PHỊNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN ĐAM RÔNG
Trường THCS LÊ HONG PHONG
GPHI
Một vài biện pháp hướng dẫn học sinh
tập làm thơ bảy chữ, tám chữ.
Người viết: Nguyễn Văn Thạo
1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Môn Văn trong trường THCS
Văn học là nhân học - học văn là học cách làm người. Môn Văn là một môn học
đặc biệt quan trọng khi nó vừa cung cấp tri thức, vốn sống, vừa góp phần hình
thành tâm hồn, tính cách cho học sinh. Do đó, môn Văn chiếm số tiết khá nhiều
trong tổng lượng tiết học ở nhà trường THCS. Đồng thời nó cũng được các cấp
chuyên môn quan tâm, theo dõi, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng môn Văn trong
nhà trường.
1.2. Thực trạng môn Văn trong trường THCS
Nhà thơ Tố Hữu từng nói: học văn học, dạy văn học là niềm vui sướng nhất.
Trong thực tế vẫn tồn tại một nghịch lý là học sinh chán học văn, chất lượng môn
văn không cao như một số môn học cơ bản khác. Thậm chí học sinh đam mê và
học giỏi văn rất hiếm. Đó là một bài toán hóc búa khiến các giáo viên tâm huyết
với nghề rất lo lắng và ra sức tìm cách giải.
Đáp ứng nhu cầu ấy, các nhà lý luận, các giáo sư đầu ngành cũng đã hết lòng
nghiên cứu và đưa ra công việc đổi mới phương pháp dạy văn. Về bộ môn văn
khối THCS có sự thay đổi lớn nhất thể hiện ở trên môn học và nguyên tắc tích hợp
cùng với sự tích cực học tập của học sinh. Tức là phải kết hợp giữa ba phân môn:
Văn học - Tiếng Việt - Tập làm văn cùng dựa trên một văn bản chung để khai thác
hình thành. Rèn luyện các kiến thức và kĩ năng của mỗi phân môn. Đặc biệt,
chương trình sách giáo khoa Ngữ văn THCS có nội dung dạy - học mới so với
chương trình trước đây. Đó là có tiết hoạt động Ngữ văn Tập làm thơ.
Việc dành cho các tiết Tập làm thơ một thời lượng thích hợp là một sáng tạo
mới của chương trình với mục đích cao hứng thú cho thầy và trò trong quá trình
dạy - học. Đó cũng là một biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục môn Ngữ
văn ở THCS. Đây là một nội dung rất mới đối với cả thầy và trò. Do vậy, nếu
không có sự đầu tư công sức cẩn thận thì rất có thể tiết học sẽ không đạt hiệu quả
cao.
Để có được những tiết hoạt động Ngữ văn thu được kết quả cao nhất là việc
Tập làm thơ, tôi mạnh dạn tự đưa ra một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh tập
làm thơ bảy chữ ở lớp 8 và thơ tám chữ ở lớp 9.
2
Tuy nhiên, là những năm đầu giảng dạy kiểu bài mới này, tơi khơng khỏi tránh
khỏi thiếu sót, bỡ ngỡ trước một vấn đề mà tơi cho là khó đối với cả thầy và trò.
Qua khảo sát ở các tiết Tập làm thơ, đa số các em đều chưa biết làm thơ phải bắt
đầu từ đâu. Rất mong đây là những ý kiến nhỏ giúp bạn bè đồng nghiệp có được
những thiết kế tốt hơn cho những tiết dạy sau.
2. Đối tượng nghiên cứu : Học sinh khối 8 và khối 9 trường THCS Lê Hồng Phong ,
Đam Rông , Lâm Đồng .
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra: điều tra hứng thú của học sinh với việc học mơn Ngữ văn
nói chung và học Tập làm thơ nói riêng.
- Phương pháp quan sát: quan sát q trình giảng dạy của giáo viên và tình hình
học tập của học sinh trong tiết Tập làm thơ.
- Phương pháp đọc tài liệu: đọc và tìm hiểu SGK và SGV mơn Ngữ văn khối 8, 9
các bài dạy Tập làm thơ, đọc các tài liệu có liên quan đến vấn đề dạy làm thơ.
PHẦN II :GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I . Thực trạng tình hình.
1. Thuận lợi
- Ban giám hiệu nhà trường thực sự quan tâm đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy
và học nhằm nâng cao chất lượng học tập.
- Cơ sở vật chất của nhà trường dần dần được bổ sung hồn thiện, phòng học cao ráo
thống mát, đủ ánh sáng, học sinh ngồi hai em một bàn thuận lợi cho việc học tập.
- Đội ngũ giáo viên giảng dạy văn đều đạt chuẩn và trên chuẩn, ln có ý thức để
học hỏi và nâng cao tay nghề.
- Đa số học sinh trong trường ngoan ngỗn, vâng lời thầy cơ, hứng thú học tập.
2. Khó khăn .
- Đồ dùng dạy học cho mơn Ngữ văn nói chung còn q ít, đồ dùng cho tiết dạy học
Tập làm thơ hầu như khơng có.
- Đội ngũ giáo viên giảng dạy Ngữ văn của trường còn ít, chỉ có bốn giáo viên đảm
đương bốn khối lớp nên việc trao đổi học hỏi kinh nghiệm của một kiểu bài ở một
khối lớp là rất khó khăn.
- Loại bài Tập làm thơ là loại bài mới, số lượng tiết dạy loại bài này chưa đủ để học
sinh nhận diện thơ chứ chưa nói đến việc tập làm thơ.
