Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP LÀM VĂN LỚP 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.58 KB, 22 trang )

Lời nói đầu
Nói, viết đúng và hay tiếng việt trong giao tiếp là cái đích của việc dạy văn,
học văn mà các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh luôn kỳ vọng con em mình có
được những kỹ năng ấy. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường không ai
không tha thiết mình có được nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong học tập và giao
tiếp để tạo ra những lời hay ý đẹp ngay từ những năm học ở bậc Tiểu học. Đó
chính là ước vọng của cả người dạy và người học.
Trải qua đã nhiều năm chúng ta thực hiện cải cách giáo dục, trong đó cải cách
chương trình dạy và học môn Tiếng việt nhưng xem chừng chưa ổn thoả nên
những người có trách nhiệm đối với giáo dục vẫn trăn trở, băn khoăn và cố gắng
soạn thảo chương trình.với mục đích sao cho phù hợp với đà tiến bộ chung, nâng
cao được trình độ viết văn của học sinh ở bậc Tiểu học.
Để góp phần giúp cho việc dạy và học đạt đến cái đích ấy đó là những vấn đề
mà tôi muốn đưa ra một số kinh nghiệm trong việc dạy cho học sinh biết cảm
nhận được cái hay, cái thuần tuý của những bài văn học sinh có thể viết lên với
tất cả cảm xúc, sự hiểu biết , sáng tạo của mình.
Đây là ý tưởng còn rất mới mẻ đối với học sinh, nhưng chúng ta cũng cần phải
quan tâm sát sao. Có như vậy học sinh mới tiếp thu bài tốt và hiệu quả giảng dạy
của giáo viên mới được nâng cao.
Kính mong Ban giám hiệu nhà trường, các đồng chí, các bạn đồng nghiệp
giúp đỡ tạo điều kiện để tôi hoàn thành xuất sắc đề tài này.

1

1


A.
I)

PHẦN MỞ ĐẦU – NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG:



LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Như chúng ta đã biết đổi mới phương pháp dạy học là chủ chương, chiến
lược lâu dài của Đảng và Nhà nước nhằm đào tạo những con người mới Xã hội
chủ nghĩa. Đó là những con người có đầy đủ phẩm chất, tư cách , là nguồn nhân
lực để xây dung và bảo vệ Tổ quốc. Chính vì vậy mà trong Giáo dục, nhất là ở
bậc Tiểu học, ngoài việc dạy cho học sinh biết nghe, biết nói, biết đọc còn cần trú
trọng khâu dạy viết. ở đây không chỉ đơn thuần là học sinh biết viết chữ, viết câu,
từ mà con phải dạy cho học sinh biết viết những câu văn, đoạn văn hay bài văn.
Để học sinh biểu lộ cảm xúc, trí tưởng tượng phong phú về cảnh vật thiên nhiên,
quê hương, đất nước con người Việt Nam. Qua những bài văn học sinh đã được
học trên lớp, các em có thể viết được những bài văn ngắn do tự mình viết về cuộc
sống xunh quanh, về cảnh vật, cây cối và con vật gần gũi thân quen với mình.
Đặc biệt các em còn nêu được những suy nghĩ, tình cảm của mình về những
người bạn, người thân trong gia đình và ngoài xã hội.
Hiện nay trong chương trình đổi mới phương pháp dạy học và việc thay
sách giáo khoa mới. Nội dung chương trình phân môn Tập làm văn có nhiều điều
mới mẻ không như nội dung chương trình Sách giáo khoa cũ. ở chương trình mới
này đòi hỏi học sinh phải biết sáng tạo trong khi làm văn. Các em được cập nhật
với những bài văn mới như những bài văn về quam sát, miêu tả cảnh vật, con vật,
cây cối và cả những bài văn có nội dung thật mới mẻ như : Tóm tắt tin tức, Giới
thiệu về địa phương, Lập kế hoạch hoạt động, Điền vào tờ đơn hay một văn bản
in sẵn…
Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững phương pháp giảng dạy,
giáo viên phải hướng dẫn, gợi mở cho học sinh để các em biết cách viết văn sao
cho đúng ngữ pháp, với sự liên kết, nối liền các sự vật với nhau chứ không phải
là liệt kê các sự vật. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách dùng những từ
ngữ trong miêu tả để bài văn có hồn, sinh động và phong phú về ngôn từ và phát


2

2


triển tư duy Tiếng việt cho học sinh. Chính vì vậy mà tôi đã mạnh dạn chọn đề tài
nghiên cứu về: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh làm tập làm văn ở lớp 4 ”
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

II)

Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy theo chương trình thay sách giáo khoa
lớp 4 mới. Tôi nhận thấy việc dạy viết văn cho học sinh là rất cần thiết và quan
trọng. Xong yêu cầu người giáo viên phải có trình độ và năng lực. Người giáo
viên phải làm chủ được kiến thức, tự chứng minh được kế hoạch bài học, biết kết
hợp giữa các phương pháp dạy học một cách hợp lý. Giáo viên phải biết cách
khai thác , tận dụng những ưu điểm của sách giáo khoa và đồ dùng dạy học. Nắm
vững trình độ, năng lực và sở thích của học sinh thì mới tạo ra hiệu quả của giờ
học. Sách giáo khoa đã hướng dẫn chi tiết về nội dung kiến thức và phương pháp
dạy học cho mỗi bài dạy. Tuy nhiên người giáo viên phải xác định sách giáo khoa
chỉ là tài liệu tham khảo có tính chất gợi ý. Giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng
dạy mới là người quyết định, lựa chọn nội dung, kiến thức và tổ chức dạy học
cho phù hợp với đối tượng học sinh ở từng địa phương.
Trong đề tài này tôi tập trung nghiên cứu về các vấn đề sau:

III)

-

Cơ sở lý luận.


-

Cơ sở thực tiễn.

