số cộng với o có kết quả bằng
chính số đó
- Một số trừ đi o có kết quả như thế
nào ?
- Một số trừ đi o có kết quả bằng
chính só đó
* KL : Một số cộng với o hay trừ đi
o có kết quả bằng chính số đó
Bài 3 : Điền dấu > , < , =
4+1…4 5-1…0 3+0…3
4+1…5 5-4…2 3-0 3
- Muốn điền dấu phải làm gì ? - Tính kết quả vế trái trước
III – CỦNG CỐ , DẶN DÒ - Đọc lại phép cộng , trừ đã học
Nhận xét , dặn dò
Trường tiểu học : Trần Hưng Đạo - Giáo án bổ sung lớp 1 - Trần Thị Thu Hà
TUẦN 12
Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2009
( soạn bổ sung tiết vệ sinh môi trường )
Tiết 7 : VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
Bài 1 : GIỮ VỆ SINH NHÀ Ở

I – MỤC TIÊU
- Giúp học sinh phân biệt được nhà ở hợp vệ sinh và nhà ở không hợp vệ sinh
- Nêu được ích lợi của việc giữ vệ sinh nhà ở
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh nhà ở
II- CHUẨN BỊ
- Bộ tranh vệ sinh môi trường số 1
III – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
* HĐ1: Phân biệt nhà ở hợp vệ sinh và
không hợp vệ sinh
- Hoạt động nhóm 8
- Phát cho mỗi nhóm 1 bộ tranh vệ sinh
môi trường số 1và yêu cầu nêu sự khác
nhau ở hai căn nhà h1a và h1b và rút ra
kết luận nhà ở như thế nào là hợp vệ
sinh ?
- Các nhóm quan sát và thảo luận (5
phút )
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến
+ KL : Nhà ở đảm bảo vệ sinh : có đủ
ánh sang , sàn nhà sạch sẽ , đồ đạc sắp
xép gọn gàng , ngăn nắp …
. Nhà ở không hợp vệ sinh :
Thiếu ánh sang , bụi bẩn , đồ đạc bừa
bãi , có ruồi , muỗi gián , chuột …
* HĐ2 : Lợi ích của việc giữ vệ sinh nhà

- Hoạt động cả lớp
- Theo em người sống ở căn nhà nào sẽ
khỏe mạnh ?

- Người sống ở căn nhà hợp vệ sinh
- Người sống ở căn nhà nào bị mắc bệnh
? vì sao ?
- Người sống ở căn nhà không hợp vệ
sinh vì nhà bẩn có chứa nhiều vi khuẩn
gây bệnh …
+ KL : Nhà ở đảm bảo vệ sinh sẽ làm
cho con người chúng ta khỏe mạnh . Vì
vậy phải luôn giữ cho nhà ở sạch sẽ , có
đủ ánh sáng …
* HĐ3 : Cách giữ vệ sinh nhà ở - Hoạt động cả lớp
- Để giữ vệ sinh nhà ở ta cần làm gì ? - Lau sàn nhà , quét sân , cọ rửa nhà vệ
sinh , xếp chăn màn gọn gang trong
giường ngủ , đậy lồng bàn vào mâm
cơm nều chưa ăn , rửa sạch nồi niêu
xong chảo và xếp gọn vào bếp …
IV – CỦNG CỐ , DẶN DÒ - Phải luôn giữ vệ sinh nhà ở sạch sẽ
Trường tiểu học : Trần Hưng Đạo - Giáo án bổ sung lớp 1 - Trần Thị Thu Hà
TUẦN 13
Thứ hai ngày 16 tháng 11 năm 2009
( soạn bổ sung tiết vệ sinh cá nhân )
Tiết 7 : VSCN
BÀI 1 : RỬA TAY
I – MỤC TIÊU
- Giúp học sinh biết được khi nào cần phải rửa tay
- Biết rửa tay đúng cách
- Có ý thức giữ sạch đôi tay
II- CHUẨN BỊ
- Bộ tranh vệ sinh cá nhân số 1 , chậu đựng nước sạch , xà bông , khăn sạch
III – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
* HĐ1 : Tìm hiểu khi náo phải rửa tay - Thảo luận nhóm 6
- Phát cho mỗi nhóm 1bộ tranh vệ sinh
cá nhân số 1 yêu cầu các em quan sát
các bức tranh và cho biết chúng ta cần
rửa tay khi nào ?
- Đại diện các nhóm trả lời , nhóm khác
nhận xét
+ KL : Cần rửa tay trước khi ăn , sau khi
đi vệ sinh , sau khi chơi bẩn hoặc chơi
với các con vật …
* HĐ2 : Thực hành rửa tay - Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn và làm mẫu - HS quan sát
.Làm ướt tay và xoa xà phòng vào
lòng bàn tay
. Hai tay chà xát vào nhau từ lòng bàn
tay , ngón tay , mu bàn tay , các kẽ ngón
tay
. Xả cho tay sạch xà phòng và lau khô
tay bằng khăn sạch
- Một số em lên thực hành rửa
- Lớp quan sát và nhận xét
IV – CỦNG CỐ , DẶN DÒ
- Em có biết bài hát nào nói về đôi bàn
tay đẹp sinh không ?
- Em có đôi bàn tay trắng tinh , đôi bàn
tay chúng em nhỏ sinh , nghe lời cô
chúng em giữ gìn , giữ đôi tay cho thật
trắng tinh
- Phát động cuộc thi ai có đôi bàn tay