- Trong trường, một số học sinh là người dân tộc, Tiếng việt là ngơn ngữ thứ hai
nên việc cảm nhận thơ văn đối với các em là rất hạn chế.
II. Diễn biến q trình hướng dẫn học sinh tập làm thơ bảy chữ, tám chữ ở lớp 8
và lớp 9.
1. Điều tra thái độ của học sinh đối với mơn Ngữ văn nói chung và với việc học
tập làm thơ nói riêng.
3
2.
Qua điều tra, kết quả thu được như sau:
Khối lớp Tổng số học
sinh được
điều tra
Số HS hứng
thú học
môn Ngữ
văn
Số HS hứng
thú học tiết
tập làm thơ
Số HS biết
làm thơ
theo yêu
cầu
8 70 35 30 10
9 37 17 13 6
3. Một số biện pháp hướng dẫn học sinh tập làm thơ bảy chữ, tám chữ.
3.1. Đặc điểm, yêu cầu chung
Tiết tập làm văn là sản phẩm thu được từ tiết học văn bản và Tiếng việt. Học sinh
học Ngữ văn bây giờ không chỉ cho ra đời những bài viết số đơn thuần trên lớp mà
còn có tiết hoạt động Ngữ văn đầy hứng thú. Việc đưa nội dung dạy - học Tập làm thơ
bảy chữ và tám chữ vào chương trình Ngữ văn lớp 8 và lớp 9 là nội dung tiếp theo của
chương trình Tập làm thơ bốn chữ và năm chữ ở lớp 6 và lớp 7, đồng thời giúp học
sinh nắm chắc hơn đặc điểm của thể thơ này. Thông qua giờ học Tập làm thơ, học
sinh nắm vững đặc điểm của thể loại tác phẩm. Đây thực chất cũng là một cách thể
hiện yêu cầu dạy học tích hợp bởi song song với giờ học làm thơ này là đọc hiểu các
văn bản thơ bảy chữ như các bài: “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh, “Vào
nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu, “Muốn làm thằng Cuội của Tản
Đà”… các văn bản thơ tám chữ như: “Quê hương” của Tế Hanh, “Nhớ rừng” của Thế
Lữ, “Bếp lửa” của Bằng Việt… Những gì học sinh học được về thể thơ bảy chữ và
tám chữ ở cả hai loại giờ học (đọc hiểu và tập làm thơ) có tác dụng soi sáng, hỗ trợ và
bổ sung cho nhau. Ngoài ra, đưa nội dung tập làm thơ dưới dạng giờ hoạt động Ngữ
văn là nhằm đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy - học khiến việc học vui hơn, sinh
động hơn. Cuối cùng, thông qua việc học tập làm thơ này, nhà trường góp phần phát
hiện, động viên, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu thơ thực sự cho dù số này
không nhiều.
Vậy có nhất thiết phải cho học sinh tập làm thơ hay không? Tôi thiết nghĩ rất cần
bởi thơ là một thể loại văn học có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của con
người. Hay nói cách khác, sự hình thành của thơ ca gắn liền với nhu cầu tự biểu hiện
tình cảm của con người. Cho nên so với các thể loại văn khác thì thơ ra đời từ rất sớm
mà hình thức ban đầu của nó thường là những câu nói có vần điệu xuất hiện trong
chiến tranh, lao động, sản xuất, những bài hát của người xưa. Càng về sau, nghệ thuật
biểu hiện của thơ ca càng trở nên phong phú, đa dạng và tinh xảo hơn.
4
Riêng thể thơ bảy chữ và tám chữ đã xuất hiện từ xa xưa và được sử dụng nhiều
trong tục ngữ, ca dao để thích hợp nhiều với lối kể chuyện và dễ bộc lộ nhiều xúc cảm
nhất.
3.2. Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng :
Tại sao các em học sinh hiện nay lại có vốn từ vựng nghèo nàn hay dùng câu cụt,
câu què thiếu chủ ngữ vị ngữ , lời ăn tiếng nói khô cứng rập khuôn. Phải chăng đó
chính là biểu hiện của tâm hồn cằn cỗi như mảnh đất khô bị nắng hạn lâu ngày nên
không làm nổi vài câu thơ.
Đi tìm hiểu vấn đề này, tôi thấy do những nguyên nhân sau:
• Do học sinh chưa nắm được những yếu tố cần thiết tối thiểu để làm thơ.
• Theo phân phối chương trình bài hoạt động Ngữ văn: Tập làm thơ bảy và tám
chữ là cả một vấn đề nan giải mà chỉ gói vẻn vẹn trong hai tiết ( PPCT: tiết 69-
70 Tập làm thơ bảy chữ ở lớp 8, tiết 54 – 88 -89 tập làm thơ tám chữ ở lớp 9).
Khoảng thời gian ấy chưa đủ cho học sinh lĩnh hội được cách tiếp cận thơ chứ
chưa nói đến làm thơ.
• Do vốn từ nghèo nàn của học sinh dân tộc thiểu số làm các em lúng túng khi
ghép phần.
3.3. Đối với giáo viên .
Là người hướng dẫn, giáo viên phải nhiệt tình sáng tạo, đồng thời tiến hành nhiều
hoạt động như: hoạt động nghiên cứu, hoạt động tổ chức, hoạt động giao tiếp. Mặt
khác, giáo viên phải nắm vững phương pháp dạy bộ môn: dạy hoạt động Ngữ văn.
