Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Ôn tập môn Quan hệ quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.72 KB, 7 trang )

Quan hệ quốc tế
Cục diện thế giới và chính sách đói ngoại của đảng và nhà nước hiện nay
I. Cục diện thế giới diễn biến phức tạp
Cục diện thế giới là toàn bộ tình hình thế giới được biểu hiện trong một thời gian cụ thể. Cục diện
thế giới mang tính động, có thay đổi theo cán cân so sánh lực lượng trên thế giới.
Sau khi chế độ XHCN ở Liên xô và Đong âu xụp đổ cuc diện thế giới và QHQT thay đổi. CNXH
hiện thực lâm vào thoái trào, phong trào CS & CNQT khủng hoản sâu sắc. Trật tự thế giới hai cực chấm dứt,
tương quan lực lượng nghiêng về phía có lợi cho CNTB và CNĐQ
Quá trình hình thành trật tự thế giới mới nỏi lên hai khuynh hướng đối lập nhau: Mỹ chủ trương thế
giới “đơn cực” trong khi Nga, Nhât bản, Trung quốc đáu tranh cho trật tự thế giới “đa cực.”, Những năm gần
đây cuộc đấu tranh ngày càng gay gắt với ưu thế tạm thời nghieng về khuynh hướng đa cực.
Để thực hiện mục tiêu của mình sau sự kiện 11/9/2001 Mỹ đã điều chỉnh chính sách theo hướng chú
ý hơn đến hợp tác đa phương nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các nước, nhưng chủ nghĩa đơn phương, âm mưu bá
chủ thế giới vẫn bộc lộ dõ nét và xuyên suốt trong chính sách đối ngoại. Trên thực tế do khó khăn và hạn chế về
nhiều măt nên Mỹ đã không thể dễ dàng áp đặt trật tự thế giới “đơn cực” do mâu thuẫn giữa Mỹ với các nước
lớn, với lợi ích hoà bình, độc lập và phát triển của các quốc gia trên thế giới .
Sau chiến tranh lạnh, tính chất và nội dung trong QHQT đã thay đổi với ưu tiên hàng đầu là kinh tế,
do đó trong QHQT hiện nay vừa có hợp tác vừa có đấu trạnh. Sự tập trung quyển lực và hình thành các trung
tâm quyền lực trên thế giới dựa trên cơ sở sức mạnh về kinh tế- chính trị, mặc dù có sự khác biệt về quyền lợi
quốc gia và chế độ chính trị nhưng không đối đàu nhau mà vừa đấu tranh , kiểm chế lẫn nhau lại vừa thoả hiệp,
họp tác.
II. Chính sách đối ngoại của đảng và nhà nước hiện nay.
- K/n: Chính sách đối ngoại là sự nối dài của chính sách đối nội nhằm phục vụ chính sách đối nội
1. Tư tưởng chỉ đạo, nguyên tăc, nhiệm vụ đối ngoại.
a. Tư tưởng chỉ đạo và nguyên tăc đối ngoại
- Mục tiêu đối ngoại của đảng và nhà nước ta hiện nay là phải tạo lập được môi trường quốc tế hoà
bình thuận lợi cho công cuộc đổi mới , phát triển KT-XH thực hiện mục tiêu dân giàu, nước manh, xã hội công
băng, dân chủ, văn minh.
- Xuất phát từ mục tiêu trên, tư tưởng chỉ đạo đối ngoại của đảng ta hiện nay là giữ vững nguyên tăc
độc lập, thống nhất và CNXH, đồng thời sáng tạo, năng động trong từng hoàn cảnh cụ thể . Theo đó Việt Nam
chú trọng mở rộng quan hệ nhiều mặt song phương và đa phương voi các nước trên nguyên tắc độc lập, thống


nhất và CNXH.
- Kiên định một các nhất quán quan điểm “thêm bạn, bớt thù” trong đường lối chính sách đối ngoại
của Đảng và nhà nước Việt Nam từ “mở rộng” quan hệ đối ngoại ( ĐH 6) đến tuyên bố “muốn là bạn với tất cảc
các nước” (ĐH 7) và nâng lên một tầm cao mới với quan điểm “sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy”. Đường lối
và chính sách đối ngoại rộng mở dựa trên nguyên tắc cơ bản là: Vì hoà bình, độc lập, thống nhất và CNXH.
