Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN Phoi hop nhom trong day hoc Toan.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.16 KB, 14 trang )

Th viện SKKN của Quang Hiệu />A. Lý do chọn đề tài.
Trong nhà trờng hiện nay, mục tiêu giáo dục tổng quát đã đợc xác định tơng
đối phù hợp với xu hớng tất yếu của thời đại. Bao gồm: năng lực, thái độ, kỹ
năng, kiến thức, cách học,cách sống nhằm tạo ra những con ngời lao động tự
chủ, năng động sáng tạo, có năng lực tự học, năng lực giải quyết các vấn đề thực
tiễn. Muốn đào tạo ra những con ngời năng đông, tự chủ, sáng tạo thì phơng
pháp giáo dục phải hớng vào việc khơi dậy, rèn luyện và phát triển khả năng suy
nghĩa và làm một cách tự chủ, năng động sáng tạo ngay trong học tập, lao động
ở nhà trờng.
Trong nhà trờng, điều chủ yếu là không phải nhồi nhét kiến thức mà là giáo
dục cho học sinh phơng pháp nghiên cứu, phơng pháp học tập, giải quyết vấn đề
một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. Có nh vậy chúng ta mới đào tạo đợc
những con ngời mới đáp ứng cuộc cách mạng về khoa học, công nghệ, đáp ứng
xu thế phát triển của thời đại. Sự phát triển của đất nớc trong mỗi giai đoạn lịch
sử đòi hỏi phải đổi mới mục tiêu giáo dục. Trong những năm qua nghành giáo
dục đã chăm lo phát triển và đổi mới phơng pháp giáo dục ở mức độ thích hợp
với từng giai đoạn phát triển của đất nớc. Nền kinh tế của đất nớc đang hội nhập
với WTO, giáo dục không thể đứng ngoài tình hình đó. Trong điều kiện lịch sử
cụ thể của xã hội Việt Nam hiện nay thì nhiêm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc
với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nớc đang đặt ra cho
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Đặc biệt là thế hệ trẻ chủ nhân tơng lai của
đát nớc. Đây là thử thách lớn lao đồng thời cũng là cơ hội lớn cho thế hệ trẻ nớc
nhà. Để làm đợc việc đó nhân tố quyết định cho sự thành công là phẩm chất
năng lực của ngời Việt Nam, là trình độ dân trí, nguồn nhân lực, nhân tài của đất
nớc. Vì vậy vai trò của giáo dục hiện nay có ý nghĩa quan trọng để xã hội phát
triển, đảm bảo cho sự phát triển của khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Do đó giáo
dục phải tiếp tục đổi mới phơng pháp cho phù hợp với nhu cầu của xã hội.
Năm học 2007- 2008 là năm học huyện Tiên Lãng tiếp tục là năm Hội
nhập phát triển bền vững và hởng ứng phong trào hai không với

năm


nội dung. Toàn thể giáo viên đã hăng hái trong phong trào đổi mới phơng pháp
dạy học, áp dụng khoa học công nghệ tin học trong dạy học. Hởng ứng phong
trào đó là một giáo viên trực tiếp tham gia công tác giảng dạy tôi xin mạnh dạn
trình bày một vài suy nghĩ về một phơng pháp dạy học môn Toán ở trờng phổ
thông nhằm nâng cao chất lợng, hiệu quả trong dạy học đó là áp dụng kiểu
dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ cho một tiết dạy.
Đây là những suy nghĩ chủ quan của bản thân, nên không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy rất mong nhận đợc những ý kiến đóng góp phê bình của
các đồng chí đồng nghiệp để bản thân tôi rút ra đợc những kinh nghiệm trong
công tác giảng dạy.
B. một vài suy nghĩ về phơng pháp dạy học hợp tác
theo nhóm nhỏ đối với môn toán.
I.Cơ sở lý luận: Đổi mới phơng pháp dạy học nói chung và môn toán
nói riêng đều xuất phát từ những quan niệm sau:
1. Mục tiêu giáo dục
Nguyễn Hồng Chiên - THCS Vinh Quang - Tiên Lãng.
1
Hoạt động cơ bản là dạy học, là hình thành và phát triển nhân cách học sinh.
Dạy học không chỉ cung cấp cho học sinh những tri thức, kiến thức cơ bản mà
còn phải tích cực vào việc hình thành và phát triển nhân cách con ngời mới xã
hội chủ nghĩa. Học sinh càng tham gia tích cực, chủ động vào hoạt động học tập
thì phẩm chất, năng lực cá nhân càng sớm đợc hình thành và phát triển hoàn
thiện. Tính năng động, sáng tạo, tự chủ là những phẩm chất của con ngời rất cần
thiết trong cuộc sống hiện đại, những phẩm chát đó cần phải đợc hình thành
ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trờng.
2. Yêu cầu của việc giảng dạy
Trớc đây trong giảng dạy ngời thầy giáo chỉ chú trọng việc truyền đạt tri thức
khoa học của bộ môn mà coi nhẹ phơng pháp học tập nghiên cứu mang tính đặc
thù của môn đó. Ngày nay cùng với tri thức khoa học của bộ môn, cùng với sự
hỗ trợ của thiết bị dạy học hiện đại, ngời thầy phát huy tối đa năng lực tự chủ