đẹp nhất trong tuần bằng cách kiểm tra
tay vào đầu buổi học và cuối buổi học
mỗi ngày , ai đạt danh hiệu được tặng 1
bánh xà bong rửa tay
. Nhận xét giờ
Trường tiểu học : Trần Hưng Đạo - Giáo án bổ sung lớp 1 - Trần Thị Thu Hà
TUẦN 14
Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2009
( soạn bổ sung tiết vệ sinh môi trường )
Tiết 7 : VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
Bài 2 : GIỮ VỆ SINH TRƯỜNG LỚP
I – MỤC TIÊU
- Phân biệt được trường lớp hợp vệ sinh và trường lớp mất vệ sinh
- Nêu được ích lợi của việc vệ sinh trường lớp , biết sử dụng nhà vệ sinh đúng cách
- Thực hiện giữ vệ sinh trường lớp và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện
II – CHUẨN BỊ
- Bộ tranh vệ sinh môi trường số 2
III – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
* HĐ1 : Phân biệt trường lớp hợp vệ
sinh và trường lớp mất vệ sinh
- Hoạt động nhóm 6
- Phát cho mỗi nhóm một bộ tranh
VSMT số 2 , yêu cầu các em quan sát và
nêu điểm khác nhau của 2 ngôi trường ?
- Các nhóm thảo luận 5 phút
- Đại diện nhóm trả lời , lớp nhận xét
+ KL : Trường lớp hợp vệ sinh phải
luôn sạch sẽ , không bụi bẩn , bàn ghế
ngay ngắn , đồ dung ngăn nắp …

. Trường lớp mất vệ sinh thì sân
trường luôn bẩn có nhiều rác , giấy vụn
…, bàn ghế lộn xộn
- Trường lớp hợp vệ sinh có ích lợi gì ? - Làm cho chúng ta khỏe mạnh hơn ,
học giỏi hơn …
* HĐ2 : Thực hiện giữ vệ sinh trường
lớp
- Hoạt động cả lớp
- Để trường lớp luôn sạch đẹp em cần
phải làm gì ?
- Vứt rác đúng nơi quy định , thường
xuyên quét dọn trường lớp , nhổ cỏ ở
bồn hoa , sắp xép bàn ghế ngay ngắn ,
không bôi bẩn vẽ bậy lên bàn ghế ,
tường lớp …
- GV liên hệ và khen những em trong
lớp đã có ý thức giữ vệ sinh trường lớp ,
nhắc nhở những em khác cần học tập
các bạn
* HĐ3 : Thực hành sử dụng nhà vệ sinh
tại trường
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và
hướng dẫn sử dụng nhà vệ sinh
- Thực hành sử dụng nhà vệ sinh
* HĐ4 : CỦNG CỐ , DẶN DÒ - Nhắc lại những việ cần làm để giữ vệ
sinh trường lớp
Nhận xét , dặn dò
Trường tiểu học : Trần Hưng Đạo - Giáo án bổ sung lớp 1 - Trần Thị Thu Hà
TUẦN 15
Thứ hai ngày 30 tháng 11 năm 2009

( soạn bổ sung tiết vệ sinh cá nhân )
Tiết 7 : VSCN
BÀI 2 : ĂN UỐNG SẠCH SẼ
I – MỤC TIÊU
- Nêu được những việc cần làm để ăn uống sạch sẽ
- Thực hiện ăn uống sạch sẽ , có ý thức giữ vệ sinh ăn uống
II – CHUẨN BỊ
- Bộ tranh vệ sinh cá nhân số 3
III – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
* HĐ1 : Những việc cần làm để ăn sạch - Hoạt động nhóm 6
- Phát cho mỗi nhóm 1 bộ tranh VSCN
số 3 và yêu cầu quan sát xem tranh vẽ gì
? Việc làm đó có tác dụng gì ?
- thảo luận 5 phút
- Đại diện nhóm trình bầy , lớp nhận xét
- Để ăn sạch chúng ta cần phải làm gì ? - Rửa tay sạch trước khi ăn , rửa sạch
rau quả , thức ăn phải đậy cẩn thận
không để ruồi , gián , chuột … bò hay
đậu vào , bát đĩa và dụng cụ nhà bếp
phải sạch sẽ
* HĐ2: Những việc cần làm để uống
sạch
- Hoạt động cả lớp
- Hãy kể những đồ uống mà các em
dùng hang ngày ?
- HS kể
- Theo em loại đồ uống nào nên uống ?
Loại đồ uống nào không nên uống ? Vì
sao ?