Đặc biệt kết hợp chặt giữa dạy văn với Tiếng việt và Tập làm văn sao cho đảm sự tích
hợp giữa ba phân môn.
-Dạy văn bản: tôi cho các em nắm vững nội dung và nghệ thuật của các bài thơ - bảy
chữ: bài “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh, “ vào nhà ngục Quảng Đông cảm
tác” của Phan Bội Châu, “ Muốn làm thằng Cuội” của Tản Đà… và các bài thơ tám
chữ: bài “ Quê hương” của Tế Hanh, “ Nhớ Rừng” của Thế Lữ, “ Bếp lửa” của Bằng
Việt…
+ Về nội dung: các bài thơ đều chứa yếu tố tự sự và miêu tả.
+ Về nghệ thuật: thể thơ, khổ thơ, cách gieo vần, cách ngắt nhịp…
-Dạy Tiếng việt: giúp các em nắm vững hai biện pháp tu từ được sử dụng trong thơ:
ẩn dụ, điệp ngữ…
-Dạy Tập làm văn: tôi cho các em nắm vững đặc điểm thể thơ:
+ Thể thơ bảy chữ, thể thơ tám chữ.
+ Nắm một số khái niệm tối thiểu để làm được thơ( dòng thơ, khổ thơ, vần thơ,
nhịp thơ).
3.4. Đối với học sinh :
Tôi chưa có hy vọng dạy học sinh thành thi sĩ, bởi làm được thơ ca là cả một quá
trình sáng tạo nghệ thuật mà trước hết người làm ra nó phải có năng khiếu thiên phú,
thông minh, luôn sáng tạo. Điều này rất khó. Song thiết nghĩ, thông qua giờ học tập
làm thơ sẽ giúp các em học sinh có cảm xúc trước các sự vật hiện tượng của cuộc
sống, yêu cuộc sống tươi đẹp của chúng ta hơn. Muốn vậy học sinh phải tập trung tư
5
tưởng, say mê tích cực chủ động nghiên cứu thơ, đặc biệt nắm vững cách thức làm
thơ.
4. Các bước tiến hành .
4.1. Yêu cầu chung về nội dung.
Muốn tiến hành các bước, yêu cầu đầu tiên giáo viên phải cho các em nắm vững
kiến thức tối thiểu về cách làm thơ bằng hoạt động dạy học của mình.
4.2. Khái niệm:
- Thơ bảy chữ( thất ngôn): có nguồn gốc vay mượn nhưng cũng đã trở nên phổ biến
và quen thuộc với người Việt Nam. Nếu mở hợp tuyển thơ Việt Nam bất kỳ giai
đoạn nào, ta đều thấy thơ bảy chữ có số lượng rất lớn. Thơ bảy chữ có rât nhiều
loại: thơ bảy chữ cổ thể, thơ thất ngôn đường luật gồm thất ngôn bát cú và thất
ngôn tứ tuyệt, thơ bảy chữ hiện đại.
- Thơ tám chữ: là thể thơ hiện đại, tuy mới hình thành nhưng đã tiếp thu nhiều yếu tố
truyền thống và vì vậy cũng mang đậm tính dân tộc. Xem bất kỳ tập thơ nào thời
hiện đại( từ đầu thế kỷ XX đến nay), ta sẽ thấy số lượng thơ tám chữ rất đáng kể,
nó cũng được sử dụng phổ biến và cũng có nhiều ưu điểm riêng.
4.3. Cung cấp cho học sinh một số thuật ngữ tối thiểu để làm được thơ.
- Dòng thơ: là số tiếng quy định nằm trên một câu.
- Khổ thơ: bốn câu thơ liền một mạch ý gọi là một khổ thơ. Cũng có những bài
không cần khổ thơ.
- Vần thơ: vần - ta có thể hiểu là một âm hoặc một nguyên âm kết hợp với phụ âm
tạo nên. Gieo vần: là sự lặp lại các vần giống hoặc gần giống nhau giữa các tiếng ở
những vị trí nhất định.
+ Gieo vần lưng: giữa dòng thơ.
+ Gieo vần chân: cuối dòng thơ hoặc vần chân và vần lưng xen kẽ nhau.
+ Gieo vần liền: vần gieo liền giữa hai câu thơ.
+ Gieo vần cách: các vần được gieo cách ra không liền nhau.
+ Gieo vần hỗn hợp: gieo vần không theo một trật tự nào.
- Nhịp thơ( ngắt nhịp): đó là sự lặp lại cách quãng, đều đặn các âm mạnh hay yếu,
sắp xếp theo những hình thức nhất định.
4.4. Cách chuẩn bị một bài dạy Tập làm thơ cụ thể.
Hoạt động Ngữ văn:
Tập làm thơ bảy chữ( bài 17, lớp 8, kỳ I)
A. Mục đích yêu cầu:
Học xong bài này, học sinh sẽ đạt được những yêu cầu về các phương diện sau:
1. Kiến thức : Học sinh nắm bắt được đặc điểm của thể thơ bảy chữ( thất ngôn) về số
câu, chữ, nhịp, vần, thanh.
2. Kĩ năng: Làm quen và bước đầu làm thơ bảy chữ có vần, nhịp.
3. Thái độ: Yêu thích và biết trân trọng thể thơ bảy chữ, thích học làm thơ bảy chữ.
B. Hoạt động dạy - học
6
1. Hoạt động ở nhà:
a) Tìm hiểu đặc điểm của thể thơ bảy chữ.