của học sinh bằng cách hớng dẫn, điều khiển học sinh tự tìm ra nội dung kiến
thức trọng tâm của bài học bằng chính khả năng của mình đây là điều có ý
nghĩa to lớn với nhiệm vụ học tập của mỗi ngời học sinh.
3. Năng lực cá nhân.
Việc đổi mới phơng pháp dạy học phải phù hợp với sự phân hoá trong dạy
học. Năng lực của học sinh trong một lớp không hoàn toàn giống nhau, việc
phân hoá đối tợng, tiến tới cá nhân hoá trong dạy học là xu hớng tất yếu để đảm
bảo sự phát triển tối u của mỗi học sinh.
4. Đặc trng riêng của từng môn học
Mỗi môn học có đặc trng riêng, bộ môn toán là môn học giữ vai trò rất quan
trọng, bởi toán học là công cụ giúp học sinh trong hoạt động học tập tốt các
môn học khác, góp phần phát triển t duy sáng tạo và năng lực trí tuệ cho học
sinh.
Vì vậy thông qua việc dạy học phải rèn khả năng suy nghĩ phơng pháp học
tập của học sinh. Việc tìm kiếm chứng minh một định lý, tìm lời giải của một
bài toán có tác dụng lớn trong việc rèn luyện cho học sinh các phơng pháp khoa
học trong suy nghĩ, suy luận, trong giải quyết vấn đề, biết quan sát, tìm tòi, dự
đoán một cách thông minh sáng tạo.
Tóm lại, dạy học là một hoạt động trọng yếu trong nhà trờng, thông qua dạy
chữ để dạy ngời. Đổi mới phơng pháp dạy học là việc làm cần thiết để đáp ứng
nhu cầu cần thiết của xã hội. Các nhà giáo dục đã khẳng định dạy học trong một
nhóm đơn vị nhóm nhỏ là phù hợp với xu thế mới của thời đại. Việc vận dụng
kiểu hoạt động theo nhóm nhỏ này có thể vận dụng cho tất cả các môn học
trong đó vận dụng vào một giờ dạy Toán là một việc làm có cơ sở khoa học đáng
tin cậy.
II. Cơ sở chỉ đạo xây dựng ch ơng trình môn toán THCS
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới về mục tiêu cấp học đã nêu trong Luật giáo
dục(1998) cần phải có một chơng trình giáo dục phổ thông phù hợp với tình
hình đất nớc ta hiện nay. Đồng thời nhìn ra thế giới thì chơng trình sách giáo
khoa cũ của ta còn quá coi trọng về lý thuyết kinh viện hàn lâm nay đợc giảm

tải về lý thuyết đó và tăng yêu cầu hoạt động thực hành cho học sinh. Nghĩa là:
ngời học phải đợc tham gia tích cực chủ động vào các hoạt động tìm tòi kiến
thức, phải đợc thực hành nhiều, làm việc nhiều. Từ đó nhân cách học sinh đợc
Nguyễn Hồng Chiên - THCS Vinh Quang - Tiên Lãng.
2
bộc lộ. Từ các căn cứ trên, việc tổ chức cho học sinh học tập nh thế nào cho
hiệu quả là một vấn đề dợc nhiều nhà giáo dục quan tâm.
III. Biện pháp thực hiện.
Sau đây tôi xin trình bày một số hớng chia nhóm nhỏ vào việc tổ chức hoạt
động trong một tiết dạy.
1. Đối với một tiết dạy kiến thức mới.
B ớc 1:- Giáo viên cần chuẩn bị xác định chính xác mục tiêu của bài dạy.
Qua bài học học sinh nắm đợc các kiến thức cơ bản trọng tâm nào, kiến thức
cần rèn luyện kỹ năng là gì và thái độ của học sinh sau khi học xong bài.
- Từ đó tìm mối quan hệ giữa kiến thức đợc xây dựng trong bài với kiến
thức cũ đã học trớc đó.
- Xác định và phân loại thành các dạng bài tập trong sách giáo khoa để
giáo viên có hớng phân chia việc cho các nhóm hoạt động.
B ớc 2: Khi đã xác định rõ mục tiêu cơ bản của bài học , giáo viên sẽ tìm tòi
và định hớng cho việc phân nhóm nhỏ học tập.
Đối với học sinh.
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị kỹ bài học ở những tiết học truớc để góp phần
xây dựng bài mới cho tốt hơn khi hoạt động theo nhóm nhỏ.
- Giáo viên giao việc chuẩn bị ở nhà cho từng nhóm: mỗi nhóm cần xem
xét một nội dung cụ thể nào đó. Tổng hợp các vấn đề của các nhóm thành một
đợn vị kiến thức của bài học mới.
Đối với giáo viên: sau khi đã nghiên cứu kỹ mục tiêu bài dạy giáo viên
cần chuẩn bị một số nội dung sau:
- Nội dung kiến thức cần truyền thụ cho học sinh.
- Chọn nội dung nào có thể cho học sinh hoạt động nhóm.