- HS nêu
* KL : Nước uống phải lấy từ nguồn
nước sạch , đun sôi để nguội
* HĐ3 : Lợi ích của ăn , uống sạch sẽ
- Tại sao chúng ta phải ăn uống sạch
sẽ ?
- Vì ăn uống sạch sẽ giúp chúng ta đề
phòng một số bệnh đường ruột như tiêu
chảy , giun sán …
* HĐ4 : Củng cố , dặn dò
- Cần làm gì để ăn sạch , uống sạch ? - Hs trả lời
- Kể một số em đã làm ở nhà để thực
hiện ăn sạch , uống sạch ?
- HS nêu
- Giáo dục học sinh cần luôn phải ăn
uống sạch sẽ và nhớ luôn phải rửa tay
trước khi ăn
- Về thực hành theo bài học hôm nay
Nhận xét giờ
48
Trường tiểu học : Trần Hưng Đạo - Giáo án bổ sung lớp 1 - Trần Thị Thu Hà
TUẦN 16
Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2009
( soạn bổ sung tiết vệ sinh môi trường )
Tiết 7 : VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
Bài 3 : GIỮ VỆ SINH LÀNG , XÃ ( PHỐ , PHƯỜNG )
I – MỤC TIÊU
- Phân biệt được làng , xã ( phố , phường ) đảm bảo vệ sinh và mất vệ sinh
- Biết được ích lợi và thực hiện giữ vệ sinh làng , xã ( phố , phường )
II – CHUẨN BỊ

- Bộ tranh vẽ môi trường số 4 , số 5
III – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
* HĐ1 : Phân biệt làng , xã ( phố
phường ) hợp vệ sinh và mất vệ sinh
- Hoạt động nhóm 6
- Phát cho mỗi nhóm bộ tranh VSMT số
4 , yêu cầu hs quan sát và nêu sự khác
nhau của làng xã ở hình 4a và hình 4b
- Thảo luận 5 phút
- Đại diện nhóm trả lời
. Làng xã ở h4a sạch sẽ , thoáng mát có
nhiều cây xanh …
. Làng xã ở h4b rất bẩn , rác đổ bừa
bãi , trâu bò phóng uế , lợn thả rông ,
nhiều bụi rậm , trẻ em đại tiện ở cạnh
bụi cây , cây to bị chặt
- Sống ở nơi mất vệ sinh như vậy theo
em người dân ở đây sẽ mắc bệnh gì ? Vì
sao ?
- Bệnh tiêu chảy , bệnh ngoài da , bệnh
giun sán , … Vì môi trường sống bị ô
nhiễm
- Theo em làng , xã ỏ hình nào là hợp vệ
sinh ? Còn làng xã ở hình nào mất vệ
sinh vệ sinh ?
- Hình 4a hợp vệ sinh , hình 4b mất vệ
sinh
- Làng xã hợp vệ sinh có lợi gì ? - Con người khẻo mạnh , hoạt bát và
thông minh hơn , cuộc sống giàu có

hơn , mọi người thương yêu nhau hơn

* HĐ2 : Thực hiện giữ vệ sinh làng , xã
( phố , phường )
- Hoạt động nhóm 6
- Phát cho mỗi nhóm bộ tranh VSMT số
5 và yêu cầu các nhóm quan sát và thảo
luận về những việc học sinh và người
dân ở cộng đồng cần làm để làm cho
làng , xã ( phố , phường ) sạch đẹp
hơn ?
- Các nhóm thảo luận 5 phút
- Đại diện nhóm trả lời , lớp nhận xét
Cần vứt rác đúng nơi quy định, trồng
nhiều cây xanh …
* Tổng kết – Nhận xét giờ
Trường tiểu học : Trần Hưng Đạo - Giáo án bổ sung lớp 1 - Trần Thị Thu Hà
TUẦN 17
Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2009
( soạn bổ sung tiết vệ sinh cá nhân )
Tiết 7 : VSCN
BÀI 3 : PHÒNG BỆNH GIUN
I – MỤC TIÊU
- Biết một số dấu hiệu của người bị bệnh giun và nơi sống của chúng trong cơ thể
người
- Biết tác hại , đường lây truyền và cách phòng bệnh
II – CHUẨN BỊ
- Bộ tranh vệ sinh cá nhân số 5
III – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