Nhằm cụ thể hoá quan điểm và mục tiêu đối ngoại nêu trên, đảng và nhà nước ta đã đề ra 4 nguyên
tắc đối ngoại chủ yếu là:
+ Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công viẹc nội bộ của nhau
+ Không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực
+Giải quyết các bất đồng, tranh chấp thông qua thương lượng và hoà bình
+ Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi
b. Nhiệm vụ đối ngoại. (Đại hội X nêu dõ một số nhiệm vụ cụ thể sau )
1
- Phát triển Quan hệ với tất cả các nước, các vùng lãnh thổ trên thế giới và các tổ chức Quốc tế , chú
trọng đưa các Quan hệ đối tác đã được thiết lập đi vào chiều sâu, xây dựng các mói quan hệ thực chất , ổn định
lâu dài.
- Củng cố và phát triển Quan hệ hợp tác song phươngtin cậy với các đối tác chiến lược. Khai thác
hiệu quả các cơ hội, giảm tối đa những thách thức, dủi do trong điều kiện Việt Nam của tổ chức thương mại thế
giới (WTO)
- Chủ động và tích cự hội nhập KTQT theo lộ trình, phù hợp với chiến lược phát triển đất nước.
Chuẩn bị tốt các điều kiện để ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương.
- Đẩy mạnh thu hút các nguồn vônd đầu tư, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường mới. Khuyến
khích các doanh nghiệp trong nước liên doanh với các doang nghiệp nước ngoài và mạnh dạn đầu tư ra nước
ngoài
- Đẩy mạnh công tác văn hoá - thông tin đối ngoại, góp phần tăng cường sự hợp tác , tình hữu nghị
với nhân dân các nước
- Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại về chính trị, ngoại ngữ và năng
lực nghiệp vụ. Có đạo đức và phẩm chất tốt.
- Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu về đối ngoại.
- Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của đảng, sự quản lý tập trung của nhà nước đối với các hoạt động

đối ngoại. Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân; Giưa
chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại; giữa quốc phòng và an ninh giưa thông tin đối ngoại và thông tin trong
nước
2. Phương châm hoạt động đối ngoại:
- Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính , kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa Quốc
tế của giai cấp công nhân
- Giữ vững độc lập tự chủ, tự lực, đẩy mạnh đa dạng hoá, đa phương hoá Quan hệ đối ngoại
- Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong QHQT
- Tham gia hợp tác khu vực, đồng thời mở rộng Quan hệ với cất cả các nước
3. Phương hướng hoạt động đồi ngoại chủ yếu hiện nay:
- Coi trọng và phát triển quan hệ hợp tác, hưu nghị với các nướn láng giệng và trong khu vực. Đay
là hướng ưu tien hàng đầu nhằm tạo lập môi trường hoà bình, ổn định chung quanh đát nước
- Nâng cao hiệu quả và chất lượng hợp tác với các nước thuộc hiệp hội ÁSEAN nhăm xây dựng
Đông nam á thành khu vực hoà bình, ổn định , hợp tác và cùng phát triển.
- Tiếp tục mở rộng Quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, các nước độc lập dân tộc , các nước
đang phát triển ở châu Á, châu phi và Mỹ latinh, các nước trong phong trào không liên kết.
- Coi trọng việc củng cố và tăng cường Quan hệ đoàn kết, hợp tác với các đảng cộng sản và công
nhân, các phong trào giải phóng và độc lập dân tộc, các phong trào cách mạng tiến bộ trên thế giới
- Thúc đảy Quan hệ đa dạng với các nước phát triển và các tổ chức Quốc tế, tham gia giải quyết các
vấn đề toàn cầu, chống khủng bố Quốc tế góp phần xây dựng trật tự chính trị, kinh tế Quốc tế dân chủ, công
bằng.