Nhiệm vụ 1: Học sinh đọc lại bài thuyết minh về thơ thất ngôn bát cú Đường
luật( Bài 15) và trả lời câu hỏi:
-Bài thơ thất ngôn có mấy dòng( Lấy bài Đập đá ở Côn Lôn và Vào nhà ngục
Quảng Đông cảm tác trong SGK Ngữ văn 8, tập 1 để minh hoạ? Mỗi dòng có
mấy tiếng?
-Thế nào là những tiếng mang thanh bằng - trắc?
- Đọc thêm để tìm hiểu niêm, đối.
+ Niêm( nghĩa là dính): là sự liên kết bằng cách cùng nhóm thanh điệu bằng - trắc
giữa câu biểu thị rõ nhất ở tiếng thứ hai các cặp 2 -3, 4- 5, 6-7 trong bài thơ bát cú.
Ví dụ:
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù
Đã khách không nhà trong bốn bể
Lại người có tội giữa năm châu
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
+ Đối là sự liên kết bằng cách trái ngược về thanh bằng - trắc giữa các câu: 3 -4, 5
-6 biểu thị rõ nhất ở một số vị trí cuối tiết tấu. Ví dụ:
Đã khách không nhà trong bốn bể
Lại người có tội giữa năm châu
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Luật bằng - trắc cả niêm và đối đầy đủ, điển hình theo hai công thức sau:
a) B B T T T B B
T T B B T T B
T T B B B T T
B B T T T B B
b) T T B B T T B
B B T T T B B
B B T T B T T
T T B B T B B
Tuy nhiên, trong thực tế chỉ có các tiếng 2, 4, 6, 7 là bắt buộc, còn lại “ nhất,
tam, ngũ bất luận” nghĩa là tiếng 1, 3, 5 không bắt buộc bằng - trắc.
Tác dụng của đối thanh là làm cho các cặp câu thơ tương phản nhau về âm
thanh tạo ra sự nhịp nhàng bổ sung cho sự tương phản về ngữ nghĩa.
- Tìm hiểu nhịp thơ trong hai bài thơ trên.
Nhiệm vụ 2: Làm bài tập 3 SGK trang 165
- Bài Bánh trôi nước
+ Bài gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ, gieo vần chân( vần on) ở các câu 1, 2, 3
+ Nhịp điệu: Thân em / vừa trắng / lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm / với nước non
Rắn nát / mặc dầu / tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ / tấm lòng son
7
+ Về ý nghĩa và bố cục: đây là bài thơ hoàn chỉnh, hai câu đầu tả sự vật ( bánh trôi
nước), câu thứ ba chuyển mạch, câu thứ tư biểu thị tư tưởng.
- Đoạn thơ của Tố Hữu:
+ Khổ thơ gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ, không thể tuỳ tiện thêm bớt.
+ Vần chân ở các câu 1, 2, 4
+ Nhịp: Đi, bạn ơi đi! / Sống đủ đầy
Sống trào sinh lực / bốc men say
Sống trong sóng gió / thanh cao mới
Sống mạnh / dù trong một phút giây.
+ Về ý nghĩa và bố cục: đây là khổ thơ hoàn chỉnh nhưng chưa tạo thành bài thơ vì
chưa diễn đạt hết ý tưởng trọn vẹn.
-Khổ thơ của Anh Thơ:
+ Số câu số tiếng: như a) và b)
+ Vần e thuộc vần chân ở các câu 1, 2, 4
+ Nhịp: Bà tôi / ở một túp lều tre
Có một hàng cau / chạy trước hè
Một mảnh vườn / bên rào dậu nứa
Xuân về / hoa cải / nở vàng hoe.
+ Về bố cục và ý nghĩa: khổ thơ có nội dung tương đối hoàn chỉnh nhưng chưa thành
bài thơ vì chưa diễn đạt được ý tưởng trọn vẹn
Nhiệm vụ 3: Sưu tầm một bài thơ bảy chữ mà em thích, chép vào sổ tay hoặc vở bài
tập. Học thuộc lòng một vài bài mà em thích nhất.
b) Luyện làm thơ bảy chữ( trọng tâm )
Tập làm bài thơ bốn câu, mỗi câu bảy chữ với đề tài tự chọn.
Gợi ý: hãy xem xung quanh mình có vật gì đáng yêu để viết thành thơ không ( một
con chó, con mèo, cái bút, quyển vở…)? Hoặc có thể viết về một người thân nào đó,
kể chuyện hoặc miêu tả về họ, qua đó mà bộc lộ tình cảm của em.
2. Hoạt động ở lớp.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Ổn định, kiểm tra
Nhiệm vụ: HS báo cáo kết quả chuẩn
bị bài ở nhà.
GV kiểm tra trực tiếp một số em để rút
ra nhận xét về tình hình làm bài tập ở
nhà của HS.
Hoạt động 2: Nhận diện luật thơ.
Nhiệm vụ 1: HS làm bài tập a) SGK tr
165.
+ Đọc và vạch nhịp. Kí hiệu: /.
+ Chỉ ra các tiếng gieo vần: in nghiêng.
+ Chỉ ra quan hệ đối thanh: in đậm
1.
a) Lớp trưởng ( hoặc trưởng
nhóm) báo cáo tình hình thực
hiện các nhiệm vụ ởp nhà: tìm
hiểu đặc điểm của thể thơ bảy
chữ, sưu tầm và tập làm thơ bảy
chữ của từng cá nhân trong lớp.
a) Bài tập a
Chiều hôm thằng bé cưỡi trâu về
Nó ngẩng đầu lên hớn hở nghe
Tiếng sáo diều cao vòi vọi rót
Vòm trăng trong vắt ánh pha lê
8
+ Chỉ ra quan hệ đồng thanh ( niêm):
gạch chân.