- Chuẩn bị phơng tiện cho bài dạy.
- Lựa chọn hệ thống câu hỏi mềm dẻo, nhẹ nhàng gây hứng thú thi đua
giữa các nhóm.
2. Đối với tiết luyện tập hay ôn tập chơng.
Luyện tập hay ôn tập là khâu quan trọng giúp học sinh hoàn thiện tri thức
mới và biết vận dụng tri thức đó để giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn, tác động
đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Trớc hết ta xét đến cấu trúc các giờ luyện tập, ôn tập chơng của sách giáo
khoa mới đợc trình bày trên cơ sở hệ thống các câu hỏi và hệ thống bài tập.
Toàn bộ phần lý thuyết đợc luyện tập bằng hệ thống câu hỏi, đòi hỏi học sinh
phải có ý thức tự giác học và chuẩn bị truớc ở nhà. Do đó giáo viên cần tổ chức
cho học sinh hoạt động theo nhóm trong tiết luyện tập và ôn tập chơng nh thế
nào?
Đối với học sinh.
- Học sinh phải chuẩn bị kỹ các câu hỏi ở sách giáo khoa một cách đày đủ
và chính xác ( các em có thể cha thuộc các câu hỏi xong về nội dung thì phải
nắm thật chắc).
- Học sinh chuẩn bị chu đáo các bài tập đợc giao về nhà.
Đối với giáo viên.
Nguyễn Hồng Chiên - THCS Vinh Quang - Tiên Lãng.
3
Sau khi nghiên cứu kỹ sách giáo khoa để tiến hành việc luyện tập hay ôn tập
trong một tiết học phải chuẩn bị những nội dung sau:
- Việc ôn lý thuyết: Giáo viên cần làm phiếu trắc nghiệm in nội dung xoay
quanh lý thuyết của tiết luyện tập hay ôn tập để kiểm tra nội dung kiến thức của
nhiều bài hay cả một chơng.
Tôi thấy rằng hệ thống bài tập trắc nghiệm giúp giáo viên kiểm tra những
kiến thức cơ bản, tối thiểu của học sinh cần đạt đợc sau mỗi bài dạy.
Chẳng hạn sau khi ôn tập về biểu thức đại số, đơn thức, đa thức(đại số 7)
giáo viên có thể phát phiếu học tập để các nhóm thảo luận trong 5 phút.

Đề bài Đ S
1. Các câu sau đúng hay sai:
a) 5x là một đơn thức.
b) 2x
3
y là một đơn thức bậc 3.
c)
2
1
x
2
yz 1 là đơn thức.
d) x
2
+x
3
là đa thức bậc 5
e) 3x
2
- xy là đa thức bậc 2
f) 3x
4
- x
3
-2 3x
4
là đa thức bậc 3
2. Hai đơn thức sau là đồng dạng đúng hay sai?
a) 2x
3

và 3x
2
b) (xy)
2
và x
2
y
2
c) x
2
y và
2
1
x
2
y
d) x
2
y
3
và xy
2
2xy
Đây là một bài trắc nghiệm có tính chất tổng hợp. Nó không chỉ dựa vào kiến
thức đơn lẻ của từng bài mà yêu cầu học sinh phải có kiến thức tổng hợp. Đó là
khả năng kết hợp nhiều khái niệm để trả lời. Vì vậy trong quá trình học tập đòi
hỏi học sinh phải đợc hợp tác, bàn bạc để có kết quả đúng đắn. Cho nên giáo
viên có thể cho học sinh hoạt động theo nhóm, nhóm này có khoảng 4 em là phù
hợp.
Vấn đề luyện tập các bài tập thì tổ chức hoạt động nhóm nh thế nào? Theo