- Mở rộng và phát triển công tác đói ngoại nhân dân theo phương châm: chủ động, linh hoạt, sáng
tạo và hiệu quả.
4. Thành tựu, hạn chế và bài học trong quá trình thực hiện CS đối ngoại thời kỳ đổi mới
a. Thành tựu:
- Giữ vững môi trường hoà bình, quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, vị thế đât nước
ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế, đống góp sứng đang vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
2
- Đến nay Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 147 nước, trong đó bao gồm tất cảc các
nước lớn, có quan hệ thương mại với 220 nước và vùng lãnh thổ, là thành viên chính thức của tất cả các tôư

chức Quốc tế lớn.
- Tạo ra những chuyển biến hết sức quan trọng trong việc củng cố và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác
với các nước láng giềng (Trung Quốc, Lào, Campuchia), các nước trong khu vực ÁSEAN, các nước lớn và các
nước công nghiệp phát triển.
- Thúc đảy quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước bạn bè truyển thống và nhiều nước khác ở khu
vực Đông âu, Á-Phi- Mỹ latinh góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong hợp tác song phương đồng thời củng
cố hoà bình, phát triển hợp tác ở các khu vực và thế giới
- Hoạt động đối ngoại góp phần quan trọng đối với sự phát triển KT-XH của đất nước
- Cùng với hoạt đọng đối ngoại của Đảng và nhà nước, hoạt động đối ngoại của các tổ chức, đoàn
thể nhân dân, các địa phương , đối ngoại quốc phòng và an ninh diễn ra sôi động, hình thức phong phú đã tranh
thủ được sự hợp tác của các đối tác nước ngoài.
b. Một số khó khăn, hạn chế.
- Trong một só lĩnh vực hoạt động đối ngọai , vào những thời điểm cụ thể sự đổi mới tư duy còn
chậm chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong nước và chuyển biến của tình hình thế giới. Một số mối quan hệ đã
được xác lập nhưng còn hạn chế về chiều sâu.
- Mói quan hệ giữa kinh tế, an ninh, chính trị đối ngoại trong một số trường hợp chư gắn kết mật
thiết với nhau.
- Trong hội nhập Quốc tế, tiến độ công tác chuẩn bị về pháp lý và thể chế chưa dáp ứng yêu cầu.
Nền tảng để phát triển nền kinh tế chưa bền vững, môi trường thu hút đầu tư, năng lực giải ngân các dự án đầu
tư nước ngoài, khả năng cạnh tranh của các DN cũng như của nện kinh tế còn hạn chế.
- Việc xử lý một số vấn đề trong nước cần tính toán đầy đủ hơn đến phản ứng và tác động quốc tế
nhằm hạn chế việc các thế lực thù địch lợi dụng gây khó khăn về ngoại giao. Công tác thông tin, tuyên truyền
đối ngoại chưa thật sự nhạy bén kịp thời, sự phối hợp giữa các ngành, các cấp chưa đồng bộ, hiệu quả như mong
muốn.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại còn bất cập. Công tác nghiên
cứu cơ bản, dự báo chiến lước còn hạn chế.
c. Một số bài học:
- Nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đẩy mạnh đa dạng hoá, đa phương hoá các
Quan hệ Quốc tế. Xử lý đúng đắn mối Quan hệ với các nước lớn theo quan điểm thận trọng, cân bằng, tạo thế
đan xen lợi ích, không phụ thuốc vào bất cứ nước nào, không tham gia tập hợp lực lượng gây bất lợi cho đát

nước trong QHQT
- Phải luôn đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu trong các mối quan hệ. Kết hợp sức mạnh dân tộc và thời
đại, dân tộc với Quốc tế
- Phát huy truyền thống hoà hiếu, yêu chuông hoà bình của dân tộc, kiên tri đường lối chính sách đối
ngoại hoà bình hữu nghị, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cảc các nước trên thế giới
- Nắm vững và kiên định phương châm vừa hợp tác vừa đấu tranh trong QHQT., quán triệt sâu sắc
nhận thức về đối tác, đối tượng trong tình hình mới. Tranh thủ điểm tương đồng, hạn chế bất đồng, giải quyết
tranh chấp bằng thương lượng hoà bình.