( có thể yêu cầu HS xác định các thanh
bằng - trắc cho từng tiếng bằng cách
gạch chân và ghi dưới mỗi ký hiệu : B,
T. Các tiếng sai luật dùng kí hiệu trong
ngoặc).
Nhiệm vụ 2: Bài tập b.
+ Chỉ ra chỗ sai của việc chép bài thơ.
+ Nói lí do:
+ Sửa lại ( HS tự sửa chữa)
- Sửa lại từ
-Sửa lại cả câu.
Hoạt động 3: Tập làm thơ bảy chữ.
Nhiệm vụ 1: Hoàn thành bài thơ giở
dang của Tú Xương( bài tập a)
+ GV gợi ý: Hai câu đầu viết về thằng
Cuội ở cung trăng. HS có thể viết tiếp
đề tài về chú Cuội với các nhân vật, sự
vật liên quan như chị Hằng, cây đa…
Lưu ý: Đây là bài thơ mang phong
cách cá nhân của Tú Xương, nhưng HS
làm tiếp hai câu đầu vẫn có thể không
theo cách của ông.
Nhiệm vụ 2: Làm tiếp bài tập b.
Vui sao ngày đã chuyển sang hè
Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve.
Theo luật là:
B B B T T B B
T T B B T T B
Hai câu dưới phải là:
Kí hiệu bằng - trắc:
B B (B) T T B B
T T B B T T B
T T B B (B) T T
B B (B) T T B B
b) Bài tập b
+ Bài thơ của Đoàn Văn Cừ bị
chép sai ở câu thứ hai.
+ Lí do: bài thơ có vần e, do đó
cuối câu này cũng phải mang vần
e hoặc oe
+ Sửa lại từ:
Bóng đèn mờ toả ánh sáng xanh lè
+ Sửa lại cả câu:
Bóng đèn mờ tỏ, ánh trăng nhoè
Ánh đèn mờ tỏ, bóng đêm nhoè
Bóng đèn mờ tỏ, ánh trăng loe.
3.
a) HS có thể có nhiều cách viết
tiếp, cố nhiên không đượ lệ thuộc
vào tác giả.
- Tham khảo:
Tôi thấy người ta có bảo rằng
Bảo rằng chú Cuội ở cung trăng
Cung trăng ấy có trâu ăn lúa
Ăn lúa nhà ai? Lúa chị Hằng?
- Đáp án: (Xem SGV Ngữ văn 8
tập 1 tr. 181)
- Chú ý: Về luật bằng trắc, chỉ
cần quan tâm tới các vị trí trọng
yếu( vị trí mạnh) như tiếng thứ 2,
4, 6, 7. Nhất, tam, ngũ bất luận
tức là các tiếng 1, 3, 5 không nhất
thiết phải theo luật.
b) HS cần có nhiều cách viết tiếp
Tham khảo:
-Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi
Thoảng hương lúa chín gió đồng quê
-Cảnh ấy lòng ai không phấn chấn
Hè này em thích nhất thăm quê
-Gấp sách thở phào năm học hết
Du lịch đường xa mới thích ghê.
9
T T B B B T T
B B T T T B B
Hoạt động 4: Đọc thơ sáng tác ở nhà
GV gọi một số HS đọc sáng tác của
mình. Cách tiến hành giống như với
các thể thơ trước.
Hoạt động 5: Tổng kết dặn dò:
- GV nhận xét về tình hình lớp học
- GV giao nhiệm vụ về nhà.
4.
+ HS đọc diễn cảm
+ Lớp giữ trật tự để tạo không khí
+ Cả lớp chú ý để góp ý kiến cho
bạn.
5.
- Nhấn mạnh chất lượng học của
HS
- Khích lệ HS tiếp tục sáng tạo
thơ bảy chữ với các đề tài liên
quan đến cuộc sống quanh mình.
III. Bài tập giúp HS làm quen và học cách làm thơ bảy chữ.
1. Tập tìm hiểu luật thơ bảy chữ .
Bài tập 1: Chỉ ra các tiếng mang vần và xác định luật bằng trắc trong bài thơ sau
đây:
Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang
( Hồ Chí Minh, Tức cảnh Pác Bó)
Bài tập 2: Dùng kí hiệu (/)để biểu thị nhịp của bài thơ sau đây:
Khắc khoải sầu đưa giọng lửng lơ
Ấy hồn Thục Đế tự bao giờ
Năm canh máu chảy đêm hè vắng
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ
Có phải tiếc xuân mà đứng gọi?
Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ?
Thâu đêm giục giã kêu ai đó?
Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ.
( Nguyễn Khuyến, Cuốc kếu cảm hứng)
Thử đọc lại bài thơ theo nhịp vừa được em xác định và nêu cảm nghĩ của em về
nhịp thơ trong bài. ( Nhịp thơ gợi cho em cảm giác, cảm xúc, suy nghĩ gì?)
Bài tập 3: Theo em, vần, nhịp và số tiếng trong câu thơ bảy chữ có tác dụng như
thế nào trong việc gợi ra cảm xúc và bổ sung ý nghĩa cho các từ ngữ trong bài
thơ? Trong các bài thơ trên, nếu rút ngắn, hoặc diễn đạt lại bằng thể thơ bốn chữ,
năm chữ có được không? Vì sao?