-

Tìm hiểu thực tế.

-

Một số biện pháp hướng dẫn học sinh viết văn.

-

Kết quả nghiên cứu.

-

Bài học kinh nghiệm.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
Học sinh lớp 4A – Trường Tiểu học Chiềng Sung 2
Tổng số : 21 em
Nam: 16 em
Nữ: 11 em
Dân tộc: 6 em
IV)

3


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
3


Để tiến hành nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp
giảng dạy đó là: Phương pháp quan sát, phương pháp phân tích, phương pháp
thảo luận nhóm, phương pháp gợi mở hướng dẫn học sinh, đặc biệt là phương
pháp lấy học sinh làm trung tâm.
B.

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:

CƠ SỞ LÝ LUẬN:

I)

Chúng ta thấy rằng: trong thời đại hiện nay, hoà chung với xu thế đổi mới
phát triển về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và mọi mặt của Đất nước. Việc đổi
mới phương pháp dạy học không những khắc phục cách truyền thụ kiến thức thụ
động, áp đặt mà chúng ta cần phải hướng dẫn, gợi mở về nề nếp, tư duy sáng tạo,
trí tưởng tượng cho học sinh mà còn nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng
giáo dục của nước ta trong thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
Ngoài các kỹ năng nghe, nói, đọc , yêu cầu học sinh còn phải có kỹ năng
viết. Học sinh viết về những điều mình đã học, viết về những điều mình tưởng
tượng qua quá trình quan sát trong thực tế cuộc sống hàng ngày mà các em đã
được tiếp xúc. Học sinh có thể kể được những câu chuyện mà mình đã được nghe
, được đọc về các nhân vật trong câu chuyện bằng lời của mình hoặc học sinh có
thể miêu tả về những cảnh vật xung quanh hay được quan sát trong tranh ảnh...
Ngay từ các lớp đầu cấp học sinh đã được luyện viết những câu văn, đoạn

văn ngắn nhưng lên đến lớp 5 yêu cầu đó được nâng cao hơn về nội dung và kiến
thức. Nhưng trong thực tế việc tiếp thu kiến thức của học sinh còn hạn chế, các
em chưa biết phân tích yêu cầu của đề văn để từ đó tìm hiểu và viết văn theo các
cách khác nhau.
Ví dụ: Mở bài theo kiều nào? (Trực tiếp hay gián tiếp), kết bài theo kiểu
nào? (Mở rộng hay không mở rộng).
Vì vậy, qua đề tài này tôi hy vọng giáo viên đang trực tiếp giảng dạy lớp 5
ở trường tôi sử dụng có hiệu quả hơn, học sinh tiếp thu với cách học này tốt hơn.
Các dạng văn ở lớp 5 bao gồm:
-

4

Kể chuyện.
4


-

Tả cảnh

-

Miêu tả đồ vật.

-

Miêu tả cây cối.

-


Miêu tả con vật.

-

Tóm tắt tin tức.

-

Viết đơn.

II)

CƠ SỞ THỰC TIỄN:

Trường Tiểu học Chiờ̀ng Sung 2 là trường thuộc vùng 1. Trường thu hút
học sinh ở các bản: Ḥa B́nh, Chặm Cẳng, Nông Chô, Quỳnh Lỷ, Cầu Đường…về
học tại trường. Do vậy nhiều đối tượng học sinh con cán bộ, con nông thôn, con
em các dân tộc, có cả dân tộc Kinh, Thái, H mông, … Đội ngũ giáo viên đều yêu
nghề và luôn có hướng vươn lên, trình độ văn hoá của giáo viên đều đạt chuẩn và
trên chuẩn.Học sinh tuy các em ở xa nhưng đều đi học đúng giờ và có ý thức cao
trong học tập.
Trường được sự quan tân sát sao của ngành và phòng giáo dục Mai Sơn.
Được sự quan tâm chỉ đạo của chi bộ nhà trường, Đảng bộ xã Chiềng Sung và sự
ủng hộ nhiệt tình của hội phụ huynh nhà trường và các tổ khối nhà trường. Đội
ngũ giáo viên lớp 4 đã được học qua lớp bồi dưỡng hè. Đó là những thuận lợi góp
phần thúc đẩy mọi hoạt động của nhà trường thực hiện dạy và học đạt kết quả
cao.
Bên cạnh những thuận lợi trên, trường còn không ít gặp khó khăn về cơ sở
vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học. Trình độ nhận thức của học sinh

không đồng đều, tiếp thu chậm, một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đôn đốc
tới sự học tập của con em mình.
Để tìm hiểu thực tế tôi tiến hành khảo sát chất lượng học sinh sau một
tháng học đầu tiên.
1. Khảo sát chất lượng học sinh :

5

5


Qua một tháng dạy trên lớp để đánh giá chất lượng học tập của học sinh
đầu năm. Tôi tiến hành khảo sát phân chia đối tượng học sinh để bồi dưỡng và có
biện pháp hướng dẫn cụ thể hơn.


Chất lượng học sinh của lớp 4A phân môn Tập làm văn :