- Không ngừng hoàn thiện cơ chế thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại, phối hợp chặt chẽ đối
ngoại của đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân. Công tác đối ngoại phải đặt dưới sự lãnh đạo của
đảng, sự quản lý tập trung thống nhất của nhà nước./.
3
Những xu hướng vận động cơ bản của các nước đang phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá- Liên hệ
thực tiễn Việt Nam
I. Sự ra đời và thực trạng của các nước đang phát triển
- K/n: Các nước đang phát triển ( ĐPT) là k/n dùng để chỉ các quốc gia dân tộc ở Châu á, Châu phi
và Mỹ latinh vốn là thuộc địa, nửa thuộc địa của chủ nghĩa thực dân đế quốc, đã giành được độc lập về chính trị
nhưng về kinh tế, khoa học kỹ thuật ít nhiều còn phụ thuộc vào các nước tư bản phát triển, hiện nay đang trong
quá trình đấu tranh và lựa chọn con đường phát triển cho dân tộc mình
Ngoài cách gọi trên, để nhấn mạnh một lĩnh vực nào đó người ta còn dùng một số thuật ngũ khác để
chỉ nhóm các nước này như: Các nước độc lập tre tuổi, các nước thế giới thứ ba, các nước phương Nam, các
nước Á, Phi và Mỹ latinh.
1. Đặc điểm ra đời của các nước ĐPT
a. Ra đòi từ kết quả của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc lâu dài và gian khổ.
- Cuộc đấu tranh giải phóng dân cộc của các nước ĐPT xuất hiện đồng thời với quá trình xâm chiếm
địa của CNĐQ.
- Tuy nhiên cho đến CM tháng 10 Nga thắng lợi do chịu sự tác động của bối cảnh Quốc tế lúc bấy
giờ và do điều kiện cụ thể của mỗi nước cho nên các cuộc đấu tranh này còn diễn ra ở mức thấp và chư đạt mọc
tiêu cuối cùng là giành được ĐLDT.
- Kể từ năm 1917 do ảnh hưởng của CM tháng 10 Nga cuộc đấu tranh chuyển sang giai đoạn mới

với sự lãnh đạo của g/c công nhân mà đội tiên phong là các ĐCS. Cũng từ đây hàng loạt các nước đã giành
được độc lập về chính trị. Kể từ đây hệ thống thuộc địa của CNĐQ căn bản bị xoá bỏ.
b. Ra đòi từ sự hậu thuẫn, giúp đỡ về nhiều mặt của hệ thồng XHCN thế giới .
- Thắng lợi của CM tháng 10 Nga đã mở ra thời đại mới, thời đại đấu tranh giải phóng con người,
giải phóng các dân tộc khỏi áp bức bất cộng. Chủ nghìa xã hội hiện thục đã cổ vũ và giúp đỡ to lớn cho phong
trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước ĐPT. điều đó được thể hiện qua việc Liên xô hậu thuần và giúp
đỡ cả tinh thần, vật chât cho cuộc đấu tranh GPDT của Trung Quốc, Triều Tiên và các nước Đông dương Sự
ra đời của hệ thống XHCN đã làm làm thay đỏi so sánh lực lượng có lợi cho phong trào GPDT của các nước
trên thế giới
c. Lựa chọn nhiều con đường phát triển khác nhau:
- Sau khi giành được độc lập về chinh trị, các nước ĐPT tiếp tục đấu tranh để giành độc lập về kinh
tế. Xuất phát từ đặc điểm phát triển không đồng đều và dưới tác động của trật tự thế giới thời kỳ chiến tranh
lạnh cho nên sau khi giành được ĐLDT các nước ĐPT đã lựa chọn những con đường phát triển khác nhau.
+ Về chính trị: Có nước lựa chọn con đường phát triển định hường XHCN, có nước lựa chọn con
đường TBCN, quân chủ lập hiến và cả quân chủ chuyên chế.