2. Tập sáng tác thơ bảy chữ.
Bài tập 1. Đọc bài thơ sau đây:
Thầy em
Bốn phép cộng trừ, nhân với chia
10
Chẳng thấy thầy nhân, cộng bao giờ
Thầy chia, chia hết cho lũ trẻ
Thầy trừ, trừ mãi đến giê-rô…
(Đoàn Thanh Hùng, lớp 9
Hãy phát hiện ý chính của bài thơ. Theo em, bài thơ ca ngợi thầy giáo ở phẩm chất
gì? Cách diễn đạt của bạn có chỗ rất mới, đó là chỗ nào?
Bài tập 2. Bài thơ sau đây do một bạn đang làm dở dang, hãy viết tiếp hai câu để
tạo thành bài thơ tứ tuyệt:
Chân trời rừng rực mây- lửa thiêu
Mùa hạ quê em nắng rất nhiều
……………………………
……………………………
Bài tập 3. Suy nghĩ để tìm ý cho bài thơ tự chọn và viết thử bốn câu theo vần quy
định.
3. Tập sửa chữa thơ bảy chữ
Bài tập 1. Có một bạn chép sai mấy câu thơ trong bài Núi đôi của Vũ Cao như
sau:
Bảy năm về trước em mười bảy
Anh mới đôi mươi trẻ nhất làng
Xuân Dục, Đoài Đông hai cánh đồng lúa
Bữa thì em tới, bữa anh sang…
Theo em, khổ thơ trên bị chép sai chỗ nào? Vì sao? Hãy sửa lại cho đúng bản gốc
hoặc theo đúng luật.
Bài tập 2. Mít lần đầu làm thơ ( về bạn Biết Tuốt) như sau:
Một hôm đi dạo qua dòng suối
Biết Tuốt nhảy qua con cá chuối…
Biết Tuốt liền la lên:
- Tớ nhảy qua con cá chuối bao giờ?
- Nói cho có vần thôi! – Mít giải thích.
Hãy sửa lại câu thứ hai hộ Mít để Biết Tuốt khỏi thắc mắc, sau đó viết tiếp hai câu
để tạo thành bài thơ thất ngôn tứ tuyệt.
Bài tập 3. Có một bạn làm mấy câu thơ sau:
Cái đêm hôm ấy sao dày lắm
Đom đóm như sao mọc khắp vườn
Tôi cùng mấy bạn đi học nhóm
Hú vía, thằng Hoà nó doạ ma…
Bài thơ có nhiều câu hay, ý hay nhưng chưa có vần. Thử chữa lại ( có thể diễn đạt
lại, thay từ) sao cho có vần thì bài thơ này sẽ rất hay.
Tham khảo: Cái đêm hôm ấy sao dày lắm
Đom đóm như sao cứ thấp tà
Chúng tôi túm tụm đi học nhóm
Hú vía, thằng Hoà nó doạ ma…
11
THIẾT KẾ BÀI SOẠN “ TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ”
Hoạt động Ngữ văn: Làm thơ tám chữ ( bài 11, lớp 9, kì I ).
A. Mục đích, yêu cầu
Học xong bài này, HS sẽ đạt được những yêu cầu về các phương diện sau:
1. Kiến thức: HS nắm được đặc điểm của thơ tám chữ, củng cố sự hiểu biết về
vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách.
2. Kĩ năng : HS biết cách làm thơ tám chữ, có vần, nhịp và có cảm xúc… HS năng
khiếu có cơ hội để làm thơ tám chữ.
3. Thái độ : HS yêu thích thể thơ tám chữ và môn học Ngữ văn.
B. Hoạt động dạy - học
1. Hoạt động ở nhà: Tìm hiểu lí thuyết và tập sáng tác
Hoạt động của HS Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Nhận diện thể thơ
tám chữ
Nhiệm vụ 1: Đọc các đoạn thơ
trích ( SGK, tr. 149)
Nhiệm vụ 2: Làm các bài tập
trong mục 2 SGK
Bài tập a. Nhận xét về số chữ
trong mỗi dòng ở SGK
Bài tập b. Tìm các chữ gieo vần
trong mỗi đoạn. Nhận xét về cách
gieo vần của từng đoạn.
Bài tập c. Nhận xét về cách ngắt
nhịp.
Nhiệm vụ 3. Đọc mục ghi nhớ
trong SGK
Hoạt động2. Luyện tập nhận
diện thể thơ tám chữ.
Nhiệm vụ 1. Làm bài tập 1 trong
1. Nhận diện thể thơ tám chữ
a) Đọc và suy nghĩ về nội
dung, hình thức thể thơ của
các đoạn trích.
b)
Bài tập a. Mỗi dòng thơ của các
đoạn trên đều có tám chữ ( tiếng)
Bài tập b.
a) Đoạn thơ trích Nhớ rừng gieo
vần ở các chữ cuối của các cặp 2
-3, 4 – 5, 6 – 7, 8 – 9 ( vần chân -
vần liền).
b) Đoạn thơ trích Bếp lửa gieo
vần các cặp 1 -2, 3 -4, 5 – 6 ( vần
chân - vần liền)
c) Gieo vần các cặp 1 – 3, 2 – 4
của mỗi khổ ( vần cách). Ngoài ra
còn có các vần lưng: ngát - dạt,
non – con, đứng - chững.