Tổng số
21 em

Giỏi
0 em

Khá
3 em

TB
13 em


Yếu
5 em

2. Tìm hiểu nguyên nhân:
a

a) Đối với giáo viên:
Không có nhiều thời gian để hướng dẫn cho từng học sinh, phương pháp

giảng dạy còn áp đặt, chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh.
Đồ dùng giảng dạy còn hạn chế, chưa phong phú, tài liệu tham khảo chưa
có…Hơn nữa đây là năm đầu tiên thay sách lớp 4. Phân môn Tập làm văn là một
trong những phân môn cơ bản được đổi mới. Do vậy, việc hướng dẫn học sinh
hoạt động tích cực, chủ động trong học tập là rất quan trọng. Học sinh là chủ thể
của hoạt động học, các em tự chiếm lĩnh và tự học. Nhưng giáo viên chưa có biện
pháp để lập kế hoạch hướng dẫn và hợp tác với học sinh.
Với nội dung chương trình tăng thời lượng, tăng nội dung, tăng thực hành vận
dụng gắn với đời sống, tạo hứng thú tự tin cho học sinh. Thời gian dành cho học
sinh còn ít vì giáo viên chưa thực sự quan tâm đến tong đối tượng học sinh và
động viên, khuyến khích học sinh trong học tập.
b. Đối với học sinh:
Lớp còn có nhiều học sinh dân tộc, hơn nữa các em phải tham gia lao động
cùng gia đình vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên các em chưa có đủ thời gian
dành cho học tập. Đồ dùng học tập của các em còn thiếu, một số học sinh chưa
chăm học và chưa được sự quan tâm sát sao của gia đình.
Một số em tiếp thu còn chậm,không có khả năng tưởng tượng khi quan sát sự
vật. Với thực trạng của lớp nói riêng và của toàn khối 4 nói chung nên bằng
những kinh nghiệm giảng dạy trên lớp cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Tôi
đã vận dụng một số biện pháp để hướng dẫn cho học sinh cách viết văn từ những
6


6


bước đơn giản nhất đến bước phức tạp nhất để học sinh học tốt hơn. Chính vì vậy
mà năm học này các em tiếp thu một cách nhanh hơn, chất lượng học tập đạt kết
quả cao hơn.
3. Một số biện pháp hướng dẫn học sinh viết văn:
Để nâng cao chất lượng dạy và học trong trường, với mục tiêu giáo dục của
nhà trường là rèn luyện , đào tạo một thế hệ mầm non cho đất nước. Vì vậy ,
nghiên cứu khoa học giáo dục là con đường tốt nhất để bồi dưỡng học sinh có đủ
tri thức để trở thành những con người phát triển toàn diện. Đặc biệt là ở Tiểu
học, học sinh lớp 4 tuy đã gần cuối cấp tiểu học nhưng dặc điểm của các em vốn
hiếu động, thích nhẹ nhàng, ưa động viên khuyến khích kịp thời. Do vậy, giáo
viên cần tìm tòi biện pháp thích hợp với từng học sinh trong lớp mình phụ trách
hoặc nhóm học sinh để hướng dẫn sao cho đạt hiệu quả hơn.
Khi dạy về thể loại văn kể chuyện, sau khi các em đã được nghe những câu
chuyện giáo viên kể trên lớp trong tiết kể chuyện, giáo viên cần hướng dẫn cho
học sinh tập kể lại bằng lời của chính các em hoặc các em tự kể bằng cách viết lại
diễn biến câu chuyện vào vở. Qua câu chuyện đó cần hướng dẫn cho học sinh
nhận biết các nhân vật trong truyện và nhận xét xem truyện có các sự việc nối
tiếp nhau như thế nào? ý nghĩa câu chuyện ra sao?...
Ví dụ1: Kể lại câu chuyện : “ Sự tích hồ Ba Bể” và ghi tóm tắt : Tên các nhân
vật, các sự việc sảy ra và kết quả của các sự việc ấy.
Sau khi học sinh kể song câu chuyện, giáo viên yêu cầu các em nêu tên các
nhân vật có trong câu chuyện đó:
Tên các nhân vật trong truyện:
-

Bà lão ăn xin.


-

Hai mẹ con bà goá.

Trong câu chuyện, các sự việc được nối tiếp nhau ra sao? Học sinh cần nêu
được các sự việc đã diễn ra theo thứ tự như sau:


Trong lễ hội cúng phật xuất hiện một bà lão ăn xin nhưng bà bị mọi
người hắt hủi, không ai cho bà ăn.

7

7




Bà lão gặp hai mẹ con bà goá và được hai mẹ con đùm bọc cưu mang:
Cho ăn và cho ngủ nhờ.



Đêm đến, bà lão hoá thành một con Giao Long lớn.



Sáng ra, bà lão báo tin cho hai mẹ con biết vùng này sắp có lụt lớn, và
cho hai mẹ con bà goá một nắm tro, dặn rải xung quanh nhà để trành

nạn; đồng thời bà cụ cho hai mảnh vỏ trấu để hai mẹ con bà goá làm
việc thiện. Rồi bà cụ biến mất.



Lụt lớn xảy ra, hai mẹ con bà goá chèo thuyền đi cứu những người bị
nạn.



Vùng sụt lở biến thành một cái hồ gọi là hồ Ba Bể. Cái nền nhà gọi là
gò Bà Goá.

Ví dụ 2: Truyện : “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” có những nhân vật nào? ý
nghĩa của câu chuyện đó là gì?
Truyện có những nhân vật như sau:
Dế Mèn, Nhà Trò, Nhện cái và họ hàng nhà nhện. Dế Mèn là nhân
vật chính. đây là những con vật đã được nhân hoá mang những đặc điểm, tính
cách của con người.
ý nghĩa của câu chuyện: Qua câu chuyện: “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”, tác
giả tập trung ca ngợi Dế Mèn một con người có những nghĩa cử rất đáng trân
trọng, một tấm lòng hào hiệp đáng mến, dám đánh lại kẻ mạnh, bao bọc giúp đỡ
kẻ yếu trong cơn hoạn nạn đem đến sự công bằng bác ái trong xã hội. Đúng là
một con người thấy chuyện “ Bất bằng chẳng tha” giống hệt như chàng Lục Vân
Tiên trong truyện cùng tên mà em đã được bố mẹ kể cho nghe.
Ví dụ 3: Kể lại câu chuyện: “ Nàng Tiên ốc” kết hợp tả ngoại hình của các
nhân vật.
Sau khi học sinh kể song câu chuyện, giáo viên cần hướng dẫn các em kết
hợp tả ngoại hình của các nhân vật như:



8

Tả ngoại hình Bà lão:

8


Đã xưa lắm rồi, ở một làng nọ có một bà lão nghèo, không chồng, không
con, không người nương tựa lúc tuổi đã xế chiều. Hàng ngày bà phải ra đồng mò
cua, bắt ốc để kiếm sống. Nhìn thân hình gầy còm, dáng đi chậm chạp, yếu ớt,
khuôn mặt lại nhăn nheo, da đồi mồi, đặc biệt là mái tóc của cụ vừa thưa thớt,
vừa bạc trắng như cước, không ai không xúc động, cảm thương cho số phận tội
nghiệp của bà. Cụ thường bận bộ đồ màu đen, vá hai vai, đã bạc màu bởi thời
gian và mưa nắng ngoài đồng. Duy chỉ có đôi mắt của cụ vẫn còn sáng lắm, tinh
tường lắm. Đôi mắt ấy nhìn ai cũng chứa đựng sự thân thiện, cảm thông, gần
gũi. Vì thế, mọi người trong làng ai cũng thương yêu, quý mến cụ.


Tả ngoại hình nàng tiên ốc:

Thấy có chuyện lạ trong nhà, bà cụ quyết định phải tìm cho ra nhẽ. Cũng
như mọi ngày, sáng ấy bà lão giả vờ đi làm như mọi hôm. Đến nửa đường bà
quay lại, nhẹ nhàng tìm chỗ kín nấp và quan sát trong nhà. Bỗng nhiên, từ trong
chum nước, nơi bà thả con ốc xanh hiện lên một co thiếu nữ đẹp tuyệt trần. Xúc
động, bàng hoàng, bà dán mắt vào co gái không rời một phút. Chao ôi! một thiếu
nữ đẹp tuyệt trần. Gương mặt nàng xinh xắn như một tố nữ trong tranh. Nước da
trắng ngần, đôi môi nàng thắm chúm chím cười duyên như đoá hồng mới nở.
Nàng bận một chiếc áo màu xang da trời, bước đi uyển chuyển nhẹ nhàng như
lướt đi trên mặt đất. …

Đối với những bài văn viết thư thì đòi hỏi giáo viên phải hướng dẫn học
sinh từng bước , xác định mục đích dạy học cái gì, dạy viết cái gì và viết như thế
nào?
Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh hiêủ mục đích của việc viết thư là
gì? Một bức thư cần có nội dung gì, mở đầu và kết thúc ra sao?
Ta có thể trả lời như sau:
Trong cuộc sống, chúng ta có rất nhiều mối quan hệ khác nhau. Mỗi mối
quan hệ đều xác lập những sợi dây tình cảm nhất định : ông bà với cháu, cha mẹ
với con, anh chị với em, co chú với cháu, dì cậu với cháu, bạn thân, bạn học...

9

9


Khi xa nhau, không có điều kiện gặp nhau người ta thường viết thư cho nhau.
Viết thư là để thăm hỏi, thông tin, trao đổi ý kiến và bày tỏ tình cảm với nhau.
Một bức thư có những nội dung chính sau:
- Lý do và mục đích viết thư.
- Thăm hỏi sức khoẻ, tình hình học tập, làm viêc, sinh hoạt …cho nhau.
- Thông báo những điều cần thiết của mình, của gia đình…cho người nhận
thư biết.
- Trao đổi ý kiến, bày tỏ tình cảm…
Một bức thư thường mở đầu và kết thúc như sau :
Mở đầu bức thư gồm:
-

Địa điểm và thời gian viết thư.

-


Lời xưng hô với người nhận thư.

Kết thúc một bức thư gồm:
-

Lời chúc, lời hứa hẹn của người viết thư.

-Từ dùng để xác định mối quan hệ tình cảm của người viết thư với
người nhận thư, chữ ký và ghi rõ họ tên của người viết thư.
Sau khi hiểu rõ cách viết, học sinh có thể thực hành viết thư cho
người thân hoặc bạn một cách dễ dàng.
Ví dụ 4: Em hãy viết thư gửi một bạn ở trường khác để hỏi thăm bạn và kể cho
bạn nghe tình hình ở lớp, trường em hiện nay.
Học sinh viết :
….. ngày…tháng…năm….
Thu Hồng thân mến!
Mấy tháng nay mình như qưên béng cậu đi đấy. Mình không viết thư cho
cậu, đừng giận mình nhé! Chả là mình đang vùi đầu vào bài vở để chuẩn bị cho
đợt thi học kỳ ấy mà. Thôi, hôm nay mình sẽ viết thư cho cậu thật dài để “ tạ lỗi”
vậy.
Gia đình cậu vẫn bình thường chứ? Còn cậu có khoẻ không? Cậu có còn
hay đạu bụng nữa không? Học kỳ vừa qua cậu đạt kết quả như thế nào? Chắc
10

10


cậu vẫn đừng đầu lớp đấy chứ? Bé Hùng có hay khóc nhè nữa không? Cây xoài
sau nhà có sai quả không ? Cậu nhớ để dành cho tớ vớ nhé, hè này chúng mình