+ Về kinh tế: Có nước tiến hành CNH thành công trở thành những nước CNH, có nước còn ở tình
trạng kinh tế nông nghiệp lạc hậu
d. Ảnh hưởng của chính sách thực dân mới của các nước đế quốc.
- Sau khi giành được độc lập các nước ĐPT lại đứng trước những vấn đề mới. Để duy trì lợi ích của
mình, các nước đế quốc với bản chất vốn có của nó đã triển khai chính sách của chủ nghĩa thực dân mới thông
qua các hình thức và biện pháp kinh tế để bóc lột, nô dịch và khống chế các nước mới giành được độc lập đi
theo quỹ đạo của mình, do đó cuộc đáu tranh bảo vệ ĐLDT của các nước ĐPT bước sang thời kỳ mới đó là: Giữ
vững, củng cố độc lập về chính trị đồng thời đảy mạnh cuộc đấu tranh giành độc lập về kinh tế Đấu tranh
chóng mọi sự áp đặt, can thiệp từ các nước đế quốc cì sự tồn tại và phát triển của dân tộc mình.
- Ngày nay trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp , phong trào CM thế giới tạm thời
lâm vào thoái trào. Cuộc CMKHCN đang diễn ra như vũ bão , toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế đang được
4
triển khai một cách sâu rộng tác đọng mọi mặt đến ĐSXH cho nên cuộc đấu tranh của các nước ĐPT cũng mang
sắc thái mới đó là đấu tranh vì một trật tự thế giới mới công bằng, dân chủ, văn minh.
2. Thực trạng cuả các nước ĐPT hiện nay:

a. Về kinh tế:
- Đa số các nước ĐPT hiện nay là những nước nghèo, kinh tế lạc hậu, bị lệ thuộc vào hệ thống kinh
tế TBCN từ khai thác tài nguyên đến nguồn vốn, kỹ thuật công nghệ, thị trường tiêu thụ sản phẩm được biểu
hiện trên nhiều mặt như:
+ Đại bộ phận các nước ĐPT cho đến nay vẫn chưa tiến hành CNH hoặcđang ở giai đoạn đầu của
quá trình này. Do đó lĩnh vực chủ yếu vẫn là nông nghiệp lạc hậu, năng xuất lao động thấp
+ Các nước ĐPT chiếm 80% dân số toàn cầu nhưng chỉ chiếm 14% tổng sản phẩm quốc dân của thế
giới. Hệ số chênh lệch giàu, nghèo giữa các nước ĐPT so với các nước phát triển ngày càng tăng.
+ Đại bộ phận các nước ĐPT lâm vào tình trạng nợ nần chồng chất và có xu hướng ngày càng tăng.
Nguyên nhân của sự yếu kém trong phát triển kinh tế.
Một la: Do phai gánh chịu hậu quả nặng nề của chính sách thực dân thời kỳ bị chiếm làm thuộc địa,
nủa thuộc địa của CNĐQ.
Hai là: Các nước đang phát triển ngày nay tiếp tục bị bóc lột nặng nề về kinh tế của chủ nghĩa thực
dân mới và sự thua thiệt do tình trạng bất bình đẳng trong quan hệ kinh tế quốc tế gây thiệt hại lớn cho nền kinh
tế nước mình ( Hằng năm các nước giàu có đã bù giá nông nghiệp khoảng 300 tỷ USD làm cho các nước ĐPT
thiệt hại mỗi năm từ 40 - 200 tỷ USD, Do nợ nần chồng chất cho nên hàng năm các nước ĐPT phải trả lãi từ
100 - 200 tỷ USD) do đó các nước ĐPT không còn nguồn lực dành cho phát triển kinh tế.
Ba là: Nhiều nước ĐPT luôn trong tình trạng mất ổn định về chính trị- xã hội do đó các nước này
không có môi trường thuận lợi để tập trung mọi nguồn lực cho khôi phục và phát triển kinh tế.
