Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Ôn tập Triết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.31 KB, 3 trang )

Đề cương môn triêt học
Sự phát triển của các HTKTXH là một quá trình lịch sử- tự nhiên, liên hệ
với con đường đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam.
1. Về phạm trù HTKTXH.
- Hình thái KT-XH là khái niệm của chủ nghĩa DVLS để chỉ một xã hội cụ thể
tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhất định, với những quan hệ sản xuất đặc trưng,
dựa trên một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và một kiến trúc thuợng tầng
dựa trên những quan hệ sản xuất đó.
- HTKTXH cấu thành từ 3 bộ phận cơ bản: Lực lượng sản xuất; Quan hệ sản
xuất và kiến trúc thượng tầng.
+ Lực lượng sản xuất là sự kết hợp người lao động với tư liệu sản xuất, trước
hết là công cụ lao động để tạo ra một sức sản xuất nhất định.
Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế xã
hội, LLSX quyết định sự phát triển của các HTKTXH. Ngày nay khoa học đang trở
thành LLSX trực tiếp.
+ Quan hệ SX là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật
chất, bao gồm các quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, các quan hệ tổ chức, quản
lý sản xuất và các quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động.
Trong các quan hệ xã hội thì quan hệ sản xuất đóng vai trò là cơ sở ban đầu, cơ
bản quyết định mọi quan hệ. Trong quan hệ sản xuất thì quan hệ sở hữu giữ vai trò
quy định các quan hệ khác.
+ KTTT là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp luật, triết học, đạo đức, tôn
giáo, nghệ thuật… cùng với những thiết chế tương ứng như Nhà nước, đảng phái, giáo
hội, các đoàn thể… được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định.
Ngoài ba yếu tố trên khi xem xét một HTKTXH cần phải chú ý tới các yếu tố
khác như quan hệ giai cấp, dân tộc, gia đình, quốc tế…là yếu tố phái sinh của ba yếu
tố trên.
2. Sự phát triển của các HT KTXH là một quá trình lịch sử, tự nhiên vì:
- Sản xuất vật chất là cơ sở, nền tảng của sự vận động, phát triển của các
HTKT-XH. Quan hệ sản xuất được hình thành một cách khách quan trong quá trình
sản xuất vật chất, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, mà chỉ phụ


thuộc vào tính chất và trình độ phát triển của LLSX, vì vậy LLSX quyết định sự vận
động, phát triển của HTKTXH, LLSX quyết định QHSX.
- Sự vận động, phát triển và thay thế nhau của các HTKT-XH bị chi phối bởi
các quy luật xã hội khách quan.
+ Tính khách quan của quy luật xã hội thể hiện ở chỗ: Quy luật xã hội là hoạt
động có mục đích, có ý thức của con người nhưng xuất hiện và tác động không lệ
1
thuộc vào mong muốn của con người, hay con người không thể sáng tạo và xoá bỏ
quy luật mỗi khi vật mang quy luât còn tồn tại. Vai trò của con người là nhận thức và
vận dụng quy luật vào trong cuộc sống vì lợi ích của mình.
+ Trong lịch sử phát triển của xã hội có một số quy luât cơ bản như: Quy luật
QHSX phù hợp vói trình độ phát triển của LLSX: Quan hệ biện chưng giữa CSHT và
KTTT; Quy luật về đấu tranh giai cấp trong xã hội có phân chia giai cấp
Quy luật QHSX phù hợp vói tính chất, trình độ phát triển của LLSX là một
trong những quy luật cơ bản chi phối sự vận động và phát triển của xã hội loài người. ,
trong mối quan hệ này thì LLSX giữ vai trò quyết định đối với QHSX, sự phát triển
của LLSX là tiền đề cho sự thay đổi QHSX. Đồng thời QHSX có sự tác động ngược
trở lại đối với LLSX vì QHSX quy định mục đích sản xuất, cách thức tổ chức, quản lý
nền sản xuất Sự tác đọng này diễn ra theo hai hướng. Hương thúc dây sản xuất khi
có sự phù hợp với LLSX và kìm hãm khi QHSX không phù hợp với tính chât và trình
độ của LLSX.
Quy luật về quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT. KTTT (như dã trình bày
ở phần trên) còn CSHT là tổng hợp các QHSX hợp thành kết cấu kinh tế của một xã
hội nhất định, CSHT bao gồm QHSX thống trị, QHSX tàn dư và QHSX mầm mống
tồn tại trong một kết cấu kinh tế của một xã hội cụ thể. CSHT và KTTT có mối quan
hệ biện chứng, trong đó CSHT đóng vai trò quyết định đối với KTTT, bởi vì QHSX
quyết định các quan hệ xã hội khác nên giai cấp năm kinh tế quy định về đời sống
chính trị, tư tưởng, CSHT thay đổi thì sớm hay muộn KTTT cũng thay đổi theo.
Ngược lại KTTT có sự tác động trở lại đối với CSHT được thực hiện thông qua các
thành tố cấu trúc của nó, điều đó có nghĩa là ngoài nhà nước thì các yếu tố khác như

triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật cũng đều tác động đến cơ sở hạ tầng.
Qui luật đấu tranh giai cấp trong XH có giai cấp: Đấu tranh giai cấp là cuộc đấu
tranh giữa các giai cấp có lợi ích căn bản đối lập nhau. Đấu tranh giai cấp do sự đối
lập nhau về địa vị kinh tế và mâu thuẫn cơ bản của các giai cấp khác nhau sinh ra
- Sự thay thế nhau giữa các HTKT-XH trong lịch sử là quá trình phát triển từ
thấp đến cao, hình thái sau bao giờ cũng tiến bộ hơn hình thái trước do sự phát triển
của LLSX và QHSX.
- Trong quá trình lịch sử tự nhiên của sự phát triển các HTKTXH không những
diễn ra bằng con đường phát triển tuần tự mà còn bao hàm cả sự rút nhắn, bỏ qua.
(Nếu xét trên toàn nhân loại thì tuần tự nhưng xét ở từng quốc gia thi có thể rút ngắn ,
bỏ qua)
Sự rút ngắn, bỏ qua cũng là quá trình lịch sử, tự nhiên do nền tảng của sản xuất
của cái vật chất trong nước và trên thế giới quy định. Bỏ qua nhưng phải tuân theo các
quy luật xã hội khách quan, do đó phát triển, rút ngắn, bỏ qua phải có điều kiện đó là:
Điều kiện khách quan vốn có và nỗ lực chủ quan của chủ thể.
3. Liên hệ với con đường đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam.
2
- Quan điểm chung của Đảng và Nhà nước ta trong đổi mới là đổi mới toàn diện
nhưng không thay đổi mục tiêu đó là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
+ Trước đổi mới đảng ta xác định bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN, hiện nay
là bỏ qua chế độ TBCN. “Bỏ qua” ở đây là bỏ qua chế độ chính trị TBCN, bỏ qua
QHSX TBCN với tư cách là QHSX thống trị, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu
mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản đặc biệt là về trình độ quản lý, KHCN để
phát triển nhânh LLSX xây dựng nền kinh tế hiện đại.
- Điều kiện để một nước chậm phát triển về kinh tế như nước ta bỏ qua chế độ
tư bản tiến lên CNXH sau khi chế độ XHCN đã sụp đổ ở Liên xô và Đông âu đó là:
+ Yếu tố thời đại: CNTB hiện nay đầy mau thuẫn, khuyết tật, tiềm ẩn nhiều yếu
tố bất ổn. LLSX đã mang tinh quốc tế hoá ngày càng cao do đó toàn cầu hoá đang là
xu hướng tất yếu khách quan . Do đó bằng chủ trương và chính sách đúng đắn chung
ta có thể tranh thủ được LLSX hiện đại làm cơ sở vật chất cho việc xây dựng CNXH

+ Điều kiện chính trị trong nước: Chính quyền đã thuộc về nhân dân, đay là tiền
đề hết sức quan trọng để xây dựng CNXH. Nhà nước hiện nay có vai tro to lớn trong
quản lý và điều tiết nền KTTT, do đó cần đổi mới nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả
của công tác quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực.
Hiện nay đang ta đã khẳng định được vị thế lanh đạo của mình, điều đó đã
được ghi nhận trong Hiến pháp. Đảng ta lại có lý luận về CNXH, có kinh nghiệm của
hơn 70 năm xây dựng CNXH do đó phải đảy mạnh xây dựng và chỉnh đốn nhằm nâng
cao năng lực lãnh đạo và sưc chiến đấu của Đảng.
Chủ trương xây dựng nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta là sự vận dụng
đung đắn quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX.
Trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần thì kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo,
muốn vậy phải thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ trong đó cơ bản là nâng cao năng
lực và hiệu quả hoạt động của các DNNN.trong nền kinh tế hiện nay.
Tóm lại: Đảng và nhà nước ta phải nhận thức và vận dụng đúng các quy luật
khách quan của lịch sử mà trước hết là các quy luật kinh tế, từ đó đưa ra những chủ
trương, định hướng đúng để đưa đất nước đi lên CNXH. Để thực hiện tốt, Đảng và
nhà nước ta cần phải có trí tuệ, cần phải xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững
mạnh, kiên định định hướng XHCN; tập hợp, phát huy mọi tiềm năng trong nhân dân
theo đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần; có chính sách đối ngoại đúng đắn
để thu hút vốn, khoa học kỹ thuật và công nghệ của khu vực và thế giới để xây dựng
nền kinh tế hiện đại, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×