Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Ôn tập Quan điểm chính sách tôn giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.04 KB, 4 trang )

Một số nội dung ôn tập
Phần quan điểm chính sách tôn giáo
1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của quan điểm, chính sách tôn giáo.(Theo tinh thần
NQ 25-NQ/TƯ ngày 12/3/2003)
Quan điểm chính sách tôn giáo hiện nay của đảng và nhà nước ta được đề ra dựa trên các cơ
sở sau:
- Xuất phát từ quan điểm của CNMLN về tôn giáo
+ Từ khái niệm, bản chất của tôn giáo(tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, vừa là
một thực thể xã hội, tôn giáo vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực)
+ Từ nguồn gốc ra đời của tôn giáo: Nguồn gốc KT-XÃ HộI, nguồn gốc nhận thức, nguồn
gốc tâm lý tình cảm.
+ Từ tính chất của tôn giáo: Tính lịch sử, tính quần chúng, tính chính trị.
+ Từ phương pháp giải quyết vấn đề về tôn giáo của chủ nghĩa Mác-Lê
Trong đó trước hết dựa vào thái độ của những người mác xít đối với tôn giáo đó là vấn đề
tôn giáo phải được đặt ra và giải quyết trên cơ sở của thế giới quan duy vật. CNMLN phê phán các mưu
toan tuyên chiến với tôn giáo, bạo lực, nóng vội trong giải quyết các vấn đề về tôn giáo, dùng chính
sách đàn áp đối với tôn giáo.
Dựa trên những bài học kinh nghiệm của chủ nghĩa Mác - Lênin trong giải quyết vấn đề về
tôn giáo (1) không thể thuần tuý về tư tưởng trong giải quyết vấn đề về tôn giáo (2) Không tả khuynh
hoặc đồng nhất tôn giáo với kẻ thù của CNXH (3) Không hữu khuynh coi tôn giáo chỉ là nhận thức
chưa đầy đủ của nhân dân, cứ xây dựng thành công CNXH thì tự nhiên tôn giáo sẽ tiêu vong.
Dựa trên những vấn đề mang tính nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin: (1)Khắc phục dần
những tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới (2)
Tôn trọng tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng của nhân dân (3) cần phải có quan điểm lịch sử
cụ thể khi giải quyết các vấn đề về tôn giáo (4) cần phân biệt hai mặt nhu cầu tự do tín ngưỡng và lợi
dụng TGTN.
- Xuất phát từ quan điểm, tư tưởng HCM về tôn giáo
+ Tư tưởng đoàn kết, lương giáo hoà hợp
+ Tư tưởng tự do tín ngường và không tín ngưỡng
+ Tư tưởng đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo, bài trừ mê tín dị đoan
- Xuất phát từ những tư tưởng, quan điểm của đảng, nhà nước ta về tôn giáo qua các văn


kiện chủ yếu như NQ 24 của BCT (10/1990); NĐ 69 HĐBT (3/1991) NĐ 26 CP (4/1999)
- Xuất phát từ tình hình thực tiễn tôn giáo trong nước và thế giới.
+ Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa TNTG , đời sống tâm linh TNTG đang phục hồi
và phát triển mạnh, tôn giáo luôn là vấn đề phức tạp, nhạy cảm và tác động sâu sắc đến mọi mặt của
ĐSXH.
+ Tôn giáo thế giới cũng đang phục hồi và phát triển sôi động ở nhiều quốc gia, châu lục và
đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết
- Xuất phát từ những bài học kinh nghiệm trong thực hiện chinhs sách tôn giáo của nước ta
thời gian qua cả những thành công và chưa thành công.
2. Những nguyên tắc chung của chính sách cần phải quán triệt.
1
- Bảo đảm quyền TDTNTG hay không TNTG. Nghiêm cấm phân biệt đối xử vì lý do TNTG
- Mọi tôn giáo, tín đồ các tôn giáo được pháp luật thừa nhận đều bình đẳng về quyền lợi và
nghĩa vụ theo luật định.
- Mọi hoạt động tôn giáo đều phải tuân thủ pháp luật , mọi hoạt động vi phạm pháp luật đều
bị nghiêm trị
- Những hoạt động tôn giáo vì lợi ích chính đáng của tín đồ được đảm bảo. Những hoạt động
tôn giáo vì lợi ích của tổ quốc, nhân dân được khuyến khích.
- Mọi hoạt động mê tín dị đoan bị bài trừ. Mọi hoạ động lợi dụng tôn giáo chống lại nhà
nước đều bị xử lý theo pháp luật
- Các cấp uỷ đảng, cơ quan, chính quyền, các đoàn thể quần chúng có trách nhiệm làm tốt
công tác vận động quần chúng thực hiện đúng đắn chính sách tôn giáo
3. Phân tích nội dung, quan điểm chính sách tôn giáo
Một là: TGTN là nhu cầu tinh thần của 1 bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc
trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta
- Nước ta có gần 20 triệu đồng bào có đạo, chiếm 25% dân số cả nước và có trên 80% dân số
có đời sống tâm linh. TGTN hiện đang là nhu cầu tinh thần của một bộ phận đông đảo nhân dân
- TGTN đang và sẽ tồn tại lâu dài cùng dân tộc và cùng voéi chế độ XHCN ở nước ta.(mối
quan hệ giưa tôn giáo và dân tộc, tôn giáo và nhà nước )
Tôn giáo thế giới đang có những biến đổi trước những biến động của thế giới, của xu thế