tôi giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ các bài tập trong một tiết học để phân ra
thành các dạng bài tập và loại bài tập có thể cho học sinh làm việc theo nhóm.
Hoặc : Dạng bài tập tính toán.
Với tiết 64: Ôn tập chơng IV (Đại số 7), ôn tập về cộng, trừ đa thức một biến.
Sách giáo khoa ra bài tập sau(Bài 65/tr51).
Giáo viên đa đề bài lên màn hình
Trong các số cho bên phải mỗi đa thức, số nào là nghiệm của đa thức đó.
Nguyễn Hồng Chiên - THCS Vinh Quang - Tiên Lãng.
4
a) A(x)= 2x- 6
b) B(x)= 3+
2
1
x
c) C(x)= x
2
- 3x+ 2
d) D(x) = x
2
+ x
-3; 0; 3
-
6
1
; -
3
1
;
6
1

;
3
1
-2;-1;1;2
2
1
;0;-1;1
Đối với bài tập này giáo viên có thể hớng dẫn chung cho học sinh có thể thay
lần lợt các giá trị đã cho vào đa thức rồi tính giá trị của đa thức hoặc tìm x để đa
thức bằng 0.
Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm học sinh làm một câu; mỗi câu làm hai cách.
Nhóm này có thể chia theo từng tổ, mỗi tổ 7 đến 8 em. Trong mỗi nhóm cử một
em làm nhóm trởng, một em làm th ký. Mỗi em làm một nhiệm vụ cụ thể dới sự
sắp xếp của của nhóm trởng. Nhóm trởng sẽ giao việc cho từng thành viên của
nhóm mình một cách thích hợp nhất hoặc có thể làm chung cho cả nhóm rồi đi
đến thống nhất kết quả cuối cùng th kí ghi lại kết quả của cả nhóm.
Giáo viên kết thúc hoạt động nhóm rồi mời đại diện của mỗi nhóm lên trình
bày cách làm của nhóm mình. Đồng thời cho cả lớp nhận xết đánh giá thi đua
giữa các nhóm.
Tôi thiết nghĩ trong tiết luyện tập hay ôn tập đó học sinh đợc thực hành
nhiều song lại kèm theo việc phân nhóm học tập có thi đua giải nhanh, giải
đúng giữa các nhóm có đánh giá cho điểm thì học sinh càng phấn khởi và hứng
thú học tập hơn.
IV. Minh họa bằng một bài dạy.
Để minh họa cho các giải pháp trên tôi xin trình bày một tiết dạy áp dụng
kiểu dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong khuôn viên một tiết dạy đại số lớp 7.
Phần I: Nghiên cứu bài dạy
Trớc khi tiến hành soạn bài giáo viên cần thiết phải đọc kỹ nhiều lần, xác
định rõ trọng tâm của bài, tìm hiểu những kiến thứ khó để có những phơng án
giảng dạy tối u, cần xác định rõ mối quan hệ của kiến thức từng phần với nhau.

Trên cơ sở đó mà quyết định phơng pháp dạy giờ đó sao cho phát huy đợc tính
tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học. Việc nghiên cứu bài dạy để ngời
thầy sơ bộ khái quát hoá đợc hệ thống câu hỏi hớng cho học sinh vào việc tự tìm
ra kiến thức mới theo một trình tự lôgíc của kiến thức từng phần, việc nghiên
cứu bài còn giúp cho ngời thầy lờng trớc tình huống s phạm trong quá trình xây
dựng kiến thức mới, từ đó đa ra những phơng án tối u nhất giúp cho học sinh
hiểu bài, hiểu bản chất vấn đề.
Đây là một bài thuộc chơng III- Thống kê mà chơng trình cũ học sinh sẽ học
ở lớp 9. Khi đọc bài: Bảng Tần số các giá trị của dấu hiệu , tôi xác định đây là
một bài dạy kiến thức mới giúp học sinh biết cách lập bảng Tần số từ bảng số
liệu thống kê ban đầu. Đồng thời học sinh hiểu đợc Bảng Tần số là một hình
thức thu gọn có mục đích của bảng số liệu thống kê ban đầu, do đó học sinh
phải học kỹ bài học trớc về các khái niệm: Tần số, dấu hiệu là gì, giá trị của dấu
hiệuCho nên tôi đã quyết định tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm
trong bài này.
Trớc hết tôi giao việc cho học sinh nh sau:
Nguyễn Hồng Chiên - THCS Vinh Quang - Tiên Lãng.
5
1.Làm bài tập 4/9-SGK
2.Ôn lại các khái niệm: Dấu hiệu là gì? Số các giá trị của dấu hiệu. Tần số
của dấu hiệu.
3.Bài tập
Số lợng học sinh nam của từng lớp trong một trờng THCS đợc ghi lại trong
bảng dới đây:
18 14 20 27 25 14
19 20 16 18 14 16
Cho biết:
a. Dấu hiệu là gì? Số tất cả các giá trị của dấu hiệu
b. Nêu các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tìm tần số của từng giá trị đó.
Về phần giáo viên tôi cần chú ý đến các vấn đề sau:

Bài này tuy kiến thức ngắn song có ý nghĩa rất quan trọng về lý thuyết lẫn
thực hành. Khi nghiên cứu một dấu hiệu theo phơng pháp thống kê thì điều mà
ngời ta quan tâm nhất là khả năng lấy một giá trị nào đó của dấu hiệu. Các giá
trị thờng tập trung trong khoảng nào để từ đó có những dự báo ớc lợng khi
nghiên cứu dấu hiệu đó không phải trên mẫu mà trên tổng thể thống kê. Bảng
tần số tuy đơn giản song nó có thể giúp ta nhận xét sơ bộ về việc lấy giá trị của
dấu hiệu và tiện lợi cho việc tính toán sau này.
Bên cạnh sự chuẩn bị nội dung của bài dạy, nội dung cho sinh hoạt nhóm tôi
chuẩn bị các phơng tiện nh bảng phụ ghi nội dung của một số bài tập và ghi
nhớ.
Sau đây là toàn bộ tiến trình một bài dạy.
Phần II: Bài soạn
Tiết 43. Bảng Tần số các giá trị của dấu hiệu.
I.Mục tiêu
- Về kiến thức: Học sinh hiểu đợc bảng tần số là một hình thức thu gọn
có mục đích của bảng số liệu thống kê ban đầu, nó giúp cho việc sơ bộ nhận xét
về giá trị của dấu hiệu đợc dễ dàng hơn.
- Về kỹ năng: Học sinh biết cách lập bảng tần số từ bảng số liệu thống
kê ban đầu và biết cách nhận xét.
- Về t duy: Học sinh biết liên hệ thực tế.
II.Ph ơng tiện
Giáo viên: Đèn chiếu, các phim giấy trong, thớc thẳng, bảng phụ ghi
bảng7(SGK) và một số bài tập, ghi nhớ.
Học sinh: Bảng con, biển xanh đỏ, máy tính bỏ túi Fx-MS.
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy Hoạt động của
trò
Ghi bảng
Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ.
Gv: Đa bài tập lên màn

hình:
HS quan sát
Nguyễn Hồng Chiên - THCS Vinh Quang - Tiên Lãng.
6
Học sinh nam của từng
lớp trong một trờng THCS đ-
ợc ghi lại trong bảng dới đây:
18 14 20 27 25 14
19 20 16 18 14 16
Cho biết:
a.Dấu hiệu là gì? Số tất cả
các giá trị của dấu hiệu.
b.Nêu các giá trị khác
nhau của dấu hiệu và tìm tần
số.
GV: Nhận xét bài làm của
bạn.
GV yêu cầu HS đánh giá,
cho điểm.
GV đặt vấn đề vào bài:
Bảng trên là bảng số liệu
thống kê ban đầu với 12 đơn
vị điều tra, trong thực tế còn
gặp các bảng số liệu thống kê
ban đầu với số đơn vị điều tra
lớn hơn rất nhiều thì việc
nhận xét về việc lấy giá trị
của dấu hiệu là rất khó khăn,
dễ nhầm lẫn. Vậy có thể thu
gọn bảng số liệu thống kê

ban đầu đợc không?
=> Nội dung bài mới.
1HS lên bảng
trình bày.
HS: Dùng biển (Đỏ
là sai Xanh làđúng).
Hoạt động 2: Lập bảng Tần số
Gv:Yêu cầu hs đọc ?1
-Treo bảng 7
-Yêu cầu hs làm ?1dới
hình thức hoạt động nhóm (3
phút)
-Thông báo kết thúc thời
gian hoạt động nhóm.
-Kiểm tra bài của một vài
nhóm đa lên màn hình.
-Gọi hs nhận xét và bổ
sung những chỗ thiếu.
GV: Bổ sung vào bên trái
và bên phải của bảng nh sau:
giá
trị
(x)
9
8
9
9 00
1
01
1

02
Tần
số
(n)
3 4 1
6
4 N
=30
Gv: Bảng mà bạn vừa làm
ở ?1 gọi là bảng phân phối
HS đứng tại chỗ
đọc ?1
Quan sát bảng7
Hoạt động nhóm ?1
( mỗi nhóm 4 em)
Đại diện một
nhóm lên bảng trình
bày.
Kết quả của hoạt
động nhóm
9
8
9
9
1
00
1
01
1
02

3 4 1
6
4 3
1. Lập bảng Tần số
?1 (sgk)
Bảngtần sốdạng
ngang
Giá
trị
(x)
9
8
9
9
1
00
1
01
1
02
T
tần
số
(n)
3 4
6
4 3
N=
30
Nguyễn Hồng Chiên - THCS Vinh Quang - Tiên Lãng.