Bốn là: Nhiều nước ĐPT thiếu một chiến lược phát triển KT-XH đúng đắn , phù hợp với điều kiện
cụ thể củạ mỗi nước.
b. Về chính trị:
Một bộ phận không nhỏ các nước ĐPT đang phải đối mặt với tình trạng bất ổn định về chính trị - xã
hội, biểu hiện qua các cuộc xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo. Các cuộc nội chiến đảo chinh, lật đổ để tranh
giành quyền lực giữa các lực lượng chính trị. Đăc biệt sau thời kỳ chiến tranh lanh các cuộc xung đột, nội chiến
có xu hướng gia tăng do các nguyên nhân:
Một là: Do sự can thiệp từ các nước đế quốc. Những nước mà lực lượng dân chủ, tiến bộ nắm chính
quyền sau khi giành được độc lập luôn bị các nước đế quốc hậu thuẫn giúp đỡ cho các lực lượng chính trị thân
phương Tây tiến hành đảo chính, lật đổ để nắm chính quyền , đưa các nước này vào quỹ đạo do mình chi phối.
Hai là: Các nước ĐPT sau khi ra đời phải gánh chịu hậu quả của chính sách gây chia rẽ, hận thù dân

tộc, sắc tộc, tôn giáo, chia cắt lãnh thổ mà chủ nghĩa thực dân để lại
Ba là Nhiều nước ĐPT ra đời trên cơ sở trình độ KT-XH yếu kém, cơ cấu xã hội và cơ cấu giai cấp
hình thành chưa dõ nét do đó thiếu một lực lượng xã hội tiến bộ đẻ tậphợp, đoàn kết nhân dân và lãnh đạo đất
nước
Bốn là: Sự nắm quyền của các chế độ độc tài, quan liêu, mất dân chủ ở một số nước ĐPT đã gây nên
làn sóng bất bình trong xã hội và các cuộc đấu tranh của nhân dân.
c. Về văn hoá - xã hội
- Trình độ dân trí của các nước ĐPT rất thấp
- Về KHCN, các nước ĐPT tuy chiếm 80% dân số thế giới nhung cac phát minh về KHCN chiếm
chưa đến 10% và chỉ sở hữu 2% tiềm lực KHCN.
5
- Phần lớn các nước ĐPT phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội như: Đói nghèo, thất nghiệp, bệnh
tật, bùng nổ dân số
II. Xu hướng vận động cua các nước ĐPT trong bối cảnh toàn cầu hoá:
1. Giữ vững độc lập chính trị, giành và củng cố độc lập về kinh tế.
- Sau khi giành độc lập về chính trị, các nước ĐPT vẫn còn có nguy cơ bị xâm lước dưới nhiều hình
thức do đó đấu tranh giữ vững độc lập về chinh trị được xác định là một nhiệm vụ tất yếu. Ngày nay tiêp tục
diễn ra mạnh mẽ thông qua nhiều hình thức như: Đáu tranh cho hoà bình dân chủ, chống các thế lực phản động,
chống chủ nghĩa bá quyền nước lớn
- Cuốc đấu tranh củng cố độc lập về kinh tế thể hiện tren các vấn đề như: Chống chủ nghĩa thực dân
mới về kinh tế , xây dựng chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn, xây dựng nền kinh tế độc lập, tụe chủ
2. Giữ vững hoà bình, ổn định về chính trị, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế.
- Đây là xu thế chung, vừa là nhu cầu khách quan của các nước ĐPT trong giai đoạn hiện nay. Kinh
nghiệm những năm qua cho thấy tình trạng mất ổn định chính trị- xã hội là nguyên nhân và điều kiện để các
nước lớn can thiệp vào công việc nội bộ mà làm mất quyền độc lập, tự chủ của đát nước.
3. Tích cực tham gia hợp tác Quốc tế, liên kết khu vực. Chủ động tham gia vào quá trình toàn
cầu hoa, khu vực hoá
- Xu hướng này vốn đã xuất hiện trong thời kỳ chiến tranh lạnh, ngày nay vẫn tiếp tục diễn ra mạnh
mẽ với nhiều hình thức phù hợp với tình hình thế giới trong đó hợp tác, liên kết về kinh tế là trọng tâm. Nguyên
nhân là do khu vực hoa, toàn cầu hoá là xu thế khách quan của thế giới ngày nay.