Bài tập c. Cách ngắt nhịp ở mỗi
đoạn đều tương đối tự do, không
có quy luật phổ biến hay bắt
buộc. Chẳng hạn đoạn a ngắt nhịp
như sau: 2/3/4, 3/2/3, 5/3, 6/2…
c) HS đọc hiểu
2.
a) Các từ lần lượt điền vào chỗ
trống là: ca hát, ngày qua, bát
12
SGK
Nhiệm vụ 2. Làm bài tập 2 SGK
Nhiệm vụ 3. Làm bài tập 3 SGK
Nhiệm vụ 4. Tập làm một đoạn
hoặc một bài thơ trọn vẹn theo
thẻ tám chữ, đề tài, chủ đề tự
chọn ( bài tập 4)
ngát, muôn hoa.
b) Các từ lần lượt điền vào chỗ
trống là: Cũng mất, tuần hoàn, đất
trời…
c) Đáp án đúng là: câu 3 từ rộn rã
sửa lại là vào trường.
Chú ý: HS có thể đưea ra đáp án
khác với câu thơ gốc nhưng phải
đúng vần, hợp nghĩa.
d) Yêu cầu HS không chép lại bài
của người khác.
2.Hoạt động ở lớp: Thực hành làm thơ tám chữ.
Hoạt động của gv và hs Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Làm các bài tập
điền từ, thêm câu.
Bài tập 1. Tìm các từ ngữ thích
hợp để điền vào chỗ trống.
Trời trong biếc không qua mây gợn
trắng
Gió nồm nam thổi lộng cánh diều xa
Hoa lựu nở đầy một( ….) đỏ nắng
Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay(…)
Bài tập 2. Viết tiếp khổ thơ của
Huy Cận
Yêu cầu: tám chữ, vần ương
Hoạt động 2. Trình bày kết quả
làm thơ ở nhà.
Nhiệm vụ 1.HS chọn trong nhóm
một bài thơ khá nhất trình bày
trước lớp.
Nhiệm vụ 2. GV hướng dẫn sửa
chữa và nhận xét.
Hoạt động 3. Tổng kết, dặn dò.
- GV nhận xét về ưu điểm,
1.
Bài tập 1. Yêu cầu từ ngữ được
chon phải đúng thanh, đúng vần,
có thể không đúng nguyên gốc.
Nguyên gốc là:
Hoa lựu nở đầy một v ư ờn đỏ nắng
Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua
B ài tập 2. Câu thơ có thể viết là:
-Và lúa đồng theo gió thoảng đưa
hương
- Ánh mai hồng hớn hở chạy tung
tăng.
2.
a) HS đọc diễn cảm và nêu dụng
ý sáng tác cũng như những yêu
cầu về vần, nhịp đã đạt được.
b) Dựa vào hướng dẫn đã trình
bày trong SGK ( số chữ, vần,
nhịp, kết cấu, chủ đề…)
3.
- Nhận xét khách quan, nghiêm
13
khuyết điểm của tiết học
- GV khuyến khích HS tiếp tục
sáng tác thơ tám chữ.
túc và nên khích lệ HS.
- Động viên, khuyến khích những
HS năng khiếu và muốn phát
triển năng khiếu.
III. Bài tập giúp HS làm quen và học làm thơ tám chữ.
1. Tập tìm hiểu đặc điểm của thơ tám chữ.
Bài tập 1. Đọc bài thơ sau đây:
TIẾNG VIỆT
L ưu Quang Vũ
Ti ếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre
Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng
Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya
Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng
Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê
Tiếng cha dặn khi vun cành nhóm lửa
Khi hun thuyền gieo mạ lúc đưa nôi
Tiếng mưa dội ào ào trên mái cọ
Nón ai xa thăm thẳm ở bên trời
“Đá cheo leo trâu trèo trâu trượt…”
Đi mòn đàng dứt cỏ đợi người thương
Đây muối mặn gừng cay lòng khế xót
Ta như chim trong tiếng việt như rừng
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh
14
Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy
Một tiếng vườn rợp bóng là cành vươn
Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối
Tiếng heo may gợi nhớ những con đường
Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng
Vẫn tiếng làng, tiếng nước của riêng ta
Tiếng chẳng mất khi loa thành đã mất
Nàng Mỵ châu quỳ xuống lạy cha già
Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng
Dưới cát vùi, sóng dập chẳng hề nguôi
Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán
Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời
Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng
Cao quý thâm trầm, rực rỡ vui tươi
Tiếng việt rung rinh nhịp đập trái tim người
Như tiếng sáo, như dây đàn máu nhỏ
Buồm lặng sóng xô, mai về trúc nhớ
Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay
Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay
Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc việt
Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết
Người qua đường chung tiếng việt cùng tôi
Như vị muối chung lòng biển mặn
Như dòng sông thương mến chảy muôn đời
Ai thuở trước nói những lời thứ nhất
Còn thô sơ như mảnh đá thay rìu
Điều anh nói hôm nay, chiều sẽ tắt
Ai người sau nói tiếp những lời yêu?
Ai phiêu bạt nơi chân trời góc biển
Có gọi thầm tiếng việt mỗi đêm khuya?
Ai ở phía bên kia cầm súng khác
Cùng tôi trong tiếng việt quay về
15
Ôi tiếng việt suốt đời tôi mắc nợ
Quyên nỗi mình, quyên áo mặc cơm ăn
Trời xanh quá, môi tôi hồi hộp quá
Tiếng việt ơi, tiếng việt ân tình…
a)Bài thơ trên gồm bao nhiêu khổ thơ? Mỗi khổ có bao nhiêu dòng? Mỗi dòng có bao
nhiêu câu?
b) Gạch dưới các tiếng gieo vần trong mỗi khổ thơ và ghi số lượng các tiếng mang
vần thơ vào ô vuông.