sẽ vào ăn đấy.
Hồng ơi! từ lúc cậu đị rồi, lớp mình ai cũng nhắc đến cậu hoài. chúng
mình nhớ nhất là tài kể chuyện của cậu: hài hước, dí dỏm và rất có duyên nữa
chứ. Cậu còn nhớ cô giáo mai không? Cô vẵn dạy lớp ba, cô hỏi thăm cậu luôn
đấy. Còn thằng Tính “ láu cá” bây giờ học tiến bộ lắm. Học kỳ vừa qua nó cùng
được khen thưởng đấy. Nó mừng quýnh lên và không còn hay nói leo trong lớp
nữa đâu. Hoà “ tóc ngắn” vẫn chăm và đứng đầu lớp. Lớp mình dạo này vui ghê
Hồng ạ. Thôi tớ sơ qua như vậy để cậu biết. Cậu cũng nên bớt thì giờ viết thư về
kẻo tụi nó mong lắm đấy.
Chúc cậu mạnh khoẻ, học giỏi
Bạn thân của cậu
Nguyễn Thu Hồng
Khi dạy về dạng văn miêu tả giáo viên cũng cần hướng dẫn thật tỉ mỉ thì
học sinh sẽ tiếp thu nhanh và hiểu bài hơn. Sau khi học sinh đã được tìm hiểu bố
cục của một bài văn miêu tả gồm những phần nào giáo viên hướng dẫn học sinh
cách mở bài trực tiếp hay mở bài gián tiếp. Cách kết bài mở rộng hay không mở
rộng. Nên khuyến khích học sinh lựa chọn từ ngữ để miêu tả sao cho có hình ảnh,
có cảm xúc và sinh động. Có như vậy bài văn mới hay, người đọc mới cảm thấy
dễ chịu và thích đọc.
Ví dụ 5: Hãy tả cái bút của em và viết phần mở bài theo kiểu gián tiếp, kết
bài theo kiểu mở rộng.


Mở bài theo kiểu gián tiếp:

“ Đã một năm trôi qua rồi thế mà mỗi lần nghĩ đến giây phút có cái bút
Hero- một cái bút máy, tôi vẫn cảm thấy nôn nao, bốn chồn đến lạ. Cái thời điểm
ấy đi vào ký ức tôi một kỷ niệm khó phai mờ.”
Hoặc: “ Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày sinh nhật tôi là mẹ lại tổ chức
thật long trọng. Hôm ấy tôi mời mấy đứa bạn thân đến dự cho vui . Sau khi tan

11

11


tiệc tôi nhìn thấy trên bàn có một hộp nhỏ được gói rất cẩn thận. Tôi tò mò muốn
biết món quà đó của ai tặng, thế là tôi mở ra, Chà! Một chiếc bút “ Kim tinh” rất
đẹp.”


Kết bài theo kiểu mở rộng:

Đã gần một năm rồi mà chiếc bút “ Kim tinh” của tôi vẫn như còn mới.
Bút đã cùng tôi làm việc chăm chỉ ngày ngày như chiếc cày của bác nông dân
mở mang đồng ruộng, giúo tôi học mỗi ngày một tiến bộ hơn. Cầm cây bút trên
tay tôi lại nhớ đến Lan - người bạn thân đã tặng tôi món quà hữu ích này.
Với những bài văn miêu tả về cây cối - đây là dạng bài tả về cây nên giáo
viên cần hướng dẫn học sinh quan sát thật kỹ về hình dáng và những bộ phận của
cây để thấy được vẻ đẹp của cái cây mà mình định tả. Từ đó lựa chọn và sử dụng
những từ ngữ gợi tả , gợi cảm để viết bài, cần dùng những hình ảnh nhân hoá
trong khi tả để bài văn thêm sinh động và có hồn.
Ví dụ 5: Viết đoạn văn tả lá, thân hay gốc của một cây mà em yêu thích.
Tả cây mít ở vườn nhà em.
...Thân cây lớn cả một vòng tay người lớn, màu nâu sẫm. Cành lá xum xuê, lá
mít dày hình bầu dục to như những bàn tay, xanh mướt. Lúc già lá chuyển màu
vàng rồi vàng sậm. Từ thân và cành nảy ra những chùm trái non như những
bóng đèn ngủ, rồi lớn dân, lớn dần, chúng được bao bọc trong lớp phấn trắng.
Từ những gai mít hình thành lấm chấm những mụn chứng cá. Trái mít lớn khá
nhanh, khi đã bằng trái dưa hấu thì gai mít cũng tượng hình rõ nét, lởm chởm
như da cóc, trông đến xấu xí. Hình thức ngoài thì vậy đó nhưng khi trái chín, mùi

thơm của nó mới hấp dẫn làm sao ! Bởi vậy mà nhân gian có câu :
Da cóc mà bọc trứng gà
Bổ ra thơm phức
Cả nhà muốn ăn
Múi mít màu vàng như màu nghệ, mật chứa trong múi ngọt đậm và sánh
như mật ong. Còn hạt cuat nó to bằng ngón chân cái, luộc lên, thơm bùi như đậu
phộng.”
12

12


Khi dạy về các bài văn về tả con vật, đây là thể loại văn mà có lẽ học sinh
thích thú nhất trong quá trình dạy học mà tôi cảm nhận được. Bởi vì, đây là bài
thể loại yêu cầu các em phải quan sát thật kỹ, thật tỷ mỉ vì những con vật này
luôn luôn hoạt động, nó không bao giờ đứng yên một chỗ. Nó thường xuyên có
những động tác và hoạt động mà nếu chúng ta quan sát không kỹ lưỡng thì khi tả
rất khó. Chính vì vậy, giáo viên cần cho học sinh quan sát và tìm ra những nét
đáng yêu và dùng những từ ngữ sao cho thích hợp và có tính chất nhân hoá để bài
văn thêm sinh động.
Trước khi học sinh làm bài yêu cầu các em phải nắm rõ bố cục của bài văn.
Tả cái gì? Viết cái gì? Cài gì tả trước, cài gì tả sau, thứ tự cần tả như thế nào? Từ
đó học sinh có cách tả dễ dàng hơn.
Ví dụ 6: Em hãy tả ngoại hình con chó mà em yêu thích nhất.
“ Li li có hai màu trắng và màu sẫm. Quả đu đủ nhỏ. Hai tai luôn dỏng lên
nghe ngóng. Hai mắt Li li tròn xoe, đen láy rất tinh nhanh. Mũi chú đen bóng lúc
nào cũng ươn ướt nước như người bị cảm cúm. Lưỡi chú thường vắt sang một
bên, màu đỏ hồng,để lộ mấy cái răng nanh nhỏ, nhọn, trắng tinh ở hai bên mứp.
Thân chú được khoác một chiếc áo màu trắng, điểm thên những những đốm màu
nâu trông rất duyên dáng. Đuôi chú có lông dày, tròn như củ cải đường lúc nào