* HĐ1 : Tìm hiểu về bệnh giun - Hđộng cả lớp
- H : Các em đã bao giờ đau bụng , ỉa
chảy , ỉa ra giun chưa ?
- HS phát biểu
- KL : Nếu bạn nào trong lớp bị các
triệu chứng như vậy chứng tỏ bạn đã bị
mắc giun .
- H : Giun thường sống ở đâu trong cơ
thể ?
- Ruột . dạ dày , gan , phổi , mạch máu ,
nhưng chủ yếu là ở ruột
- Giun ăn gì mà sống được ? - Giun hút các chất bổ dưỡng có trong
cơ thể người để sống
- Nêu tác hại do giun gây ra ? - Người gầy , xanh xao , hay mệt mỏi ,
thiếu máu , nếu giun nhiều có thể gây
tắc ruột , tắc ống dẫn mật dẫn đến tử
vong
* HĐ2 : Đường lây truyền bệnh giun
- Hoạt động nhóm 4 ( 6 phút )
- H : Từ trong phân người bị bệnh giun ,
trứng giun có thể vào cơ thể người lành
bằng những cách nào ?
- Không rửa tay sau khi đi đại tiện
- nguồn nước bị nhiễm phân từ hố xí
- Dùng phân tươi để bón rau
- Ruồi đậu vào phân rồi bay đậu vào
thức ăn
* HĐ3 : Cách phòng bệnh giun
- Thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bầy

+ KL : Để phòng bệnh giun cần ăn
chín , uống sôi , không để ruồi đậu vào
thức ăn , rửa tay trước khi ăn và sau khi
đi đại tiện , làm nhà tiêu đúng quy định ,
* HĐ3 : Củng cố , dặn dò - Nhắc lại các bước phòng bệnh mắt hột
Trường tiểu học : Trần Hưng Đạo – Giáo án bổ sung lớp 1 – Trần Thị Thu Hà
TUẦN 22
Thứ hai ngày 1 tháng 2 năm 2010
( soạn bổ sung tiết vệ sinh cá nhân )
Tiết 7 : VSCN
BÀI 7 : TẮM GỘI
I – MỤC TIÊU
- Kể ra những thứ có thể dung để tắm , gội
- Biết tắm , gội đúng cách
- Có ý thức giữ sạch thân thể và quần áo
II – CHUẨN BỊ
- Tranh VSCN số 9
III – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
* HĐ1 : Tắm gội hợp vệ sinh
HĐN 4
- Phát tranh VSCN số 9 và yêu cầu các
nhóm quan sát tranh trả lời :
. Vì sao chúng ta cần phải tắm gội ?
. Nên tắm gội khi nào ?
. Cần chuẩn bị những gì để tắm gội hợp
vệ sinh ?
- Các nhóm thảo luận và cử đại diện trả
lời , nhóm khác nhận xét
+ KL : .Tắm gội hàng ngày làm cho con

người mát mẻ , sạch sẽ , thơm tho ,
phòng chống được các bệnh ngoài da
như : ghẻ lở , hắc lào , mụn nhọt …
. Cần tắm gội hàng ngày đặc biệt
vào những lúc như : sau khi làm vệ sinh
trong nhà , ngoài vườn , đi chơi , đi học
về …
. Nên tắm gội ở nơi kín gió ,
bằng nước sạch và xà phòng tắm
* HĐ2 : Những việc cần làm trước khi
tắm gội
- HĐ cả lớp
- Trước khi tắm gội ta phải chuẩn bị
những gì ?
- Chuẩn bị nước tắm , xà phòng tắm ,
dầu gội đầu , khăn tắm sạch sẽ,tiến hành
tắm theo quy trình, xả nước toàn thân,
gội đầu băng dầu gội, chà xát xà phòng
khắp người, xả lại nước sạch, lau khô
toàn thân bằng khăn tắm(nếu có điều
kiện nên lau khô tóc bằng mấy sấy ) ,
mặc quần áo sạch
* HĐ3 : Củng cố , dặn dò - Nhắc lại các bước tắm gội
Trường tiểu học : Trần Hưng Đạo – Giáo án bổ sung lớp 1 – Trần Thị Thu Hà
TUẦN 23
Thứ hai ngày 22 tháng 2 năm 2010
( soạn bổ sung tiết vệ sinh cá nhân )
Tiết 7 : VSCN
BÀI 8 : PHÒNG TRÁNH BỆNH NGOÀI DA
I – MỤC TIÊU