toàn cầu hoá và sự phát triển đi lên của đất nước (mói quan hệ với mọi mặt của ĐSXH)
- Quán triệt quan điểm này cần khắc phục bệnh chủ quan duy ý trí
Hai là: Đảng và nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc
- Đồng bào các tôn giáo là khối đại đoàn kết dân tộc
- Thực hiện quan điểm này một mặt phải đoàn kêt đồng bào theo những tôn giáo khác nhau
(giải quyết tốt mối quan hệ giữa tôn giáo với tôn giáo)
- Mặt khác phải đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo (giải
quyết tốt mối quan hệ giưa người có đức tin tôn giáo , người có tín ngưỡng khác nhau với người theo
chủ nghĩa vô thần)
- Quán triệt quan điểm này cân khắc phục các biểu hiện: Phân biệt, đối xử, đó kỵ mặc cảm vì
lý do TNTG, kiên quyết chống lại âm mưu, thủ đoạn lợi dụng TGTN , chia rẽ phá hoại khối đại đoàn
kết dân tộc
Ba là: Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng
- Đay là tư tưởng chủ đạo quan trọng nói lên thực chất của công tác tôn giáo với mục tiêu là
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Đay chính là cơ sở để phat huy sự tương
đồng, khắc phục sự dị biệt.
- Các đối tượng của công tác vận động quần chúng bao gồm: Tín đồ, chức sắc, nhà tu hành
và chức việc trong từng tôn giáo .Đồng thời cũng phải vận động quần chúng không có tôn giáo thực
hiện chính sách tôn giáo
- Công tác vận động quần chúng trong công tác tôn giáo bao gồm: Công tác giáo dục, tổ
chức phong trào quần chúng, xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương
2
- Quán triệt quan điểm này cần khắc phục các biểu hiện: Hành chính, quan liêu, cửa quyền,
xa ròi quần chúng hoặc hữu khuynh theo đuôi quần chúng.
Bốn là: Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hề thống chính trị:
- Công tác tôn giáo liên quan đến mọi lĩnh vực, mọi mặt của ĐSXH, mọi ngành, mọi cấp từ
trung ương đến cơ sở
- Đảng là nhân tố lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị trong quá trình tiến hành công tác tôn
giáo
- Nhà nước quản lý hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo theo quy định của hién pháp và

pháp luật(đường lối, chủ trương, chính sách của đảng được thể chế hoa)
- Mặt trận và các đoàn thể nhân dân quàn triệt đường lối, chủ trương chính sách của đảng,
pháp luật của nhà nước để vận động quần chúng thực hiện.
- Quán triệt quan điểm này cần khắc phục các biểu hiện: thiếu cộng tác, phối hợp chặt chẽ
đồng bộ để phát huy sức mạnh tổng hợp hoặc buông lỏng quản lý , lấn sân lẫn nhau.
Năm là: Vấn đề theo đạo và truyền đạo
- Đây cũng là một quan điểm quan trọng nhằm xác định dõ các hoạt động tôn giáo (bao gồm
hành đạo, quản đạo và truyền đạo) đều phải tuân thủ theo hiến pháp và pháp luật
- Nhà nước bảo hộ các hoạt động truyền đạo đúng đắn, đồng thời nghiêm cấm mọi hoạt động
truyền đạo trái phép.
- Nhà nước bảo vệ chính đạo đồng thời chống lại tà đạo
- Quàn triệt quan điểm này cần khắc phục các biểu hiện: Can thiệp thô bạo vào công việc
thuần tuý tôn giáo , buông lỏng quản lý trước các hành vi vi phạm các quy định của hiến phap, pháp
luật trong hoạt đông tôn giáo
4 Thành tựu và hạn chế trong thực hiện chính sách tôn giáo hiện nay
- Thành tựu;
+ Khắc phục nhận thức lệch lạc về tôn giáo và công tác tôn giáo tạo ra xu hường đồng hành cùng
dân tộc
+ Khăc phục những hẹp hòi định kiến do lịch sử để lại
+ Cả HTCT quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của giáo dân
+ Đồng bào có đạo tham gia ngày càng nhiều vào sự nghiệp đổi mới
+ Hoạt động tôn giáo đi vào nề nếp, tuôn thủ hiến pháp, pháp luật
- Hạn chế
+ Cấp uỷ, chính quyền và cán bộ tôn giáo một số nơi chưa nhận thức đầy đủ về CSTG
+ Quan điểm, tư tưởng về chính sách tôn giáo chậm đổi mới
+ Việc thực hiện chính sách tôn giáo có biểu hiện hẹp hòi, định kiến
+ QLNN với tôn giáo vừa cứng nhắc vừa buông lỏng. Thiếu kiên quyết đấu tranh với những hành vi
sai trái
+ Hoạt động của một số chức sắc, tín đồ có nơi lấn lướt chính quyền
+ Hiện tượng lợi dụng tôn giáo hành nghề mê tín dị đoan phát triển