cũng rung rung thật ngộ nghĩnh. Ngực chú nở nang, bốn chân chạy nhanh thoăn
thoắt.
Ví dụ 7 : Tả hoạt động của con mèo nhà em.
Khi tả về hoạt động của con mèo có thể tả như sau :
...Những ngày nắng ấm, chị thường hay ra sân nằm gố cau, phưỡn cái
bụng trắng hồng ra đón nắng. Đôi mắt lúc nào cũng ra vẻ lim dim ngắm nhìn
những tàu cau đung đưa giữa vòm trời cao xanh lồng lộn, đến từng cánh hoa cau
lả tả rụng trắng cả sân nhà trong một cảm giác thích thú hiếm có. Thỉnh thoảng
chị cũng hay đùa nghịch với chú cún con. Vật lộn đuổi bắt chán, chị lại phóng
mình bám vào cây cau, thoăn thoắt trèo. Nhoáng một cái đã thấy chị ở tít trên
ngọn cau, ngoái đầu nhín chú cún con đứng tưng hửng dưới gốc léo nhéo kêu.
13

13


Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy học sinh không chỉ biết đọc, biết viết
thông thường mà các em còn phải biết viết thành những đoạn văn, bài văn hay để
cảm nhận được cái lý thú của cuộc sống xung quanh mình. Từ đó học sinh có thể
nhận thức đúng đắn về bản thân và những người thân , về môi trường xung quanh
hàng ngày thường gắn bó với các em. Nhằm phát triển trí tưởng tượng phong
phú, óc thông minh sáng tạo cho học sinh. Vì vậy, chúng ta cần khuyến khích
động viên các em trong học tập, đọc cho các em nghe về những bài văn, bài thơ
hay của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng để từ đó các em tự rút ra bài học cho mình.
Thông qua các bài văn mà các em được cập nhật hàng ngày, các em càng thêm
yêu cuộc sống và tích cực học tập hơn. Vì thế mà kết quả học tập của các em
ngày càng đạt kết quả cao hơn.
Qua một học kỳ một, tôi đã vận dụng phương pháp trên để giảng dạy và
hướng dẫn cho học sinh lớp 4 và đặc biệt là học sinh lớp 4A do tôi trực tiếp giảng
dạy. Tôi nhận thấy kết quả viết văn của học sinh tăng lên rõ rệt. Cụ thể như sau :

Kết quả học kỳ 1 :
Tổng số học sinh
21 em

Giỏi
5 em

Khá
8 em

Trung bình
5 em

Yếu
3 em

Sang học kỳ 2 tôi tiếp tục vận dụng kinh nghiệm này vào giảng dạy. Tôi
chắc chắn rằng học sinh sẽ tiếp thu nhanh hơn, các em có thể làm những bài văn
hay, giàu cảm xúc và sinh động hơn.
Qua những bài văn mà học sinh đã được học, giáo viên cần hướng cho học
sinh thấy tác dụng của nó trong cuộc sống. Khi đọc một bài văn hay bài thơ, ta
cảm thấy thú vị, thấy say mê, hấp dẫn, thấy vẻ đẹp của nhân vật, cảnh vật được
kể, được tả trong đó, thấy cái mới, cái lạ về nhạc điệu, về hình ảnh. Từ đó lại có
nguyện vọng muốn giãi bày, chia sẻ những tình cảm, ấn tượng về bài văn, bài thơ
đó với mọi người. Qua những điều em đã thấy, đã nghe em sẽ viết lại trên trang
giấy để trình bày lại cảm xúc của mình. Đừng bao giờ nghĩ đến cách chép lại bài
từng đoạn hay từng bài văn trong sách tham khảo. Vì như vậy, các em sẽ không
chịu suy nghĩ, không chịu quan sát và tự mình làm bài theo cách nghĩ của mình,
từ đó em sẽ viết được những bài văn hay, có cảm xúc.
14

14


Đối với học sinh lớp 4, các em đã được học về các thể loại văn : Kể
chuyện, miêu tả đồ vật, miêu tả cây cối, miêu tả con vật và khác với chương trình
cũ, các em còn được học cả cách tóm tắt bản tin hoặc điền vào giấy tờ in sẵn. Mỗi
thể loại được tách ra thành từng phần, từng đoạn, từng tuần học với nội dung
ngắn gọn.
Ví dụ : Khi học về dạng văn miểu tả đồ vật, đầu tiên giáo viên phải hướng
dẫn các em cách quan sát đồ vật mà em định tả, sau đó ghi lại những gì em nhận
thấy ở đồ vật đó vào vở. Cuối cùng đọc lại và viết thêm bằng lời lẽ chân thực, có
cảm xúc của mình làm tăng thêm vẻ sinh động, hấp dẫn của bài văn.
Chẳng hạn : Cái thước đã trở thành người bạn thân yêu của mình từ bao
giờ mình cũng không còn biết nữa. Nó luôn ở cạnh mình mỗi khi học bài, làm
bài. Cái thước nho nhỏ, xinh xinh kỳ diệu đến vô cùng. Nó giúp mình kẻ những
đường kẻ thẳng tắp, đóng khung những đáp số, gạch chân những câu văn hay,
những từ ngữ gợi hình, gợi tả...mà mình cần chú ý để vận dụng trong viết văn.
Cái thước thật tuyệt diệu.
Hoặc khi tả về cây cối các em cần quan sát, theo dõi xem cây mà em tả sẽ
tả theo trình tự như thế nào ? Muốn vậy giáo viên cần cho học sinh đọc kỹ những
bài văn miêu tả đã học.
Ví dụ : - Bài "Sầu riêng tác giả tả theo trình tự : Tả bao quát cây và những
đặc sắc về hương và vị của nó. Tiếp đó, tả hoa, trái, cuối cùng là thân cành lá.
- Bài “ Bãi ngô” Tác giả đi theo trình tự tong thời kỳ pháp triển của cây, từ
cây còn non đến lúc trưởng thành, ra hoa kết trái và chuẩn bị thu hoạch.
- Bài “ Cây gạo” lại được tả theo tong thời kỳ phát triển của hoa từ khi ra
hoa đến khi hoa tàn và kết trái.
Muốn tả được một cách chi tiết cần phải sử dụng nhiều giác quan cùng một
lúc như : Mắt nhìn, tai nghe, lưỡi nếm, mũi ngửi.
Khi tả cần sử dụng những hình ảnh so sánh, nhân hoá để bài văn thêm hấp