- Nêu được nguyên nhân và cách phòng bệnh ngoài da
- Biết thường xuyên tắm rửa để phòng bệnh ngoài da
- Thích tắm giặt thường xuyên
II – CHUẨN BỊ
- Bộ tranh VSCN số 10
III – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
* HĐ1: Tìm hiểu về bệnh ngoài da
- HĐ cả lớp
- Hãy kể những bệnh ngoài da mà em
biết ?
- Ghẻ lở , hắc lào . mụn nhọt …
- Những con vật nào gây ra các bệnh
trên ?
- Bọ chéc , chấy rận , ghẻ , vi khuẩn
nấm …
- Những con vật này thích sống ở đâu
trên cơ thể chúng ta ?
- Chúng thích ẩn náu trên da chúng ta ,
đặc biệt những người không thích tắm
và ít thay quần áo , chúng rất sợ nước
sạch và xà phòng
- Nếu những con vật đó sống ở da chúng
ta , ta sẽ có cảm giác gì ?
- Mẩn , ngứa ngáy , khó chịu , gãi nhiều
da bị trầy xước , mọc mụn …
* HĐ2: Phòng bệnh ngoài da
- HĐ nhóm 4
- Để phòng bệnh ngoài da ta cần phải
làm gì ?

- Các nhóm thảo luận và cử đại diện trả
lời
- Nhóm khác nhận xét
+ KL : Thường xuyên tắm rửa , thay
quần áo giữ cho da luôn sạch sẽ , khô
ráo không còn chỗ ẩn nấp cho các sinh
vật gây bệnh ngoài da
* HĐ3 : Trò chơi
- Phát tranh VSCN số 10 và yêu cầu học
sinh nêu tên các con vật ở tranh rồi đóng
vai các con vật đó và nêu tác hại của nó
- Các nhóm thảo luận cử bạn đóng vai
- Các nhóm lên đóng
- Nhóm khác nhận xét
* HĐ4 : Củng cố , dặn dò
- Nhắc lại cách phòng bệnh ngoài da
Nhận xét giờ
- Về thực hiện giữ vệ sinh cá nhân tốt
Trường tiểu học : Trần Hưng Đạo – Giáo án bổ sung lớp 1 – Trần Thị Thu Hà
TUẦN 24
Thứ hai ngày 1 tháng 3 năm 2010
( soạn bổ sung tiết : Tiếng việt )
Tiết 3 : TIẾNG VIỆT

Bài 100 : UÂN , UYÊN
• Soạn bổ sung trò chơi vào phần củng cố bài.
• Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Thi tìm nhanh từ chứa vần vừa học ”
( Tìm từ khác với các từ vừa học )
- 4 tổ suy nghĩ và tìm trong thời gian là 2 phút sau đó nêu miệng từ , tổ nào tìm
được nhiều từ là thắng.Ví dụ ; tuân thủ , tuấn tú , dây chuyền , cô Luyến , tiền

tuyến ….
- Giáo viên nhận xét và tuyên dương .
……………………………………………………………………………………….

Thứ tư ngày 3 tháng 3 năm 2010
( soạn bổ sung tiết : Toán )
Tiết 3 : TOÁN T.94
CỘNG CÁC SỐ TRÒN CHỤC
* Soạn bổ sung phần củng cố của bài tập 3
- H: Khi giải bài toán có lời văn ta phải làm qua mấy bước ? Là những bước nào ?
- hs :Ta phải làm qua 4 bước :
. Bước 1 : viết bài giải
. Bước 2 : viết câu trả lời
. Bước 3 : viết phép tính giải
. Bước 4 : viết đáp số
* Soạn bổ sung phần củng cố của toàn bài học.
- H: Muốn cộng các số tròn chục ta phải làm qua mấy bước ? Là những bước nào ?
- HS trả lời : Ta phải làm qua 2 bước :
. Bước 1 : Đặt tính cột dọc.
. Bước 2 : Tính kết quả theo thứ tự từ phải sang trái.
……………………………………………………………………………………….

GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC : 2009 – 2010

Người dạy : Trần Thị Thu Hà
Đơn vị công tác : Trường tiểu học Trần Hưng Đạo
Dạy lớp : 1
Ngày dạy : Thứ ba ngày 2 tháng 3 năm 2010
Môn :

TIẾNG VIỆT ( Tiết số 233 )

BÀI 101 : UÂT , UYÊT
I – MỤC TIÊU
- Học sinh biết đọc và viết đúng : uât , uyêt , sản xuất , duyệt binh.
- Đọc đúng các từ ứng dụng : luật giao thông , nghệ thuật , băng tuyết , tuyệt đẹp.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- HS : Bộ ghép chữ , bảng con.
- GV : Tranh minh họa việc sản xuất , duyệt binh .
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1) Kiểm tra bài cũ :
- Lần lượt đọc các từ - Viết bảng con 4 tổ , mỗi tổ 1 từ : huân
chương , tuần lễ , chim khuyên , kể
chuyện
- Đọc bài SGK ( T. 36 ) - 1 em
Nhận xét bài cũ
2) Dạy bài mới :
* HĐ1 : Giới thiệu bài
Những tiết trước các em đã được học các
vần có âm u đứng trước , tiết học hôm nay
các em sẽ được học thêm 2 vần mới nữa
cũng có âm u đứng trước qua bài 101 vần
uât và vần uyêt.
- Ghi đề bài
* HĐ2 : Dạy vần
+ Dạy vần : uât
- Chỉ và hỏi : Đây là vần gì ? - uât
- Phát âm mẫu
. Đọc trơn vần

- Nghe phát âm
- 5 em , tổ 1 , lớp
. Ghép vần : uât - Cả lớp ghép bảng cài
. Phân tích vần uât ? - Vần uât có âm u đứng trước , âm â
đứng giữa , âm t đứng sau

. Đánh vần vần - 6 em , tổ 2 , lớp ( u-â-t- uât )
- Ghép tiếng : xuất - Cả lớp ghép bảng cài
. Phân tích tiếng xuất ? - Tiếng xuất có âm x đứng trước vần uât
đứng sau , dấu / trên đầu âm â
. Đánh vần tiếng
. Đọc trơn tiếng
- x- uât – xuât – sắc – xuất ( 3em , lớp )
- 3em , lớp
- Đưa tranh và hỏi : Trong tranh vẽ gì ? - Các cô công nhân đang may quần áo.

. Giảng : Trong tranh là hình ảnh của một
phân xưởng may , ở đó các cô công nhân
đang may theo dây chuyền để làm ra hàng
loạt sản phẩm như quần áo , việc làm đó
được gọi là sản xuất.
.Ghi từ : sản xuất - Đọc trơn từ ( 4 em , lớp )
. Đọc từ trên xuống - 3 em , lớp
+ Dạy vần : uyêt
- Chỉ và hỏi : Đây là vần gì ?
-Phát âm mẫu
. Hãy đọc trơn vần ?
.ghép vần uyêt ?
. Hãy phân tích vần uyêt ?
. Đánh vần , vần

- Vần uyêt
- Lắng nghe
- 5 em, tổ 3 , lớp
- Cả lớp ghép bảng cài
- Vần uyêt có âm u đứng trước , âm đôi
yê đứng giữa , âm t đứng sau.
- 6 em , tổ 4 , lớp ( u-y-ê-t-uyêt )
- Ghép tiếng : duyệt
.Hãy phân tích tiếng duyệt ?
. Đánh vần tiếng
. Đọc trơn tiếng
- Đưa tranh và hỏi : Trong tranh vẽ gì ?
. Đưa từ : duyệt binh
.Đọc từ trên xuống
- So sánh 2 vần uât và uyêt ?
- Cả lớp ghép bảng cài
- Tiếng duyệt có âm d đứng trước , vần
uyêt đứng sau , dấu . ở dưới âm ê.
- 5em , tổ 1 , lớp ( d- uyêt – duyêt- nặng-
duyệt )
- 4 em , lớp
- Tranh vẽ các chú bộ đội đang đi duyệt
binh.
- Đọc từ ( 3em , tổ 1 , lớp )
- 2 em , lớp
- Giống nhau ở âm đầu và âm cuối ( u , t
) , khác nhau ở âm đứng giữa ( â và yê )
nên khác nhau về cách phát âm .
- Đọc cả 2 vần - 2 em , lớp
@ Giải lao - Chơi trò chơi

* HĐ3 : Dạy từ ứng dụng
- Hỏi : Cô thường dạy các em khi tham gia
giao thông mọi người cần phải thực hiện
đúng luật gì ?
- Phải thực hiện đúng luật giao thông .
. Đưa từ : luật giao thông - Đọc trơn từ ( 3 em , lớp )