+ Đội nghũ cán bộ vùng giáo yếu và thiếu
+ Quản lý nhà nước đối với tôn giáo thụ động, kém hiệu quả
+ Cán bộ tôn giáo yếu và thiếu trầm trọng.
3
5. Liên hệ với việc vận dụng các quan điểm, chính sách đối với TNTG tại tỉnh Ninh
Bình trong những năm qua.
Ninh Bình có khoảng 13 vạn tín đồ theo các tôn giáo, chiếm 12% dân số của tỉnh. Thực hiện 5 quan
điểm trong giải quyết vấn đề tôn giáo, thời gian qua, Ninh Bình đã triển khai thực hiện những nhiệm vụ, giải
pháp sau đây:
Về quan điểm thứ nhất, tỉnh đã chú trọng khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của TG bằng các
hoạt động tuyên truyền, giáo dục, hướng bà con giáo dân vào các phong trào thiết thực trong đời sống như: Đẩy
mạnh phong trào xây dựng làng xã văn hóa, gia đình văn hóa; Áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, thay
đổi các tập quán sản xuất lạc hậu; Xây dựng nông thôn mới gắn với xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm;
Kiên quyết bài trừ các tệ nạn mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội khác; Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng điện,
đường, trường, trạm xá, phục vụ tốt hơn các nhu cầu đời sống vật chất, văn hóa cho bà con giáo dân. Từ đó,
đồng bào có đạo yên tâm, phấn khởi, thực hiện phương châm sống tốt đời đẹp đạo.
Về quan điểm thứ hai: Tỉnh Ninh Bình đã kịp thời triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Luật
pháp của Nhà nước đối với công tác tôn giáo như Ban hành Chỉ thị số 27-CT/TU ngày 7/5/2005 của Ban
thường vụ tỉnh uỷ khoá 14 về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác tôn giáo trong tình hình mới góp phần
nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tôn giáo, đồng thời tạo cơ sở pháp lý
bảo đảm quyền tự do tính ngưỡng tôn giáo của công dân. Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn công tác TG cho đội
ngũ cán bộ TG các địa phương, chức sắc tôn giáo. Bên cạnh đó, tỉnh cũng chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng
cường đề cao cảnh giác, kiên quyết xử phạt các hành vi đội lốt tôn giáo, lợi dụng tôn giáo để hoạt động chính
trị, chia rẽ, gây mất đoàn kết; thực hiện đúng PL các hiện tượng lợi dụng đòi đất xây dựng Nhà thờ (ơ Nho
Quan và Kim Sơn)…
Về quan điểm thứ ba, ngoài việc đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo chân chính của
nhân dân, trong xử lý các vụ việc liên quan đến tôn giáo, đã linh hoạt, mềm dẻo, thận trọng và chính xác hơn,
tạo được lòng tin trong hàng ngũ chức sắc TG và đồng bào có đạo. Hầu hết các vụ đòi đất, cơi nới Nhà thờ được
xem xét giải quyết và xử lý
Về quan điểm thứ tư: Thời gian vừa qua, Ninh Bình đã tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh

vực tôn giáo, nhờ vậy, các hoạt động TG có bước phát triển mới, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được
củng cố, âm mưu lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng được ngăn ngừa. Có thể nhận thấy hiệu quả của công
tác này ở chỗ, các hoạt động tôn giáo dần đi vào nền nếp theo quy định của pháp luật.
Về quan điểm thứ năm:
Mặc dù sinh hoạt của các tôn giáo ở Ninh Bình trong 5 năm (từ năm 2003 đến nay) còn có những biểu
hiện chưa phù hợp với luật pháp và tôn chỉ của các tôn giáo, song về cơ bản, diễn ra bình thường, lành mạnh.
Điều này cho thấy chủ trương và chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với hoạt động tôn giáo là đúng
đắn. Từng bước, mối quan hệ giữa tôn giáo và Nhà nước được giải quyết tốt hơn nhằm bảo đảm cho tín ngưỡng
được tự do và ngược lại, các tôn giáo hoạt động không cản trở công việc của Nhà nước, cùng hướng đến mục
tiêu chung là xây dựng một nước Việt Nam thống nhất, giàu mạnh về kinh tế, ổn định về chính trị, quan hệ quốc
tế được mở rộng, tăng cường và văn hóa truyền thống được bảo tồn, phát huy./.
4

×