dẫn và sinh động.
Ví dụ:
15

15


- Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái
béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn; Cánh hoa nhỏ như vảy cá,
hao hao giống cánh sen con ; Trái lủng lẳng trông giống những tổ kiến, lá nhỏ
xanh vàng hơi kép lại tưởng như là héo.
- Cây ngô lấm tấm như mạ non, búp như kết bằng nhung, búp ngô non núp
trong cuống lá, hoa ngô sơ xác như cở may.
- Những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng. Quả gạo múp míp hai
đầu, thon vút như con thoi, chín như nồi cơm chín đội vùng mà cười.
Với những hình ảnh so sánh, nhân hoá trên có tác dụng tạo nên những hình
ảnh vừa cụ thể, vừa sinh động, dí dỏm mà vui tươi , hấp dẫn người đọc, người
nghe.
Trong chương trình tập làm văn lớp 4, ngoài những bài văn miêu tả đã
học , các em còn được học về cách Tóm tắt bản tin, Điền vào giấy tờ in sẵn. Với
dạng bài này, các em còn nhiều bỡ ngỡ, bởi vì lần đầu tiên các em được tiếp cận
với loại bài này. Chính vì thế mà giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh thật
tỉ mỉ để các em biết cách làm bài và tự mình làm được những bài văn kiểu này.
Ví dụ : Bản tin “ Vẽ về cuộc sống an toàn” gồm mấy đoạn, xác định sự
việc chính ở mỗi đoạn. Tóm tắt mỗi đoạn bằng một hoặc hai câu. Tóm tắt toàn bộ
bản tin.
Đầu tiên giáo viên cần yêu cầu học sinh đọc kỹ bản tin, sau đó lựa chọn,
xác định bản tin đó gồm mấy đoạn, tìm những ý chính và viết vào giấy nháp.
Có thể hướng dẫn học sinh như sau :
Bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn gồm 4 đoạn :

- Đoạn 1: Unicep Việt Nam và báo Tiền Phong vừa tổng kết cuộc thi
vẽ “ Em muốn sống an toàn”
Tóm tắt: “ Em muốn sống an toàn” là chủ đề cuộc thi vẽ tranh cho Thiếu
nhi vừa được Unicep việt Nam kết hợp với Báo Tiền Phong tổ chức tổng kết.
- Đoạn 2: Kết quả cuộc thi.

16

16


Tóm tắt: Trong vòng 4 tháng ban tổ chức đã nhận được 50 000 bức tranh
của Thiếu nhi cả nước gửi đến.
- Đoạn 3: Nhận thức cảu Thiếu nhi về an tàon giao thông thật là
phong phú.
Tóm tắt: Các tranh vẽ tập chung về an toàn giao thông và đã bộc lộ được
những nhận thức phong phú về đề tài này.
- Đoạn 4: Tài năng được thể hiện rõ qua tong bức tranh.
Tóm tắt: Những bức tranh đã bộc lộ được khả năng hội hoạ của các em
Thiếu nhi : Sáng tạo và độc đáo.
Tóm tắt toàn bộ bản tin: “Em muốn sống an toàn” là chủ đề cuộc thi vẽ
tranh của thiếu nhi vừa mới được tổ chức Unicep Việt Nam và báo Tiền Phong
kết hợp vừa tổng kết. Trong vòng 4 tháng có tới 50 000 bức tranhcủa thiếu nhi
trong cả nước gửi tới ban tổ chức. Các tranh vẽ tập trung về đề tài an toàn giao
thông và đã bộc lộ được những nhận thức phong phú về đề tài này. Chứng tỏ
khả năng hội hoạ của các em là rất sáng tạo và độc đáo.
Sau khi học sinh được học và hiểu biết rõ về cách làm bài văn này thì giáo
viên lại cần cho học sinh tìm đọc các loại bản tin có trong báo Thiếu nhi, báo Nhi
đồng …và yêu cầu học sinh phải tự tóm tắt theo cách của riêng mình miễn làm
sao bản tin đó không qúa cộc lốc và không rõ ý… Khi các em làm bài giáo viên

cần hướng cho học sinh là: Bản tin sau khi tóm tắt, người đọc phải dễ hiểu nội
dung nói gì? ý nghĩa của bản tin đó ra sao?…Có như vậy học sinh mới làm bài
một cách dễ dàng.
Nói chung khi dạy học sinh viết văn giáo viên cần chú ý đến khâu tổ chức
và sử dụng phương pháp giảng dạy sao cho hợp lý. Bởi vì học sinh không những
viết được bài mà bài văn mà các em viết ra, khi đọc người nghe thấy rõ nội dung,
ý nghĩa và cảm thấy rung động, có cảm xúc thực sự trước những gì học sinh nghĩ
và viết ra trong bài văn.
Qua qúa trình trực tiếp giảng dạy và thực nghiệm đề tài, tôi nhận thấy kết
quả học tập của học sinh tăng lên rõ rệt.
17