4. Đấu tranh nhằm thiết lập trật tự thế giới mới công bằng, dân chủ. (thể hiện trên hai lĩnh vực
chủ yếu sau)
Thứ nhất: Đấu tranh thiết lập trật tự thế giới mới công bằng, dân chủ về chinh trị: Được thể hiện qua
các nội dung như: Đòi cải tổ Liên hợp quốc để tổ chức này dân chủ và bình đẳng hơn trong việc giải quyết các
vấn đề quốc tế, tránh sự lũng đoạn và chi phối LHQ của các nước lớn. Với mục tiêu này các nước ĐPT đòi cải
tổ cơ chế quyền lực của LHQ theo hai hương: Hướng thứ nhất là mở rộng thanh viên của Hội đồng bảo an LHQ
để các nước ĐPT có đại diện của mình tham gia. Hướng thứ hai là tăng cường vai trò của Đại hội đồng LHQ để
nghị quyết do các nước thành viên tham gia có tính bắt buộc thi hành thay vì chỉ mang tíng tham khảo như hiện
nay. Ngoài ra các nước ĐPT còn đấu tranh xây dựng một trật tự thế giới mới vì hoà bình thông qua Hiến
chương LHQ như: Thực hiện nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các
nước thành viên LHQ.
Thứ hai: Đấu tranh thiết lập trật tự thế giới mới về kinh tế bình đẳng giữa các quốc gia như: Chống
bất bình đẳng trong việc thực hiện các chế định của các tổ chức thương mại, tài chính gây thiệt hại cho các nước
ĐPT. Chống lợi dụng toàn cầu hoá kinh tế để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới, chống sự can thiệp từ bên ngoài
vào nề kinh tế các nước ĐPT
III. Liên hệ thực tiên Việt Nam
1. Quan điểm về hợp tác và đấu tranh trong xu thế TCH, HNKTQT của Đảng ta:
Đảng va nhà nước ta quan niệm, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế luôn hàm chức hai mặt là vừa có
hợp tác, vừa có đấu tranh, do đó tất cả các nước đèu phải chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, hợp tác,
phân công lao động Quốc tế. Toàn cầu hoá không chỉ đơn thuần là quá trình kinh tế - kỹ thuật mà còn là cuộc
đấu tranh kinh tế - xã hội, kinh tế chính trị, và văn hoá - tư tưởng gay gắt. Hợp tác và đấu tranh là hai mặt có
quan hệ hữu cơ, biện chứng không tách rời nhau trong toàn cầu hoá và hội nhập Quốc tế.
Đảng và nhà nước xác định phương châm cơ bản là đảm bảo nguyên tắc cùng có lợi, trong hợp tác,
liên kết cần giữ vững nguyên tăc vừa hợp tác vừa đấu tranh, vừa kiên quyết vừa mềm dẻo để đạt được mục tiêu.
Đồng thời phải luôn cảnh giác trước âm mưu và thủ đoạn lợi dụng hợp tác kinh tế quốc tế để can thiệp, áp đặt về
chính trị
6
* Sự tham gia của Việt Nam đói với phong trào chóng mặt trài toàn cầu hoá thể hiện dõ nét thông
qua những hoạt động tại các diễn đàn đa phương, các tổ chức và phong trào Quốc tế.
- Phong trào không liên kết: Việt Nam đã đề xuất, đóng góp nhiều kinh nghiệm, sáng kiến nhằm

tăng cường hợp tác giữa các nước ĐPT. Đấu tranh thúc đảy quan hệ để các nước phát triển dành nhiều ưu đãi,
vốn cho các nước ĐPT trong bối cảnh toàn cầu hoá. Cùng với các nước thành viên của phong trào tìm kiếm
những phương thức hoạt động mới vì mục tiêu “ Không liên kết với đói nghèo,bất công, bạo lực mà liên kết với
nhau để phát triển”
- Tại Liên hợp quốc: Việt Nam được đánh giá cao trong việc hoàn thành trước thời hạn nhiều mục
tiêu trong “mục tiêu phát triển thiên niên kỷ”. Triển khai thành công các chương trình hành động của LHQ về
phát triển xã hội, môi trường, an ninh lương thực, dân số
2. Những vấn đề đặt ra đói với Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá và phong trào chống mặt trái
của toàn cầu hoá.