. Tìm và phân tích tiếng có vần vừa học ?
- Đưa từ : nghệ thuật
-Tiếng luật có âm l đứng trước vần uât
đứng sau dấu . ở dưới âm â
- 1 em đọc
. Giảng : nghệ thuật là từ chỉ chung các
môn như hát nhạc , vẽ , thủ công…
. Tìm và phân tích tiếng chứa vần vừa học
trong từ ?
. Đọc từ
- H: Vào mùa đông ở những vùng xứ lạnh
nước đóng băng lại , ngoài trời có tuyết rơi
nhiều người ta gọi chung hiện tượng đó là
gì ?
. Đưa từ : băng tuyết
. Tìm và phân tích tiếng chứa vần vừa học
trong từ băng tuyết ?
- Giảng : Ở nước ta có vịnh Hạ Long ,
động Phong Nha Kẻ Bàng …là những
danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp.
. Đưa từ : tuyệt đẹp
- Đọc cả 4 từ .
-Tiếng thuật có âm th đứng trước vần

uât đứng sau , dấu .ở dưới âm â.
- 3 em , tổ 2 , lớp.
- Băng tuyết
- 3em đọc , tổ 3 , lớp.
- Tiếng tuyết có âm t đứng trước ,
vần uyêt đứng sau , dấu / trên đầu âm
ê.
.3 em đọc , tổ 4 , lớp.
- 2 em , lớp
- Đọc cả bài trên bảng ( 1 em , lớp )
* HĐ4 : Luyện viết
- Đưa chữ mẫu - 1 em đọc
- H : Vần uât được viết bởi mấy con chữ ?
Vân uyêt được viết bởi mấy con chữ ?
- 3 con chữ , 4 con chữ.
- Những con chữ nào được viết với độ cao
5 ô li , 4 ô li , 3 ô li . hơn 2 ô li ?
- y , b , h : d : t : s
- Các con chữ trong cùng một tiếng phải
viết như thế nào ?
- Viết nối liền nét với nhau.
- Viết mẫu và hướng dẫn viết
- Viết bảng con
3 ) Củng cố , dặn dò :
- 1em đọc lại bài , cả lớp đọc.
- H : Ta vừa học những vần nào ? - uât , uyêt.
- Chơi trò chơi : Thi tìm nhanh từ có vần
vừa học.
- 4 tổ thi nhau tìm và nêu miệng từ , tổ
nào tìm được nhiều từ nhất trong thời

gian 2 phút là thắng.
- Về đọc lại bài tiết 1 , xem bài tiết 2.
Nhận xét giờ.
………………………………………………………………………………………
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC : 2009 – 2010

Người dạy : Trần Thị Thu Hà
Đơn vị công tác : Trường tiểu học Trần Hưng Đạo
Dạy lớp : 1
Ngày dạy : Thứ ba ngày 2 tháng 3 năm 2010
Môn :
TOÁN ( Tiết số 93 )
LUYỆN TẬP
I – MỤC TIÊU
- Củng cố cho học sinh về đọc , viết , so sánh các số tròn chục
- Giúp học sinh bước đầu nhận ra cấu tạo của số tròn chục.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm toán nhanh và chính xác.
- Giáo dục niềm say mê học toán cho học sinh.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-HS : bảng con
- GV : Viết sẵn bài tập 1 , phiếu bài tập 2, bảng trò chơi .
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1 ) Kiểm tra bài cũ :
- Điền dấu > , < , = - 2 em làm bảng lớp.
50 … 20 30 … 30
80 … 90 90 60 .Học sinh nhận xét
Nhận xét bài cũ.
2 ) Dạy học bài mới :

* HĐ1 : Giới thiệu bài
. Tiết trước các em đã được làm quen
với số tròn chục và để củng cố về cách
đọc , viết , so sánh số tròn chục cũng
như tìm hiểu về cấu tạo của số tròn chục
tiết học hôm nay ta sẽ học bài luyện tập.
* HĐ2 : Hướng dẫn học sinh làm bài
Bài 1 : Nối ( theo mẫu ) - HS đọc bài , xác định yêu cầu của bài
và đọc ý làm mẫu.
Tám mươi sáu mươi
30
Chín mươi 90 10 ba mươi

80 60
Năm mươi mười
- HS suy nghĩ làm 1 phút và lên nối trên
bảng lớp mỗi em 1 ý.
- Tất cả các số ở bài tập 1 được gọi là
các số như thế nào ?
- Các số tròn chục.
- Số 80 còn được gọi là bao nhiêu ?
+ KL : Các số ở bài tập 1 được gọi là số
tròn chục và số tròn chục bao giờ cũng
có hai cách đọc ví dụ số 10 còn đọc là
một chục hay mười.
- Tám chục.
Bài 2 : Viết ( theo mẫu )
.a) Số 40 gồm 4 chục và 0 đơn vị. - HS đọc bài , xác định yêu cầu của bài ,
đọc câu làm mẫu.
.b) Số 70 gồm … chục và … đơn vị.