17


Kết quả đã đạt được như sau:
Kết quả so sánh
Khảo sát đầu năm

Tổng số
18

Giỏi
0

Khá
4

TB
10


Yếu
4

Kết quả kỳ 1

18

2

6

7

3

Kết quả kỳ 2
( cả năm)

18

4

6

7

1

So với kết quả đã đạt được trong năm học tôi nhận thấy khả năng viết văn

của học sinh có nhiều tiến bộ, không những về cách viết mà còn về cả suy nghĩ.
Các em đã nói lên được những gì mà mình cảm nhận và nhận thấy trong qúa trình
học tập. Điều đó càng thấy rõ tác dụng của đề tài mà tôi đã áp dụng qua năm học
đầu tiên theo chương trình thay sách lớp 4 mới.
III)

Bài học kinh nghiệm:

Qua thực tế giảng dạy môn Tiếng việt nói chung và phân môn Tập làm văn
nói riêng. Tôi nhận thấy rằng: Muốn thành công trong việc thực hiện phương
pháp dạy theo hướng đổi mới. Trước hết người giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội
dung yêu cầu của bài, của từng tiết học để từ đó xác định rõ cho mình cách đi
đúng nhất. Nhưng để đạt được kết quả cao như vậy, đòi hỏi phải có sự quan tâm,
chỉ đạo sát sao của ngành, của phòng giáo dục. Đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp
của Ban giám hiệu nhà trường và sự cộng tác nhiệt tình của các tổ chức đoàn thể
và các đồng chí giáo viên trong nhà trường đã giúp đỡ tôi thực hiện, nghiên cứu
đề tài này.
Hiện nay theo su thế đổi mới giáo dục, đổi mới cách nghĩ, cách làm thì
người giáo viên là người trực tiếp giảng dạy trên lớp, hàng ngày được tiếp xúc
với học sinh cần có phương pháp dạy học phù hợp, thường xuyên khuyến khích,
động viên các em kịp thời. Cần tạo ra nhiều hình thức phong phú, tranh ảnh sinh
động và có tính thẩm mĩ kích thích sự tìm hiểu, trí tò mò của học sinh. Từ đó học
sinh có hứng thú học tập và chất lượng giảng dạy mới đạt hiệu quả cao.
Giáo viên là người trực tiếp giảng dạy vì thế phải là người có tâm với
nghề, có hiểu biết sâu rộng và chuẩn bị chu đáo, nghiên cứu bài vở trước khi đến
18

18



lớp. Trong giờ giảng không nên áp đặt mà cần phát huy tính tích cực của học
sinh, cho học sinh được tự do nêu ý kiến của mình. Từ những ý kiến, suy nghĩ đó
mà giáo viên có hướng điều chỉnh giờ giảng của mình. Có như vậy, chắc chắn
hiệu quả giảng dạy nói chung và chất lượng của phân môn Tập làm văn mới
cao,mới đáp ứng với nhu cầu Giáo dục của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
C.

KẾT LUẬN CHUNG:

Trong thời kỳ đổi mới của toàn xã hội nói chung, của nghành giáo dục nói
riêng, yêu cầu đặt ra cho chúng ta là phải bắt nhịp với sự phát triển giáo dục của
khu vực. Trường Tiểu học là nơi đặt nền móng đầu tiên cho quá trình giáo dục
học sinh. Nơi đây tạo ra cho các em có đủ điều kiện học tập lên các lớp trên và là
nền tảng ban đầu rất cần thiết cho một nhân cách con người. Để đáp ứng yêu cầu
đòi hỏi đó trong nhà trường Tiểu học, thì hoạt động dạy và học giữ vai trò nòng
cốt, chủ đạo, đòi hỏi người giáo viên phải có kế hoạch cụ thể, khoa học, sáng tạo
trong chuyên môn.
Hơn nữa người giáo viên phải có tâm huyết với nghề, có tinh thần trách
nhiệm cao với phương trâm “ Tất cả vì học sinh thân yêu”. Phải xác định rõ vai
trò của người giáo viên trong quá trình giảng dạy. Để từ đó đem lại những cái
mới, cái hay , cái đẹp và những tinh hoa của dân tộc, bồi dưỡng cho học sinh để
các em trở thành những con người mới , xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất
nước.
Chính vì những vấn đề này mà tôi đã mạnh dạn đem một chút suy nghĩ, ý
tưởng của mình để vận dụng vào giảng dạy phân môn Tập làm văn cho học sinh
lớp 4 tại trường tôi. Trong quá trình thực hiện, triển khai và áp dụng đề tài, bản
thân tôi đã cố gắng học hỏi, tìm tòi để nâng cao tay nghề nhưng cũng còn nhiều
hạn chế và thiếu sót.
Vậy, tôi kính mong được sự bổ sung, góp ý của các cấp lãnh đạo và các bạn
đồng nghiệp để đề tài này được áp dụng rộng rãi trong quá trình giảng dạy ở

trường tôi nói riêng và trong các nhà trường Tiểu học của ngành giáo dục Mai
sơn nói chung.
19

19


Tôi xin chân thành cảm ơn.
Mai Sơn, ngày 19 tháng 2 năm 2015
Người viết

Trần Thị Ngọc Sơn

MỤC LỤC
Lời nói đầu
A.

20

Phần mở đầu – Những vấn đề chung
I)

Lý do chọn đề tài.

II)

Mục đích nghiên cứu.
20



B.

C.

III)

Đối tượng nghiên cứu.

IV)

Phương pháp nghiên cứu.

Nội dung và kết quả nghiên cứu
I)

Cơ sở lý luận.

II)

Cơ sở thực tiễn.

III)

Bài học kinh nghiệm.

Kết luận chung

Xác nhận của đồng thi đua nhà trường
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
21

21


…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..

22


22



×