- Vấn đề lựa chọn, điều chỉnh mô hình phát triển KT-XH
+ Lựa chọn mô hình KT-XH phù hợp khi hội nhập vào nền kinh tề thế giới dưới tác động của toàn
cầu hoá là việc đầu tiên, quan trọng nhằm khai thác mặt tích cực cũng như hạn chế mặt tiêu cực của toàn cầu
hoá. Việc lựa chọn mô hình KT- XH vừa là đòi hỏi từ bên trong của đát nước trong quá trình đổi mới vừa là đòi
hỏi do quá trình TCH đặt ra.
+ Đảng ta đã lựa chọn nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát trong
thòi kỳ quá độ đi lên CNXH. Theo quan niệm của Đảng KTTT định hướng XHCN là một kiểu tổ chức kinh tế
vừa tuân theo những quy luật của thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và
bản chất của CNXH thể hiện trên cả ba mặt của Quan hệ sản xuất là: Quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối và tổ
chức quản lý. Để có nề KTTT định hướng XHCN nhằm hạn chế tiêu cực, phát huy mặt tích cực của TCH đảng
ta đã có quá trình tìm tòi, điều chỉnh đường lối, chính sách mà quan trọng nhất là đường lối thu hút nguồn vốn
đầu tư từ nước ngoài.
+ Đảng và NN đã từng bước hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách theo hướng tạo điều kịên
thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài có vốn đầu tue ở Việt Nam phù hợp với thông lệ Quốc tế, đồng thời
chặt chẽ hơn trong việc bảo vệ quyền lợi cho phia Việt Nam. Phương thức quản lý của nhà nước luôn được điều
chỉnh, cải cách như: Cải cách hành chính, tăng cường nâng cấp kết cấu hạ tầng, nhằm giúp các doanh nghiệp
hoạt động có hiệu quả vừa bảo vệ kinh tế, chính trị, xã hội của đát nước trước tác động xấu của toàn cầu hoá.
- Vấn đề định hướng chính trị và nền độc lập dân tộc:
+ Thứ nhất: Xây dựng và củng cố hệ thống chính trị với mục tiêu nhằm xây dựng và từng bước hoàn
thiện nề dân chue XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
+ Thứ hai: Khẩn trương xây dựng và hoàn thiện các thể chế chính trị- pháp luật để đảy mạnh quá

trình hội nhập, khai thác những cơ hội do toàn cầu hoá mang lại đồng thời chủ động đối phó những tác động xấu
+ Thứ ba: Thực hiện đường lối đối ngoại dựa trên tư duy mới, đó là đường lối dựa trên cơ sở đánh
giá thời đại phù hợp với thực tiễn. Lấy việc giữ vững môi trường hoà bình , ổn định để phát triển KT-XH là lợi
ích cao nhất của Tổ quốc.
- Vấn đề lựa chọn chủ trương và giải pháp trong quá trình hội nhập.
Một là: Đổi mới tư duy trong lựa chọn đối tác quan hệ. Trên cơ sở đổi mới nhận thức về “Đối tác -
đối tượng”
Hai là: Thực hiện hội nhập khu vực và thế giới một các đồng bộ về kinh tế, mặt dễ đồng thuận nhất ,
đến hợp tác nhiều mặt hơn.
Ba là: Mèm dẻo, linh hoạt, năng động trong quan hệ với các đói tác phù hợp với vị trí, điều kiện và
hoàn cảnh Việt Nam trên nguyên tắc giữ vững lợi ích dân tộc.
Bốn là: Chú trọng xây dựng quan hệ ổn định với các đối tác lớn nhằm giúp cho đất nước hoà bình,
ổn định, phát triển, đồng thời thu hút thị trường và nguồn đầu tư, tiếp cận nền công nghệ tiên tiến để phát triển
đất nước./.
7

×