7
thực nghiêm của dấu hiệu.
Tuy nhiên để cho tiện, từ nay
trở đi ta sẽ gọi đó là bảng
tần số chính vì vậy mà chữ
tần số dợc đa vào trong
ngoặc.
Gv: Từ bảng 7 để lập đợc
bảng tần số em đã làm nh thế
nào?
Gv: Để lập đợc bảng tần
số từ bảng số liệu thống kê
ban đầu ta phải tìm đợc các
giá trị khác nhau của dấu
hiệu và tần số tơng ứng của
mỗi giá trị đó.
Giáo viên:Theo em còn
cách lập bảng tần số nào
khác với bảng trên không?
Gv: Em hãy lên bảng lập
bảng tần số theo cách của
em?
Gv: Nhận xét bài làm của
bạn?
Gv: Bảng dọc có nhiều
thuận lợi cho việc tính toán
các tham số của dấu hiệu mà
ta sẽ học sau này.
Treo bảng 1/sgk 4.
Từ bảng số liệu thống kê

ban đầu em hãy lập bảng
tần số.
Em có thể lập bảng ngang
hoặc dọc tuỳ ý.
Gv: thu một vài bảng của
hs chiếu lên màn hình để
kiểm tra và nhận xét.
Gv: Nhận xét bài làm của
bạn trên bảng?
HS trả lời
HS trả lời
HS lên bảng.
Dới lớp thảo luận
nhóm.
Cả lớp dùng biển
xanh đỏ nhận xét
(Xanh là đồng ý, Đỏ
là không đồng ý).
HS hoạt động nhóm
( khoảng 3 em) làm
ra giấy trong.
HS nhận xét
Bảng Tần số dạng
dọc.
Giá trị (x) Tần số (n)
98 3
99 4
100 16
101 4
102 3

N=30
Giá
trị
(x)
8 30 35 0
Tần
số
(n)
2
8 7
3 N=
20
Bảng 8- Trang10/SGK
Hoạt đông 4: Chú ý
Gv: có 2 cách lập bảng
tần số ở trên chính là nội
dung của chú ý (a)
Gv: Có bao nhiêu đơn vị
điều tra từ bảng 8?
- Có bao nhiêu giá trị
1 HS đọc chú ý
(a)
HS trả lời
2. Chú ý
SGK- Trang 10
Nguyễn Hồng Chiên - THCS Vinh Quang - Tiên Lãng.
8
khác nhau của dấu hiệu, đó
là những giá trị nào?
Qua bảng ta thấy có số

các giá trị là 20 song chỉ có 4
giá trị khác nhau là
28,30,35,50.
-Theo em giá trị nào có
tần số nhỏ nhất? Giá trị nào
có tần số lớn nhất?
- Qua bảng ta thấy chỉ có
2 lớp trồng đợc 28 cây nhng
lại có 8 lớp trồng đợc 30 cây.
Gv: Số cây trồng đợc chủ
yếu của các lớp là bao nhiêu?
Gv: Tại sao em lại khẳng
định điều này?
Gv: Trên đây là những
nhận xét sơ bộ về giá trị của
dấu hiệu và còn nhiều nhận
xét khác nữa. Những nhận
xét này sẽ giúp các em làm
bài tập ở những bài tiếp
theo.Đó là nội dung của chú
ý b/sgk
Gv: Qua bảng tần số giúp
ngời điều tra đợc gì?
Gv: Bài học hôm nay em
cần nắm đợc những nội dung
gì?
Gv: Đa nội dung bài học
lên màn hình.
Gv: Bảng tần số là hình
thức thu gọn có mục đích của

bảng số liệu thống kê ban
đầu, nó giúp cho việc sơ bộ
nhận xét về giá trị của dấu
- Có 4 giá trị
khác nhau của dấu
hiệu đó là:28, 30,
35, 50
- Giá trị có tần số
nhỏ nhất là 28; giá
trị có tần số lớn nhất
là 30.
Số cây trồng đợc
chủ yếu của các lớp
là 30 và 35 cây.
Vì giá trị 30 và
35 là khoảng giá trị
có tần số lớn nhất t-
ơng ứng với 8 và 7.
- Bảng : tần số
giúp ngời điều tra
dễ có nhận xét
chung về sự phân
phối các giá trị của
dấu hiệu và tiện lợi
cho việc tính toán
sau này.
- HS trả lời.
Ghi nhớ:SGK-trang10.
Nguyễn Hồng Chiên - THCS Vinh Quang - Tiên Lãng.
9