.c) Số 50 gồm … chục và … đơn vị.
.d) Số 80 gồm … chục và … đơn vị.
- GV yêu cầu và phát phiếu - HS làm bài vào phiếu
- Thu chấm 10 phiếu , nhận xét
- Các số trong bài tập 2 được gọi là các
số như thế nào ?
- Các số tròn chục là số có mấy chữ số ?
- Trong các số tròn chục trên có điểm gì
- Đổi chéo phiếu chữa bài.
- Các số tròn chục .
- Có hai chữ số.
- Chữ số hàng đơn vị đều là chữ số 0.
giống nhau ?
+ KL : Số tròn chục là số có hai chữ số
và chữ số hàng đơn vị là chữ số 0.
Bài 3 :
.a) Khoanh vào số bé nhất : - HS đọc bài , xác định yêu cầu của bài.
70 , 40 , 20 , 50 , 30.
.b) Khoanh vào số lớn nhất :
10 , 80 , 60 , 90 , 70.
- Trao đổi nhóm đôi cách làm trong 1
phút.
- 2 em lên bảng khoanh ( 20 ) , ( 90 )
- GV và học sinh nhận xét.
- Muốn khoanh đúng trước hết các em
phải làm gì ?
- Phải so sánh các số để chọn ra một số
bé nhất hoặc lớn nhất rồi khoanh vào.
Bài 4 : a) Viết theo thứ tự từ bé đến
lớn :

- HS đọc và xác định yêu cầu của bài.
80 , 20 , 70 , 50 , 90.
.b) Viết số theo thứ tự từ lớn đến
bé :
10 , 40 , 60 , 80 , 30
- 1 em làm bảng lớp , cả lớp làm bảng
con ý a :20 , 50 , 70 , 80 , 90.
- 1 em làm bảng lớp , cả lớp làm bảng
con ý b : 80 , 60 , 40 , 30 , 10.
+ KL : Cũng giống như bài 3 muốn viết
đúng các số theo thứ tự từ bé đến lớn
hoặc từ lớn đến bé các em phải so sánh
các số rồi điền vào ô đầu tiên số bé nhất
( hoặc số lớn nhất ) tiếp theo là các số
lớn hơn các số vừa điền ( hoặc bé hơn
các số vừa điền ).
3 ) Củng cố , dặn dò :
- Trò chơi “ Thi tìm nhanh và đúng ” :
Chọn ra các số tròn chục và sắp xếp
chúng theo thứ tự từ bé đến lớn ( Nhóm
1 ) , Sắp xếp chúng theo thứ tự từ lớn
đến bé ( Nhóm 2 ) , với thời gian là 2
phút.
- Chia lớp làm 2 nhóm , mỗi nhóm cử 4
bạn lên làm , nhóm nào làm đúng và
nhanh là thắng.
- Về làm các bài tập trong vở BTT.
Nhận xét giờ.
………………………………………………………………………………………
GIAO AN DU GIO DANH GIA CHUAN NGHE NGHIEP


NAM HOC: 2009-2010
Người dạy : Trần Thị Thu Hà
Đơn vị công tác : Trường tiểu học Trần Hưng Đạo
Dạy lớp : 1A
Ngày dạy : Thứ ba ngày 2 tháng 3 năm 2010
Môn :
TIẾNG VIỆT ( Tiết số 233 )

BÀI 101 : UÂT , UYÊT
I – MỤC TIÊU
- Học sinh biết đọc và viết đúng : uât , uyêt , sản xuất , duyệt binh.
- Đọc đúng các từ ứng dụng : luật giao thông , nghệ thuật , băng tuyết , tuyệt đẹp.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- HS : Bộ ghép chữ , bảng con.
- GV : Tranh minh họa việc sản xuất , duyệt binh .
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1) Kiểm tra bài cũ :
- Lần lượt đọc các từ - Viết bảng con 4 tổ , mỗi tổ 1 từ : huân
chương , tuần lễ , chim khuyên , kể
chuyện
- Đọc bài SGK ( T. 36 ) - 1 em
Nhận xét bài cũ
2) Dạy bài mới :
* HĐ1 : Giới thiệu bài
Những tiết trước các em đã được học các
vần có âm u đứng trước , tiết học hôm nay
các em sẽ được học thêm 2 vần mới nữa
cũng có âm u đứng trước qua bài 101 vần

uât và vần uyêt.
- Ghi đề bài
* HĐ2 : Dạy vần
+ Dạy vần : uât
- Chỉ và hỏi : Đây là vần gì ? - uât
- Phát âm mẫu
. Đọc trơn vần
- Nghe phát âm
- 5 em , tổ 1 , lớp
. Ghép vần : uât - Cả lớp ghép bảng cài
. Phân tích vần uât ? - Vần uât có âm u đứng trước , âm â
đứng giữa , âm t đứng sau

×