Vần chân Vần lưng
Vần liền Vần cách
c)Dùng kí hiệu vạch nhịp (/ ) để xác định nhịp cho bài thơ. Sau đó nhận xét về đặc
điểm nhịp điêụ của bài?
d) Đề tài, chủ đề của bài thơ là gì?
Bài tập 2. Khổ thơ mở đầu sau đây rút trong bài thơ do một bạn HS lớp 8 viết. Em
hãy nhận xét về số tiếng, vần, nhịp, từ ngữ và diễn đạt? Sau đó hãy chữa lại để khổ
thơ hoàn chỉnh theo thể tám chữ.
Một câu chuyện kể từ dĩ vãng xa xưa
Khi em còn bé và bi bô tiếng mẹ
Khi thần ru ngủ mang giấc mơ cho đứa trẻ
Khi trang cổ tích mở cách cửa đầu tiên.
Gợi ý: mỗi câu có hơn tám tiếng, trong đó có những tiếng thừa, lặp nghĩa. Hãy lược
bớt và sửa chữa sao cho mỗi câu còn lại tám tiếng, gieo vần đúng và có nghĩa.
Bài tập 3. Thơ tám chữ không phải lúc nào cũng tồn tại độc lập mà nhiều khi chỉ là
một đoạn trong bài thơ tự do. Hãy đọc đoạn thơ sau đây:
Em cu tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng
Thằng Mỹ đuổi ta phải rời con suối
Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông
Mẹ địu em đi để giành trận cuối
Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường
Từ trong đói khổ, em vào Trường Sơn
( Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ- Nguyễn Khoa Điềm)
Hãy chỉ ra vần, nhịp trong bài thơ và cho biết chúng có gì khác so với vần, nhịp của
những bài thơ tám chữ đã học.
2.Tập làm thơ tám chữ.
Bài tập 1. Sửa chữa các câu thơ dưới đây thành khổ thơ tám chữ:
Ngoài đê thăm thẳm không người đi vắng vẻ
Lũ chuồn chuồn đang giỡn nắng đuổi nhau bay
Nhưng thỉnh thoảng có tiếng nhạc đồng buồn buồn
Của vài người cưỡi ngựa đến xua ngay.
16
Bài tập 2. Một trong những cách làm thơ là khai thác ý tưởng: đằng sau ( hay bên
trong) sự vật, sự việc đó có gì? Chẳng hạn, bên trong hạt gạo làng ta có những gì?
Phía sau ô cửa sổ kia có những gì? Đằng sau trang giấy trắng có những gì?
Em thử theo gợi ý này để làm một bài thơ theo thể tám chữ.
Bài tập 3. Làm một bài thơ có đề tài, chủ đề tự chọn. Có thể miêu tả, biểu lộ cảm xúc
hoặc kể chuyện bằng thơ tám chữ.
PHẦN III. K ẾT LUẬN.
Sau khi thực hiện tiết dạy tập làm thơ theo những chuẩn bị trên của tôi, tôi đã đạt được
kết quả đáng mừng tại trường tôi dạy. Đó là số học sinh yêu thích môn Ngữ văn nói
chung, tiết tập làm thơ nói riêng tăng lên đáng kể. Học sinh đã bước đầu hứng thú với
việc làm thơ và có nhiều sáng tạo trong suy tư trong sáng của các em. Số liệu cụ thể
như sau:
Khối lớp Tổng số học
sinh được
điều tra
Số HS hứng
thú học
môn Ngữ
văn
Số HS hứng
thú học tiết
tập làm thơ
Số HS biết
làm thơ
theo yêu
cầu
8 70 55 50 30
9 37 30 27 22
Như vậy, từ chỗ nắm vững khái niệm cơ bản để làm được thơ, hiểu được đặc điểm
của thơ bảy chữ và tám chữ, các em học sinh tự mình bước đầu tập làm được thơ bảy
chữ và tám chữ. Đó là điều mong muốn nhất của tôi. Từ đó, các em có nền móng để
tập làm thơ và bồi dưỡng lòng đam mê văn học. Tôi mong rằng qua tiến trình từng
bước, HS trường THCS - những bầy chim non đầu đời sẽ tự làm được thơ theo mạch
cảm xúc trong sáng, ngây thơ của các em.
Trên đây là một số kinh nghiệm hướng dẫn HS làm thơ mà tôi đã dày công tìm tòi
nghiên cứu nhưng cũng không tránh khỏi thiếu sót bởi kết quả thực chất của việc làm
thơ không phải một sớm một chiều mà đây chỉ nhằm cung cấp quy trình tối thiểu để
các em biết làm thơ.
Tôi mong rằng qua một số kinh nghiệm này của tôi, HS của tôi sẽ học khá hơn về
môn văn và sẽ thu được kết quả như mong muốn đối với thực trạng trường THCS Lê
Hoàng Phong mà tôi đang dạy học. Cũng hy vọng rằng những kinh nghiệm nhỏ nhoi
của tôi sẽ giúp bạn bè đồng nghiệp có thêm những thiết kế tốt hơn cho những tiết dạy
sau.
Rất mong được sự góp ý bổ sung chân tình của các quý cấp lãnh đạo và các bạn bè
đồng nghiệp để ngày càng nâng cao chất lượng học tập môn Ngữ văn, nhất là tiết tập
làm thơ. Xin chân thành cảm ơn.
Ñaïrsal, ngày 10 / 06 / 2009
Người viết
17
18