hiệu đợc dễ dàng hơn, nó có
tác dụng cho việc thống kê.
Hoạt đông 5: Luyện tập
Gv: Treo bảng phụ đề bài.
Giáo viên:Yêu cầu hs đọc
bài
- Qua bảng 11 em hãy cho
biết dấu hiệu cần tìm ở đây là
gì?
- Lập bảng tần số?
Gv: thu khoảng 3 bài của
hs chiếu lên màn hình để
kiểm tra.
Gv: yêu cầu hs nhận xét
baì làm của bạn.
Gv: Qua bảng tần số em
hãy cho biết giá trị nào có
tần số lớn nhất?
Vậy gia đình có 2 con
chiếm tỷ lệ cao nhất.
Gv: Số gia đình 3 con trở
lên là bao nhiêu?
Gv: Tỷ số giữa số gia đình
đông con với tổng số 30 gia
đình là bao nhiêu?
Gv: Em hãy dùng máy
tính để tính xem số gia đình
đông con chiếm tỷ lệ bao
nhiêu?
Gv: Vậy qua bảng tần

số này thì em rút ra nhận
xét gì?
Gv: Theo em thôn này đã
thực hiện tốt chủ truơng để
phát triển dân số của Nhà N-
ớc ta chua?
? ở địa phơng em việc
thực hiện chủ trơng phát triển
dân số nh thế nào? Em hãy
tập làm một nhà điều tra,
điều tra xem 20 gia đình ở
khu dân c em đang sống, số
HS đọc
HS: đúng tại chỗ
trả lời
Thảo luận nhóm và
làm ra giấy trong.
HS nhận xét
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời:tỷ số giữa
gia đình đông con
với tổng số 30 gia
đình là:
30
7
Nhắc lại nhận
xét.
HS trả lời
Bài tập 6:SGK-11

a.Dấu hiệu: số con của
mỗi gia đình
b.Bảng tần số
Giá
trị
(x)
0 1 2 3 4
Tần
số
(n)
2 4 17 5 2 N
=
3
0
Nhận xét
- Số con của các gia
đình trong thôn từ 0 đến 4
con.
- Số gia đình có 2 con
chiếm tỷ lệ cao nhất.
- Số gia đình có 3 con
trỏ lên chỉ chiếm sấp xỉ
23,3%
Nguyễn Hồng Chiên - THCS Vinh Quang - Tiên Lãng.
10
con trong mỗi gia đình và lập
bảng tần số, từ đó rút ra
nhận xét về việc thực hiện kế
hoạch hoá gia đình ở địa ph-
ơng mình?

( coi nh BTVN)
Bài tập 5/sgk-11.
Gv: Tổ chức cho HS trò
chơi toán học.
Gv tổ chức 2 đội chơi,
mỗi đội gồm 5 em. Bảng
danh sách của lớp có thống
kê ngày, tháng, năm sinh đợc
đa lên màn hình và phát cho
mỗi đội.
- Yêu cầu các đội thống
kê các bạn có cùng tháng
sinh thì xếp thành một nhóm
các bạn hơn tuổi xếp ô năm
trớc, các bạn kém tuổi xếp ô
năm sau.
- Trò chơi đợc thể hiện d-
ới dạng thi tiếp sức: cả hai
đội có 1 bút, mõi bạn viết 3 ô
rồi chuyển cho bạn sau viết
tiếp.
- Đội thắng cuộc là đội thống
kê nhanh và đúng theo mẫu.
Tháng Năm tr-
ớc
1
2 3
Tần số
(n)
Gv đa đáp án lên màn

hình đe kiểm tra kết quả của
hai đội. Công bố đội thắng và
phát thởng.
4 5 6 7 8 9
Bài 5/SGK-11: Tổ chức
cho hs trò chơi toán học.
10 11 12 Năm sau
N
=
Hoạt đông 6: Hớng dẫn về nhà.
Gv: Đa bài lên màn hình.
Bài tập điều tra về số con
của mỗi gia đình trong 30 hộ
ở khu dân c em sông và lập
bảng tần số, nêu nhận xét.
Trên đây là một ví dụ về một bài dạy minh họa bằng phơng pháp tổ chức học
sinh hoạt động theo nhóm. Tuy nhiên không phải tiết nào cũng có thể vận dụng
tổ chức học sinh hoạt động theo nhóm, không phải cả giờ dạy mà còn phụ thuộc
từng kiểu bài, từng nội dung để xây dựng cho thích hợp. Kết hợp với các phơng
pháp khác trong một giờ lên lớp làm cho tiết học trở nên sinh động hơn thoải
mái hơn tạo cho học sinh sự hứng thú khi tiếp thu bài.
Bên cạnh đó việc tổ chức hoạt động theo nhóm nhỏ không phải không còn
những mặt hạn chế: đó là học sinh có thể mất trật tự. Nếu ngời thầy không kiểm
soát đợc mọi thành viên trong nhóm hoạt động thì có những thành viên của
Nguyễn Hồng Chiên - THCS Vinh Quang - Tiên Lãng.
11
nhóm dựa dẫm vào bạn bè, ỷ lại không tham gia hoạt động mà vẫn có điểm cao.
Từ đó dẫn tới việcđánh giá thiếu chuẩn xác tới từng đối tợng trong lớp.
Góp phần thành công cho giờ dạy tổ chực hoạt động cho nhóm ngoài sự cuốn
học sinh hoạt động thì việc đánh giá cho điểm trong từng tiết học là nguồn động

viên, khích lệ rất lớn đối với học trò. Nó hoàn toàn phù hợp với tâm sinh lý của
học sinh.
Năm học 2006- 2007 tôi đợc phân công giảng dạy hai lớp toán 7. tôi nhận
thấy đây là một thử thách rất lớn. Vì sách giáo khoa lớp 7 không những thay đổi
mạnh mẽ về t tởng chỉ đạo mà thay đổi cả về cấu trúc chơng trình. Vì vậy đòi
hỏi giáo viên phải thay đổi về suy nghĩ về phơng pháp truyền đạt cho hiệu quả
cao nhất trong từng tiết học.
Với phơng pháp tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm nhỏ đợc đan xen
với các phơng pháp truyền thống, tôi cảm thấy trong giờ học hết sức thoải mái,
tiết học không nặng nề. Và học sinh đợc thật sự làm việc, tìm tòi kiến thức và
đào sâu kiến thức. Cụ thể bài kiểm tra khảo sát chất lợng đầu năm của hai lớp
đạt:
Lớp 7A: 60,6%
Lớp 7B: 62,5%
Đến nay bài khảo sát chất lợng giữa học kỳI đã thự sự đợc nâng lên rõ rệt. Cụ
thể chất lợng hai lớp đạt nh sau:
Lớp 7A: 85%
Lớp 7B: 82%
C. Bài học rút ra.
1. Nhận thức chỉ có đợc thông qua hoạt động thực tiễn, do đó trong công tác
giảng dạy phải tổ chức cho học sinh đợc làm việc nhiều, làm việc một cách tự
giác dới sự định hớng của giáo viên. từ đó hình thành cho học sinh tính tích cực,
năng động, sáng tạo,nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trên cơ sở
kiến thức toán học đợc tích luỹ có hệ thống. Muốn vậy phải chuẩn bị chu đáo
bài dạy.
2. Tính tích cực cho học sinh rèn kỹ năng diễn đạt và trình bày các khái
niệm, định nghĩa, định lý. Từ ngôn ngữ thông thờng sang ngôn ngữ toán học và
ngợc lại thông qua đó rèn kỹ năng phân tích và tổng hợp cho học sinh.
3. Đa dạng hoá các hình thức kiểm tra đặc biệt sử dụng phơng pháp trắc
nghiệm.

4. Chuẩn bị tốt các tình huống s phạm có thể xảy ra để đáp ứng và xử lý kịp
thời tạo niềm tin cho học sinh. Thầy giáo phải chuẩn mực về tác phong, ngôn
ngữ góp phần tạo ra một tiết học hay sôi nổi và hiệu quả.
5. Trên đây là một kinh nghiệm rất nhỏ của tôi trong quá trình giảng dạy
toán. có thể khi trình bày tôi có những thiếu xót mong đợc sự đóng góp ý kiến
của đồng nghiệp để tôi giảng dạy đợc tốt hơn. cuối cùng tôi xin chân thành cám
ơn!
Vinh Quang , ngày 25 tháng 12 năm
2008.
Ngời viết
Nguyễn Hồng Chiên - THCS Vinh Quang - Tiên Lãng.
12
NguyÔn Hång Chiªn
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………

…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
NguyÔn Hång Chiªn - THCS Vinh Quang - Tiªn L·ng.
13
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
NguyÔn Hång Chiªn - THCS Vinh Quang - Tiªn L·ng.
14

×